Đọc truyện Lá nằm trong lá – Chương 16(Hết)
– Chết cái đầu mày!
Hòa ngẩng phắt lên, giọng nổi khùng. Hóa ra nó vẫn còn hơi sức. Nhưng khi nó quắc mắt lên với tôi, tôi vẫn thấy đôi mắt nó đang ầng ậng nước.
Có vẻ chợt nhớ ra đôi mắt đẫm lệ đó phù hợp hơn với nỗi phiền muộn, mặt nó thoắt dịu lại và một lần nữa nó gục đầu xuống, thả rơi cái đầu về chỗ cũ thì đúng hơn, và cũng từ vị trí cũ bay ra một tiếng thở dài:
– Nó không chết, nhưng có thể kể như là đã chết!
Tôi ngây ngô:
– Tức là sống dở chết dở?
Lần này chắc thấy tôi hỏi ngu quá, Hòa không buồn phồng mang lên nữa.
Vẫn giữ giọng rầu rầu, nó dốc bầu tâm sự:
– Cúc Tần đi Nha Trang rồi!
Tôi há hốc miệng
– Nó đi hồi nào?
– Cách đây một tiếng đồng hồ.
– Nó đi nghỉ hè hả? Sao nó không đợi dự lễ bế giảng rồi đi? – Không! Nó đi luôn!
Tiếng thằng Hòa méo đi, bắt đầu bèn bẹt. Còn tôi thì mặt thộn ra như thằng ngố:
– Đi luôn là sao?
– Nó vào ở với bà cô, học cấp ba trong đó luôn.
– Sao thế nhỉ?
Tôi chưng hửng, định xộc mười ngón tay vào tóc, chợt nhớ ra một tay đang bưng tô cơm. Tôi cũng nhớ ra tôi chưa lùa được miếng cơm nào vào miệng nhưng tự nhiên tôi không thấy đói nữa. Câu chuyện của Trầm Mặc Tử đã lèn chặt bao tử tôi.
– Đây là mệnh lệnh của ba nó! – Giọng Hòa hiu hắt.
Chắc ba nó không muốn nó tối ngày ra đống rơm bàn chuyện báo chí với mày nữa chứ gì!
Tôi không muốn trêu thằng Hòa trong lúc này, nhưng tự nhiên tôi buột miệng nói, và tôi không nghĩ là tôi trêu nó.
Tôi chờ thằng Hòa sửng cổ lên với tôi nhưng nó tiếp tục xìu đọng bún. Bình thường nó đã ngoác miệng ra chửi rồi, nhưng lúc này chắc nó chẳng muốn phí sức vào những chuyện mà nó xem là vặt vãnh so với nỗi buồn chia ly chất ngất trong lòng nó.
Tôi nhìn Hòa, chép miệng:
– Ai đưa cái hộp này ày vậy?
– Em gái nó. – Hòa uể oải đáp.
– Em gái nó gặp mày lúc nào?
– Lúc nãy. Nó lên đây tìm tao.
Hòa nói tiếp bằng giọng rơm rớm:
– Nó đưa cái hộp cho tao và nói: lúc lên xe chị em khóc quá trời.
Thằng Thọ chui đầu ra sau hè ngay lúc tôi thắc mắc với Hòa:
– Nhưng sao nó lại cắt tóc tặng ày nhỉ? Thiếu gì thứ có thể làm kỷ niệm.
Tôi ngần ngừ tự hỏi:
– Hay nó muốn nói nó sắp đi tu?
Dĩ nhiên Hòa không trả lời câu hỏi của tôi. Vì nó chưa đọc bài thơ “Màu thời gian” của Đoàn Phú Tứ. Cúc Tần chắc biết bài thơ này! Thằng Thọ khẳng định như vậy sau khi nghe chuyện và săm soi cái hộp sắt.
Tóc mây một món chiếc dao vàng/ Trăm năm tình cũ lìa không hận/ Thà nép mày hoa thiếu phụ chàng/ Duyên trăm năm đứt đoạn/ Tình muôn thuở còn hương…p>
Thọ lim dim mắt, ngân nga, chưa dứt đã nghe tiếng thút thít vang lên từ chỗ Hòa.
