Đọc truyện Lư Sơn Kỳ Nữ – Chương 45: Thiên nhân nhất phán
Độc Cô Hưng thấy Độc Cô Sách mặt vẫn rầu rĩ liền ngạc nhiên hỏi:
đại ca đã hiểu rõ hết rồi, tại sao vẫn có vẻ hồ đồ như vậy?
Độc Cô Sách mỉm cười không trả lời, đột nhiên quay người lại múa kiếm nhanh như điện, liên tiếp biểu diễn luôn ba tuyệt thế một lúc.
Độc Cô Hưng đứng cạnh đó xem thấy ba thế kiếm vừa biểu diễn oai lực mạnh không thể tưởng tượng được như lửa ở trên không như mưa to sấm sét như bão lay chuyển muôn vạn cây một lúc, như núi lạnh xuất hiện trong nghìn núi và cũng như tuyết phủ đầy bao quanh. Sự biến hoá ảo diệu không gì có thể đo lường và mô tả nổi.
Độc Cô Sách biểu diễn xong ba thế đó, liền thu kiếm lại đứng nhìn Độc Cô Hưng và hỏi:
-Tuy Hưng đệ chưa được xem qua ba thế kiếm pháp này bao giờ, nhưng chắc hiền đệ đã có thể đoán ra được rồi?
Độc Cô Hưng gật đầu đáp:
-Tiểu đệ biết ba thế kiếm này là Trầm hương uất hạ, Sảng khí nghênh thu, và Thuỵ Tuyết phiêu đông, đại ca đã dùng nói giết chết Dương Tiểu Đào, kết thù kết oán với Âm Dương Song Ma phải không?
Độc Cô Sách cau mày lại hỏi:
Hưng đệ nhận thấy ba thế kiếm pháp ngu huynh vừa biểu diễn đó có giống mấy thê skiếm pháp mà ngu huynh theo bức tranh trên quạt vừa biểu diễn không?
Vì vừa rồi Độc Cô Hưng để ý xem rất kỹ nên thấy Độc Cô Sách hỏi như vậy, liền trả lời:
-Ba thế kiếm sau với ba thế kiếm trước của đại ca vừa biểu diễn thế thức giống hệt nhau nhưng biến hóa thì hơi khác. Hình như oai lực của ba thế kiếm sau còn mạnh hơn ba thế trước?
Độc Cô Sách nản trí thở dài nói tiếp:
-Như vậy ngu huynh không hồ sao được?Ba thế sau là của Đổng Bách Biểu truyền thụ cho, còn ba thế trước là của Bán Kỳ lão nhân vẽ trên quạt mà ông ta quý hơn tính mạng. Như vậy ba thế kiếm sau làm sao mạnh hơn ba thế kiếm trước được?
Thấy Độc Cô Sách nói thế, Độc Cô Hưng đứng ngẩn người ra thôi chứ không hiểu gì cả.
Độc Cô Sách lại bắt chước cành mai và biểu diễn một thế rồi lắc đầu thở dài nói:
-Nhất là thế Vạn tượng hồi xuân này không những không kỳ ảo chút nào, cũng không liên lạc gì với ba thế kia. Trái lại còn kém oai mãnh hơn!Như vậy ngu huynh không thắc mắc sao được?
Độc Cô Hưng ngẫm nghĩ giây lát, rồi bỗng hớn hở cười và nói:
đại ca, thử đọc lại hai câu thơ thứ ba, thứ tư xem sao?
Độc Cô Sách đã thuộc lòng bài thơ ấy, nên không cần phải xem lại cái quạt cũng có thể đọc ra luôn:
-“Thuỳ năng tận đắc kỳ trung diệu, tiện thị giang hồ đệ nhất nhân”.
Độc Cô Hưng mỉm cười đỡ lời:
đại ca đã hiểu chưa?Không phải là tuyệt học của Bán Kỳ lão nhân để lại không tính kỳ gì hết mà chúng ta chưa học hỏi được cái tinh diệu của nó thôi.
Độc Cô Sách gật đầu có vẻ tán thành rồi mỉm cười hỏi tiếp:
-Hưng đệ nói đúng lắm!Trên cái quạt này thể nào cũng có những thế kiếm tinh diệu bên trong mà chúng ta chưa hiểu thấu đấy thôi! -Cái quạt nho nhỏ này chỉ lấy trúc làm ma, trên bồi giấy mà thành thôi. Bây giờ chúng ta thử xé rách nó ra biết đâu bên trong lại chẳng có sự ảo diệu gì?
