Bạn đang đọc Lá nằm trong lá – Chương 5
Bóng đêm thả xuống từng mảng lớn, mỗi lúc một dày và cùng với nó khí lạnh kéo về trùm kín lâu đài.
Giờ này, nhà vua hoàng hậu công chúa và hoàng tử đã thiêm thiếp giấc nồng trong những căn phòng lộng lẫy và ấm áp.
Ở tàu ngựa phía sau lâu đài, chàng chăn ngựa đang co ro trong chỗ ngủ tồi tàn của mình.
Đã bao đêm như thế rồi, kể từ khi ba mẹ chàng qua đời. Một thời gian dài chàng lang thang trong rừng, sống qua ngày bằng trái cây và những con thú nhỏ bẫy được.
Cho đến ngày nhà vua đi săn và đám tùy tùng vô tình tìm thấy chàng nấp sau kẽ đá bên một con suối nhỏ, chàng được đưa về hoàng cung và trở thành người chăn ngựa trẻ tuổi của nhà vua.
Từng trải qua cuộc sống hoang dã, chàng không sợ cái lạnh lắm vì chàng biết cách đối phó với nó, dù khí trời ban đêm thực là mênh mông băng giá..
Chàng lấy cỏ trong tàu ngựa ủ lên nửa người bên dưới, suốt đêm rúc chân vào đó để tìm hơi ấm. Khi nhiệt độ xuống thấp hơn nữa, chàng tìm những tấm đắp trên yên ngựa để làm mền”
Tôi đọc được phân nửa câu chuyện của thằng Lợi, thầy Chinh đã kêu cả lớp lấy giấy ra làm bài kiểm tra nên tôi buộc phải xếp cuốn các-nê, đút vô ngăn bàn.
Tôi quay đầu xuống bàn chót tính giơ ngón cái lên khen nó nhưng Lợi đang úp mặt vô bài làm nên tôi đành quay sang thằng Hòa, trầm trồ:
– Thằng Lợi viết truyện hay lắm mày
Hòa nheo mắt:
– Nãy giờ mày đang đọc truyện của nó à?
– Ờ
– Nó viết truyện gì vậy?
– Truyện cổ tích
Hòa nhún vai:
– Tao không thích truyện cổ tích. Hồi bé thì thích, bây giờ tao không thích nữa.
Tôi cũng như Hòa. Truyện cổ tích hồi bé tôi thích mê, lớn lên thấy nó trẻ con thế nào. Bây giờ, tôi thích đọc Khái Hưng, Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng hơn. Nhưng không hiểu sao tôi lại thích truyện Chàng chăn ngựa của nhà vua do thằng Lợi sáng tác, mặc dù tôi chỉ đọc được một đoạn ngắn ngủn. Có lẽ số phận hẩm hiu của thằng bé mồ côi trong truyện khiến tôi động lòng.
Không chỉ tôi, thằng Thọ cũng thích câu chuyện của Lợi.
Bữa đó, lúc ra về nghe tôi khoe thằng Lợi đã có sáng tác mới, Thọ giành lấy cuốn các-nê. Nó đem cuốn sổ về nhà, sáng hôm sau trống ra chơi vừa vang lên nó hăm hở lùa bọn tôi vô quán cà phê, lần này có cả thằng Lợi.
Vừa ngồi xuống ghế, nó đã tuyên bố ngay:
– Báo một tin vui cho bút nhóm chúng ta. Hôm nay văn sĩ Lợi đã bắt đầu khai bút
Tôi liếc Lợi, thấy mặt nó ửng lên như tráng men. Nó bấu mười ngón tay vô thành ghế như để khỏi ngã lăn vì hồi hộp.
Thọ hắng giọng: – Thi sĩ Cỏ Phong Sương và tao đã đọc…
Tới đây, Thọ cố ý ngưng lại và quét mắt một vòng để khoái trá thưởng thức vẻ tò mò của hai đứa chưa đọc truyện này là Hòa và Sơn, lẫn vẻ khẩn trương của tác giả Lưu Thành Lợi đang chết gí trên ghế.
Khi thấy không khí đã căng như dây đàn và có vẻ sắp sửa phát nổ, Thọ trịnh trọng tiếp:
– Và hai đứa tao nhất trí đánh giá Chàng chăn ngựa của nhà vua là một truyện tuyệt h
Sơn, Hòa và tôi vỗ tay bôm bốp trước gương mặt càng lúc càng chín nhừ của Lợi.
