Bạn đang đọc Les – Vòng Tay Không Đàn Ông – Chương 1
Sài Gòn đã vào mùa mưa, những cơn mưa đầu mùa kéodài rên rĩ, báo hiệu thời tiết năm nay chắc có nhiều khó chịu. Đường xá ngập nướclinh láng, báo chí ngày nào cũng lên tiếng ì xèo, người dân than vãn và nhữngngười có trách nhiệm thì cứ hứa, cứ xin rút kinh nghiệm, có lẽ cũng nên đưa vàotừ điển cụm mới này bởi giờ đây nó đã là câu nói cửa miệng của nhiều người cótrách nhiệm mà, thì có trách nhiệm mới xin rút kinh nghiệm chớ, ngộ thật .
Sài Gòn đang mưa,mà mưa thì buồn lắm.
Mưa cứ rơi hoài, mỗi lần nhìn mưa rơi hầu như HoàngYến chẳng làm được gì cả, cô bé cứ chống cằm thẫn thờ nhìn. Má hay la, con gáimà đa sầu đa cảm như vậy mai mốt chỉ khổ con thôi hà. Mà có khổ không, chưa biết,nhưng bây giờ thì Yến thì chẳng thấy khổ chút nào. Cô Út vuốt tóc thì thầm, đờicon gái ngắn lắm, vui được ngày nào thì ráng mà vui, kẻo sau này lại hối tiếc.Cô Út đang nói ai nhỉ, nói với Yến hay nói với chính bản thân mình. Lạ thật, mộtngười như cô mà bây giờ có thể thốt lên những câu nói ấy thì thật Yến không ngờ,quả là cô Út bắt đầu thay đổi thật rồi, nhưng xem ra cũng trễ tràng còn gì. Cứnhìn mái tóc bạc đang dần trên đầu và nếp nhăn ngày càng nhiều ở khóe miệng cô,Yến lại thở dài, chao ơi con thương Út quá mất đi Út ơi.
R.e…..e…..ng…r…e…e…ng….
Tiếng chuông điện thoại kéo dài làm cắt đứt suy nghĩcủa Yến, cô bé uể oải cầm máy lên. Chưa kịp nói câu nào phía bên kia tiếngHoàng Châu đã vang lên liến thoắng. Làm gì đó, lại ngồi suy nghĩ mưa rơi chứgì, tui biết bồ mà, sao bồ không làm thi sĩ quách đi cho rồi, nè báo Mực Tímđang tuyển người đó. Yến phì cười, Châu bao giờ cũng vậy, chưa thấy người đã thấytiếng. Hình như nếu một ngày mà Châu không nói được câu nào chắc Châu chết mất,miệng lúc nào cũng tía lia, nhiều chuyện có tiếng trong trường. Thế nhưng Châuvới Yến là đôi bạn thân, rất thân, chơi với nhau từ hồi nhọc cấp II, cấp IIIcho đến nay vào cùng một trường Đại học và vào cùng một khoa. Thân nhau đến nỗigần như đứa này chưa kịp nói gì, nghĩ gì thì đứa kia đã đoán rồi. Má Châu có lầnđùa, sau này chắc tao cho hai chúng mày lấy cùng một chồng quá.
Nhất trí, Châu với Yến cười vang.
– Có chuyện gì không bồ ?
– Thì nhớ bồ gọi điện thoại chơi vậy đó.
– Hừ…nhiều chuyện.
– Tôi cúp máy à nha.
– Giỏi thì cúp máy đi.
Yến cười híc híc và, cụp, bên kia Châu bỏ máy đểchưa đầy một phút sau tiếng chuông đổ dài. Biết ngay mà. Rồi bây giờ hai đứathi nhau tán đủ thứ chuyện trên đời, đúng là 2 bà “tám” có khác.
– Nè, qua nhà tui ngủ đi -Châu gạ.
– Thôi đi bồ….mưa thế này làm sao đi làm sao được.Cô Út la tui chết, có giỏi thì bồ qua đây đi.
– Lúc nãy tui đòi đi rồi nhưng má không cho.
– Chán he…eng!
Hai đứa tuần nào cũng vậy, lúc thì Yến qua ngủ kébên nhà Châu mấy ngày và mấy ngày còn lại Yến xin cô Út cho Châu qua ngủ bênnhà mình, lắm lúc anh Hai của Yến phải trêu, hai đứa chúng mày thân cũng thân vừavừa thôi, cứ như omôi không bằng.
Đã mấy năm nay, từ năm học đầu cấp III là ba má choYến đến ở với cô Út, mà cô thì tính tình khó khăn nên mỗi khi phải đi đâu,làmgì cũng phải xin phép nên Yến rất ngại, ko có chuyện cô cho đi ngủ qua đêm đâuđó, chỉ trừ ở nhà Hoàng Châu thì cô mới đồng ý, đấy là ngoại lệ.