Độc Cô Sách thấy Độc Cô Hưng nhắc nhở như vậy, liền cầm cái nan quạt lên xem xét một hồi.
Độc Cô Hưng thấy chàng cứ ngây người ra xem, liền đến gần mỉm cười hỏi:
-Sao đại ca cứ ngây người ra xem hoài như thế, chả lẽ trên nan quạt có những sự gì ảo diệu kỳ lạ chăng?
Độc Cô Sách lại xem kỹ hai cái nan quạt một hồi nữa rồi mới đưa cho Độc Cô Hưng và nói:
-Hưng đệ thử xem, hai cái nan quạt này quả thực kỳ lạ lắm, bên trên hình như có khắc Lân, Phung, Long, Quy thì phải?
Độc Cô Hưng xem một hồi rồi mỉm cười nói:
đại ca, Lân, Phụng, Long, Quy ngời ta vẫn thường gọi là tứ linh. Đại ca thử nghiên cứu xem nó có liên can gì đến Xuân, Hạ,Thu, Đông bốn màu không?
-Vừa rồi ngu huynh đã xem kỹ rồi và thấy mỗi con vật có một dáng điệu riêng, chắc thế nào cũng có liên quan đến bốn thế tuyệt học để ngu huynh ngồi yên nghĩ ngợi giây lát thì sẽ rõ ngay.
Nói xong, chàng lấy cái quạt, ngồi xếp bằng tròn hai mắt không chớp, cứ nhìn vào dáng điệu của những con Lân, Long, Quy, Phụng khắc trên cái quạt ấy hoài.
Vừa rồi Độc Cô Hưng thấy Độc Cô Sách biểu diễn ba thế kiếm ảo diệu vô cùng, lợi hại tuyệt đỉnh. Y biết, nếu Độc Cô Sách mà học hỏi thêm được thế “Vạn tượng hồi xuân” của Nam Cung Giác, thì đến ngày Thiên Nam đại hội thể nào cũng thắng nổi Hoàn Vũ Cửu Sát hay Âm Dương Song MạViệc này quan trọng lắm nên y không dám quấy nhiễu Độc Cô Sách, mà cứ ngồi cạnh đó suy nghĩ.
Thoạt tiên y thấy mặt của Độc Cô Sách không thay đổi gì hết và cũng không có hỷ nộ ai, lạc gì cả, sau dần dần hình như đã gặp phải một vấn đề gì rất nan giải, đang cau mày lại nghĩ ngợi vậy?Một lát sau nữa, đã thấy chàng tươi cười, hai mắt từ từ nhắm lại, chứ không ngắm nhìn vào nan quạt ấy nữa.
Độc Cô Hưng thấy thế mừng rỡ khôn tả, biết đại ca đã lãnh hội được sự ảo diệu ở bên trong rồi.
Quả nhiên nửa tiếng đồng hồ sau, Độc Cô Sách bỗng mở to đôi mắt ra vẻ mặt rất cao hứng lớn tiếng:
-Hưng đệ, đưa kiếm lại đây.
Độc Cô Hưng hớn hở cung kính đưa ngay thanh nhuyễn kiếm cho chàng.
Độc Cô Sách để cái quạt lên trên tảng đá, cầm lấy thanh nhuyễn kiếm. Dồn công lực vào cánh tay mà múa luôn, trên không liền có bóng kiếm, như một khoảng núi kiếm hoa lên xuống. Chàng biểu diễn bốn thế như Mai, Lan, Cúc, Trúc hồi nãy nhưng sự biến hoá khác vì thế thức nào bên trong cũng lẫn những rồng bay phượng múa vậy.
Kiếm pháp mà Độc Cô Hưng trông thấy lúc này khác hẳn những thế kiếm hồi nãy Độc Cô Sách biểu diễn mà Đổng Bách Biểu truyền thụ cho. Không những thế, sự biến hoá và lợi hại hơn trước nhiều riêng có thế VạnTượng hồi xuân mà theo cành mai biểu diễn thì vẫn còn hơi kém hơn một chút.
Độc Cô Sách biểu diễn xong bốn thế liền thu kiếm lại và mặt đắc chí cũng biến mất theo. Độc Cô Hưng liền mỉm cười nói:
đại ca thông minh thực. Bốn thế kiếm này đã khác bốn thế kiếm trước nhiều và tinh diệu khôn tả.
Độc Cô Sách gượng cười đáp:
-Chưa được!Chưa được! Độc Cô Hưng thắc mắc không hiểu vội hỏi tiếp:
đại ca bảo chưa được là nói về phương diện nào?