Tôi vừa vỗ tay vừa hào hứng phụ họa:
– Lưu Thành Lợi là Thạch Lam thứ hai – Tụi mày nói quá! – Lợi phản ứng yếu ớt nhưng rõ ràng không giấu vẻ sung sướng.
Thọ đập tay xuống bàn ra hiệu ọi người im lặng:
– Tao chỉ góp ý thằng Lợi một điều. Mọi thành viên của bút nhóm đều sử dụng bút danh. Mày không thể ký tên thật dưới sáng tác của mày được
Lợi ấp úng: – Nhưng tao không biết cách… đặt bút danh
– Mày yên tâm! – Thọ hùng hồn. – Tao đã nghĩ giùm ày rồi. Truyện của mày viết về chàng chăn ngựa. Bút danh của mày sẽ là Mã Phup>
– Mã Phu á? – Lợi chớp mắt, rụt rè phản đối. – Sao tao thấy cái tên này thế nào!
Tên hay thế mà mày bảo thế nào! – Thọ tự ái, gân cổ thoát nổi vằn. – Bút danh ý nghĩa như vậy cơ mà!
Đang cao giọng, nó đột ngột dịu xuống:
– Thôi, mày không thích thì thôi! Nó cười hề hề:
– Để tao thêm dấu sắc vào. Mày sẽ là Mã Phú!
Nhà văn Mã Phú mới xuất hiện đã gây chấn động giới học trò
Truyện Chàng chăn ngựa của nhà vua bọn tôi đọc chỉ là phần đầu của câu chuyện dài loằng ngoằng của nó.
Hôm đó, sau khi Lưu Thành Lợi được thằng Thọ phù phép biến thành Mã Phú, Lợi háo hức đòi cầm cuốn các-nê về để “viết tiếp phần hai”.
Tôi là đứa ủng hộ Lợi nhiệt tình nhất, vì nhờ vậy mà thằng Lợi quên phắt bài thơ tạ lỗi Thỏ Con tôi còn đang nợ.
Từ lúc Lưu Thành Lợi biến thành Mã Phú, nó dường như cũng biến thành con người khác.
Được bọn tôi bốc lên mây xanh, chắc tối đó Lợi thức suốt đêm sáng tác.
Hôm sau, tôi và thằng Hòa vừa tới cổng trường đã thấy Lợi ngồi trên bậc thềm ngay trước cửa lớp ngóc cổ trông ra. Cứ như nó đang rình bọn tôi: vừa thấy tôi và Hòa bước chân vào trong sân, Lợi đã phóng vù ra như một mũi tên, cảm giác như nó bay ngang sân trường.
– Ai rượt mày vậy? – Hòa chọc, khi Lợi tới gần.
Văn sĩ Mã Phú toét miệng cười, lôi cuốn sổ trong túi xách ra giúi vào tay tôi:
– Trả ày nè.
Tôi cầm cuốn sổ, lật lật vài trang, chép miệng hỏi:p>
– Mày mới viết tiếp à?
– Ờ. Tối qua tao viết đến ba giờ sáng.
– Mày sẽ là Vũ Trọng Phụng.
Tôi nhìn cặp mắt đỏ kè của nó, mỉm cười, cảm giác đang đóng vai Lãnh Nguyệt Hàn.
Phần tiếp theo câu chuyện Chàng chăn ngựa của nhà vua bắt đầu có nhiều tình tiết hấp dẫn.
Một hôm công chúa ôm sách ra đồng cỏ ngồi đọc. Công chúa mười bốn tuổi, nên vẫn còn ham chơi lắm.
“Cô đọc sách một lát, lại vứt bừa sách ra cỏ, tung tăng hái hoa bắt bướm, chốc sau lại ngồi xuống ôm sách lên, rồi lại chán, lại nhỏm dậy chạy nhảy, lần này cô rượt theo cách chú sóc, vừa đuổi vừa cười khúc khích. Tiếng cười của cô reo lên trong gió, như tiếng pha lê chạm vào nhau khiến chàng chăn ngựa đang cắt cỏ tưởng như có ai phả nhạc xuống tâm hồn.
Rồi công chúa nhìn thấy chàng chăn ngựa. Lần đầu tiên cô nhìn thấy chàng.
