Les - Vòng Tay Không Đàn Ông

Chương 3


Bạn đang đọc Les – Vòng Tay Không Đàn Ông – Chương 3


Giảng viên Yên Thảo có hơn mười lăm năm sống, học tậpvà làm việc ở Pháp, quả thật thì ít nhiều Yên Thảo cũng bị ảnh hửơng một phầnnào suy nghĩ, phong cách lối sống ở nước ngoài. Nhưng, điều đó không có nghĩalà nàng bất chấp tất cả những nguyên tắc đạo lý Á Đông để sống buông thả hếtmình như suy diễn ác ý của một số người. Suy cho cùng, tất cả cũng chỉ là thóighen ghét của người đời và, dù ghét hay không thì, mọi giảng viên của trườngcũng phải thừa nhận nàng là một giảng viên dạy giỏi, rất thu hút được sinhviên. Giờ giảng nào của nàng trên giảng đường cũng kín mít sinh viên học. YênThảo biết cách truyền đạt kiến thức đến sinh viên một cách khúc chiết, sinh động.Với quan điểm dạy cởi mở, cô khuyến khích sinh viên tự tìm hiểu, tự do tranh luận,bình đẳng trao đổi hai chiều giữa sinh viên và giảng viên… tất cả chỉ nhằm mụcđích duy nhất là làm sao kiến thức vào sinh viên có hiệu quả nhất. Nàng rấtghét kiểu tiếp thu kiến thức thụ động máy móc của sinh viên như “học trò cấp4”, nghe được gì thì hì hụi ghi chép, và về nhà gạo, mai trả bài mà không hiểugì… Nhìn chung sinh viên trong trường Đại học này thích cô giáo Yên Thảo bởi sựuyển chuyển trong giảng dạy, ý tứ chặc chẽ, ngôn ngữ dễ hiểu, đơn giản nhưngchính xác và rất hiện đại trong quan điểm sống. Chẳng thế từng có ý kiến cho rằng,lẽ ra với uy tính của mình thì cô Yên Thảo xứng đáng được bầu làm thủ lĩnhthanh niên của trường mới đúng bởi cô có sức thu hút rất mạnh đối với sinhviên. Tuy thế, rất nhiều ý kiến cản lại vì cho rằng nếu thế thì cả trường nàychuyển sang sống như tây hết thì chết.
Cha của Yên Thảo là một giáo sư rất nổi tiếng. Ôngnhiều năm là phó giám đốc Đại học quốc gia. Đến tuổi hưu thì ông chỉ nghĩ quảnlý, chuyển sang làm công tác giảng dạy với tư cách chuyên gia. Mẹ nàng vốn làcán bộ hành chính của trường.Khi Đại học bán công Nguyễn Đình Chiểu này đượcthành lập trên cơ sở một nhánh của trường Đại học Quốc gia tách ra theo chủtrương xã hội hóa của chính phủ và sau đó có quyết định cho phép thành lập củaBộ Giáo dục và đào tạo, cha của Yên Thảo được trường Đại học Quốc gia cử sangtham gia hội đồng quản trị và là thành viên của Ban giám hiệu.
Hai ông bà lập gia đình khá muộn và chỉ có duy nhấtmột cô con gái là Yên Thảo. Vào đầu năm học cấp ba thì cô con gái cưng đã đượcbạn bè ông ổ Pháp bảo lãnh sang bên ấy học. Sau khi tốt nghiệp hệ tú tài (Bac)của Pháp thì Yên Thảo được giới thiệu chuyển tiếp du học theo diện trao đổi giữacác trường Đại học Pháp – Việt Nam , ngoài ra còn được tổ chức CNOUS của chínhphủ Pháp cấp học bổng. Học tập hết mình và luôn đạt điểm cao qua các kỳ tuyểnchọn nghiêm ngặt, sau khi tốt nghiệm Đại học hệ cử nhân (Licene) Yên Thảo đã họctiếp năm năm để đạt danh hiệu Maitrise tức thạc sỹ (Master). Có thành tích họctập xuất sắc nên nàng được trường chọn giữ lại để làm trợ giảng và cấp tiếp họcbổng để tiếp tục theo học một chu trình chuyên sâu với việc nghiên cứu để có bằngDEA, tiến đến giai đoạn làm luận án tiến sĩ (Doctorat). Giai đoạn học này sẽkéo dài từ 4 đến 8năm, tùy theo chương trình nghiên cứu và khả năng của người học.Mọi việc đáng lẽ là vậy và Yên Thảo cũng đã đi hơn nửa đoạn đường nghiên cứulàm luận án tiến sỹ thì sau đó gia đình Yên Thảo, nhất là mẹ nàng đã bày tỏ ýmong muốn nàng quay trở về Việt Nam sống với gia đình vì ông bà ngoại đã già rồi.Bỏ dở dang chương trình nghiên cứu làm luận án tiến sỹ, Yên Thảo miễn cưỡng rờiPháp sau hơn mười lăm năm sinh sống bên ấy. Về thành phố nàng được nhận ngayvào làm giảng viên Đại học của trường Đại học bán công này.
