Bạn đang đọc Les – Vòng Tay Không Đàn Ông – Chương 9
“Bạn được nhiều người theo đuổi, nhưng mỗi khi ai đóđịnh hôn bạn thì bạn lại thấy kinh hãi, muốn tránh xa. Vậy bạn có phải là ngườibình thường không?”.
– Cho ba hun bé cưng một cái nào.
Một nụ hôn ngọt ngào lên đôi má tròn mềm bụ sữa củabé Út, và bao giờ cũng vậy, mỗi khi đi làm về thì ba nuôi lại chẳng có quà cho bévà thơm lên đôi má phúng phính của nó. Bé thích lắm, nhiều lúc còn trê môi, phụngmá để đón nhận nụ hôn ấm áp của cha.
Chiều nào cũng vậy, tắm xong là bé Út ôm con búp bênhựa ra đầu ngõ tha thẫn ngồi chơi một mình ngóng cổ đợi ba nuôi đi làm về. Mỗikhi thấy bóng ba từ xa là bé reo ầm lên, chạy đến, sà vào lòng cha nhõng nhẻo,để được hủi cái mùi hương ngai ngái nồng mồ hôi bụi bặm sau một ngày làm việc củacha. Và sẽ được đón nhận nụ hôn thân thương của cha dành cho bé.
Hai ngôi nhà lá nằm giáp nhau. Ngăn qua sân chỉ là mộthàng rào nhỏ mà tính tượng trưng là chính bởi mấy cái cây xiên xẹo cắm qua lạimỏng te. Thế nhưng nhìn là phân biệt được sự giàu nghèo của hai nhà ngay. Nhà củacha nuôi bé Út mái lợp tôn uốn cong trong gió giật. Nhà được chia ra làm ba buồngnhỏ với đồ đạc xiên xẹo, phủ đầy bụi củ kỹ, nhìn tạm bợ. Còn nhà của má con béÚt dù sao cũng mang tiếng là nhà của ông Hội đồng, dù so với căn nhà lớn củacha trong xóm thì nó vẫn còn thảm hại lắm. Nói là thế nhưng vẫn cột ngang, xà dọcvững chắc, vườn tược rộng rãi. Chẳng là hồi xửa hồi xưa gì đó, nó vốn là nhà củamột hương bộ quản, cũng người ăn kẻ ở tấp nập. Sau này nghe đâu có rắc rối gìđó mà người hương quản này đưa vợ con vể miệt Hậu Giang sinh sống nên nhườngcăn nhà này cho Hội đồng Mía, nhưng từ đó đến nay không thấy ai đến ở. Nghe đồncó hồn ma bóng quế, cứ đem trăng sáng ngoài vườn người ta thường nghe tiếngkhóc hu hu của ai đó. Chẳng biết thiệt hay đám đàn bà con nít kiếm chuyện nóichơi, nhưng người trong gia đình Mía chẳng ai dám lay vãng đến nơi này. Dânxóm, con trẻ xung quanh cũng vậy, trái cây chính sực rơi lộp độp cũng không aidám đến lượm. Vậy khi nghe các bà lớn bé xúi đưa má con bé Út ra ngoài ở thỉ Hộiđồng Mía cũng lưỡng lự, thương hay không cũng là còn chút tình, nhìn hai má conmỏng te le tét lét thế này mà ra ở căn nhà lớn đầy ma quái ấy thì ông Hội đồngcũng thấy chạnh lòng. Biết chuyện, chính má bé Út chủ động gặp xin. Lim dimnhìn má, cha hỏi trỏng:
– Ngoài đó nghe nói có ma đó.
Má cúi đầu buồn, vẻ cam chịu:
– Dạ thưa, chắc không sao đâu.
Cha nín thinh, má biết, vậy là cha chịu rồi.
Nhà trong thì cơ cực nhưng dù sao cũng có người. Đêmđầu ra nhà ngoài, cả đêm bé Út như bị ma hành. Cứ nói mới rồi khóc thét, chúi đầuvào ngực má, nhắm tịt mắt vì sợ.