Phía bên kia có tiếng ngáp dài, Châu cho biết tốiqua thức khuya đọc sách nên bây giờ buồn ngủ quá, thôi ko nói chuyện nữa, vàcúp máy cái rụp.
” Đồ dzô dzuyên “, Yến càu nhàu và đặt máyxuống, cũng che miệng ngáp, ờ buồn ngủ thiệt đó. Đáng lẽ cô bé ngủ rồi nhưng từbên ngoài cô Út nói vọng vào nhắc là anh Hai vừa nhắc Yến về bên nhà có chuyện,“mưa ngớt rồi, tranh thủ chớ ko lát mưa nữa”.
– Con biết rồi mà Út.
Yến mặc áo mưa, đẩy xe ra đến cổng rồi mà cô Út còncầm dù đi theo luôn miệng nhắc, cẩn thận nghe con, đường xá bây giờ xe cộ chạyghê lắm, nhất là trời mưa ai cũng tranh thủ, rồi ca cẩm :
– Cái thằng thiệt lạ… làm gì mà kêu em về gấp vậychứ, đang mưa.
– Ko sao đâu Út.
– Ừ thì là vậy. Nhưng mà cẩn thận nghen con.
– Dạ.
Hoàng Yến rồ ga lách chiếc xe gắn máy qua cổng, vọtra ngoài. Phía bên trong cô Út lắc đầu, con gái lớn rồi mà vậy đó, cứ ầm ầm nhưcon trai, sinh viên năm thứ 2 rồi mà…. Không ngoảnh đầu lại Yến cũng biết côÚt sẽ nói gì và cô bé bật cười.
Dừng xe trước cửa nhà, Yến bấm chuông nhưng không thấyai ra mở cửa. Nhìn đồng hồ cô bé biết chắc giờ này ba và anh hai đi làm chưa về,còn thằng Cường thì chắc cũng đang trên đường, yến biết là bên trường của Cườnghình như đang có hội trại gì đó mà Cường là ủy viên Ban chấp hành đoàn trườngnên dĩ nhiên phải có mặt.
Lạ quá, má đi đâu ha? Yến lẩm bẩm và lục tìm chùmchìa khóa trong giỏ, mở cửa đi vào. Nhìn căn nhà thân thương, Yến thở dài khoankhoái. Tuy Yến không ở nhà cũng mấy năm rồi, nhưng ba má vẫn để giành cho Yến 1căn phòng trên lầu. Tuần nào Yến cũng đảo qua căn nhà dăm ba lần thăm ba má, vớilại nhà cô Út và nhà Yến cách nhau có mấy con đường nên qua lại cũng tiện.
– Tí Nị ơi, bé về rồi à?
Tiếng anh Hai la toáng vẻ mừng rỡ dưới nhà. Yến đangnằm nghe nhạc liền nhảy tót ra khỏi giường, phi xuống nhà, đu đeo lấy cổ anh lắclư làm cho anh hai tý té.
Gỡ tay em gái, mặt đỏ gay, anh hai nói:
– Con gái lớn rồi mà cứ làm như con nít không bằng.
– Em là con nít mà.
– Trời ơi sinh viên DH năm hai rồi đấy nghe cô.
– Kệ…
– Còn là chị hai của một thằng to xác nữa đấy.
Nhắc đến Tì Tò Yến mới nhớ.
– Ủa Tí Tò nó đi đâu mà sao em về không thấy.
– À… hình như trường nó có hội trại gì đấy nên dạonày nó bận lắm, về nhà cơm nước thất thường, má la quá trời.
Yến cười hihi, má thì bao giờ chẳng vậy.
Tí Nị tức Hoàng Yến và Tí Tò tức Cường là 2 chị emsinh đôi.
Theo má kể thì vì Yến sinh ra trước mất phút nên làchị của Cường, chẳng biết co phải ko nhưng sau này thì Cường hay phản đối ba máhoài về chuyện ấy vì cho rằng mình phải là đứa ra trước mới đúng, đáng làm anhcủa Yến, chẳng qua vì má thiên vị nữ giới nên mới nói vậy. Nghe Cường lý luận,cả nhà tức cười quá. Sau khi sinh, tròn tuổi mụ thì Yến cứ dài ngoằng ra trongkhi Cường cứ mập ú nụ, nhìn 2 đứa con, 1 đứa ốm như ngón tay trỏ và đứa kia thìtròn quay như con tò he thế là ba quyết định gọi Yến là Tí Nị còn Cường là TíTò là vậy. Từ bé mỗi khi đi đâu chơi là Yến ra dáng bà chị, nắm tay dắt theo thằngem mập lẽo đẽo sau lưng, lúc nào cũng như hình với bóng. Tối ba má bắt ngủriêng thế nhưng nửa đêm thế nào 2 chị em lại tìm cách chui vào ngủ chung vớinhau, ba má cũng chịu thua. Mãi đến năm vào cấp II thì hai chị em mới bắt đầutách ra, chơi theo từng nhóm.