Thế nhưng cuộc sống không dễ hạnh phúc như mong muốn.Chỉ sau đó hai năm, cha mẹ Yên Thảo đột ngột qua đời trong một tai nạn giaothông thảm khốc. Đó là chuyến du lịch Vũng Tàu do Công đoàn nhà trường tổ chứcnhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Đến gần thị trấn Bà Rịa vì phải tránh mấy đứatrẻ thả diều trên khúc quanh gần đấy, lái xe luống cuống làm xe lật. Nhiều ngườibị thương nhưng chỉ có hai người chết, đó chính là cha mẹ của Yên Thảo. Khó nóihết nỗi đau đớn bằng lời của Yên Thảo. Ngày ngày cô bị ám ảnh bởi những kỷ niệmcòn lưu giữ đầy khắp trong ngôi nhà, sự cô đơn lạnh lẽo trống trải đến hốt hoảngtrong ấy và nỗi niềm ân hận, dày vò khôn nguôi vì chưa kịp làm gì cho cha mẹvui thì nay ông bà đã đi xa. Một thời gian ngắn sau đó nàng đã bán ngôi nhà củacha mẹ và dọn vào khu nhà chung cư cao cấp CMC do tập đoàn CMC của Pháp đầu tưxây dựng.
Ba mươi lăm tuổi, thông minh, sắt sảo và có một nhansắc khá quyến rũ, nàng được nhiều người đàn ông ngưỡng mộ. Thế nhưng không hiểusao đến nay cô giáo Yên Thảo vẫn sống độc thân một mình.
Sáng sáng nhìn mình trong gương, quay lưng lại nhìnqua vai thấy rõ những đường cong hấp dẫn và một gò eo hông tròn lẳn đầy đặn,Yên Thảo tủm tỉm cười. Nàng ngầm tự hào, kiêu hãnh về mình, và những lúc như thếnàng nghe thấy những tiếng thở dài sốt ruột của mẹ thoảng bên tai như khi bàcòn sống với câuh ỏi, đến bao giờ nàng mới chịu lập gia đình. Cha thì đỡ hơn,dù sao cũng là một trí thức nên ông tôn trọng quyền chọn lựa của con gái, thếnhưng cứ nhìn ánh mắt của cha mỗi khi thấy những đứa bé chơi quanh nhà là YênThảo lại cảm thấy như mình có lỗi với cha mẹ. Đến bây giờ khi mẹ không còn nữathì nàng mới hiểu nỗi lòng của mẹ, lý do tại sao mà bà nằng nạc đòi nàng phải vềViệt Nam sống với gia đình. Bà sợ con gái mình cứ mãi miết chăm lo việc họchành thì sẽ không lấy được chồng. Ôi một nỗi lo rất giản dị của cha mẹ, chỉ tiếcrằng khi hiểu, con không kịp làm cho cha mẹ vui được nữa rồi. Nghĩ đến cha mẹlà Yên Thảo lại ứa nước mắt.
Không thua kém bất kỳ ai về trình độ năng lực lẫn vịtrí công việc, lại đẹp nên Yên Thảo luôn bị nhiều người tò mò bàn tán pha lẫnngạc nhiên một cách cố ý vì thấy rằng nàng đến giờ vẫn chưa lập gia đình. Kénchọn, kiêu kỳ, làm cao hay còn vì gì khác, luôn là những lời xầm xì như vậy saulưng nàng. Độc lập trong công việc và trong cuộc sống, lấy công việc nghên cứuvà giảng dạy làm niềm vui nên nhiều lúc Yên Thảo không còn thời gian để vui thúđâu đó. Nàng cũng rất độc lập trong quyền tự chọn yêu ai và đến với ai nếu muốn,tính của Yên Thảo thế và nàng tự thấy hài lòng về điều ấy. Sống ở bên Pháp,nàng được nhiều đồng nghiệp kính trọng và họ không hề quan tâm đến cuộc sốngriêng tư của nàng. Sau khi về Việt Nam thì nàng mới nhận ra một điều rằng mọichuyện không hề đơn giản như vậy. Hình như ở một đất nước Á Đông như Việt Namthì nếu ai đó có cụôc sống độc thân thì luôn phải chịu đựng nhiều sự dòm ngó nếukhông nói là dèm pha, đàm tiếu, nhất là với phụ nữ, áp lực ấy lại càng nặng nềhơn.Từng chiều lòng cha mẹ, Yên Thảo cũng đã vài lần thử liếc mắt đưa tình, nhúnnhường để tìm kiếm người đàn ông của lòng mình, nhưng qua mấy ngày tiếp xúc lànàng nhanh chóng chán ngán ngay, họ gây cho nàng cảm giác gì đó nhợt nhạt và tầmthường, trong khi người đàn ông mà Yên Thảo đòi hỏi phải hơn hẳn nàng một cái đầuvề cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Hơn nữa, nàng nhận thấy đặc điểm chung của đànông Á Đông mà nàng từng gặp là hình như bọn họ có vẻ ghét hay nói cách khác làné tránh không muốn yêu những người đàn bà thông minh sắc sảo hơn họ trong cuộcsống. Dường như họ quen nhìn đàn bà kém cỏi hơn họ, cho rằng đã là đàn bà tứclà phải ngoan ngoãn nghe lời, phải biết yêu chiều lẫn cam chịu. .. Một quan niệmhết sực cổ hủ thật khó chịu nổi, nàng tự hỏi phải chăng tất cả đàn ông Á Đông đềunhư vậy. Hay thật ra vì trái tim của nàng không còn tìm thấy sự rung động nào vớinhững người đàn ông xung quanh bởi vì họ quá kém tài so với nàng, chưa kể tínhsĩ diện hão của người đàn ông luôn thích làm ông chủ trong mọi mối quan hệ theokiểu chồng chúa vợ tôi… Chính vì thế, mặc ẹ sốt ruột đi ra đi vào, mặc chocha kín đáo thở dài, Yên Thảo vẫn tỉnh bơ. Chỉ đến bây giờ, khi nhận ra điều ấylàm cha mẹ buồn thì chao ơi, cha mẹ còn đâu. Tự nhiên nàng thấy mình bất hiếuquá.