Sáng hôm sau nhìn đứa con gái bé bỏng thất tha thấtthơ vì sợ, má ngồi chải tóc cho con an ủi:
– Út à, trên đời làm gì có ma mà con sợ?
– Có…
– Thế con thấy ma bao giờ chưa?
Bé lắc đầu.
– Thế tại sao con sợ.
Bé phụng phịu. Má ôm đứa con gái bé bỏng vào lòng,giảng giải:
– Ma cũng là người như mình thôi con à. Chẳng có gìmà sợ. Má con mình ăn ở đàng hoàng thì họ thương mới phải chứ sao lại nhátmình. Có gì đâu mà con sợ?
Bé nhìn má lạ lẫm. Lạ thiệt, sao lúc này bé thấy mákiên cường quá, khác hẳn vẻ co ro cớm rớm như ở nhà trong của cha.
Rồi bé cũng quen và không thấy sợ nữa, nhất là khicó người về dựng căn nhà kế bên nhà bé. Bé còn nhớ hôm ấy má có vẻ mừng rỡ khidẫn một người đàn ông đen thui, chỉ có cười là thấy hàm răng trắng bóng và mộtngười phụ nữ thấp đậm, quấn cái khăn rằn ngang cổ, vào nhà.
– Chào chú đi con.
– Ủa con gái chị hai đây hả?
Chú sà xuống ôm bé vào lòng, dụi dụi cái cằm râu lởmchởm và má làm bé nhột quá chừng. Bé ưỡn người cố thoát khỏi vòng tay của chúmà không được, và bé cảm nhận được tình thương yêu tràn đầy trong ánh mắt củachú khi nhìn mình. Sau đó má giải thích cho bé biết, thì ra đấy là một ngườianh em họ xa của má. Hồi trẻ bỏ xứ đi làm ăn, gia đình ai cũng tưởng chết mấtxác nơi nào, nào ngời lanh quanh luẩn quẩn hai chị em gặp nhau nơi này. Bây giờchú đã có vợ, chưa có còn và làm nghề sửa điện trên chi khu. Má lấy khăn thấmnước mắt, bùi ngùi, cảnh xa gặp người thân, quý làm sao. Lúc đó bé còn quá nhỏđể cảm nhận được địều ấy. Rồi cũng không biết má lựa lời năn nỉ thế nào đó màcha ruột bé đồng ý cho người em họ của má được cất một căn nhà nhỏ kế bên để chịem lụi hụi có nhau.
Từ ngày có chú thím về ở bên cạch, bé vui mà má cũngvui, mọi người đều vui. Vợ chồng chú rất chăm chỉ làm ăn, sáng sáng chú chạy xeMobylette chở thím ra chợ, rồi chú đi làm. Chú rất thương bé Út. Má nói, chú buồnlắm, vì hai vợ chồng chú lấy nhau đã lâu nhưng vẫn muộn đường sinh đẻ.
– Làm ly nào… dzô … ly nữa….
Tiếng cụng ly côm cốp lẫn tiếng chửi thề ỏm tỏi. Mánghe và nhăn mặt lắc đầu. Dạo này không hiểu sao chú có vẻ đổ đốn, sinh tật nhậunhẹt rất nhiều, trước kia đâu có thế. Hôm rồi má nghe nhắc chừng, thím ôm mặtkhóc.
– Tại em nên ảnh mới vậy. Làm sao trách ảnh được.
Má thở dài không nói gì.
Hôm sau lúc chú qua nhà chơi, ăn cơm với bé, nhằmlúc thím xuống bếp má lựa lời nói chú, chú đỏ mặt hứa.
– Lâu lâu gặp anh em vui vui một chút, em không sađà nhậu nhẹt đâu chị.