Thọ quay đầu lại, bĩu môi:
– Khóc, khóc cái gì! Chuyện cắt tóc này xảy ra hồi mấy ngàn năm trước, lại ở tuốt bên Tàu lận, bây giờ ai còn làm trò nhố nhăng này nữa! Sến thấy ớn!
– Nhưng điều đó chứng tỏ là nó yêu tao. Tao không ngờ nó yêu tao thật. – Hòa nức nở.
– Nhưng điều đó chứng tỏ là nó yêu tao. Tao không ngờ nó yêu tao thật.-Hòa nức nở.
Thọ nhìn sững Hòa:
– Thế còn mày?
– Tao hả? chắc là tao cũng… yêu nó thật. hu hu…
Thằng Hòa khóc tồ tồ như trẻ con bị lạc mất mẹ. Nó làm tôi hoang mang quá. Yêu là như thế này sao? Tự nhiên lăn đùng ra khóc. Tôi cố tưởng tượng nếu Thỏ Con cũng bỏ đi đột ngột không kịp nói lời chia tay với tôi, tôi có sẽ rơi vào tình trạng giống như thằng Hòa hay không. Nhưng loay hoay một lúc tôi vẫn chẳng nghĩ được điều gì hay ho, đơn giản là tôi không thể hình dung được tâm trạng mà tôi chưa từng nếm trải, cũng như tôi không thể biết chính xác cảm giác của người ngồi uống cà phê dưới chân tháp Eiffel nếu như tôi chưa bao giờ đặt chân đến Paris.
Hơn nữa, như tôi đã nói ngay từ đầu, tình cảm giữa tôi và Thỏ Con chẳng có chút gì đáng gọi là yêu đương. Dưới sự sắp xếp của thi sĩ Lãnh Nguyệt Hàn, đám thi sĩ bọn tôi đứa nào cũng có một đứa con gái để cặp kè những lúc “đi làm báo”, người ngoài nhìn vào thấy oách thật nhưng cũng chỉ là để khoe mẽ chứ chẳng có chút thực tế gì. Khi bọn tôi đi chơi với cô Hiền cô Mười, các nàng thơ có giãy đùng đùng hay khi tụi con trai tán tỉnh các nàng, bọn tôi có giãy đành đạch thì như thằng Thọ phân tích hôm trước, tất cả những trò vớ vẫn này cũng chỉ do tự ái và sĩ diện thôi.
Tôi đã luôn nghĩ như vậy một thời gian dài nhưng đến hôm nay thì thằng Hòa, đứa từng thừa nhận giữa nó và Cúc Tần không có tình cảm gì sâu sắc, đã làm tôi không còn tin vào cả mắt lẫn tai mình, và ngay cả trái tim của tôi nữa, tôi cũng bắt đầu ngờ vực. Ờ, thi sĩ Trầm Mặc Tử và nàng thơ của nó đã chứng minh rằng một đứa con trai và một đứa con giá không hề có tình ý gì với nhau, chỉ coi nhau như bạn bè bình thường, nhưng đến khi đột ngột phải xa nhau, đứa này bổng phát hiện mình có thể khóc sưng cả mắt vì đứa kia và đứa kia có thể cắt trụi lũi tóc vì đứa này. Nếu tình yêu là thứ có khả năng sử dụng con đường vòng vèo bí hiểm thì quả thực tôi không rõ tôi và Thỏ Con có tình cảm gì đặc biệt với nhau hay không, mặc dù tôi biết chắc nếu tôi và nó cứ lớn lên bên nhau như thể này thì chồng nó chắc không phải là tôi và vợ tôi chắc không phải là nó.
Tiếng hu hu của thằng Hòa bây giờ đã chuyển thành tiếng hức hức. và thằng Thọ có vẻ muốn chấm dứt luôn cái âm thanh ủy mị kia cho rồi bằng cách đá vô lưng Hòa:
-Tao thấy đủ rồi đó mà
Nó đá thêm cái nữa:
-Mày chưa ăn trưa phải không?