Sống độc thân và khá thoải mái trong giao tiếp với mọingười cho nên Yên Thảo đã trở thành cái đích để cho nhiều lời nói xiên xỏ, nhiềungụ ý. Nhiều người cho rằng, bất kỳ người đàn bà nào đã từng ở bên tây thì đa sốđều dễ dãi buông thả, lên giường ngay nếu muốn. Một kiểu suy nghĩ tầm thường vàxúc phạm đến phụ nữ, bởi cuộc sống luôn có những mặt trái lẫn phải của nó. YênThảo bỏ ngoài tai mọi lời xì xào, bởi nàng có nguyên tắc sống riêng của mình. Vớinàng, tình yêu luôn thiên liêng và cao cả. Đã từng yêu, từng đau khổ, thậm chícó lần tính tự tử vì yêu, nàng đâu phải là người đàn bà có trái tim băng giá,chỉ có điều, người đàn ông mà nàng thầm mong ước tưởng tượng trong lòng vẫnchưa thấy xuất hiện. Nàng ớn những gã đàn ông bạc nhược thảm hại và, nếu khôngnói quá thì có những kẻ sống rất hèn và đầy thủ đoạn, không có một chút gì gọilà chí khí nam nhi cả. Cứ thử nhìn ngay những giảng viên đồng nghiệp trong trườngcủa nàng thì biết. Có kẻ mang tiếng là thầy đứng trên bục giảng luôn tự hào bởicâu nói “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” nhưng chẳng hề học hỏi thêm hay đọc sách.Họ không nghe nhạc, không xem phim, cũng chẳng quan tâm đến chính trị hay thểthao… Họ chỉ thích có dịp là đi nhậu, là tăng hai, tăng ba… Và khát khao kiếmtiền bằng mọi cách. Vì vậy trong lòng Yên Thảo đến nay vẫn băng giá mỗi khinghĩ đến chuyện yêu một người đàn ông nào đó. Dễ hiểu tại sao hơn một năm đứnglớp giảng dạy, ngoài sự kính trọng lẫn yêu quý của sinh viên và đồng nghiệp, cókhông ít những lời nói ghen ghét thiếu thiện chí về nàng. Nhưng Yên Thảo kiêuhãnh đạp bằng dư luận đi qua để sống và làm việc.
Thời gian gần đây Yên Thảo thấy trong lòng mình cónhiều ưu tư. Hình như trên khóe mắt bắt đầu xuất hiện vài nếp nhăn mờ và thảngtrên vai có vài sợi tóc rụng. Không quá quan tâm đến vẻ bề ngoài, thế nhưng nhữngtín hiệu báo động ấy cũng làm cho Yên Thảo giật mình. Công việc đến rồi công việcđi, các lớp học trò cũ rồi mới, mọi niềm vui bù khú với bạn bè, học trò rồi thìcũng qua và cuối cùng cũng chỉ còn một mình nàng lủi thủi đi về trong những chiềumuộn, cô đơn làm sao. Bề ngoài nàng luôn là một người đàn bà mạnh mẽ đầy kiêuhãnh. Nhưng vẫn có những đêm thức giấc nửa chừng theo thức đếm từng tiếngchuông lễ nhà thờ, mong cho trời mau sáng, lắng nghe tiếng tắc kẻ tắc bọp trênmái nhà mà chợt thất đêm sao dài quá. Cuối cùng thì Yên Thảo vẫn là một ngườiđàn bà cô đơn bởi sở thích ít, và niềm vui duy nhất của nàng là đọc sách,nghiên cứu… Bạn bè của nàng không nhiều vì những người cùng quan điểm hiểu nhaurất hiếm, nàng cũng mới về Việt Nam được hơn hai năm nên nhiều chuyện cũng cònlạ lẫm.