Đấy là chú hứa, để rồi dăm bữa nửa tháng thì đâu lạihoàn đấy, má rất phiền. Nhắc mãi cũng chán, chừng như con sâu rượu đã ngấm sâuvào trong máu chú rồi thì phải. Bữa nào không có rượu là chú cứ ra ngẩn vào ngơnhìn rất tội, chính thím lại là người chủ động chạy vô xóm trong kiếm cho chú xịđế. Biết chuyện má la, thím cười bẽn lẽn. Nhìn ảnh vậy tội quá, em cầm lòngkhông đặng. Kệ, là đàn ông nhậu chút chút cũng chẳng sao chị hai à.
Đấy là chuyện khi xưa, nhậu nhẹt nhưng mà chú còn tỉnh,chứ sau này đến Út cũng nhận thấy sao mà ba nuôi suốt ngày mặt đỏ. Dường nhưngày nào không có rượu là chú không chịu nổi. Má biết, bé Út cũng biết, mọi ngườiđều biết đó là do chú buồn chuyện không có con cái. Chú không nói, không tráchthím nhưng vì vậy mà thím lại càng cảm thấy có lỗi, nên không dám trách mócchuyện chú nhậu nhét. Giờ thì ai ở đây cũng đã quen mỗi khi thấy chú mặt mày đỏgay, chân nam đá chân xiên đi về. Cũng còn may, nhậu say ói mửa tùm lum, gầnnhư ngày nào cũng vậy, nhưng chú thuộc loại xỉn hiền, không quậy phá ai bao giờ.Nhậu hiền xỉn hiền, bé tự hỏi mọi người không biết nói thiệt hay nói chơi, haycó ý mỉa mai chú chăng, chứ bé Út thì sợ chết khiếp.
Chú nhận bé làm con nuôi hồi bé mới có năm tuổi.Nhìn cha con ôm hôn, giỡn hớt và dẫn bé Út tung tăng đi chơi mỗi khi rãnh, aicũng ham, tưởng bé là con ruột chứ có ai ngờ… Ba nuôi thương bé Út lắm mà bé Útcũng rất thương ba nuôi, mà phải nói là thương hơn cả cha rụôt của mình. Mà thậtthế, tuy mang tiếng có cha ruột là Hội đồng Mía nhưng chưa bao giờ bé được charuột âu yếm vúôt tóc lấy một lần chứ đừng nói là chuyện khác, đường bệ, lạnhlùng, xa cách. Trong căn nhà rộng lớn đầy người của cha ruột, ai nấy cũng đối xửvới má con bé đầy vẻ nghiêm khắc. Má thì suốt ngày lầm lũi làm việc phục dịch hếtngười này đến người khác bỏ mặc bé lủi thủi một mình trong căn nhà ấy trong nơmnớp sợ hãi. Sau này chẳng biết do ai nói hay nghĩ gì, cha ruột đã á con bémột miếng đất cất nhà để ở không phải ở ké trong căn nhà sau của cha nữa. Từngày ra ngoài ở đến nay cũng được mấy năm rồi, bé tìm thấy tuổi thơ hồn nhiên củamình.
*****
Hai vợ chồng ba nuôi lấy nhau đã lâu, chạy thầy thợcũng nhiều, mà mãi không đậu con. Má nuôi sau này thì chỉ cắm đầu lo cầu cúng,nơi đâu nghe có tiếng thầybà linh thiêng là má lại sắm ngay giấy tiền vàng bạclên đấy cúng đường, niềm tin và nguyện vọng duy nhất của má đó là sinh cho ba mộtđứa con, trai gái gì cũng được, miễn là một đứa con. Khắp xứ này không chùa miếunào, không thần thánh lẫn ông thầy bà cốt nào mà má không tìm đến cầu xin,nhưng người ta nói, chẳng biết kiếp trước vợ chồng má có mắc nợ ai không mà nhữnglời cầu xin thảm thiết của má luôn bị rơi vào thinh không. Tuổi 40 mà nhìn má cứnhư bà lão năm mươi, hom hem, trông như hơn ba cả chục tuổi, người xanh xao, gầykhô. Má của Út thường hay thở dài, quở, trời ơi chuyện chồng con là phận số. Nếuông trời không cho chú thím một đứa con nào thì chịu chứ biết làm sao, tôi thấythím khổ quá vậy. Mỗi khi nghe má la thì má nuôi chỉ cười buồn, dãn dãn đượcvài hôm rồi lại vào đấy tiếp tục cầu cúng, sau này thì hình như má hơi bị ngãngngãng, ăn nói lẩn thẩn dở người làm ba nuôi lo quá đưa đi bệnh viện chuẩn bịnh,thuốc men làng ràng cả năm mà má cũng chẳng khỏi và riết rồi trở thành ngườinghễnh ngãng luôn từ đó. Nỗi buồn không có con cái nên lại thêm vợ bị vậy nênbà cũng bị già đi mau, hết giờ làm việc trên quận là ba la cà đâu đó làm năm baly cho say để về là ngủ vùi cho quên sự đời.