Cô chậm bước lại, từ từ tiến về phía chàng trai lạ. Từ bé, công chúa chưa thấy chàng trai nào trạc tuổi mình, ngoài hoàng tử năm nay tám tuổi toàn vòi vĩnh và quấy nhiễu cô. Túc trực chung quanh cô xưa này là các bậc đại thần râu dài thậm thượt và lúc nào cũng tròng vào mặt vẻ uy nghiêm, đạo mạo. Tóm lại, công chúa không có bạn.p>
Cô bước bằng những bước chân thật chậm, gần như rón rén nhưng đó không phải là dấu hiệu của sự rụt rè. Có vẻ như cô nghĩ mình đang đến gần một con chim lạ, chỉ sợ mình gây ra tiếng động con chim sẽ đập cánh bay đi mất.
– Người làm gì ở đây thế? – Công chúa tò mò hỏi, khi đã đứng đối diện với chàng trai, trông mặt cô rất vui vẻ.em>
Chàng chăn ngựa phát hiện ra công chúa ngay từ đầu, và tuy mới gặp cô lần đầu chàng đã biết ngay cô là công chúa qua cách ăn mặc không thể lẫn vào đâu của cô.
Cũng như công chúa, chàng chăn ngựa cũng không có bạn. Những năm tháng sống giữa rừng xanh, đánh bạn với chàng là những chú khỉ nghịch ngợm và lũ sóc đuôi dài.
Từ khi được nhà vua đưa về cung, cùng ăn cùng làm với chàng là những bác thợ làm vườn, những đầu bếp trong lâu đài. Họ không phải bạn chàng, trong mắt họ chàng chỉ là chú bé con.
Điều đó giải thích tại sao chàng ngây ra khi công chúa hỏi. Ngạc nhiên, ngượng ngùng và vui sướng, những cảm xúc khác nhau cùng lúc lấp đầy con người chàng khiến chàng bối rối đến mức không biết phải phản ứng như thế nào.
Có lúc chàng đưa tay lên khiến công chúa ngỡ chàng sắp trả lời câu hỏi của mình nhưng rồi cô nhận ra chàng chỉ phác một cử chỉ bâng quơ thế thôi.em>
– Người không nghe ta hỏi à? – Công chúa khẽ nhíu mày, sau một lúc kiên trì chờ đợi
Đến lúc này thì chàng chăn ngựa phát hoảng, chàng ấp úng:
– Thưa… thưa công chúa…
– Ngươi đang làm gì ở đây thế? – Công chúa nhắc lại câu hỏi, mắt vẫn nhìn chăm chăm vào mặt chàng trai, vẻ hiếu kì.
– Tôi… tôi cắt cỏ. – Chàng trai đáp, vụng về chỉ tay vào hai giỏ cỏ tươi bên cạnh.
Công chúa tròn đôi mắt đẹp:
– Ngươi cắt cỏ làm gì?
– Cho ngựa ăn, thưa công chúa
Chàng chăn ngựa lễ phép đáp, đã bắt đầu thấy tự nhiên hơn nên câu nói đã không còn bị đứt khúc.
Công chúa như quên mình là công chúa. Cô bước lại chỗ giỏ cỏ, ngồi thụp xuống và rúc cả hai tay vào cỏ ướt, reo lên:
– Ôi, mát quá! Người chỉ ta cắt cỏ với!”.p>
Tình bạn giữ chàng chăn ngựa mồ côi và cô công chúa cành vàng lá ngọc lập tức thu hút sự chú ý của bạn đọc, trước tiên là của mấy đứa trong bút nhóm bọn tôi, tiếp theo đến các nàng thơ, sau nữa là các đứa khác.
Thọ tấm tắc:
– Thằng Mã Phú viết “chiến” ghê!
– Hấp dẫn không thua gì chuyện Trương Chi! – Sơn gật gù.
Hòa ngước nhìn trời:
– Hay ngang chuyện tình Romeo – Juliet!
Tôi đá vào chân Hòa:
– Chuyện tình hồi nào?
– Để rồi mày coi! – Hòa nhún vai – Tao linh cảm trước sau gì chàng chăn ngựa và công chúa cũng yêu nhau. Không yêu là tao đi đầu xuống đất! Thằng Hòa nói bằng cái giọng như thể nó chính là tác giả khiến tôi đâm tự ái”
– Được rồi! Để tao đi hỏi thằng Lợi!
*
* *
Lợi làm tôi thất vọng quá sức.