Nhớ ngày nhận việc đầu tiên, Yên Thảo đã gây sốc choông trưởng phòng tổ chức của trường. Nàng mặc một áo pull bằng len mỏng phapolyester màu xanh nhạt, váy jean ngắn với thắc lưng trắng bản to, đi giày bốtda cao gần đầu gối, tóc cột cao, make up mắt nhũ xanh và tô môi son màu cam đậm.Khi nàng đến cổng, giằng co mãi bảo vệ mới chịu cho vào vì không tin rằng đó làcô giáo. Lũ sinh viên của trường huýt sáo lia lịa, la ó khi thấy Yên Thảo điqua. Chuyện đến tai cha nàng, vừa trên tư cách là người lãnh đạo của nhà trườngvừa trên tư cách là một người cha, ông lắc lư mái tóc bạc, phê phán, này nàycon đang ở Việt Nam đấy nhé. Thì sao ạ? Thì phải ăn mặc cho kín đáo đàng hoàng,con là cô giáo mà. Yên Thảo phì cười, vòng tay ôm cổ cha, đây là bộ đồ lịch sựnhất của con đấy. Báo hại ẹ nàng mất cả tuần đi chọn quần áo cho Yên Thảođể nàng có thể lên lớp được.
Mang quan điểm giảng dạy từ bên Pháp về, với Yên Thảo,sinh viên phải là một chủ thể tích cực tham gia vào quá trình giảng dạy của giảngviên và trong giảng dạy phải có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, sự kếthợp giữa kỷ thuật, văn hóa và lợi ích với các quy luật để đáp ứng triệt để cácnhu cầu của sinh viên. Thật ra quan điểm này của nàng là dựa trên những quan niệmvề xã hội học và quan niệm về xã hội hệ thống giáo dục của Dewey vàE.Claparède. Thoải mái trong giảng dạy, kích thích tối đa tâm lý sinh viêntrong tíêp thu kiến thức bằng cách cắt kiến thức ra thành những đơn vị nhỏ vàliên kết với nhau lại thành một chương trình chặt chẽ, tìm mọi cách truyền đạttri thức tốt nhất để cho sinh viên có thể hiểu và nắm được những đơn vị kiến thứcấy.
Thế nhưng đây lại được hiểu như là cuộc “nổi loạn”chưa từng có của giảng viên Yên Thảo tại ngôi trường Đại học mở bán công này.Nó chính là sự đả phá trực tiếp vào những phương pháp giảng dạy sư phạm truyềnthống của trường, bởi phương pháp truyền thống chính là xoáy quanh vấn đề quyềnlực của người giáo viên, quyến lực của kiến thức, quyền lực của các thể chế vàquyền lực của nhóm. Trong cách giảng trước nay thường bao giờ cũng bắt đầu bằngviệc truyền đạt những kiến thức đơn giản từ trực quan có phân tích tiến triểntheo kiểu ghi nhớ và kèm theo các nguyên tắc thi đua như: học tốt làm việc tốtđược khen thưởng và ngược lại thì bị quở trách.
Thật ra Yên Thảo không hề có ý đã phá phương pháp giảngdạy truyền thống nhất là đụng chạm đến vấn đề tối kỵ trong giảng dạy hiện nayđó là sự kính trọng tuyệt đối của sinh viên đối với giảng viên dựa trên nguyêntắc quyền lực có tính tập tục từ lâu đời. Tuy nhiên theo nàng, quyền lực củangười thầy sẽ phải biến thiên theo thời gian nhất là khi xã hội đang trên đàphát triển nhanh như hiện nay và cần tránh sử dụng quyền lực nếu được hiểu nhưlà sự đe dọa, trấn áp lẫn trừng phạt sinh viên. Nàng nhận thấy những phươngpháp giảng dạy truyền thống của trường nàng đã bộ lộ điểm yếu bởi nó không xuấtphát từ tâm lý rõ ràng, mạch lạc, có ý thức của giảng viên khi đứng lớp và họcũng hoàn toàn không xuất phát từ quan điểm giáo dục chính là những nổ lựctrang bị kiến thức lẫn tâm lý ch sinh viên khi bước vào đời. Và logic học củasinh viên khi tiếp thu kiến thức từ người thầy phải có sự hứng thú,sự hài hòa địnhtrước và sự phát huy sáng tạo trong tiếp thu kiến thức. Trong mấy năm đứng giảng,nàng đã từng bước khéo léo thay đổi dần phương pháp giảng dạy cũ bằng phươngpháp giảng dạy mới, áp dụng từ từ tránh gây sốc, thế nhưng nó vẫn gặp phải sựphản ứng quyết liệt từ phía đồng nghiệp. Rõ ràng thiện chí của nàng đã được hiểuthành sự thách thức các giảng viên khác bởi theohọ giảng viên và sinh viênkhông thể bình đẳng với nhau được, giảng viên là người thầy và là người truyềnthụ kiến thức, và trách nhiệm của sinh viên là phải học và phải phục tùng tuyệtđối người thầy, do vậy mọi sự trái ngược đều hiểu như những quan điểm phản giáodục. Thế nhưng mãi hai năm sau người ta mới chính thức đem nàng ra “luận tội”.Một cuộc hợp khá rình rang, được chuẩn bị công phu với đông đủ các ban bệ củatrường được mời vào ngày họp khoa thường lệ. Tuy nhiên đến giờ phút cuối khônghiểu sao có ý kiến chỉ đạo, nên chỉ còn là buổi họp góp ý trong phạm vi hẹp vềphương pháp giảng dạy trong tổ bộ môn với sự tham gia của khoa chuyên trách, mọithành phần khác không cần thiết phải tham dự, tránh gây ồn ào. Nhiều người bị hẫng. Les – Vòng Tay Không Đàn Ông – Chương 03-P2
Trong căn phòng họp của tổ bộ môn có mặt toàn bộgiáo viên của tổ, thêm Ban chủ nhiệm khoa và phòng tổ chức nhà trường cũng thamdự. Không hiểu sao cả mấy vị phụ trách công đoàn lẫn hội phụ nữ cũng có mặt.Yên Thảo nhìn ngạc nhiên, những thành phần này không hiểu có mặt để làm gì khitrên bảng thông báo ghi rõ hôm nay chỉ là buổi họp tổ bộ môn. Hay là họ sợ nàngbị chèn ép nên phải có mặt để bảo vệ quyền lợi, nàng lắc đầu, cười.

