Đọc truyện Lục Mạch Thần Kiếm – Chương 22: Đại hán áo đen xuất hiện đột ngột
Lúc này đôi bên cùng xử dụng toàn môn “Thái Tổ trường quyền” ngoài việc so bì võ công cao thấp, không còn chỗ nào để nhiếc móc nhau nữa.
Huyền Tịch thấy Huyền Nạn chỉ trong chớp mắt nữa là nguy hiểm đến tính mạng, không nói gì nữa, phóng véo một chỉ ra điểm huyệt “toàn cơ” Kiếu Phong. Môn điểm huyệt tuyệt kỹ này của phái Thiếu Lâm gọi là “Thiên trúc phật chỉ”.
Kiều Phong thấy Huyền Tịch phóng chỉ ra điểm, vừa nghe tiếng vù vù rất nhỏ nhẹ, đã nói ngay:
– Lâu nay tôi vẫn ngưỡng mộ ngón “Thiên trúc Phật chỉ”, quả nhiên lợi hại! Nhưng ngón này là võ công của người Hồ bên Thiên Trúc mà đại sư đem ra để đấu với quyền pháp chính tông của đức Thái Tổ bản triều thì dù đại sư có thắng được tôi há chẳng mang tiếng lÀ kẻ theo Phiên bán nước, làm nhục cho bản triều ?
Huyền Tịch vừa nghe, bất giác rùng mình.
Nguyên võ công của phái Thiếu Lâm được Ðạt Ma lão tổ truyền thụ. Ðạt Ma lại là người Hồ nước Thiên Trúc.
Hôm nay quần hùng sở dĩ đến đây vây đánh Kiều Phong vì ông là dòng giống rợ Hồ nước Khất Ðan. Nhưng môn võ phái Thiếu Lâm được truyền vào Trung quốc từ lâu. Mọi người cơ hồ đã lãng quên mối liên quan giữa người Hồ cùng môn phái này.
Quần hùng nghe Kiều Phong nói ai nấy trong lòng rung động, vì trong các vị anh hùng ở đây có nhiều nhân vật kiến thức rất rộng, không khỏi nghĩ thầm: “Bọn ta đã kính cẩn Ðạt Ma lão tổ như một vị thần minh mà sao lại căm hận người Khất Ðan đến xương tủy ? Cả người Khất Ðan cho chí người Thiên Trúc đều là giòng giồng rợ Hồ chớ đâu có cùng chủng tộc với mình ? Xét cho cùng thì hai giống người này khác nhau xa. Người Thiên Trúc trước nay không tàn sát đồng bào Trung Quốc, còn người Khất Ðan thì tàn ác vô cùng. Như vậy thì không phải cứ thấy người Hồ là giết, mà bên trong còn phần biệt kẻ tội ác ngập trời. Kiếu Phong bất giác không dằn nổi lòng căm tức, quát to:
– Quân chó má này khai sát giới giết mi đầu tiên đây!
Ông vừa quát vừa vận động nội lực vào cánh tay phóng chưởng ra nhằm đánh Triệu Tiền Tôn.
Huyền Nạn cùng Huyền tịch đồng thời kêu rú lên:
– Nguy mất!
Hai nhà sư đều phóng song chưởng ra để đồng thời vừa đánh Kiều Phong vừa cứu Triệu Tiền Tôn.
Bất thình lình có bóng người trên không rú lên một tiếng thê thảm.
Phía trước ngực người này bị chưởng lực của Huyền Nạn , Huyền Tịch đụng mạnh vào, phía sau bị chưởng lực của Kiều Phong đánh trúng. Ba luồng chưởng lực cực kỳ lợi hại giáp công cả hai mặt trước sau làm cho gã gân cốt bị đứt đoạn, phủ tạng tan nát, miệng phun máu tươi ra tung tóe, người gã nằm lăn dưới đất bầy nhầy như một đống bùn.
Biến cố này không những làm cho Huyền Nạn, Huyền Tịch phải kinh hãi, cả Kiều Phong cũng không khỏi ngạc nhiên.