Tối đó, bốn chàng thi sĩ lại chui vô quán cà phê trước cổng trường.p>
Rất có thể đó là buổi ngồi quán cuối cùng của bút nhóm. Mặt Trời Khuya vì lễ bế giảng năm học chỉ còn hai ngày nữa! tôi nhủ bụng và nặng nề bước chân qua cửa quán.
Tin Cúc Tần rời thị trấn vào phương Nam, rằng trước khi đi đã cạo trọc đầu ra sao và thằng Hòa đã khóc xỉu lên xỉu xuống thế nào, thằng Sơn đã nghe tôi và Thọ vừa kể vừa thêm mắm dặm muối nên nó cứ ngồi liếc thằng Hòa bằng ánh mắt thương cảm xen lẫn tò mò như thể thằng này vừa bị té giếng.
Thu mình trong một góc, Hòa kiếm ở đâu đôi kiếng đen tròng vô mặt để giấu đôi mắt sưng húp của nó, suốt buổi cứ ngồi giương kiếng lên, im ỉm như một tay điệp viên tập sự.
Tất nhiên ba chàng thi sĩ còn lại không hề đả động gì đến nỗi đau của chàng thi sĩ kiếng đen trong suốt tối đó.
Cả bọn chỉ bàn đến chuyện ngày mai đi thăm chàng văn sĩ đang nằm cô đơn trong bệnh viện. À, lúc này Mã Phú không còn cô đơn nữa. Nàng công chúa kiêu kỳ đã hiểu ra nỗi lòng u uẩn của chàng chăn ngựa mồ côi. Thậm chí bây giờ Lợi là đứa hạnh phúc nhất trong bọn.
– Thằng Lợi xứng đáng hưởng hạnh phúc! –Thọ gật gù-Tao không hiểu làm sao sống được trong hoàn cảnh khắc nghiệt như vậy nó vẫn có thể viết được những trang văn đẹp đẽ, tươi sáng…
– Tấm lòng phải bao dung!-Tôi nói.
– Tâm hồn nó phải đẹp!-Sơn lật đật a dua.
Bọn tôi kẻ tung người hứng làm thằng Hòa nhột nhạt. Từ đôi kiếng đen bất thần vọng ra một âm thanh rờn rợn.
– Còn đưa bất hạnh là đứa tâm hồn không đẹp, tấm lòng không bao dung hả tụi mày?
Câu hỏi vặn của thằng Hòa khiến cả bọn tôi há hốc miệng nhì nhau. Không phải bọn tôi không thể trả lời nó mà không đứa nào muốn chạm đến cõi lòng nó Thi sĩ Lãnh Nguyệt Hàn ngẩn ra, bối rối, ngập ngừng một thoáng và cuối cùng là nổi khùng, chẳng kể gì đến cặp mắt (lẫn trái tim) đang sưng húp của thằng Hòa:
– Hỏi ngu! Mày nghĩ lại mà xem, trong bọn mình có đứa nào làm được như thằng Lợi không? Tụi mày hết đứa này đến đứa khác thi nhau gây rắc rối!
– Trừ mày! – Hòa xiên xỏ.
– Cả tao cũng vậy thôi, – Thọ nhún vai – Tao cũng chẳng khá gì hơn tụi mày.
Hòa bỉu môi:
– Mày từng nói mày với Hạt Dưa là một cặp mẫu mực mà.
Thọ nhìn chằm chằm vào mặt thằng Hòa, tôi thấy ánh mắt nó đột nhiên lóe lên thứ sáng kỳ dị:
– Mày biết tại sao tao và Hạt Dưa không bao giờ gây gổ hay giận hờn như tụi mày không?
– Tại mày có tâm hồn đẹp đẽ, tấm lòng bao dung chứ gì? – Giọng thằng Hòa vẫn chua lè, nghe ê cả răng.
– Sai bét! Tại tao với nó là anh em bạn dì. Mẹ nó là em ruột mẹ tao.