Sau dăm ba câu dạo đầu màu mè đùa nhạt thếch hơn nướclã, vị phó giáo sư, tiến sỹ, phó trưởng khoa kiêm tổ trưởng tổ bộ môn đứng lênhùng hồn phát biểu lên án nàng gay gắt. Theo ông, giảng viên Yên Thảo đã vàđang phá vỡ những phương pháp giảng dạy truyền thống của trường từ xưa đến nay.Bằng những trích dẫn dài dòng lê thê những câu kinh điển trong các cẩm nangchính trị và các quan điểm giảng dạy của các nhà giáo dục Xô Viết cũ rích để đikết luận.
– Với phương pháp giảng dạy phóng túng theo kiểuphương tây, không theo phương pháp truyền thống trên tinh thần tôn sư trọng đạocủa người Việt Nam chúng ta, giảng viên đã và đang làm mất uy tín của các giảngviên khác trường ta, vô hình chung đã kích thích cho sinh viên hỗn láo, chống lạithầy cô…
Lời lẻ đao to búa lớn, quy kết, nghe cứ như sắp có bạoloạn đến nơi.
Đã có vài tiếng reo vui nho nhỏ, vài ánh mắt đắc ýnhìn Yên Thảo vì tin rằng chuyến này thì nàng chỉ có nước mà xin nghỉ việc.
Nhìn con người ốm yếu, cặp kín cận dày cộp như vỏđít chai đeo trên khuôn mặt teo tóp và, một mái tóc mới nhuộm đen nhẫy của vị tổtrưởng bộ môn, bỗng nhiên Yên Thảo lại thấy thương hại chứ không thù ghét conngười này. Cả đời ngoi ngớp, không biết bằng cách nào lấy được cái học hàm phógiáo sư sau mấy chục năm làm con mọt bàn giấy, nhẫn nại trên giảng đường nóithao thao bất tuyệt những hiểu bíêt rỗng tuếch, ông ta như một cỗ máy già nuacũ kỷ đáng lẽ phế thải lâu rồi. Còn mảnh bằng tiến sĩ cũng là “lên đời” sau mộtđêm ngủ thứcc giấc, chuyện kỳ diệu này mà chỉ ở Việt Nam mới có, đáng ghi vàosách kỷ lục của thế giới. Con người đó cả đời lúc nào cũng lật đật, vội vã, vàrúm ró sợ hãi, ở nhà thì bị vợ chửi hớn thú, con cái coi thường quá người dưng,còn đồng nghiệp thì thương hại nhiều hơn kính trọng. Vâng, thế mà lâu lâu cũngđảo một vòng xuống các tỉnh để làm thỉnh giảng cho các ông bà quan chức địaphương học bổ túc văn hóa bằng cấp để nhằm giữ ghế. Lên tổ trưởng bộ môn là nhờanh em thương hại dồn phiếu, làm phó khoa thì chẳng qua là ghế trống có tiếngmà không có miếng. Con người mà xem như con gián lúc nào cũng lẩn lút trongbóng tối. Hồi còn sống, ba của Yên Thảo vẫn thường nhận xét, chú ấy thì tốtnhưng tội tốt quá, mà ở đời này cái gì tốt quá thì thành ra lại hỏng, và lạidát nữa, chú ấy là vậy. Chuyện Yên Thảo bị lôi ra đấu về phương pháp giảng dạyvà phong cách sống của nàng thì cũng âm ỉ lâu rồi, tuy nhiên khi cha nàng còn sống,bóng rợp của ông phủ rộng quá nên nhiều kẻ ghét nhưng sợ. Giả như nếu như ôngcó ho hắt thì cũng có vị lãnh đạo Bộ lắng nghe, chẳng gì ông cũng là một chuyêngia đầu ngành nổi tiếng, chưa kể một vài vị lãnh đạo bộ hiện nay vốn là họctrò, em út cũ của ông. Và ở trường này thì ông còn là một lãnh đạo, họ tứcnhưng đành ấm ức nín thinh. Chỉ sau khi ông qua đời mấy tháng thì họ mới dồntoa lại, lập tức tung những lời đã kích dồn dập tấn công Yên Thảo. Việc phảiđưa nàng ra tổ bộ môn và có mời lãnh đạo khoa lẫn đại diện ban giám hiệu nhàtrường dự như dự định ban đầu để gọi là phân tích, đánh giá phương pháp giảng dạycủa giảng viên Yên Thảo là việc làm bất đắc dĩ của vị tổ trưởng bộ môn này, ôngta đã bị sức ép quá nên đành phải vậy.