Người này chính là Khoái Ðao Kỳ Lục.
Nguyên Kỳ Lục bám chuôi đao, đu qua đu lại đã lâu, vẫn chưa rút được lưỡi đao chém ngập vào xá nhà, mình gã rơi xuống vào vào giữa lúc ba người dùng toàn lực phóng chưởng, chẳng khác gì những thanh sắt lớn đập rất mạnh vào thì còn gì mà không chết ?
Huyền Nạn tuyên Phật hiệu, nói:
– A Di Ðà Phật! Cứu khổ cứu nạn! Kiều Phong! Mi làm nên tội đại ác này!
Kiều Phong cả giận nói:
– Tôi chỉ giết gã có một nửa, còn sư huynh sư đệ nhà ông hợp lực lại giết gã một nửa. Sao ông lại đổ cả cho tôi ?
Huyền Nạn nói:
– A Di Ðà Phật! Tội nghiệp! Tội nghiệp! Nếu người không hại người trước thì việc gì xảy ra vụ này ?
Kiều Phong cả giận nói:
– Ðược lắm! Cái gì cũng đổ cho tôi hết thì đã sao ?
Trong lúc ác chiến, máu hung nổi lên chẳng khác gì con mãnh thú, Kiều Phong xoay tay nắm được môt người, chính là con thứ Ðơn Chính tên là Ðơn Trọng Sơn.
Kiều Phong dằng lấy đơn đao rồi vung chưởng đánh trúng đầu Ðơn Trọng Sơn nát nhừ chết ngay lập tức.
Quần hùng la lối om sòm, vừa kinh hãi lại vừa căm giận.
Kiều Phong lúc này đã điên tiết, múa tít đơn đao. tay phải lúc vung quyền lúc phóng chưởng, tay trái cầm cương đao ôm ngang chém dọc, uy thế cực kỳ mãnh liệt không ai đương cự nổi.
Trên tường máu tươi bắn tóe vào loang lổ. trong nhà đại sảnh thây chết ngổn ngang , cái thì đầu lìa cổ, cái thì vỡ bụng đứt chân mất tay.
Lúc này Kiều Phong không thể nghĩ đến tình cố cựu Cái Bang mắt ông đỏ sọng, gặp ai cũng giết. Truyền công trưởng lão cùng Hề trường lão đều bỏ mạng dưới lưỡi dao của ông.
Những bậc hào kiệt đến hội yến anh hùng, mười vị có đến tám chín đã từng ra tay giết người. Nên biết rằng những người trong võ lâm không phải chỉ có giao du hoặc nghĩa hiệp mà nổi tiếng anh hùng. Dù ai chưa giết người thì cũng đã trông thấy vô số cảnh sát nhân phóng hỏa nhưng cuộc ác đấu kinh hồn động phách như bữa thì bình sinh chưa được thấy qua.
Bên địch chỉ có một người, chẳng khác gì con thú cùng đường hay yêu ma tác quái, thoắt ở bên này thoắt qua bên kia chém giết lung tung. Nhiều tay cao thủ xông vào tiếp chiến bị Kiều phong ra đòn cực mạnh, cực lẹ, cực tinh diệu đánh chết.
Ðã hay rằng quần hùng đâu phải là hạng nhát gan sợ chết, nhưng khi gặp địch thủ tựa hồ như con mãnh hổ điên cuồng, cũng phải ghê hồn. Có đến già nửa người muốn tháo chạy ra khỏi nhà đại sảnh, bỏ mặc Kiều Phong có tội cũng mặc, vô tội cũng thây không muốn can thiệp nữa.
Dư Thị Song Hùng tay trái đều cầm lá mộc. tay phả một ngọn đoản thương hoặc lưỡi đơn đao. thốt nhiên hai người hô lên một tiêng dùng lá mộc che thân, chia hai bên tả hữu xông vào đánh Kiều Phong.
