Lẳng Lơ Tao Nhã

Chương 389: Hủy hoại và danh dự


Đọc truyện Lẳng Lơ Tao Nhã – Chương 389: Hủy hoại và danh dự

Sáng ngày kế, Lai Phúc và Tây Trương Phùng Hổ tới Thiên Ngoã am, nói thành Hội Kê đồn đại rằng đêm qua canh Đinh, có mười mấy ngọn đuốc, đạo tặc hơn trăm người, qua Trương công lĩnh, kinh động đến Từ Thái Thú. Không biết đám đạo tặc kia có đến am quấy rầy hay không?

Trương Đại cười to, nói với Trương Nguyên:
– Giới Tử. Chúng ta không bị coi là sơn tặc trói Hiến thái thú, thật may mắn nhỉ.

Chu Mặc Nông, Kỳ Bưu Giai cười rộ lên, chuyện xảy ra đêm qua có chút kì lạ, vậy cũng coi như là ngắm trăng trên đỉnh Hương Lô rồi.
Hai mươi lăm tháng bảy cũng là ngày bốn người chấm dứt đọc sách ôn tập ở Thiên Ngoã am. Chủ khảo quan khoa thi Hương ở Chiết Giang năm Ất Mão Tiền Khiêm Ích đi thuyền từ Đại Vận Hà ở Kinh Hàng rồi tới Vô Tích, đặc biệt lên bờ thăm hỏi Trâu Nguyên Tiêu và Cao Phan Long ở thư viện Đông Lâm, mục đích là hỏi suy nghĩ của hai người Trâu, Nguyên về Trương Nguyên?

Trung tuần tháng sáu, Tiền Khiêm Ích chính thức được Lễ Bộ và Lại bộ bổ nhiệm làm chủ trì khoa thi Hương Chiết Giang Ất Mão. Ngay trước đêm ông rời kinh, Đổng Kỳ Xương đang ở trong kinh thành đến thăm ông. Đổng Kỳ Xương ốm đau nửa năm, cuối năm trước bệnh tình chuyển biến tốt hơn, ở Hoa Đình không còn mặt mũi nào gặp ai, chuyển nhà đến kinh thành, sống ở ngoài Sùng Văn môn bên sông Bào Tử.

Đổng Kỳ Xương và Tiền Khiêm Ích đã quen biết nhau từ lâu, Đổng Kỳ Xương là tiền bối, Tiền Khiêm Ích tất nhiên là tôn kính lão ta, việc sĩ tử Hoa Đình đảo Đổng Tiền Khiêm Ích cũng biết, nhưng không phải chuyện bản thân trải qua, lại không bị liên lụy trong đó, tất nhiên là sẽ chịu ảnh hưởng của một bên, hơi ghét Trương Nguyên. Hắn lấy thân phận là một sinh đồ cổ động sĩ tử làm cho một địa chủ lớn không còn nhà để về, Đổng Kỳ Xương còn nói Trương Nguyên nhân lúc cháy nhà cướp của, lấy hết tất cả của cải lão ta tích tụ nửa đời, vàng bạc của cải không nói làm gì, trong đó còn có một số lượng lớn đồ cổ và thi họa, “Hoàn kỳ biểu”, “Lực mệnh thiếp”của Chung Diêu, “Tiêu tương đồ”, “Vân sơn đồ” của Đổng Nguyên, “Khê sơn hành lữ đồ”, “Tuyết sơn đồ” của Phạm Khoan, còn có không ít bút tích của Tô Hoàng Mễ Thái và nhiều thư hoạ của các danh gia thời Minh, Nguyên đều bị Trương Nguyên lấy mất.

Tiền Khiêm Ích cũng đam mê sưu tập sách cổ, thi họa, nghe Đổng Kỳ Xương vừa nói vậy, buồn bực nói:
– Làm gì có lí đó, vì sao Huyền Tể công không tố cáo Trương Nguyên kia?

Đổng Huyền Tể thở dài:

– Lời đồn đáng sợ, Trương Nguyên kia giỏi mê hoặc dân chúng, lợi dụng trái tim của điêu dân ghẹn tị với nhà giàu, thù quan khiến cho Đổng thị ta ở Hoa Đình không thể sống yên ổn. Ta lại ốm đau, không thể cùng hắn nói lí lẽ nên đành thôi. Tuy vậy ta vẫn phải nói, Trương Nguyên này có tài học.
Nói tới đây lão dừng lại một chút, chợt nghe Tiền Khiêm Ích tiếp lời nói:
– Có tài mà làm chuyện ác, xưa nay hạng người gian ác, phần lớn là loại tài hoa hơn người, nói không xa, Nghiêm Đông Lâu kia chẳng phải là tài tử ư, nhưng hạ bút ngàn ngôn.