Y như Thọ vừa kích nổ một quả mìn. Cả đống cái miệng thất thanh:
– Cái gì?
– Tụi mày là anh em bạn dì?
– Xạo đi! Anh em bạn dì sao tụi tao không biết?
Thọ nhếch mép: – Tao không nói, tao dặn Hạt Dưa không nói, nhà tụi tao lại ở tuốt ngoài Hương An, làm sao tụi mày biết được! hơn nữa, cách đây ba năm, tao và Hạt Dưa học lớp Sáu 1, tụi mày học lớp Sáu 2, lên lớp Tám mới nhập chung, tụi mày không biết là chuyện đương nhiên!
Trước các bộ mặt ngẩn ra của ba đứa tôi, Thọ hất hàm:
– Tụi mày nhớ chuyện hồi đó có hai đứa học trò lớp Sáu 1 đánh nhau trong lớp, hai bà mẹ bị kêu lên đến khi vô họp nhà trường mới phát giác ra đó là hai chị em ruột không?
– Nhớ. Là mày với Hạt Dưa hả?
– Chứ còn ai! – Thọ cười hè hè – Hồi đó, tao mười bốn tuổi, bằng tuổi tụi mày bây giờ nhưng còn con nít lắm. Tao với Hạt Dưa đánh nhau chỉ vì tranh nhau xem nhà ai giàu hơn nhà ai thôi!
Thọ cười, nhưng ba đứa còn lại không cười nổi, Tôi sa sầm mặt:
– Vậy chuyện các nàng thơ là mày lừa tụi tao hả Thọ? Cả con nhỏ Hạt Dưa cũng đồng lõa với mày? Sơn nghiến răng ken két:
– Hóa ra cặp mày là giả. Còn tụi tao là thật?
– Tao chẳng lừa ai hết á. – Thọ khụt khịt mũi – Thi sĩ phải có nàng thơ mới sáng tác hay được. Tao muốn tụi mày sớm trở thành Đinh Hùng. Nguyễn Bính…
Hòa gầm lên:p>
– Đinh Hùng, Nguyễn Bính cái đầu mày! Hu hu…
Hòa vừa nấc vừa bỏ chạy ra khỏi quán trước ánh mắt ngơ ngác của bọn tôi.
Tôi xô ghế dợm đứng dậy, Thọ đã đưa tay cản: – Kệ nó, cứ để nó khóc cho nhẹ lòng.
– Nó sẽ khóc đến chừng nào? – Tôi, hỏi, giọng lo lắng.
– Mối tình đầu khóc tối đa là một tuần. Mối tình thứ hai còn ba ngày. Mối tình thứ ba rút gọn lại còn một buổi tối.
Thọ nói chuyện tình yêu mà tôi tưởng như nó dự báo thời tiết, nghe lùng bùng hai lỗ tai. Tôi tính hỏi mày đã yêu lần nào chưa Thọ, nhưng cuối cùng tôi cũng làm thinh, biết thế nào nó cũng bịa. Nó bịa chuyện tình yêu của nó là Hạt Dưa, còn làm cả thơ ‘Tôi gọi tên em là Hạt Dưa/ Em trồng mùa nắng hái mùa mưa’ lừa tôi suốt cả năm trời tôi không phát hiện, bây giờ nó ba hoa nó có cả đống mối tình ngoài Hương An, có tài thánh tôi mới biết được.
Tôi còn ngẩn ngơ, Thọ đã tặc lưỡi tiếp:
– Chuyện tình cảm thực ra khó lường lắm! Quan trọng là mình phải có niềm tin!
Nó vỗ vai tôi, khen:
– Bài thơ lá của mày chính là tuyên ngôn về niềm tin trong tình yêu! Thọ làm tôi phổng mũi. Những câu thơ hôm nào chợt hiện ra xếp hàng trong đầu tôi:
Tình anh như lá Reo vui mỗi ngày
Có chim về hót
Trong lòng sớm mai
Mai này lá rụng
Là mùa thu phai?