Kiều Phong đang lúc cuồng đả loạn sát không còn kiêng nể gì nữa, song vẫn chú ý nhìn chiêu thức đối phương, đầu óc không rối loạn chút nào, mới giữ cho thân mình khoi bị thương. Giờ ông thấy anh em Dư từ khí giới cho tới chiêu thức đều quái dị. vừa nghe tiếng đao vù vù, bên mình đã thấy hai người đánh tới. Ông muốn chiếm thượng phong. xông lại đánh Dư Kỳ trước.
Kiếu Phong giơ đao chém xuống. Dư Kỳ giơ mộc lên đỡ đánh choang một tiếng, lưỡi đao của Kiều Phong bật trở về.
Kiều Phong nhìn lại thấy lưỡi đao quằm lên không dùng được nữa.
Nguyên lá mộ của anh em họ Dư đúc bằng thép nguyên chắt dù có bảo đao bảo kiếm chém vào cũng không suy suyển, huống chi thanh đao Kiếu phong cầm trong tay chỉ là một thanh cương đao tầm thường của Ðơn Trọng Sơn mà ông vừa giằng được.
Dư Ký dùng lá mộ đỡ đòn, đồng thời sử cây đoản thương theo thế “độc xà xuất động” nhanh như chớp luồn qua gầm lá mộc phóng ra đâm vào bụng kiều phong.
Giữa lúc ầy Kiều Phong thấy ánh hào quang lóe lên, Dư Câu cầm lá mộc đang dánh xuống sau lưng mình. Ông lẹ mắt trông rõ thấy cạnh lá mộc sắc bén vô cùng. Khi chém xuống lá mộc này chẳng khác gì lưỡi búa hình tròn. nếu để lá mộc đánh trúng thì người đã đứt đôi. Thật là một thứ khí giới lợi hại vô cùng.
Kiều Phong quát lên:
– Giỏi lắm!
Ông quăng lưỡi đơn đao đi. tay trái vung quyền ra đỡ đến sầm một tiếng trúng vào giữa là mộc Dư Ký. Tay phải đánh ra một quyền trúng vào giữa mộc Dư Câu cũng phát ra một tiếng “uỳnh”.
Dư Thị Song hùng cảm thấy nửa người tê buốt vì quyền lực của Kiều Phong mãnh liệt vô song. Hai người cùng cặp mắt sáng lòa, đôi tay tê dại không cầm vững được lá mộc và đao thương để rơi loảng choảng xuống đất. Tay phải hai người đều bị toạc hổ khẩu, máu ra đầm đìa.
Kiều Phong cả cười nói:
– Tốt lắm! Các người để hai thứ khí giói này cho ta!
Ông liền cướp lấy cương thuẫn (lá mộc bằng thép).
hai lá mộc này là món lợi khí vừa công vừa thủ. Bỗng thấy những tiếng rú vang lên:
– Trời ơi!
– Úi chà!
Bốn người bị cương thuẫn phang chết.
Anh em Dư thị mặt xám nhu gà cắt tiết. Dư Kỳ nói:
– Hiền đệ ơi! Sư phụ đã dạy rằng: “Mộc còn thì người còn, mộc mất thì người phải chết!
Dư Câu nói:
– Ca ca ơi! Hôm nay chúng ta gặp phải cái nhục lớn này còn mặt mũi nào sống ở thế gian nữa ?
Hai người gật đầu cùng lượm lấy đao thưuơng của mình đâm cổ tự vẫn.
Quần hùng chỉ kịp la lên một tiếng:
– Chao ôi!
Nhưng bị Kiều Phong dùng cương thuẫn đánh rất rát, không sao cứu kịp.
Kiều Phong cũng thộn mặt ra không ngờ đến đỗi chủ nhân Tụ hiền trang là anh em họ Dư lại tự vẫn, cũng cảm thấy sau lưng ớn lạnh, hơi men tiêu đi đến phân nửa, trong lòng rất là hối hận nói:
– Hai vị họ Dư ơi! Can chi mà tự vẫn ? Ðôi mộc này tôi hoàn lại cho nhị vị đây!