Dù sao thì Tiền Khiêm Ích tuổi trẻ ngạo mạn, Đổng Kỳ Xương cảm thấy mừng thầm, phụ họa nói:
– Tiền Hàn lâm nói rất đúng, Trương Nguyên này lại lập ra Hàn Xã, tự mình làm minh chủ, tháng ba Thiệu Hưng Hàn xã tụ tập, không ngờ có hơn một ngàn xã viên, thanh thế không nhỏ, tuyên bố Hàn Xã xã viên của hắn phải có năm Ngũ kinh khôi trong kì thi Hương Chiết Giang năm nay.

Thi hương phải phân phòng chấm bài thi theo Ngũ kinh, mỗi kinh chọn ra một người đứng đầu, gọi là Ngũ kinh khôi, giải Nguyên sẽ chọn trong năm Ngũ kinh khôi này.

Thực ra từ lúc Đổng Kỳ Xương bước vào cửa, Tiền Khiêm Ích đã phần nào đoán được ý định của lão rồi. Từ lúc Lễ Bộ truyền chỉ y chủ trì thi Hương Chiết Giang tới nay, lần lượt có những thân hào địa chủ Chiết Giang đang sống ở kinh thành đến nhờ vả cho con cháu, bạn bè, có tặng bạc, có tặng đất nhưng Tiền Khiêm Ích đều khéo léo từ chối. Đổng Kỳ Xương này không phải tới nhờ vả cho con thứ của hắn, mà là tới bôi xấu Trương Nguyên.

Tiền Khiêm Ích cười nói:
– Hàn Xã có nhân tài như vậy ư, ta đây mỏi mắt mong chờ.
Nói đến chuyện thi Hương, y liền ậm ờ từ chối.


Đổng Kỳ Xương cũng không nói thêm chuyện về Trương Nguyên nữa, ngừng lại một chút rồi ra lệnh cho tên người hầu đi theo trình lên một hòm sách, nói:
– Trong này có vài bức tranh và bản viết tay kinh Phật, mời Tiền Hàn lâm góp ý.
Vừa nói, vừa mở ra, lấy ra một bức tranh, chính là bức tranh của lão “Yên giang điệp chướng đồ”.

Tiền Khiêm Ích liền nói “Nào dám” rồi cung kính thưởng thức, khen:
– Huyền Tổ công bức họa này cấu tứ đẹp kì lạ, mực nhuộm mây trôi, thiết kế màu sắc giống như Đường nhân Lý Tư dạy dỗ nhưng trò giỏi hơn thầy, thực sự khiến tại hạ rất khâm phục.

Đổng Kỳ Xươngcười nói:
– Tiền hàn lâm quả thật là tri âm của Đổng mỗ.
Nói vài câu chuyện phiếm rồi cáo từ.

Tiền Khiêm Ích tiễn Đổng Kỳ Xương về, lại lật hòm sách kia ra xem, ngoại trừ bức “Yên giang điệp chướng đồ” vừa mở ra là bút tích của Đổng Kỳ Xương, còn lại tất cả đều là danh họa và sách cổ bản tốt nhất đời Tống, Nguyên, có thi họa của cha con Mễ Phất, Triệu Tùng Tuyết, Hoàng Công Vọng. Về phần sách cổ Tiền Khiêm Ích lại càng yêu thích, từ lúc hai mươi Tiền Khiêm Ích đã tìm kiếm sách đời Tống, đời Nguyên, lúc này Đổng Kỳ Xương đưa tới những bản khắc Tống, Nguyên, thích đến nỗi không muốn buông tay.

Nếu như Đổng Kỳ Xương đưa khế ước, vàng bạc, vậy thì Tiền Khiêm Ích sẽ lập tức từ chối. Thường Thục Tiền thị, gia tài bạc triệu, còn khinh bỉ kẻ hối lộ, nhưng cổ họa này lại là sở thích của Tiền Khiêm Ích, muốn kêu người hầu khiêng hòm sách này đuổi theo trả lại Đổng Kỳ Xương, rồi lại không nỡ, nghĩ thầm rằng:
“Ừm, giờ mà trả lại thì sẽ không nể mặt Đổng Huyền Tổ, ta tạm giữ lại thưởng thức, lần sau hồi kinh sẽ trả lại. Còn về phần nói muốn cho Trương Nguyên thi Hương rớt, khoa trường không rõ tên, sao chép, quy chế nghiêm khắc, tuy ta là Tổng tài, nhưng cũng không thể quyết định ai đỗ ai trượt, ở trường thi không bàn đến chuyện nhân phẩm có ưu điểm khuyết điểm gì, chỉ quan tâm tài chế nghệ cao thấp.