Lớn lên biết tâm sự của ba nuôi nên Út thương nhiềulắm, ngoài giờ học về Út thường hay qua bên nhà chăm sóc ba và má nuôi. Má nuôisau này bị bệnh nặng thường hay bỏ đi lang thang đâu đó, nhưng là bệnh điên dạngyên lặng, không quậy phá gì cả, ngày lang thang và tối bíêt tìm đường về nhà,ai cho gì ăn nấy. Má cứ đi hoài như vậy và đặc biệt cứ có nơi nào có cúng báilà má tìm đến ngay. Không ầm ĩ gì, mà chỉ đứng xa xa chấp tay vái lạy lia lịa rồikhóc hu hu, riếl làm ai cũng sợ. Nhà nào có đám cúng giỗ là cử người trông má từxa, hễ thấy má đến là lo xua liền. Mấy chùa miếu quanh vùng cũng vậy, hồi đầucòn thấy thương chẳng nói gì nhưng đến nay thì cũng phải kiếm người trông chừngmá, nếu thấy má khóc là đuổi đi, Út thương má nuôi quá mà chẳng biết làm sao.
Mấy hôm rày má nuôi bị cảm, suốt ngày rên hừ hự,ngày nào Út cũng phải nấu cháo bên nhà mang qua á. Tội quá, má chỉ hớp sơmấy miếng rồi thôi, nói cách gì má cũng không ăn thêm, Út lo quá, đã thế má rụôtÚt mấy hôm nay lu bu trong nhà cha để lo đám giỗ nên nhiều bữa không về nhà kịp.Má phải nhờ bà bên nhà qua ấu cơm giùm cho, kể ra với tuổi mười ba thì bé Útcũng đã biết làm nhiều việc rồi, con gái nhà quê chuyện cơm nước đâu có gì, thếnhưng má vẫn cẩn thận nhờ bà ba giúp, bởi Út còn đi học.
– Má à….
Út rón rén đẩy liếp cửa, bưng tô cháo hành vào, vừađi vừa khe khẽ gọi má nuôi. Đến cái giường má nuôi hay nằm, bé ngẩn người, trốngkhông. Thôi chết rồi, chắc má lại bỏ ra đình rồi. Mấy hôm nay bên đình có hội,chẳng là có cá ông lụy vào bờ sau một ngày thì đi luôn nên phường chày tổ chứcđưa tuốt từ dưới biển về đây, bởi cách đây mấy chục năm thì đình này vốn là nơithờ cá ông. Trống chiêng thình thịch suốt ngày mà tánh má thì Út biết. Hễ nơinào chiên trống cúng bái là má tìm đến ngay, cho nên đã mấy bữa liền má cứ nhấpnhỏm vì chuyện này may mà có bà Ba phụ Út giữ má lại. Hôm nay mới khỏe mộtchút, chăc chịukhông nổi, lợi dụng lúc Út đi học, bà Ba vừa đi thăm vườn là mátrốn đi ngay mà.
Châm ngọn đèn dầu trên bàn thờ, để tô cháo lên bàn,đậy lại cẩn thận, Út nhìn ra ngoài trời. Tối hung, phải đi tìm má về thôi.