Nói rồi cầm đôi mộc cung kính đặt xuống bên Dư thị Song hùng.
Kiều Phong còn đang khom lưng chưa kịp đứng thẳng người lên, bỗng nghe thấy tiếng thiếu nữ kinh hãi la lên:
– Phải cẩn thận đấy!
Kiều Phong vừa né mình sang bên phải, ánh thanh quang lấp loáng. Một mũi kiếm nhọn bên mình. Giả tỷ mà A Châu không la lên thì tuy lưỡi kiếm chưa chắc đã đâm trúng ông. Song lúc chân tay luống cuống, ông lâm vào cảnh ngộ rất là bất lợi.
Người đánh lén Kiều phong đó là Ðàm Công. Lão đâm không trúng liền lánh ra xa.
Ðàm Bà cả giận quát mắng A Châu:
– Gớm thật! Con nhóc yêu quái này! Ta không giết mi thì mi còn lên tiếng giúp người.
Mụ lạng người đi một cái, vung chưởng đánh xuống đầu A Châu.
Kiều phong đang cùng quần hùng đại chiến. A Châu nằm co ro trong góc nhà đại sảnh, nguyên khí trong người tiêu tan đi lần lần. nàng thấy mọi người vây đánh Kiều phong, nghĩ thầm: “Ông đã biết là hung hiểm mà vẫn dấn thân hộ tống mình tới đây để xin chữa thuốc. Ơn đức ấy dù tan xương nát thịt cũng không báo đền”. Nghĩ tới đó nàng cảm kích vô cùng. Gặp lúc cấp bách nàng vẫn biết Kiều phong có bản lãnh thiên hạ vô địch đi nữa nhưng vẫn không địch lại một số hảo hán quá đông. Nàng thấy Kiếu Phong đặt trả cương thuẫn cho Dư thị, Ðàm Công nhân cơ hội đánh lén, phải lên tiếng nhắc Kiều phong.
Ðàm Bà phóng chưởng còn cách đầu A Châu chừng nửa thước, Kiều phong tung mình xông lại, nắm lấy sau lưng mụ chăt cứng lôi ra, quẳng sang một bên đánh “uýnh” một tiếng. làm cho cái ghế bành bằng gỗ lê gẫy tan tành.
A Châu tuy chưa bị chưởng Ðàm bà đánh trúng, nhưng mặt hoa xám ngắt, người nhũn ra ngất xỉu. kiều Phong cả kinh, nghĩ thầm: “trong người nàng lại mất hết chân khí rồi. Mình đang bị họ đánh rát thế này, làm sao mà tiếp chân khí vào cho nàng được?
Bỗng thấy tiết thần y cất tiếng lạnh lùng nói :
– Cô nương này chỉ trong chớp mắt là chân khí tiêu tan hết, người còn đem nội lực tiếp cho cô ta nữa thôi ? Một khi nàng đã tắt thở , thì ta không còn cách nào cứu sống lại được nữa.
Kiếu Phong lấy làm khó nghĩ, biết rằng Tiết Thần Y nói vậy là đúng sự thật. Nhưng nếu mình ra tay tiếp mạng cho nàng, đề phòng sơ hở tất quần hùng thừa cơ xông vào đâm chém. trong bọn này chẳng bị con chết thì cũng có bạn hữu vong thân vì mình khi nào họ chịu dung tình ? Một đàng cứ giương mắt ra mà nhìn cô này tắt thở cũng không xong.
Kiều Phong nghĩ tiếc công mình mạo hiểm đưa A Châu đến Tỵ Hiền Trang nếu chưa được Tiết Thần Y ra tay điều trị để nàng chân khí suy kiệt mà chết, thì thật là đáng tiếc, nhưng lúc này còn đem nội lực để tiếp tục chân khí cho nàng thì rõ ràng là mình đem đổi tính mạng của mình. A Châu chẳng qua là một tên thị nữ ngẫu nhiên gặp ở giữa đường thật ra chưa có gì thâm tình với nàng. Mình có liều mạng để cứu cũng chỉ là một điều nghĩa hiệp thường. Thế mà mình đánh đổi tính mạng mình cho nàng, nghe cũng khó xuôi tai, nàng chẳng phải là thân nhân cũng không phải là người có ân nghĩa gì mà mình cần phải báo đáp.