Nhưng trong lòng có một chuyện luôn thắc mắc, nghe nói khi Sơn Âm Hàn Xã tập hợp, Trâu Nguyên Tiêu và Cao Phan Long từng tham dự, cho nên tới Vô Tích rồi, Tiền Khiêm Ích liền tới Đông Lâm thăm hỏi hai người Trâu, Nguyên. Lúc này thư viện Đông Lâm yên lặng, phần lớn đám học sinh tứ phương đã về quê của mình để chuẩn bị thi Hương. Khi Tiền Khiêm Ích còn trẻ đã từng cầu học Cố Hiến Thành, sau bái Thái Thương đại nho Quản Đông Minh làm thầy. Tiền Khiêm Ích dù chưa tham dự dạy học cùng Đông Lâm nhưng cũng có quan hệ sâu xa với Đông Lâm, Tiền Khiêm Ích hỏi hai người Trâu, Nguyên những kẻ sĩ có tài ở Chiết Giang?

Trâu Nguyên Tiêu cười nói:
– Tiền Tổng tài muốn chọn môn sinh trong các sĩ tử Chiết Giang ư, ta đưa ra ba cái tên, Tiền tổng tài nhất định phải chọn lấy ba người này, chắc chắn sẽ làm nổi danh ngài.

Tiền Khiêm Ích liền hỏi:
– Không biết Nam Cao tiên sinh muốn đề cử ba người nào?

Trâu Nguyên Tiêu nói:
– Sơn Âm Trương Nguyên, Dư Diêu Hoàng Tôn Tố, Gia Thiện Ngụy Đại Trung, ba người này chắc chắn sẽ đem lại vinh quang cho thầy của chúng.

Tiền Khiêm Ích nói:
– Ta nghe nói Sơn Âm Trương Nguyên hành sự quá sắc sảo, tài danh là có, không phải chê trách.

Trâu Nguyên Tiêu nói:
– Là vì việc của Đổng Huyền Tổ ư, cái này ta tưởng Đổng Huyền Tổ không thể dạy dỗ được con cháu và gia nô của ông ta nên mới gặp tai họa.


Cao Phan Long nói:
– Tiền Biên Tu cũng chớ quan tâm những lời nói không đâu, trong trường thi chỉ quan tâm đến chế nghệ, nếu như vậy thì sẽ không mập mờ, văn tốt, kinh thế trí dụng thì chọn.

Tiền Khiêm Ích gật đầu nói:
– Cảnh Dật tiên sinh nói đúng.

Tiền Khiêm Ích không dám nghỉ đêm ở thư viện Đông Lâm để tránh nghi ngờ, đi thuyền suốt đêm đến Hàng Châu.

Hai mươi sáu tháng bảy, 165 sinh đồ ở Sơn Âm đỗ kì thi cuối tháng năm lấy được tư cách thi Hương tập trung tại Huyện Nho Học, nghe Lưu huyện lệnh và Tôn giáo thụ phát biểu, Lưu huyện lệnh còn cho mỗi vị thí sinh hai lượng bạc, các thí sinh ai nấy đều đeo dải lụa đỏ, hăng hái đi ra khỏi nho học trong tiếng chiêng trống. Đây là điều mà trên huyện làm vì thí sinh, thi Hương không như thi phủ, thi đạo, nếu đỗ, con người lập tức có giá trị gấp trăm lần, có thể tuyển quan, có thể tham gia thi Hội vô kỳ hạn, địa vị xã hội này tú tài không thể bì được.

Anh họ hơn sáu mươi tuổi kia của Thương Đạm Nhiên từng nói muốn cùng Trương Nguyên đi thi, ông hướng dẫn cho Trương Nguyên một ít quy đinh, nhưng lần khoa khảo này vị lão tú tài lại đỗ bậc ba, không có tư cách đi thi, không thể hướng dẫn cho Trương Nguyên rồi.

Anh của Vương Anh Tư, Vương Bính Lân thi được bậc hai. Ngày hai mươi sáu hôm đó đến Sơn Âm hỏi Trương Nguyên khi nào khởi hành tới Hàng Châu. Anh ta muốn đi cùng Trương Nguyên, lại thuận miệng nói muội muội Anh Tư của anh ta bị bệnh mấy ngày rồi, hôm qua mới hết sốt hẳn. Trong lòng Trương Nguyên biết là do lần trước Anh Tư sư muội rơi xuống nước ướt quần áo không thay quần áo ngay nên mới bị cảm phong hàn, may mà đã khỏi, hắn vốn muốn đi thăm, nhưng lại nghe Bính Lân sư huynh nói hiện Anh Tư đã trở về Thành Trung phủ, hắn không tiện tới thăm liền sai Vũ Lăng mang tặng một giỏ táo và hai hộp mật ong.

Trường thi Hàng Châu ở phía đông bắc Tây Hồ, phía nam Vận Hà. Tên con đường bên cạnh trường thi là phố Thanh Vân, thí sinh không quen bạn hay có người thân ở tỉnh phải đi thuê chỗ ở thường chọn ở tại con đường này, cách trường thi gần, làm thủ tục thuận tiện. Còn nữa, con đường này mang danh là phố Cát lợi, danh đăng ất bảng, bình bộ thanh vân, đây chẳng phải là nguyện vọng của thí sinh sao?


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.