Nay thì Cường đã là sinh viên năm thứ 2 cùa trườngDH Kiến Trúc rồi. Một chàng trai cao đến mét tám, nặng 76kg, hớt đầu đinh, tướngmạnh mẽ và gương mặt sáng sủa, phải nói là rất đẹp trai. Cường hoạt động phongtrào Đoàn -Đội rất giỏi nên được bầu làm bí thư chi đoàn lớp, tham gia Ban chấphành đoàn trường và là thần tượng của khối cô gái. Ấy là chuyện bên ngoài chứ vềnhà thì Cường vẫn là thằng Tí Tò to xác, ai gọi thì chẳng sao nhưng mỗi khi Yếngọi thì cậu chàng tức lắm, tự ái ghê gớm. Nhiều lần Cường càu nhàu, ê bà đừng ỷra trước tôi có mấy phút mà lên mặt chị nghe. Chứ sao, chứ sao….Yến vênh mặttrước thằng em trai to xác mà cô chỉ đứng gần đến tai và rồi nhảy lên đòi nhéotai làm Cường tức điên mà chẳng biết làm thế nào. Không hiểu sao lớn lên thìhai chị em rất hay tranh cãi nhau, chuyện gì cũng có thể chí chóe được. Máthan, hai chị em chúng mày sinh cùng ngày cùng tháng, ra cùng giờ mà sao hồi nhỏthương nhau đến thế nay lại khắc khẩu không biết nhường nhịn nhau chút nào cả,đứa nào cũng đòi phần hơn là sao, thiệt là hai đứa bay cũng làm tao rầu hết sứcvậy đó
Là má nói vậy thôi chứ má thừa biết hai chị emthương nhau lắm. Chẳng qua thỉnh thoảng cãi nhau chút chơi cho đỡ buồn vậy mà.Hồi Yến mới về sống với cô Út, nhớ chị, lâu lâu Cường còn chạy xe qua nhà rủ điăn chè. Tuần nào mà yến không về nhà ăn cơm là Cường lại thắc thỏm nhắc chừnghoài.
Năm Cường mới thi vào Đại học Kiến Trúc, vì nhìn rấtbảnh nên được lớp cử tham gia cuộc thi sinh viên thanh lịch và chiếm luôn giảinhất toàn trường. Cả nhà khoái quá, riêng Yến thì hãnh diện ra mặt, đi đâu cũngkhoe em trai. Má, anh Hai và Yến xôn xao bàn tán xem nên chuẩn bị trang phục đểcho Cường tham gia cuộc thi sinh viên thanh lịch sắp tới do Bộ và Sở phối hợp tổchức cho khối các trường Đại học và trung học chuyện nghiệp toàn thành phốnhưng ba làm cả nhà mất hứng. Không được tham gia ba cái trò lăng nhăng lố bịchđó nữa. Sao lại lăng nhăng lố bịch hả ba, Yến cãi, đây là nghệ thuật mờ. Khônglà không, ý ba đã quyết rồi. Theo ba, đàn ông phải khỏe mạnh và có tri thức chứkhông phải uốn éo đi trên sân khấu, không ra cái gì.