Thôi thì ta cùng hết sức đến mức độ cuối cùng cho trọn điều nhân nghĩa. Miễn sao mình giữ cho nàng được khỏi chết, rồi lập tức chạy đi để Tiết Thần y chữa cho nàng là xong.
Kiều Phong đã định chủ ý, hai tay phóng mộc theo chiêu thức “Ðại bằng triễn xí”. hai luồng bạch quang chuyển động lấp loáng bay ra phía cửa nhà đại sảnh.
Quần hùng nhiều người, nhưng một là sợ đòn Kiều Phong ghê gớm, hai là đôi mộc lợi hại vô cùng nên đều phải giãn ra trong khoảng chu vi hơn trượng, không ai có cách nào sấn vào được.
Kiều Phong bước vài bước tới bên cửa nhà đại sảnh, khoa chân lên toan đạo vào then cửa, bỗng thấy tiếng khàn khàn của một lão già:
– Hãy giết con thị tì này rồi sau sẽ báo thù!
Người nói chính là Thiết Diện Phán Quan Ðơn Chính.
Con trưởng Ðơn Chính là Ðơn bá Sơn nói theo:
– Phải đó!
Rồi vung dao lên nhằm đầu A Châu chém xuống.
Kiều Phong đang lúc kinh ngạc, không kịp nghĩ kỹ, phóng mộc trong tay trái ra cực kỳ mãnh liệt. Bảy tám người đồng thanh la lên:
– Coi chừng!
Ðơn bá Sơn đưa đao lên đỡ, nhưng Kiều Phong dùng kình lực rất mạnh liệng ra, cạnh lá mộc sắc bén vô cùng, vừa nghe một tiếng choảng, cả người lẫn đao Ðơn Bá Sơn đứt làm hai đoạn.
Lá mộ văng vào cột nhà ma dư lực vẫn còn mạnh cắm ngập vào rất sâu.
Ðơn Bá Sơn bị chết thảm hại, gây căm phẫn cho mọi người. chẳng những cha con Ðơn Chính toan xúm vào đánh A Châu, mà ngoài ra còn sau bảy người khác cũng cầm khí giới toan đánh cô ta.
Kiều Phong quát mắng:
– Thật là những quân hèn mạt.
Kiều Phong phóng chưởng ra veo véo, khiến mọi người phải giạt ra . Ông liền sấn đến, tay trái ôm A Châu dậy dùng lá mộc che cho nàng.
A Châu khẽ nói:
– Kiều đại gia ơi! Tôi không sống được đâu. Ðại gia đừng nghĩ gì tới tôi nữa, mau mau tẩu thoát đi.
Cuộc quyết chiến này khiến Kiều Phong nổi chí khí cao ngạo quật cường. Ông lớn tiếng nói:
– Ðã đến thế này, bọn họ quyết không để cô sống. Chúng ta đành chết với nhau một chỗ.
Ông lại xoay tay lại cướp lấy thanh trường kiếm chém tứ tung. Vì trong tay phải ôm một người, không những hành động khó khăn mà còn thiếu một tay dể xử dụng. Lá mộc tuy cứng rắn nhưng không che hết được toàn thân A Châu.
Kiều Phong thục mạng không đếm xỉa gi đến sống chết nữa. Ông múa tít thanh trường kiếm rảo bước đi ra.
Vừa đi được hai bước, Kiều phong cảm thấy sau lưng đau nhói lên, vì bị trúng một nhát đao.
Kiều Phong liền phóng chân đá trúng vào người đó bắn xa ra hơn trượng, chết ngay lập tức. nhưng giữa lúc ấy vai bên phải ông cũng bị Huyền Nạn đánh trúng một quyền rất nặng. rồi tiếp theo bên phải ngặc lại bị trúng một nhát kiếm.