Độc Cô Sách nghiêm nghi, thủng thẳng đáp:
-Ngu huynh nhận thấy trong bốn thế kiếm pháp đó, ngoài Tứ linh diệu cơvà Tứ linh diệu thủ ra, còn phải thêm một chút gì vào trong đó thì oai lực sẽ càng hơn thế nhiều.
Độc Cô Hưng nghe thấy chàng ta nói như vậy cũng cảm thấy rất hứng thú, liền nói tiếp:
-Chẳng hay đại ca đã nghĩ ra được cái gì để xen lẫn vào trong đó nữa?
Y vừa nói tới đó, thì gió núi bỗng nổi lên mây ở đâu kéo tới trên không đã có tiếng ngầm hình như sắp có mưa đến nơi. Y lại nói:
-Vừa rồi đang đẹp trời như vậy, chỉ trong nháy mắt mưa đã sắp đổ đến nơi rồi thật là cổ nhân nói câu:”Thiên hữu bất trắc phong vô nhân hữu đán tịch hoa. phúc” quả thật không sai… Y chưa nói dứt thì điện chớp như kim sa làm loé mắt hai người.
Tiếp theo đó có mấy tiếng sấm thật lớn và mưa đã đổ xuống luôn. Y vội tránh tới chỗ hốc đá ở dưới vách núi rồi lớn tiếng kêu gọi:
đại ca mau lại đây! Dưới hốc đá này có thể tránh mưa được đấy.
Ngờ đâu Độc Cô Sách cứ đứng yên ở đó như không nghe thấy gì hết, tay vẫn cầm nhuyễn kiếm, mặc cho trời sấm sét và mưa đổ xuống như trút nước, thái độ của chàng như say sưa, như ngơ ngác.
Độc Cô Hưng thấy thế ngạc nhiên kêu gọi tiếp:
đại ca còn đứng ngẩn ra đó làm gì? Mưa to lớn như vậy, nếu đại ca không tới đây tránh mưa thì thế nào cũng ướt hết đấy.
Độc Cô Sách hầu như không nghe tiếng gọi của Độc Cô Hưng cứ ở trong mưa gió múa kiếm hoài. Những thế kiếm của chàng biểu diễn lúc này rất chậm không có gì là lợi hại như hồi nãy, thỉnh thoảng chàng lại ngừng tay ngẫm nghĩ và sửa đổi.
Lúc này Độc Cô Hưng biết Độc Cô Sách đã nghĩ ra được thế võ tinh diệu, nên đang ở đó luyện kiếm. Y đành phải đứng ở trong hốc đá nhìn ra xem. Y thấy Độc Cô Sách như say mê cứ ở trong mưa gió mà múa từng thức một.
Trận mưa ấy kéo tới rất nhanh, nhưng khi tạnh cũng nhanh vô cùng. Độc Cô Sách ướt như chuột lột vẫn cứ tiếp tục luyện tập kiếm pháp.
Độc Cô Hưng thấy chàng say mê như vậy liền từ từ đi tới cạnh chàng, một mặt vận chân khí, một mặt lớn tiếng kêu gọi:
-Chúng ta còn đi hàng vạn dặm, còn rất nhiều thì giờ cho đại ca luyện tập kiếm đại ca mau mau thay bộ quần áo ướt đi, bằng không bị cảm nặng thì sẽ lỡ mất đại hội Thiên Nam đấy.
Lúc ấy Độc Cô Sách như người ngủ mơ mới thức tỉnh, liền thu kiếm lại nhìn Độc Cô Hưng cười như điên như khùng.
Độc Cô Hưng không sao nhịn được, liền bật cười hỏi:
đại ca, vừa rồi trông đại ca như người bị ma ám sao bây giờ bỗng dưng hớn hở mừng rỡ như thế?
Độc Cô Sách không trả lời câu hỏi mà chỉ giơ tay lên vuốt nước mưa, ở trên đầu trên mặt rồi lớn tiếng ngâm rằng:
“Thuỳ năng tận đắc kỳ chung diệu.
Tiện thị giang hồ đệ nhất nhân.” Độc Cô Hưng kêu “ồ” một tiếng, vừa cười vừa hỏi tiếp:
-Có phải nghe thấy tiếng sấm, đại ca bỗng sáng trí tắm mưa rửa sạch bụi trần mà đã hiểu được những sự huyền diệu của cái quạt phải không?