Út khựng lại bởi mùi ruợu nồng nặc.
– Ủa ba hả, ba về hồi nào con không hay.
Ba nuôi đang đứng loạng choạng, tay vịn cây cột trướccửa, ngã nghiêng như sắp ngã. Chắc ba say rồi, Lê lết rồi Út cũng đưa được bavô giường, để ba nằm xuống, nhìn khuôn mặt đỏ gay, dới dãy chảy bên hai khóe miệng,chắc ba bị ói, chắc hôm nay ba nhậu dự lắm đây,phải làm cho ba ly nước chanh uốnggiã rượu. Út vẫn thấy má làm như vậy, cho uống nước chanh rồi lấy vôi sống bôivào chân và đánh dầu gió.
Ọc… miếng nước chanh vào miệng ba nhưng lại trào ra,thôi rồi, chắc ba xỉn quá đây. Út chạy về nhà mình là lật đất xuống bếp tìm hộptrầu của má, lấy ít vôi rồi cắm đầu quay lại.
Ba nằm sấp trên giường thở phì phò, mặc mỗi cái quầntà lỏn, ái vứt ra xa, người đỏ gay như con tôm lột, chắc nóng quá.
– Ba …ba … à …. Ba…
Út gọi hai ba lần và lay lay người nhưng ba vẫn nằmim lìm. Bé leo lên giường lật ngửa ba ra và lấy chai dầu nóng xoa khắp người,trước đó đã cẩn thận xoa vôi vào lòng bàn chân ba rồi. Tội nghiệp, nhìn ba ốmo, người có mấy cái xương sườn đều hiện rõ ra cả.
Có vôi và dầu nóng nên gã đàn ông dần dần tỉnh.
Qua màn sương mù mờ dưới ánh đèn dầu leo lét trongcăn buồng tối, bóng một người đàn bà thấp thoáng bên cạnh, một mùi thơm quyếnrũ lạ thường xuất hiện. Cả người gã bỗng chốc nóng ra rạo rực, cũng nhiều năm rồigã không gần vợ, thỉnh thoảng bí quá gã cũng vui vẻ với mấy đứa gái bán quán càphê gần bên cạnh đồn quân Mỹ tại chi khu. Nhưng chưa bao giờ gã thấy thỏa mãnthật sự. Và nay bỗng xuất hiện bên cạnh gã một người đàn bà thì… rượu và sự thiếuthốn lâu ngày bỗng chốc làm cơn khát trong người gã bùng trổi dậy.
Trước khi bé Út kịp biết chuyện gì thì bàn tay hộpháp của gã đàn ông mà từ nhỏ đến lớn bé vẫn gọi là ba nuôi đã bịt ngang miệngbé, vật cô bé xuống giường. Năm đó bé Út vừa bước vào tuổi mười ba.
Ba… Út kinh hoàng kêu lên không thành tiếng bởi bịbàn tay với những ngón to sần như trái chuối già của gã đàn ông bịt chặt. Cọ bégiãy dụa trong tuyệt vọng.
Phía xa xa… tiếng trống đình vẫn vang lên thìnhthình.
Những tiếng khóc nức nở nghẹn ngào làm cho ba nuôitinh hẳn. Quờ tay chống lên giường, người đàn ông uể oải ngồi dậy và chợt lóngtai bởi nghe có tiếng khóc.
Dụi mắt, người đàn ông ngạc nhiên khi thấy có mộtbóng người ngời co ro ở góc, khó nức nở
– Ai… ủa Út hả con?
Ba ngạc nhiên vì không biết tại sao con bé lại ngồiđây khóc, có chuyện gì vậy. Khi ba xích lại gần thì cô bé càng co rúm người lại,ánh mắy khiếp đảm kinh hoàng. Ngẩn người vì không hiểu chuyện gì, ba tính dỗdàh hỏi nhưng chợt dừng lại, câm bặt khi thấy cô con gái nuôi trần truồng, toànthân đứa bé đầy những vết lằn ngang dọc. Những vết máu loang thẫm trên giườngdưới ánh đèn dầu mờ ảo nhưng vẫnt hấy rõ, chăn chiếc xộc xệch, bộ quần áo củacô bé bị xé rách nằm mỗi nơi
một miếng.