Kiều Phong kêu rống lên một tiếng rồi quát to:
– Kiều Phong này tự xử lấy mình, quyết không để chết vào tay lũ chuột.
Nhưng quần hùng khi nào chịu để ông tự vẫn ?
Hơn mười người xông vào, Kiều Phong phấn khởi thần oai đưa tay ra nắm trung huyệt “đản trung” của Huyền Tịch, rồi thuận tay giơ cao nhà sư lên.
Mọi người thấy vậy la hét rồi bất giác lùi lại mấy bước.
Huyền Tịch đã bị Kiều Phong nắm chặt huyệt “đản trung” dù võ công cao đến đâu, nhưng toàn thân tê dại, nhà sư không nhúc nhích được nữa. Yết hầu nhà sư chí còn cách lưỡi mộc chừng một thước. Kiều Phong chỉ khẽ đưa một cái là lập tức nhà sư phải đứt đầu. nhà sư bất giác thở dài môt tiếng nhắm mắt chịu chết.Kiều Phong cảm thấy sau lưng, trưóc ngực và vai bên phải ba chỗ bị thương đau rát như lửa đốt. Ông nói:
– Ta có được bản lãnh này khởi đầu từ chùa Thiếu Lâm mà ra. uống nước phải nhớ nguồn. có lý đâu lại hạ sát một vị cao tăng chùa Thiếu Lâm ? Hôm nay Kiều mỗ đằng nào cũng chết, dù có giết thêm một người cũng chẳng ích gì.
Nói xong buông nhà sư ra.
Quần hùng nhìn nhau ngơ ngác, khí phách hào hùng của Kiều Phong xúc động mọi người, không ai muốn lại gần động thủ.
Thiết Diện Phán Quan Ðơn Chính có hai con bị Kiều phong giết dĩ nhiên đau lòng đến phát điên, quát to lên, xấn lạii giơ đao lên đâm vào ngực Kiều Phong.
Kiều Phong biết hôm nay không còn cách nào thoát khỏi trùng vây đứng yên không nhúc nhích. Trong thời gian ngắn ngủi một nháy mắt ông nghĩ rất nhiều, tự hỏi: “Ta là người Khất Ðan hay người Hán ? Kẻ nào đã ám hại song thân cùng sư phụ ta ? Suốt đời ta chỉ làm việc nghĩa hiệp, sao hôm nay ta vô cớ giết hại bấy nhiều anh hùng hiệp sĩ ? Ta một mình dấn thân vào nơi nguy hiểm để tìm đường cứu khỏi A Châu mà để mình chết vào tay quần hùng há chẳng phải là hành động của mộ kẻ ngu muội để anh hùng thiên hạ cười chê.
Kiều Phong thấy Ðơn Chính nét mặt xám ngắt, hai mắt nhìn trừng trừng, giơ đao lên chém vào ngực mình.
Lưỡi đao Ðơn Chính còn cách người Kiều Phong không đầy một thước mà Kiều Phong vẫn không để ý đề phòng. Ngô trưởng lão cùng bọn Bạch Thế Kính bên Cái Bang đều nhắm mắt lại không nỡ nhìn cảnh tượng bi thảm.
Bất thình lình trên không có tiếng hô lên rồi một người nhảy xuống cấp bách lạ thường rơi đúng vào mũi cương đao của Ðơn Chính.
Ðơn Chính chống không nổi với sức mạnh này phải hạ thấp tay xuống.
Quần hùng đang la lên những tiếng kinh ngạc, thì từ trên không lại nhảy xuống một nguời nữa.
Người này nhảy lộn đầu xuống, chân giơ lên tình thế cũng rất gấp.
Ðầu gã đụng đúng vào đầu Ðơn Chính. Cả hai người cùng vỡ óc ra mà chết.