Độc Cô Sách bỗng rùng mình một cái, lắc đầu vừa cười vừa đáp:
-Hiểu biết hết tinh diệu bên trong có phải là chuyện dễ đâu. Ngu huynh chỉ phát giác bốn thế kiếm của Bán Kỳ lão nhân là căn cứ sựnhiên biến hoá của trời đất mà sáng tạo thành, như gió, như mây, sấm, mưa, mặt trời, trăng, sao, chim bay, cá bơi, dế kêu, thú nói, chẳng hạn.
Độc Cô Hưng nghe tới đó gật đầu lia lịa, mỉm cười:
-Thảo nào vừa rồi đại ca cứ như người thất thần, quên cả bản thân mình. Thì ra đại ca đã thông hiểu được diệu lý ấy.
Độc Cô Sách lộ vẻ rất an ủi, mỉm cười nói tiếp:
-Từ nay trở đi, sáng sớm ngu huynh phải xem mặt trời mọc, đêm phải xem sao nghiên cứu từng ngọn cỏ mọc mầm, lắng tai nghe tiếng sấm kêu, cả nước chảy lẫn hoa nở cũng không thể sao lãng được. Khi đi tới Ly Hồn cốc, dù chưa đạt được kỳ vọng của Nam Cung Giác lão nhân, nhưng ngu huynh dám chắc bốn thế kiếm pháp ấy cũng có thể diệt trừ được một hai tên nguyên hung cực ác.
Vừa nói tới đó, có một luồng gió lạnh thổi tới. Chàng hắt hơi luôn mấy tiếng.
Độc Cô Hưng liền cau mày lại, khuyên bảo rằng:
đại ca đã bị trúng lạnh rồi. Cũng may túi quần áo không bị ướt, đại ca mau lấy quần áo khô ra thay đi. Đệ dám chắc bộ quần áo ướt ở trên người cũng không thể giúp đại ca nghĩ ra những thế kiếm ảo diệu đâu.
Độc Cô Sách bỗng phải bật cười, vội mở hành trang lấy quần áo ra thay, nhưng chàng chưa kịp thay đã cau mày lại thất thanh la lớn:
-Nguy tai! Rồi chàng nhảy ngay về phía trước. Độc Cô Hưng thấy thế cũng phải giật mình kinh hãi vội đưa mắt nhìn theo để xem chàng làm gì?
Thì ra hồi nãy Độc Cô Sách để cái quạt ở trên mặt tảng đá, mải luyện kiếm quên mất bảo Độc Cô Hưng cất hộ, bây giờ đã bị mưa làm cho ướt hết.
Cũng may Độc Cô Sách đã gấp cái quạt lại tuy bị mưa ướt như vậy nhưng bài thơ tứ tuyệt của Nam Cung Giác lão nhân vẫn chưa hề gì.
Thấy thơ không việc gì, chắc bức tranh ở đằng sau cũng không sao, nhưng khi Độc Cô Sách lật cái quạt trở lại xem thì chàng đã cả kinh thất sắc.
Thì ra chàng thấy Mai Lan Trúc Cúc vẫn nguyên lành, mà sắc không hề bị xoá nhòa, nhưng ở chỗ trống không đã có hiện thêm bốn chữ “VạnTượng Hồi xuân” rất mờ hiện lên… Đủ thấy bốn chữ ấy viết bằng một thứ thuốc phải có nước vẩy vào mới hiện lên, còn một điều lạ hơn nữa, là bốn chữ đó viết theo bốn kiểu:Chân, Thảo, Triện, Lệ.
Chữ “vạn” viết bằng chữ chân phương trông rất hùng hậu.
Chữ “tượng” viết theo lối thảo, nét bút như bay như múa.
Chữ “hồi” viết theo lối lệ, đoan trang chất phác.
Chữ “xuân” viết theo lối triện, trông cổ kính và uyên thông.
Độc Cô Sách chưa kịp cởi áo ướt ra, trông thấy bốn chữ đó, đứng ngây người ngay.
Độc Cô Hưng cau mày lại lớn tiếng nói tiếp:
-Chả lẽ đại ca muốn bị bệnh thật sự thì mới hài lòng hay sao?Cái quạt đã ướt, đằng nào cũng ướt rồi, đại ca đã biết rõ sự ảo diệu của pho kiếm ấy rồi, thì dù có bị rách đi cũng vẫn có đường lối để đại ca mô phỏng ra cả mà hà tất phải như kẻ mất hồn vía như thế.
Độc Cô Sách vừa đi vào chỗ khô thay quần áo vừa đưa cái quạt cho Độc Cô Hưng và lắc đầu thở dài nói:
-Hưng đệ, cái quạt bị ướt không những không bị rách chút nào trái lại còn có thêm bốn chữ, đủ thấy Nam Cung tiền bối đã khổ công vì việc này thế nào?