Nhìn lại mình, ba nuôi rùng mình, xương sống lạnhtoát.
– Ba… ba…
Người đàn ông lắp bắp không thốt nổi nên lời, bây giờđến lượt ba cũng kinh hoàng không kém gì đứa con gái nuôi bởi đã đoán ra chuyện.
Ngơ ngẩn đến mấy giây vì không biết phải làm sao,cho đến khi tiếng bé Út khóc ngày càng to hơn.
Khi thấy cánh tay run rẩy của ba nuôi đưa lại gần,cô bé gào to.
– Không… tại sao….
Nhìn trừng trừng đứa con gái nuôi yêu quí, hai dòngnước mắt chảy giàn dụa trên gương mặt khắc khổ, ba bật nấc cười khùng khục. Mộtnụ cười méo mó quái dị mà suốt đời Út không thể nào quên nổi. Ánh mắt nhìn vớinỗi đau khôn tả không nói thành lời. Mãi rồi ba thều thào như người kiệt sức“…ba xin lỗi con… cho ba xin lỗi con gái cưng của ba… ba điên thật rồi…. bađáng chết…. ba xin con….”.
– Không…
Trước khi Út kịp phản ứng gì thì ba nuôi đứng dậy lảođảo bước nhanh ra ngoài cửa.
Cả đem Út không ngủ được, hễ cứ nhắm mắt là gặp ác mộng.Những ngón tay thô bạo cào cấu trên người, những cảm giác đau đớn không nguôikhông thể quên được, cô bé mở mắt thao láo nhìn trân trân vào màn đêm. Lúc đóbé chỉ ao ước giá như có má ở nhà thì hay biết mấy, bé sẽ khóc và kể ánghe mọi chuyện, nhưng mà đêm đó má lại không về, có nhắn với bé là má bận. Đãmấy lần Út tính tìm vào nhà cha ruột để gặp má, kể á nghe nhưng rồi bé thấysợ, sợ những con người trong ấy. Mãi gần sáng bé Út mệt quá thiếp đi.
– Có chuyện rồi…. giời ơi, có chuyện rồi….
Có tiếng ai đó la thất thanh ngoài kia, Út cũng giậtmình tỉnh vì những tiếng lo chói lói của bà Ba bên nhà.
Khi Út len đến thì xác của ba nuôi đã được ai đó đậycho tấm chiếu che mặt, thế nhưng vì chiếu ngắn nên vẫn không che hết được xác củaba. Một cơn gió bất ngờ ào qua lật mảnh chiếu sang bên nên mọi người thấy mộtxác chết rách nát không tòan vẹn, điều khủng khiếp nhất đó chính là trên gươngmặt méo mó vì dập nát kia đôi mắt của cha vẫn mở to trừng trừng không khép được.Khi Út len lại gần thì không hiểu sao lại như thấy ánh mắt đau đớn ấy đang chớpchớp nhìn như muốn nói lời xin lỗi, nó thét lên ngã ngất xỉu.
Theo bà con cho biết, chắc là do ba nuôi của bé Út tốiqua đi nhậu về say quá và trên đường về loáng quánh thế nào đó đâm vào xe nhàbinh Mỹ, bị xe cán nát người rồi bỏ chạy luôn. Xác cha bị vứt vào trong lùm cỏ,cũng chẳng ai hay, thời buổi chiến tranh khôn sống dại chết, mãi đến sáng trậtkhi bà con đi chợ qua mới phát hiện.