– Tôi hoàn toàn thông cảm với Thiện Chí của giảngviên Yên Thảo, tuy nhiên như A. Cuvillier đã nhấn mạnh “cá nhân không chỉ làcon người chung chung. Chuyển từ cá nhân này thành cá nhân khác chỉ có thể thựchiện được bằng một nổ lực nhọc nhằn…” Trong điều kiện ấy “Đức tính đầu tiên màgiáo dục cần phải trau dồi cho trẻ là tinh thần kỷ luật”. Và đây là quy luật đượcchứng minh trong quá trình hình thành phát triển của luân lý xã hội.

À, cuối cùng thì vị phó giáo sư nàycũng biết nhắc đếnquan điểm của nhà giáo dục học A. Cuvillier và bởi A. Cuvillier là người côngkích dữ dội các phương pháp giảng dạy mới mà theo ông các phương pháp này phảnánh “tình trạng hỗn loạn về kiến thức và đạo lý của thời đại … gây tai hạikhông kém điện ảnh với báo chí, tính hăng hái và sự sáng tạo cá nhân”. A.Cuvillier đã viện dẫn M.A.Bloch trong triết học của giáo dục học mới để khẳng địnhrằng các phương pháp giáo dục mới đã biến học sinh thành “một con người thiếukiên định và không thể tập trung tư tưởng”. Sao ông ta không nhắc luôn đến nhữngquan điểm của hai nhà nghiên cứu giáo dục Despins và Bartholy mà gần đây đangquấy động trở lại tư tưởng của A.Cuvillier trong việc phê phán những phươngpháp giáo dục mới. Yên Thảo nhìn ông ta, châm biếm. Nàng không muốn tranh cải vớivị phó giáo sư này về những quan điểm của A.Cuvillier khi xét về thời đại và nhữngquan niệm truyền thống trong giáo dục của ông ta. Nhưng nàng rất muốn nhắc rằng,trong khi bảo vệ quan điểm của mình thì A.Cuvillier đã chỉ trích một số hình thứcquá đáng nếu không muốn nói là nực cười về các phương pháp giáo dục mới chứkhông phải chính những phương pháp ấy. Cũng như chính M.A.Bloch, dù bác bỏ thuyếtnhị nguyên nhưng ông vẫn nhấn mạnh đến “những giới hạn khi đặt lòng tin vào trẻ”.Do vậy, A.Cuvillier khi chỉ trích những phương pháp giáo dục mới thì cũng chỉlà mới hình dung ra chứ không phải là những phương pháp bày trong những nguyêntắc cấu thành của nó.
Vị phó giáo sư tổ trưởng bộ môn của Yên Thảo đãtrích dẫn sáo, bởi ông ta hiểu không chính xác ý nghĩa lẫn hoàn cảnh hình thànhquan điểm của A.Cuvillier.
– Theo tôi hiểu thì, suy cho cùng, tất cả các phươngpháp giáo dục của chúng ta cùng có chung một mục đích là làm sao cho sinh viêncó thể tiếp thu tri thức một cách trực tiếp, qua so sánh để rút ra được nhữngđiều cơ bản nhất mà sau này các em có thể vận dụng, phát triển trong các tìnhhuống khác nhau của cuộc sống. – Nàng đứng bật dậy, nhếch mép cười nhạt, trảđũa vị phó giáo sư tổ trưởng tổ bộ môn của mình. Ánh mắt quắc nhìn của Yên Thảolàm cho ông ta rúm người và quay đầu nhìn đi nơi khác, khổ sở né tránh. Tôihoàn toàn hiểu kinh nghiệm giảng dạy của các giảng viên chúng ta trong trườngnày, ai cũng có những kinh nghiệm mở rộng bài giảng một cách sâu sắc riêng, cóthể được thể hiện dưới mọi hình thức, trực tiếp hay gián tiếp. Giảng viên phảicó trách nhiệm truyền đạt các tri thức đến với sinh viên, bằng cách nào tùytheo trình độ hiểu biết của giảng viên đó. Không biết ông đã đọc “Bàn về giá trị”của I.Ph.Xvatcôvxki?