Độc Cô Hưng cầm lấy cái quạt lên xem cũng phải kinh ngạc la lớn:
đại ca, bốn chữ:Vạn tượng hồi xuân này có phải đại ca đã nói kiếm pháp tuyệt diệu có trùng hợp với tất cả những cái hay của vạn vật ở bên trong đấy không?
Độc Cô Sách gật đầu, chàng lại hắt hơi một cái có vẻ khó chịu.
Độc Cô Hưng mải nhìn cái quạt, không để ý sắc mặt của Độc Cô Sách chỉ hớn hở nói tiếp:
-Nam Cung lão nhân khéo giở trò thật!Sao ông ta không chỉ rõ những ảo diệu của mấy thế kiếm tuyệt diệu ấy ra, mà lại chỉ vỏn vẹn viết có bốn chữ như thế thôi. Như thế lại làm cho đại ca phải tốn rất nhiều tâm trí mới nghĩ ra được sự ảo diệu của nó chứ không sai.
Nói tới đó, y không thấy Độc Cô Sách trả lời, vội ngửng đầu lên nhìn, mới hay mặt của chàng đã đỏ như lửa và đã bị bệnh rồi, y kinh ngạc vô cùng.
Độc Cô Hưng vội nhảy tới gần, lấy hai viên thuốc cho Độc Cô Sách uống, vẻ mặt lo âu, cau mày lại hỏi:
đại ca cảm thấy sao?Người luyện võ đau ốm ắt không phải tầm thường. Đại ca nên cẩn thận mới được bằng không vì bị bệnh không đi được mà lỡ mất Thiên Nam đại hội thì phiền lắm đấy.
Độc Cô Sách uống xong hai viên linh đơn, giơ hai tay lên rờ đầu rồi mỉm cười và trả lời Độc Cô Hưng rằng:
-Hiền đệ khỏi lo, huynh chỉ bị cảm mạo một chút thôi uống xong hai viên linh đơn của hiền đệ, ngu huynh đã thấy trong người dễ chịu, hiền đệ khỏi cần phải lo âu. Bây giờ ta vừa đi vừa nghiên cứu những thế kiếm của Nam Cung lão nhân và tìm tòi xem bốn chữ “Vạn tượng hồi xuân” ấy có dụng ý gì?
Độc Cô Hưng gật đầu mỉm cười, hai sư huynh đệ tiếp tục đi về phía trước, và bệnh phong hàn của Độc Cô Sách cũng không thấy nổi lên nữa. Vì nhờ có sức thuốc của linh đơn mà bệnh đó không nổi lên nhưng trái lại nó tiềm tàng ở trong ngưòi như thế lại càng nguy hiểm hơn.
Muốn nghiên cứu tuyệt học của Nam Cung lão nhân tới nơi tới chốn, sáng nào Độc Cô Sách cũng dậy thật sớm xem mặt trời, đêm đến xem trăng sao mọc, nhất là gặp cuồng phong bão vũ, sấm sét nổi lên đùng đùng, thì chàng lại càng tụ tinh hội thần để xem sự hiểm hóc của trời đất ảo diệu như thế nào, rồi lấy những cái đó mà dung hòa vào bốn thế kiếm của Nam Cung lão nhân đã tốn công suốt đời mới sáng tác nổi những thế kiếm độc đáo này.
Chàng khổ công học hỏi như vậy, tất nhiên chàng đã thu hoạch rất lớn, khiến bốn thế kiếm pháp đó ngày một ảo diệu và tăng thêm oai lực nhưng còn ý nghĩa của bốn chữ “Vạn tượng hồi xuân” kia thì chàng vẫn không hiểu thấu được.
Khi đi tới Lâu Sơn tỉnh Quế Châu, phần vì đã có bệnh sẵn trong người, phần thứ hai đi đường trường sức lực càng yếu ớt dần, phần thứ ba, là vì dầm mưa dãi nắng nên Độc Cô Sách đã bị bệnh ở trong một khe núi.
Độc Cô Hưng kinh hãi và lo âu vô cùng, suýt tý nữa thì y cho Độc Cô Sách uống hết những linh đơn đem theo trong người. Nhưng vì linh dược ấy không chữa bệnh cảm mạo, nên không những bệnh Độc Cô Sách không thuyên giảm mà trái lại, thần trí của chàng ta lại càng mê man bất tỉnh.