Không, tình yêu vẫn
Âm thầm trong cây
Khi mùa xuân đến
Tình anh lại đầy
Lá nằm trong lá
Tay nằm trong tay
Tôi đã sáng tác nó vào một đêm trằn trọc vì… đói. Tôi cũng không hiểu tại sao tôi nghĩ đến những chiếc lá. Có thể vì tôi là đứa ‘‘nhớ dai’’ như cô Hiền nhận xét. Bài bài sinh vật về lá và rễ cây đã ám ảnh tôi.
Thỏ Con không biết điều đó. Chắc nó tưởng tôi thao thức suốt đêm làm thơ cho nó nên hôm sau đọc thấy bài thơ trong cuốn sổ các-nê, mắt nó rưng rưng, sau đó nó dẫn tôi vô chợ đãi tôi ăn chè kềnh bụng.
Trong khi tôi đang bần thần nhớ đến mấy ly chè, Sơn gật gù cất giọng:
– Bài thơ Lá áp dụng vô trường hợp thằng Lợi là trúng phóc. Giờ này chắc tay nhỏ Duyên đang nằm trong tay nó
Thọ cười nhăn nhở:
– Thằng Hòa lẽ ra nên thuộc bài thơ này để bớt khóc nhè!
Tối đó, tôi về tới nhà đã thấy thằng Hòa nằm trên ghế trước hiên. Như vậy là nó cuốc bộ về một mình.
– Ngủ sớm vậy mày? Vô nhà ăn cơm đã!p>
– Mày ăn đi! Tao không đói!
Tôi ngồi lên mép ghế, ngay dưới chân nó, ngập ngừng hỏi: – Mày nhớ con Cúc Tần nhiều lắm hả?
– Bớt rồi!
– Bớt rồi sao không ăn cơm?
Nó lấy chân đạp lên chân tôi, cười hì hì:
– Trên đường về tao đói bụng ghé vô quán mì ăn rồi. Nghe Hòa nói vậy, nhất mà nghe giọng cười của nó, tôi yên tâm bỏ vô nhà.
Ăn xong, tôi quay ra thì Hòa đã ngáy khò khò. Tôi nhìn nó, bâng khuâng nghĩ: biết đâu nhờ đau khổ vì tình mà nó bỏ được cái tật đái dầm cũng lên.
Nửa khuy tôi thức giấc, lò dò ra trước nhà, thấy chiếc ghế trống trơn.
Tôi lo điếng người, chỉ sợ Hòa làm bậy. Dòm quanh quất, thấy nó đang ngồi ở cuối hàng hiên, ngực tôi mới bớt thôi chèn đá.
Ánh trăng hạ tuần chiếu xuyên qua giàn su, đổ bóng lốm đốm lên tóc áo nó, trông như nó đang ngồi trong một bức tranh cổ.
Tôi nhẹ bước lại gần, chợt nghe tiếng ngâm sụt sùi cất lên:
– Em đi phố huyện tiêu điều lắm/ Trường huyện giờ xây kiểu khác rồi…
– Thơ ai hay vậy mà
– Nguyễn Bính.
Hòa đáp không quay đầu lại, cũng không giật mình, có lẽ nó đã nghe thấy tiếng bước chân của tôi.
Tôi ngồi xuống cạnh nó, mỉm cười:
– Thuộc thơ Nguyễn Bính thì sớm muộn mày cũng trở thành Nguyễn Bính thôi.
Hòa chép miệng:
– Tao không thích trở thành Nguyễn Bình nữa. Bây giờ tao thích trở thành Quách Tấn hơn.
Thằng Thọ thuộc nhiều thơ, chắc nó biết Quách Tấn là ai. Còn tôi mù tịt:
– Thơ Quách Tấn hay hơn thơ Nguyễn Bính hở mày?
– Không.
– Chứ tại sao?
Lý do thằng Hòa đưa ra lãng xẹt, chẳng dính dáng gì đến thơ ca, nhưng nghe mới chí lí làm sao:
– Quách Tấn sống ở Nha Trang!p>
Thành phố Hồ Chí Minh, 14-8-2011