Nhà này ba vốn ít nói nhưng một khi đã quyết chuyệngì rồi thì đố ai dám cãi. Má hay than, vì ba chúng mày sinh ra trong gia đình địachủ nên gia trưởng phong kiến lắm. Mà cũng thật, ông nội của Yến vốn làm Hội đồngvùng Hàm Luông phía bắc Vàm Cống, về đây nếu hỏi Hội đồng Mía thì ai cũng biết.Tuy sinh ra trong gia đình đại địa chủ nhưng ba giác ngộ, thoát ly theo cách mạngrất sớm và lập gia đình muộn. Ba với má gặp nhau trong chiến khu cũng mấy nămsau mới sinh anh Hai ở trong đó, còn Yến và Cường thì sau giải phóng về thànhphố mới sinh. Ba còn hay đùa, nếu chưa giải phóng thì ba cho hai chúng mày ở tuốttrên trời, không cho ra. Tuy ba má tuổi khá lớn nhưng mấy anh chị em Yến so vớicác anh em chú bác ruột khác trong họ thì nhỏ hơn nhiều. Nay thì ba má Yến đềuđã nghỉ hưu, ba tham gia làm bên Đảng ủy Phường, còn má thì ở nhà nội trợ. Bamá đều là công chức nhà nước, cuộc sống gia đình cũng đạm bạc, cũng may nhờ cócăn nhà của ông nội để lại cho ba trên đường Trần Quang Khải mà hiện giờ cô Útđang ở, và phần mặt tiền nhà cho thuê, được chia phần nên ba má Yến có thêm khoảnthu nhập trang trải, nuôi anh em Yến ăn học nên người. Đấy cũng là má nói giỡnthôi chứ mọi người đều biết ba từ trước đến nay chưa bao giờ quyết định saichuyện gì. Và sau đó Cường đã nghe lời ba, không tham gia các cuộc thi nữa màchỉ hoạt động trong phong trào đoàn trường thôi, nhiều người tiếc và trong đócó cả Yến nữa. Cô bé hy vọng cậu em song sinh của mình sẽ thành một diễn viênhay người mẫu thời trang gì đó chẳng hạn, thì vui biết mấy, sẽ có khối chuyện đểca với đám bạn gái trong lớp, cho chúng nó phục lăn. Nói là hai chị em khắc khẩuthế chư Cường luôn là niềm tự hào ngấm ngầm của Yến. Bởi trong con mắt của Yếnthì cái gì Cường cũng giỏi giang, từ chuyện học tập cho đến việc tham gia cácphong trào Đoàn, văn thể mỹ của trường. Trường Đại học Kiến Trúc thành phố mànói đến Cường thì ai mà không biết, hỏi làm sao không tự hào cho được. Chả bùcho Yến, cái gì cũng lằng nhằng, không chìm, không nổi. Chỉ được cái lanh chanhtài khôn là giỏi, đấy anh Hai hay mắng yêu đứa em gái của mình như vậy.
Năm vừa rồi Cường thi lấy chứng chỉ Toefl Quốc Tế doĐH Cambridge – Anh tổ chức. Cậu đạt kết quả xuất sắc, đạt hơn 600điểm. Sau đóCường nhận đc học bổng đi du học vào đầu năm nay, cả nhà Yến đều mừng nhưng hơibuồn vì sẽ phải xa Tí Tồ.
Sắp đến ngày Cường đi du học, mấy hôm rày má than thởhoài, vừa hãnh diện vì có thằng con trai học giỏi nhưng cũng lại buồn lo đủ thứ.Thằng này nó to xác nhưng lộc ngộc lắm, làm cái gì cũng lớ ngớ rồi không biếtmai đây qua bển sẽ ra sao, má rớm rớm nước mắt. Ba gạt ngang, bà thiệt kỳ, contrai bà nó lớn rồi, có đi xa mới tự lập tự lo được chứ. Ba cứng rắn vẻ bề ngoàithôi, chứ Yến biết tỏng là trong nhà Cường là đứa được ba thương nhất. Có lầnanh Hai còn tỵ nạnh, con Yến thì má cưng, thằng Cường thì ba thương vậy còn conthì sao? Thì là anh Hai chớ sao.
– Còn cả hơn tháng nữa nó mới đi mà mấy hôm nay má cứkêu em về hoài, suốt ngày lo soạn đồ cho nó.
– Ờ hôm qua má còn khóc nữa, ba la quá.
– Thiệt hả Hai?
– Thì cũng chuyện thằng Cường đó- Anh Hai nhún vai -Hôm qua nó về trễ, má không chịu ăn cơm, ngồi chờ nó về. Khi nó về, ba la mộttăng, má binh nó rồi khóc.
– Vì vậy anh mới nhắn em về đó hả?
– Ừ… em xem an ủi má đi nghen.
– Em biết rồi.
Cả nhà ai cũng lo cho Tí Tồ vậy mà nó cứ nhơn nhơn,Yến bực bội , để nó về đây, em cho nó một trận.
Thôi đi cô Hai, lại ỷ làm chị rồi. Nó bận bịu việctrường thật, không phải ham chơi gì đâu, anh hỏi rồi. Tội cho cu cậu, bị ba la,mặt mày buồn xo, sáng nay lên trường, không thèm ăn sáng, báo hại má bắt anh phảichạy xe theo dẫn nó đi ăn sáng. Hai đứa chúng mày làm khổ anh quá, biết thếkhông thèm làm anh Hai nữa.
Yến bật cười, gọi em là chị Hai đi, em lo cho anh liền.
Thật không, hai anh em ngoéo tay. Yến la oai oái,cái ngón tay to khỏe của anh làm cô đau.