Bất đắc dĩ Độc Cô Hưng phải cõng Độc Cô Sách đi tìm kiếm những người ở trên núi đó hỏi thăm xem có ai biết chữa bệnh không?
Thật là người hiền gặp lành, y hỏi thăm ngay vào Lâu Sơn Viễn Hiền trang.
Trang chủ là HoaTâm Uyên là một văn nhân nhã sĩ học rộng tài cao và tinh xảo về môn y lý nữa.
Độc Cô Hưng nghe nói cả mừng, liền cõng Độc Cô Sách đi vào ẩn Hiền trang luôn.
Khi tới nơi Độc Cô Hưng có vẻ thất vọng vì Viễn Hiền trang mà những người thổ dân ở đó giới thiệu không phải là một toà nhà đồ sộ, không ngờ lại là mấy căn nhà lá bên ngoài có hàng rào trúc, trong hàng rào trúc chỉ có trồng một ít cây cỏ thôi.
Độc Cô Hưng vội gõ cánh cửa trúc, liền có một tiểu đồng áo xanh ở trong bước ra mỉm cười hỏi:
-Quý khách… Y chưa nói dứt, thì trong nhà đã có tiếng khàn khàn vừa cười vừa vọng ra:
-Linh nhi, hà tất con phải hỏi làm chi? Con không thấy quý khách này đang cõng một người bạn hay sao, như vậy thể nào cũng đến đây để cầu chữa bệnh chứ còn việc gì nữa mà phải hỏi?
Tiếng nói đó vừa dứt, thì đã có một ông già tuổi vừa năm mươi người gầy gò, mặt rất hiền từ, mặc áo vải mộc ở trong nhà bước ra.
Độc Cô Hưng liền cười và hỏi:
-Thưa cụ, cụ có phải là Hoa lão trang chủ của Viễn Hiền trang?
Không đợi chờ y nói dứt, ông già đã gật đầu mỉm cười đáp:
-Tại hạ là Hoa Tâm Uyên, mời lão đệ vào trong nhà ngồi chơi. Bệnh của quý bạn có vẻ nặng lắm, không thể để cho ông ta đứng ngoài gió mãi như thế này được.
Độc Cô Hưng không khách sáo gì nữa, liền cõng Độc Cô Sách đi thẳng vào trong nhà và đặt chàng ta nằm lên cái chõng.
Hoa Tâm Uyên không chuyện trò với Độc Cô Hưng, ông thăm mạch cho Độc Cô Sách ngay.
Độc Cô Hưng đợi chờ ông ta thăm mạch xong liền ân cần hỏi:
-Thưa cụ, bệnh của đại ca tôi… hình như có vẻ nặng lắm không biết… có thể chữa khỏi được không?
Tâm Uyên mỉm cười, lấy một cái chăn bông đắp cho Độc Cô Sách rồi nói với Độc Cô Hưng rằng:
-Lão đệ khỏi cần phải lo âu, vị đại ca này của lão đệ là bị bệnh phong hàn chưa khỏi, rồi lại nhiễm thêm phong hàn ở ngoài vào, trong lòng hình như có sự gì uất ức, vì thế mới nổi bệnh. Tuy bệnh không nhẹ nhưng ở trong Viễn Hiền trang này chỉ độ nửa tháng là cùng Hoa Tâm Uyên tôi ngày đêm chữa chạy cho thể nào cũng phải khỏi.
Độc Cô Hưng nghe thấy Hoa Tâm Uyên nói thế rất yên tâm, nhưng y sực nhớ tới ngày đại hội Thiên Nam chỉ còn có mười ngày nữa là tới nơi. Y liền kêu “ối chà” một tiếng, và gượng cười nói tiếp:
-Nếu phải chữa nửa tháng thì lỡ hết cả đại sự, chẳng hay cụ có cách gì đặc biệt để cho anh em chúng tôi trong mười ngày tới có thể tới kịp núi Dã Nhân, thì anh em Độc Cô Hưng chúng tôi rất cám ơn đại ân, đại đức.
Hoa Tâm Uyên cau mày thủng thẳng đáp:
-Từ đây đi tới núi Dã Nhân, dù hai vị lão đệ có đi nhanh đến đâu cũng phải đi đến bốn năm ngày mới có thể tới được. Nói tóm lại, lão đệ muốn lão phu trong bốn năm ngày chữa khỏi bệnh nặng của đại ca lão đệ chứ gì?