Tôi thuật cho nó nghe những gì thằng Hòa nói, rồi liếm môi hỏi:
– Nó nói đúng không hả mày?Trong khi tôi thấp thỏm rình ở nó một cái lắc đầu, hoặc nghe nó chửi thằng Hòa “cầm đèn chạy trước ô tô” kia một câu cho bõ ghét, nó lại nhe răng ra cười:
– Tao cũng chẳng biết. Tao chỉ mới nghĩ ra được chừng đó.
Lợi trả lời kiểu đó, tôi chẳng vặn vẹo gì được. Tôi vỗ vai nó, lái sang chuyện khác:
– Mày viết hay tuyệt! Mấy hôm nay cả lớp mình chuyền tay cuốn các-nê để xem truyện của mày. Nghe đồn, tụi lớp khác cũng chạy qua thập thò hỏi mượn.
– Chết rồi! – Lợi bất giác thốt lên, nụ cười đột ngột tuột khỏi môi nó – Tụi mày đừng nói với ai Mã Phú là tao đấy nhé!
– Sao thế? – Tôi ngạc nhiên – Gặp tao, được ái mộ như thế tao vỗ ngực xưng tên liền!
Tôi tít mắt:
– Biết đâu được tụi con gái xúm vào xin chữ ký, xin chụp ảnh chung nữa!
– Hoàn cảnh tao khác mày! – Lợi xua tay – Cậu tao mà biết tao mải viết truyện không lo học, cậu tao đuổi tao ra đường liền!
Tôi dựng mắt lên:
– Mày không ở với ba mẹ à?
– Không. Tao ở với cậu tao.
Khi nói câu đó, giọng thằng Lợi chùng xuống nhưng tôi không để ý, lại hỏi:
– Thế ba mẹ mày đâu? Lợi nhìn xuống đất, mặt nó buồn thiu:
– Ba mẹ tao mất rồi
Tới hôm đó, tôi mới biết hoàn cảnh của Lợi qua những gì nó bùi ngùi kể tôi nghe sau đó. Ra là nó mới về thị trấn này được có mấy chục ngày. Hèn gì tụi tôi bắt đầu học kỳ hai rồi nó mới lò dò xin vô học.
Lợi tâm sự xong cả buổi vẫn không ngẩng đầu lên, như thể trái tim nó đang bị nỗi buồn đè nặng. Dù vậy, tôi vẫn không đủ can đảm nhìn nó như sợ cứ nhìn thấy nó tôi sẽ không thể nào dứt ra được câu chuyện của nó ra khỏi tâm trí.
Tôi đưa mắt nhìn lên phượng xanh ngắt và lung linh nắng ở cuối hàng rào, chợt biết dù nhìn đi đâu tôi cũng không thể thoát khỏi câu chuyện đầy ám ảnh của Lợi. Như ngay lúc này đây, khi đang dõi mắt theo những cụm mây trôi hững hờ bên trên tàng cây tôi lại bắt gặp mình đang mường tượng đến những gì Lợi vừa in vào trí não tôi.
Tự nhiên, tôi nhận ra tôi đang rất buồn. Tôi không ngờ văn sĩ Mã Phú tài hoa lại có một cuộc đời thương tâm đến vậy.
Nhưng tôi chẳng biết nói gì để an ủi nó. Câu chuyện của nó thật quá sức đau buồn, đến mức bất cứ lời an ủi nào thốt ra trong lúc này cũng đểu nhẹ tênh và chẳng có ý nghĩa gì hết
Cuối cùng, tôi nói, tin rằng tôi chỉ có thể nói được câu đó thôi:
– Ờ, tao sẽ nói mấy đứa kia giữ bí mật giùm mày. Hiện nay chỉ có bốn đứa trong bút nhóm biết mày là Mã Phú. Sẽ không có đứa thứ năm, mày yên tâm đi!
*
* *
Thằng Thọ ngoác miệng chửi tôi “ngu” ngay khi nghe tôi kể lại cuộc trò chuyện giữa tôi và Lợi.
– Ngu á? – Tôi bực mình, tại tôi cứ bị nó chửi “ngu” hoài
– Ờ, ngu! – Thọ thản nhiên, cứ như thể tôi mà không ngu mới là chuyện lạ.
Tôi bắt đầu nổi cáu:
– Tao đập mày nghe Thọ! Thọ nheo mắt nhìn tôi:
– Mày cứ đập tao đi, nếu mày có thói quen đập tuốt luốt những ai mở miệng ra là chỉ có nói đúng!