Quần hùng định thần nhìn lại thì hai người nhảy xuống đều là những người canh gác trên nóc nhà đề phòng ngừa Kiều Phong tẩu thoát. Hai người này đã bị ai bắt dùng làm “ám khí” ném xuống.
Trong lúc quần hùng đang nhốn nháo thì từ trên nóc nhà một đầu sợi dây dài quẳng xuống một cách rất mãnh liệt, quét qua trên đầu mọi ngươi. quần hùng tới tấp đưa binh khí lên đỡ. Ðầu sợi dây dài bay lại tới phiá sau Kiều Phong, quấn chặt lấy lưng ông rồi kéo lên lập tức.
ba vết thương Kiều Phong máu đương chảy tuôn ra. tay trái ông ôm A Châu nhưng không cón chút kình lực nào nữa đành phải rời ra.
Kiều Phong bị dây cuốn, còn A Châu bị rớt xuống đất.
Mọi người nhìn lên đầy dây kia, thấy một đại hán áo đen, tầm vóc vạm vỡ, mặt bịt miếng vải đen, chỉ để hở hai con mắt.
Ðại hán cắp Kiều Phong vào nách rồi lại tung đầu sợi dây ra cho quấn vào cột cờ cao ngất ngoài cổng Tụ Hiền trang.
Quần hùng la gọi ầm ĩ. Thoáng một cái dã thấy nào cương tiêu, nào tu, tiễn, nào phi đao, nào thiết chùy, nào phi hoàng thạnh, nào lắt thủ tiên, đủ thứ ám khí đều nhằm vào Kiều Phong cùng đại hán bắn lên.
Ðại hán áo đen níu dây đu người sang ngọn cột cờ đặt chăn xuống, bỗng nghe thấy vang lên những tiếng vù vù, veo véo, lách cách của bao nhiêu thú ám khí bắn tới.
Ðại hán lại quẳng đầu dây ra quấn lấy một ngọn cây xa hơn mười trượng, rồi cắp Kiều Phong từ cột cờ đu sang ngọn cây đó.
Chỉ trong khỏang khắc, đại hán theo cách này đã chạy cách xa cột cờ đến ba mươi trượng thì đặt chân xuống đất.
Ðoạn cứ theo cách quẳng đầu dây ra quấn lấy cây đu luôn một hồi thì chạy đã xa lắm không còn thấy tông tích đâu nữa.
Quần hùng còn đang kinh hãi nhìn nhau, bỗng thấy vó ngựa dồn dập mỗi lúc một xa dù có đuổi theo cũng không kịp nữa.
Kiều Phong tuy bị thương nặng song tâm thần vẫn tỉnh táo. Ðại hán dùng dây dài quăng cứu ông thóat hiểm, nhất cử nhất động của đại hán ông đều nhìn thấy rõ. Lòng ông rất cảm kích ơn đức đại hán đã cứu mạng cho mình và nghĩ thầm: “cách tung dây tới đích thì ta cũng làm được, nhưng dùng dây làm binh khí đề đống thời quét một lúc mấy chục người thuộc về chiêu “thiên ữ tán hoa” trong phép xử dụng nhuyễn tiên thì ta sử chưa được linh lợi như đại hán này.
Ðại hán áo đen đặt Kiều Phong lên lưng ngựa, hai người cưỡi chung một con chạy về phía Bắc. lúc ngồi trên lưng ngựa, đại hán lấy thuốc dấu ra dịt vào ba chỗ vết thương cho Kiều Phong.
Kiều Phong vì ra huyết quá nhiều nên cực kỳ hư nhược, mấy lần suýt ngất đi. Nhưng mỗi lần khi săp ngất, ông hít mạnh một hơi, nội lực trong người lại lưu chuyển và tinh thần lại trấn tĩnh.
Ðại hán phóng ngựa nhăm phía Tây Bắc thẳng tiến. Ðường lối mỗi lúc một gập ghềnh. Về sau không còn thấy đường lối nữa ngựa xông pha vào nhưng tảng đá ngổn ngang lởm chỏm mà đi.