Độc Cô Hưng mặt đỏ bừng, liền đứng dậy vái Tâm Uyên một lạy rất cung kính, rồi gượng cười đáp:
-Xin cụ thứ lỗi cho Độc Cô Hưng đã ăn nói quá đường đột như vậy! Nhưng quả thực anh em chúng tôi có việc bận cần phải trong mười ngày tới kịp núi Dã Nhân, nếu đại ca tôi chưa khỏi tôi đành phải di một mình và nhờ cụ trông nom hộ đại ca tôi vậy.
Tân Uyên bấm đốt ngón tay rồi mỉm cười hỏi:
-Mười ngày nữa tức là ngày mười ba tháng ba. Hai vị lão đệ vội đi Ly Hồn cốc ở núi Dã Nhân như thế, có phải là định đi dự Thiên Nam đại hội đấy không?
Độc Cô Hưng gật đầu đáp:
đúng thế! Cụ đã biết tin như vậy chả lẽ cụ cũng là một vị võ lâm đại hiệp, người cùng nguồn gốc của bạch đạo chăng?
Tâm Uyên gật đầu mỉm cười đáp:
-Ba mươi năm trước lão phu quả có ở trong võ lâm thực, nhưng không phải là người trong bạch đạo như Độc Cô lão đệ nói. Trái lại lão phu là một tên giang dương đại đạo (giặc cướp biển) trong giới hắc đạo, việc ác đến đâu cũng dám nhúng tay cả.
-Cụ hà tất phải nói bông… Tâm Uyên nghiêm nghị đỡ lời:
-Không phải Tâm Uyên này nói bông đâu, vì cơ nghiệp của mình sáng tạo bị người phá huỷ, anh em kết nghĩa bị người giết sạch nên mới một thân một mình chạy lên Lâu Sơn này ẩn danh mai tính tham sống sợ chết để qua ngày đoạn tháng.
Độc Cô Hưng kêu “ồ” một tiếng rồi hỏi tiếp:
-Năm xưa cụ sáng nghiệp ở đâu?
Một mặt bốc thuốc cho Độc Cô Sách uống, một mặt nhắc tới chuyện xưa Tâm Uyên thở dài nói tiếp:
-Bảy anh em chúng tôi kết nghĩa với nhau năm xưa, sáng nghiệp ở núi Hạ Lan được gọi là Hạ Lan thất ác, tiếng tăm cũng khá lừng lẫy trong giới lục lâm.
Độc Cô Hưng vừa cười vừa xen lời nói:
-Tên hiệu Hạ Lan thất ác ấy hình như hơi khó nghe một chút?
-Sự thực, nó là thế! Vì trong bảy anh em chúng tôi, sáu người nghĩa huynh kia đều ăn tim người, ngày nào cũng vậy, ngồi ở trong tụ nghĩa sảnh đun sẵn một chảo dầu, moi tim người ra bỏ vào trong chảo rán, để nhậu với rượu.
Độc Cô Hưng nghe nói tới đó cũng phải cau mày lại, lắc đầu nói tiếp:
-Làm như vậy thì thực là trái với đạo trời và cũng không phải là thái độ của một người giang hồ hào kiệt đáng có! Nói tới đó, y sực nghĩ đến Độc Cô Sách bị bệnh nặng đang đợi chờ người ta cứu chữa sao mình lại khiển người ta như thế, nên y vội xoay giọng mỉm cười hỏi:
-Nghe cụ nói thì hình như cụ là người em út của Hạ Lan thất ác phải không?
Tâm Uyên gật đầu đáp:
-Phải, tôi là người hiền lành nhất trong bọn, không nhẫn tâm trông thấy các người nghĩa huynh ăn tim người như thế, nên vẫn khuyên can họ luôn. Vì thế họ mới ban cho tôi một cái biệt hiệu là Từ Bi Tu Sĩ, để châm biếm.
Độc Cô Hưng thừa cơ tán dương vài câu:
-Cụ sở trường về y lý dùng nghệ thuật để cứu tế người đời, thực là lương tướng rất hợp với lòng trời. Bốn chữ Từ Bi Tu Sĩ đó mới thực đúng với cụ, sao cụ lại bảo là châm biếm?
Tâm Uyên vừa cho Độc Cô Sách uống thuốc xong, liền quay lại đưa Độc Cô Hưng ra phòng ngoài ngồi. Tiểu đồng tên là Linhnhi đã sửa soạn một hũ rượu ngon, mấy món thịt khô để sẵn. Ôta vừa nâng chén lên mời Độc Cô Hưng uống vừa cười vừa nói tiếp:
độc Côlão đệ, lúc ấy lão phu có biết y lý gì đâu, chỉ không nhẫn tâm ăn thịt người đấy thôi. Vì thế, hễ mỗi lần thấy các người nghĩa huynh giết người moi tim ăn, là lão phu mượn cớ rời khỏi Tụ nghĩa sảnh đi ra bên ngoài ngay.