Nhìn vị phó giáo sư đang co người lại thật thảm hại.Ai ở khoa này mà chẳng biết đến trình độ giảng dạy của ông. Và bản thân ông tacũng biết rất rõ điều đó nên luôn cảm thất bị chạm nọc nếu có lời thì thầm nàođó về việc giảng dạy của ông ta.
Thế nhưng lập tức cũng có vài ý kiến bật ra từ nhữnggiảng viên khác trong tổ, họ cho rằng, vì Yên Thảo sống bên Pháp lâu quá nênnàng không tiếp thu được các phương pháp giảng dạy trong nước, nàng đã cố tìnhđơn giản hóa những phương pháp dạy truyền thống bằng cách hạ thấp những phươngpháp này. Cái gọi là tự do, dân chủ và mềm dẻo trong giảng dạy của giảng viênYên Thảo chẳng qua là một kiểu khuyến khích tính vô tổ chức, vô kỷ luật và có chiềuhướng phá vỡ những nội quy quy định của nhà trường áp dụng đối với sinh viênbao lâu nay… Những lời tấn công dồn dập mang tính cấp tập bỗng làm cho Yên Thảomất bình tĩnh và nàng tiếp tục bảo vệ quan điểm của mình, vặc lại tất cả. Theonàng, thật ra bản chất phương pháp giảng dạy của nhiều giảng viên trong trườngluôn mang nặng tính giáo huấn, độc đoán và chủ nghĩ hình thức, vừa duy tâm vừaduy lý, nàng mỉa mai nhắc đến câu nói của René Hubert “cố gắng dung hợpDescarter và Locke”. Quả là một quả bom nổ trong cuộc họp khi nghe những lời trảđũa sâu cay này của nàng. Có vẻ như xuất hiện rõ ranh giới giữa hai bên, một chụcgiảng viên đàn ông ngồi sát nhay và một bên là Yên Thảo, cô độc xù lông để tự vệchính mình với vài người bỏ phiếu trắng.
Bầu không khí thật ngột ngạt dù cho hai chiếc máy lạnhđã mở hết số. Nhận thấy cứ tiếp tục tranh cải như thế này thì không biết đếnbao giờ mới chấm dứt, giáo sư Trưởng khoa và cũng là người đại diện của Bangiám hiệu của trường đến dự cuộc họp đã ra quyết định chấm dứt cuộc họp. Ôngcũng là một trong những người bạn rất thân của cha Yên Thảo và là một người mànàng rất kính trọng từ trình độ nghề nghiệp đến nhân cách sống. Sau khi cha mẹđột ngột qua đời thì ông vẫn là chỗ dựa tinh thần cho nàng trong bao nhiêu thángngày qua. Nhìn nàng, ông lắc lư mái tóc bạc như ngầm trách móc sự trả đũa có phầncay nghiệt của nàng đối với vị tổ trưởng tổ bộ môn, dù sao thì cũng là đồngnghiệp cả, cùng đứng trên bục giảng với nhau sao nỡ lại nói với nhau như thế.Hiểu và Yên Thảo bỗng thấy thẹn.
– Về mặt lý luận thì trong tâm lý sư phạm và lý luậndạy học thì từ lâu người ta hay trích dẫn một luận điểm của V.I.Lênin như sau“Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ đó đến thực tiễn”. Từ luậnđiểm này mà nhiều người cho rằng nó tái tạo sơ đồ chuyển từ tri giác và biểu tượngsang tư duy trừu tượng để áp dụng trong các tình huống thực tiễn và khẳng địnhphù hợp với “con đường biện chứng” của nhận thức.
Gõ gõ ngón tay lên bàn, ông hắng giọng.

– Trước hết chúng ta phải hiểu luận điểm này củaLênin trong ngữ cảnh của nó bởi nó liên quan đến những phát biểu của Hêghen đãđược Lênin trích dẫn, đánh giá. Hêghen trình bày quan điểm của mình từ tính đadạng, cảm tính, trọn vẹn, phong phú… là nội dung của khái niệm trừu tượng,nhưng nghèo nàn hơn tính cụ thể cảm tính. Chính vì vậy mà trong “Bút ký triết học”Lênin cũng đã nói đến sự trừu tượng hóa lý thú này. Trích dẫn từ Hêghen là vìLênin muốn đưa ra một suy luận là: Tư duy đúng đắn, đi từ cụ thể đến trừu tượng,không xa rời chân lý mà là tiếp cận nó. Ông đã nhận ra đặc điểm mang tính nhậnthức của trừu tượng hóa mà không bị giảm sút trong khuôn khổ của cách lý giảitruyền thống. Tại sao tôi phải nói với các thầy cô điều dông dài này, vì chúngta phải hiểu nguyên tắc tính khoa học trong dạy học ở điều kiện cuộc sống hiệnnay không phải là công việc dễ dàng. Nó là cơ sở tâm lý học, lý luận học rộngrãi và được chi tiết hóa vào việc thiết kế khi truyền đạt kiến thức và tổ chứclĩnh hội những tri thức ấy trong nhà trường. Chúng ta phái biết tri thức khoa học(mà chúng ta đã và đang truyền đạt cho sinh viên) không phải là sự tiếp tục làmsâu và mở rộng thêm một cách đơn giản kinh nghiệm hằng ngày mà đòi hỏi tạo cácphương pháp mới (về giáo dục) để trừu tượng hóa, phân tích, đánh giá khái quát,đặc biệt là cho phép phát hiện các mối liên hệ bên trong của các sự vật, bản chấtcủa chúng và các con đường đặc biệt để truyền thụ đến cho các em. Thực tế tronggiảng dạy nhiều năm tôi nhận thấy, đôi lúc chúng ta cũng bỏ qua đặc điểm này.