Ði như vậy một lúc lâu, ngựa chồn chân không bưóc nổi nữa. Ðại hán ôm Kiều Phong trong tay, xuống ngựa trèo lên đỉnh núi, càng lên cao, sườn núi càng dốc. Thân thể Kiều Phong nặng nề là thế mà đại hán ôm coi nhẹ như không. Trèo núi cực kỳ khó khăn mà đại hán ôm coi nhẹ như bay. Ði đến chỗ vách đá đứng dựng thì cùng đường. Ðại hán dùng dây dài quấn vào cành cây nhảy qua vực thẳm để sang bên kia.
Kiều Phong kinh hãi nghĩ thầm: “Cách vượt qua khe này mình chân tay không còn có thể làm được, chứ đã ôm người trong tay thì đành phải chịu!
Ðại hán tiếp tục vượt qua bảy tám nơi hiểm yếu đến môt chỗ co đường đi xuống, vào trong hang sâu thẳm rồi dừng chân lại, đặt kiều Phong xuống.
Kiều Phong gắng gượng đứng vững nói:
– Ơn đức to lớn không dám nói đến lời cảm tạ. chỉ cần ân huynh cho Kiều Phong này thấy chân diện.
Ðại hán đưa cặp mắt sáng rực nhìn đi nhìn lại mặt kiều phong hồi lâu rồi mới nói:
– Trong sơn động này còn được nữa tháng lương khô đủ để cho người ở đây đến lúc khỏi vết thương. Ðịch nhân không có cách nào tìm đến đây được.
Kiều Phong nói:
– Xin vâng.
Ông nghĩ thầm trong lòng “nghe thanh âm người này tựa hồ như người đã lớn tuổi ?”
Ðại hán nhìn ông môt hồi nữa rồi thốt nhiên giơ tay phải lên tát bốp môt cái. Ðại hán ra tay cực kỳ mau lẹ. Kiều Phong tuyệt nhiên không ngờ đến ân nhân lại ra tay đánh mình, hai nữa là đối phương ra tay cực kỳ mau lẹ nên ông bị đánh trúng.
Ðại hán tát một cai rồi toan tát cái thư hai. Hai cái tát chỉ cách nhau trong chớp mắt, nhưng Kiều Phong dã có đủ thi giờ, khi nào để đại hán đánh trúng nữa. Có điều ông nghĩ đến đối phương là ân nhân cứu mạng cho mình không muốn động thủ đánh lại, chỉ giơ ngón tay trỏ để chống đỡ lòng bàn tay đối phương.
Ngón trỏ chỉ đúng vào huyệt “lao cung” trong lòng bàn tay đại hán. Nếu bàn tay cứ đập xuống thì trúng vào huyệt đạo rất khẩn yếu trong lòng bàn tay mình. Nhưng đại han võ công tuyệt cao, biến đổi chiêu thức mau lẹ dị thường. Khi bàn tay còn cách má Kiều Phong không đầy một thước, đại hán lập tức xoay lưng bàn tay đánh vào.
Kiều Phong cũng di động ngón tay ra nhanh, nhằm đúng phương vị huyệt “nhị giáo” trên lưng bàn tay đối phương để chống đỡ.
Ðại hán bật lên tiếng cười một tràng dài, tay phải còn cách đầu ngón tay Kiều Phong không đầy ba tấc, lấp tức rút về rồi tay phải chém tạt ngang.
Kiều Phong giơ ngón tay ra đón đụng vào huyệt “hậu khê” trên tay đại hán.
Ðại hán đột nhiên đổi hướng, thế đánh vẫn mãnh liệt không giảm đi chút nào, nhưng Kiều Phong vẫn chuyển kịp, ngón tay ông nhằm huyệt “tiền cốc” trên cườm tay đối phương.
Chỉ trong khoảng khắc, đại hán đã múa tay thay đổi đến mười mấy chiêu thức.
Kiều Phong chỉ thủ chứ không phản công và thủy chung vẫn đưa ngón tay chống đỡ nhằm huyệt đạo để đối phương không dám đánh.