Độc Cô Hưng hớp một hớp rượu vừa cười vừa đỡ lời:
đó là lòng từ bi của cụ và ý niệm trắc ẩn.
Có vẻ hổ thẹn Tâm Uyên lắc đầu thở dài:
-Một tên giặc bể như lão phu thì đâu xứng với câu từ bi chắc ẩn ấy, đó chả qua là vì lòng của lão phu không được sắc đá bằng các vị nghĩa huynh. Nhưng vì thế mà lão phu đã thoát khỏi tai kiếp, mới được sống sót tới ngày nay! Độc Cô Hưng sợ Tâm Uyên quá đau lòng ảnh hưởng đến sự chữa bệnh cho Độc Cô Sách, nên y không dám hỏi lại ông ta đã thoát khỏi tai biến như thế nào.
Tuy Độc Cô Hưng không hỏi nhưng Tâm Uyên cảm thấy không kể chuyện ấy ra thì áy náy khó chịu khôn tả nên ông ta gượng cười nói tiếp:
-Lão phu còn nhớ hồi cách đây chừng ba mươi hai, ba mươi ba. Một buổi chiều nọ sáu vị nghĩa huynh của lão phu đang bảo thủ hạ đốt lò đun dầu để chuẩn bị ăn tim người, lão phu lại lẳng lặng rời khỏi đại trại, đi lên trên ngọn núi nho nhỏ ở gần đó, để ngắm cảnh.
Độc Cô Hưng liền xen lời hỏi:
-Có lẽ lúc ấy trong đại trại vừa có tai kiếp xảy ra phả không?
Tâm Uyên hớp một hớp rượu, thở dài đáp:
-Lão đệ nói rất đúng!Lão phu đang thưởng thức cảnh đẹp, thì bỗng thấy trong trại có lửa bốc cao.
Độc Cô Hưng lại hỏi tiếp:
-Ngọn lửa đó do bất cẩn mà nên, hay là bị người thiêu đốt?
Tâm Uyên rầu rĩ lắc dầu thở dài đáp:
-Lão phu vừa thấy lửa bốc cháy đã vội quay trở về đại trại nhưng khi tới nơi, thì đã thấy đại trại trở thành biển lửa, không còn cách gì cứu chữa được nữa! Độc Cô Hưng ngạc nhiên hỏi:
-Sáu vị nghĩa huynh của cụ đâu, sao các vị ấy không chỉ huy thủ hạ chữa lửa?
Tâm Uyên rùng mình một cái, chén rượu ở trong tay cũng bị rung động mạnh, nên đã tràn một ít rượu xuống đất và ứa nước mắt và đáp:
-Sáu vị nghĩa huynh của lão phu bị người ta giết chết hết, đầu lâu bị bêu ở chỗ sơn khẩu của núi Hạ Lan, còn xác thị thì bị thiêu ra! Độc Cô Hưng thất kinh xen lời hỏi:
-Hạ Lan thất ác lừng danh như vậy tất nhiên võ công phải cao siêu. Sao chỉ trong nháy mắt đã bị tai kiếp hết, và cả đại trại cùng bị thiêu rụi như vậy?
-Vì Hạ Lan thất ác, ác danh quá lừng lẫy, ác nghiệp tạo quá nhiều, nên mới có hai vị kỳ nhân tuyệt thế tới để thay trời hành đạo mà giết hết trong nháy mắt như vậy! Độc Cô Hưng lại hỏi tiếp:
-Hai vị kỳ nhân tuyệt thế mà cụ vừa nói ấy là ai thế?
Hình như nghĩ đến chuyện xưa hãy còn hoảng sợ, Tâm Uyên khẽ đáp:
-Người ra tay giết người là Tam Kỳ Vũ Sĩ Nam Môn Vệ còn người phóng hoa? là Đại Bi Tôn Gỉa.
Hai câu nói ấy tuy rất khẽ, nhưng lọt vào tai của Độc Cô Hưng lại như sét đánh ngang tai khiến y giật mình đến nỗi rớt cả chén rượu xuống đất vỡ tan tành.
Vì y không ngờ Hoa Tâm Uyên, người mà mình trông mong để cứu chữa cho Độc Cô Sách lại có thù không sao tiêu giải được với sư phụ và sư bá mình.