Do vậy, theo tôi, chúng ta nên ngừng tranh cãi nhautại đây. Chúng ta phải hiểu rằng, phương pháp giáo dục nào, truyền thống hay hiệnđại, đều cùng mục đích cung cấp cho các em các khái niệm khoa học thật sự, pháttriển cho các em tư duy khoa học, năng lực tiếp tục lĩnh hội độc lập với một sốlượng tri thức khoa học ngày càng lớn để các em có thể tự tin bước vào đời saunày. Đây là nhiệm vụ hàng đầu, như từ xưa tới nay vẫn thế, phải luôn được đặtra một cách đúng đắn trong lý thuyết kinh nghiệm truyền thống về tư duy.
Không rõ ràng lắm trong lời phát biểu thật ra ôngnghiên về bên nào, tuy nhiên nó cũng giải tỏa được bầu không khí căng thẳng vàhiểu một khía cạnh nào đó thì nó ngầm như bênh vực cho giảng viên Yên Thảo, dùkhông hẳn là tán thành những ý kiến vừa rồi của nàng. Nhìn Yên Thảo, cũng là côcháu gái, con người bạn mà mình rất mực yêu quý, vị giáo sư này nói nhẹ nhàng:
– Thưa các thầy cô, xin tất cả hãy nhớ, giáo dụccũng là một nghệ thuật.
Cuộc họp đến đấy thì tạm ngừng, sự việc lơ lửng, khôngcó kết luận cụ thể. Tuy thế sao đókhi gặp riêng Yên Thảo trong phòng làm việc củamình, vị giáo sư trưởng khoa cho biết rằng, đã có đơn tố cáo nặc danh lên đến tậnban lãnh đạo Đại học quốc gia. Ngay cả những đồng nghiệp có thiện cảm với YênThảo thì cũng gọi nàng là giảng viên gây “sốc”. Rồi có người còn trực tiếp khiếunại lên Ban giám hiệu trường. Rất may lãnh đạo cấp trên là những người tốt vàhiểu biết, và nhất là sinh viên của nàng dạy thì điểm lúc nào cũng cao. Ông đềnghị Yên Thảo cũng nên điềi chỉnh lại một số quan điểm trong giảng dạy. Ông hiểunàng và thừa nhận thiện chí, mục đích của nàng, nhưng ông vẫn lưu ý một số điềumà theo ông là nàng cũng nên rút kinh nghiệm. Rất kính trọng ông như cha vàcũng không muốn ông thêm phiền muộn, một con người cả đời quen làm công tácnghiên cứu, viết sách và giảng dạy hơn là tham gia vào làm công tác quản lý,nghe đâu ông vừa mới có quyết định bổ nhiệm làm hiệu phó phụ trách chuyên môn củatrường. Yên Thảo hứa với ông, dù trong lòng không vui. Hiểu nàng đang nghĩ gì,vỗ vỗ vai, vị giáo sư thở dài, nói vẻ ngường ngượng, trong cuộc sống bao giờcũng có những điều không như ý đâu, cần phải biết điều chỉnh để mà sống cháu ạ.
Nhìn vị giáo sư khả kính đang bước đi, Yên Thảo ngaongán, đấy là một lời khuyên chân thành hay chính là sự nguy biện đầu hàng? Tạisao tại ngôi trường này trong giảng dạy người ta không chịu khơi gợi, hướng dẫn,trao chìa khóa giải mã, kích thích sinh viên nghiên cứu tìm tòi sáng tạo tronghọc tập hơn là cứ khăng khăng đóng hộp kiến thức và trao cái hộp đó cho sinhviên? Tại sao thứ tư duy giảng khuôn sáo, cũ kỷ, tẻ nhạt này dù đã bước sang thếkỷ 21 rồi mà vẫn tồn tại và thậm chí còn trở nên phổ biến? Lần đầu tiên trong đờisau mấy năm làm công tác giảng dạy, Yên Thảo thấy chán nản trong lòng.
Yên Thảo buồn bã bước chậm theo dọc hành lang củatrường, lao xao bên tai nàng lời chào của mấy sinh viên. Nàng gật đầu trả lờivà nhanh chóng lấy xe đi về ngay.
Có còn gì vướng bận nữa đây nhỉ, cha mẹ đã đi xa cảrồi, Yên Thảo tự hỏi mình khi nhớ đến mấy cái mail của bạn bè gửi qua từ Phápnhắc nhở nàng về công trình làm luận án tiến sỹ còn đang dang dỡ.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.