Không đợi tôi cự nự, nó nhếch môi nói luôn: – Nếu mày thông minh, mày không thể khẳng định với thằng Lợi chỉ có bốn đứa tụi mình biết nó là Mã Phú. Đọc truyện Chàng chăn ngựa của nhà vua trong cuốn các-nê, bất cứ đứa nào từng thấy nét chữ của thằng Lợi đều có thể suy ra nó là Mã Phú, hiểu chưa?
Cứ như thể tôi vừa bị thằng Thọ nhét giẻ vào mồm. Tôi chỉ biết câm miệng hến, trơ mắt ra nhìn nó
Thọ ung dung bày mẹo:
– Bây giờ chỉ có cách xé hết những trang viết của thằng Lợi rồi nhờ Xí Muội viết lại.
Tôi ngập ngừng:
– Nhưng đã có một số đứa…
Tụi mình sẽ bảo Mã Phú là Xí Muội, trước đây thằng Lợi chỉ chép giùm.
– Ma mới tin! Thằng Lợi giỏi văn đến thế…
– Kệ tụi nó. – Thọ khoát tay – Cứ để tụi nó bán tín bán nghi. Miễn sao cuốn sổ này chẳng may tới tay cậu thằng Lợi, nó có cớ để chối phăng!
Bọn tôi lập tức làm theo kế hoạch của Thọ, bởi thực ra cũng chẳng có cách nào hay hơn
Tất nhiên, Xí Muội là người trong cuộc, nó biết tỏng Mã Phú là ai. Xí Muội biết thì ba nàng thơ còn lại cũng biết, vì bọn con gái đã chơi thân với nhau thường có thói quen san sẻ bí mật cho nhau, tóm lại bí mật của đứa này bao giờ cũng là bí mật của đứa kia.
Thọ phải tập hợp bốn nàng thơ lại, trình bày hoàn cảnh của nhà văn Mã Phú, yêu cầu các nàng giữ bí mật giùm Lợi, nếu không nhà văn tài hoa của lớp ta chưa kịp lên đã xuống dốc không phanh và chắc chắn tương lai sẽ tắt ngóm nếu chẳng may ông cậu đang è cổ cưu mang chàng phát giác ra chàng không lo học mà chỉ lo làm… nhà văn, và cuối cùng của tất cả những thảm họa là thảm họa kinh hoàng nhất: nhà văn của lớp ta sẽ bị tống cổ ra đường đi lang thang trong gió rét mưa rơi, dĩ nhiên đó là vì chàng xách bị ăn xin để sống qua ngày.
Bọn con gái vốn yếu đuối, giàu lòng trắc ẩn, nghe Thọ đọc một bài diễn văn mủi lòng đến đá cũng rơi lệ, nên đồng ý ngay lập tức.
Thỏ Con và Xí Muội nhanh chóng gật đầu một phần cũng nhờ sự vắng mặt của hai tên đáng ghét là tôi và thằng Sơn trong cuộc họp mặt đó, mặc dù hai nàng cũng đã nguôi giận khi thi sĩ Hận Thế Nhân đã lật đật trả lại tấm hình nhỏ Nguyệt cho Xí Muội ngay sau hôm bị phát hiện, còn tôi dù chưa sáng tác được bài thơ tạ tội những mỗi khi gặp Thỏ Con tôi đều mỉm cười lỏn lẻn “ Cho xin lỗi đi mà!”…
Nhà văn Mã Phú mười sáu tuổi, nhỏ hơn nhà thơ Lãnh Nguyệt Hàn một tuổi, nghĩ là tới tuổi có quyền.. hút thuốc, tất nhiên là nếu so với bọn nhãi nhép như tôi, Hòa và Sơn
Nhưng dù thằng Thọ làm kiểu gì, hết năn nỉ đến bức ép, Lợi vẫn khiên quyết lắc đầu. Ngay cả khi thi sĩ Lãnh Nguyệt Hàn đem bả danh lợi ra dụ dỗ “Các nhà văn lớn ông nào cũng… hút thuốc từ bé hết á”, Lợi cũng chẳng xiêu lòng:
Trước sau, nó chỉ xì ra một câu duy nhất:
– Ba mẹ tao mất rồi. Tao là anh, tao không thể làm gương xấu cho hai em tao.