Má nuôi sau đám tang của cha thì bỏ nhà đi mất luôn,từ đó không ai hay má sống chết nơi nào. Riêng Út ngã bệnh ốm suốt mấy tháng trời,tóc rụng hết, mắt lúc nào cũng mở chong chóng, nó luôn cảm giác đôi mắt đau đớnvì tội lỗi của người ba nuôi không bao giờ khép lại được luôn nhìn nó như đểmong một lời tha lỗi. Không ai lại gần Út được, mọi người đều cho rằng có lẽ côbé bị sốc trước cái chết thảm đột ngột của ba nuôi nên vậy, không khéo nó bị thầnkinh mất, má phải xin với cha ruột cho Út lên Sài Gòn chữa bệnh một thời giandài.
Năm tháng qua đi, vết thương lòng ngày ấy trở thànhmột vết sẹo hằn sâu ám ảnh mà cô bé Út mãi mãi không bao giờ có thể quên được.
Đây cũng là một bí mật riêng mà sau mấy mươi nămchưa bao giờ Út hé răng nói cho bất kỳ ai biết, kể cả với má rụôt của mình.
Cho ba xin lỗi con…. Cho ba xin lỗi con gái cưng củaba…. Ba điên thật rồi….. ba đáng chết quá…. Ba xin….. lạy con…..
– Ba ….
Tiếng la thất thanh của cô Út lớn đến nỗi nằm ởphòng bên mà Yến cũng nghe thấy rõ, thót tim. Hốt hoảng Yến tốc mùng chạy nhanhqua phòng cô Út.
cô Út đang ngồi xổm trên giường, mắy mở trừng trừngnhìn vô định trong đâm, hai má ướt đẫm nước mắt, nét mặt ngây dại.
Ôm chặc cô Út, Yến rối rít gọi.
– Út à… Út gặp ác mộng hả, con Yến nà…
Sau mấy tiếng gọi thất thanh đầy sợ hãi của Yến thìdường như cô Út mới bừng tỉnh. Đưa tay chùi nước mắt, nhìn vẻ mặt lo sợ của đứacháu gái, cô Út từ từ nói nhỏ.
– Út tỉnh rồi, không có chuyện gì đâu.
Nghe giọng nói tỉnh táo của cô Út, Yến thở phào nhẹnhõm, mừng rõ tóet miệng cười.
– Xời ơi, Út gặp ác mộng gì mà la lớn dự vậy… làmcon lo quá.
– Ờ, mấy hôm nay Út thấy trong người không được khỏecon à.
– Mà Út mơ thấy gì vậy.
Nhìn đôi mặt thắc mắc của đứa cháu gái, cô Út mĩm cườinựng má Yến.
– Không có gì đâu, mơ mộng vớ vẩn ấy mà…. Về phòngngủ đi, mai còn đi học.
– Không được – Yến phụng phịu trề môi, – Út kể chocon nghe đi, Út mơ gặp chuyện gì vậy.
– Gặp ma
– á.
Yến tót ngay vào lòng cô Út, lỏn lẻn cười.
– Con ngủ cùng với Út nghe.
Nhìn khuôn mặt thơ ngây của đứa cháu gái yêu quíđang chìm trong giấc ngủ, cô Út mĩm cười, hôn nhẹ lên trán cháu và se sẽ nằm xuốngbên cạnh Yến. Có lẹ tại hồi sáng mình vô tình đọc bài báo ấy nên mới gặp ác mộng.“Bạn được nhiều người theo đuổi, nhưng mỗi khi ai đó định hôn bạn thì bạn lạithấy kinh hãi, muốn tránh xa. Vậy bạn có phải là người bình thường không?”. Lờitrong bài báo ấy bỗng làm sống lại nỗi ám ảnh khôn nguôi nhiều năm tháng tronglòng cô Út mà cô cứ nghĩ rằng, nó đã chết rồi. Mấy chục năm rồi còn gì, thế màbỗng nhiên hôm nay không hiểu sao trong giấc mơ, tất cả nỗi ê chề nhục nhã ngàyxưa bỗng hiển hiện trở về, cứ y như chuyện mới hôm qua vậy, cô Út rùng mình.
Hình như có áp thấp nhiệt đới nên mấy hôm nay nhứcmình
quá, cô Út thở dài. Chắc lại một đêm mất ngủ nữa rồi.