Nghe nó nói thế, Thọ phải đầu hàng, dù nó biết hai đứa em của Lợi hiện đang ở xa. Hoàn cảnh của Lợi, bây giờ đứa nào cũng biết. Chỉ có đứa lòng gang dạ thép mới nỡ bắt nó “làm gương xấu” cho hai em nó. Thọ không o ép Lợi nữa nhưng nó sầm mặt bất bình:
– Mày không muốn làm nhà văn lớn thì kệ mày nhưng mày không được gọi hút thuộc lá là gương này gương nọ. Với những tâm hồn vĩ đại, khói thuốc chính là sợi nhớ sợi thương!
Thọ phê bình Lợi nhưng ánh mắt lạnh lẽo như… trăng Bắc Cực của nó quét qua mặt bọn thi sĩ trong bút nhóm đầy vẻ răn đe.
Thi sĩ Trầm Mặc Tử đang định té nước theo mưa, nhân thái độ bướng bỉnh của Lợi để nhắc lại chuyên đề “ho lao” nhưng ánh mắt của Lãnh Nguyệt Hàn đã dập tắt ngay ý định phản kháng của nó.
– Ờ, ờ, – Hòa hé môi, nhưng cuối cùng chỉ để ú ớ nói điều mà nó ghét cay ghét đắng – Không có thuốc lá, Hồ Dzếnh làm thơ dở ẹc liền!
Lợi cũng không màng tới các nàng thơ. Lần này nó không vin vô hoàn cảnh đặc biệt của mình, nhưng lý do của nó khiến Thọ một lần nữa cứng họng:
– Tao viết văn chứ có làm thơ như tụi mày đâu mà cần nàng thơ!
Tóm lại, trong bút nhóm Mặt Trời Khuya, Lợi là thành viên duy nhất không tập tành bập thuốc lá, không chạy theo “mốt” đi đâu cũng cặp kè người đẹp bên cạnh dù thi sĩ Lãnh
Nguyệt Hàn rất hào phóng với nó: “Mấy đứa con gái trong lớp, hay lớp khác cũng được, mày chỉ cần nói cho tao biết mày “chấm” con nhỏ nào, tao sẽ mời nó vô ban báo chí liền”
Tất nhiên, tôi biết Thọ không ưa gì Lợi. Trước nay, bọn tôi sợ Thọ một phép, nó xúi chuyện gì bọn tôi cũng nghe theo răm rắp. Thọ lớn tuổi nhất bọn, làm thơ hay, giàu sáng kiến, lại có tư chất thủ lĩnh.
ĩnh Lãnh Nguyệt Hàn bay giờ đụng phải nhà văn Mã Phú ương ngạnh, hiển nhiên vô cùng cáu tiết. Nếu thằng Lợi không có tài viết truyện, chắc Thọ đã khai trừ nó khỏi bút nhóm về tội… vô kỷ luật, “không hòa đồng với anh em” từ đời tám hoánh rồi.
Không làm gì được Lợi, Thọ rủ rỉ với bọn thi sĩ chúng tôi khi không có văn sĩ Mã Phú bên cạnh:
– Tụi viết văn xuôi thì tài thật nhưng so với thi sĩ bọn mình, tụi nó chỉ là tụi… đi cày. Thi sĩ mới là của hiếm trên thế gian, là biểu tượng cho những gì đẹp đẽ nhất, tinh túy nhất, lãng mạn nhất!
Thấy truyện Chàng chăn ngựa của nhà vua của thằng Lợi được bạn bè hâm mộ quá cỡ, tôi đã định thôi sáng tác thơ chuyển sang tập thành viết truyện, bây giờ nghe thằng Thọ chê văn sĩ tối mày tối mặt, tôi ngớ ra nhưng trước vẻ mặt hùng hổ của nó tôi không dám thắc mắc. Ngay cả câu “thi sĩ là của hiếm” của Thọ theo tôi cũng là một kết luận bừa bãi bởi vì rõ ràng bút nhóm bọn tôi tối mống đều là thi sĩ, may nhờ thằng Lợi chuyển trường về mới moi được một đứa viết văn, nhưng mặc Thọ tuyên bố vung vít tôi vẫn e dè dán miệng mình lại vì bắt bẻ nó lúc này cũng mạo hiểm chẳng khác nào đút đầu vào miệng cá sấu.
Thấy bọn tôi im ru đồng lõa, Thọ hào hứng quay sang bêu xấu văn sĩ Mã Phú về mặt giới tính:
– Thằng đó nó pê-đê! Chứ con gái ai mà chẳng thích!