Là Em, Vẫn Luôn Là Em

Chương 11: Em gái của chúng ta?


Đọc truyện Là Em, Vẫn Luôn Là Em – Chương 11: Em gái của chúng ta?

Trong căn phòng có ánh đèn mờ nhạt, ca
khúc “Its only the fairy tale” lập đi lập lại trong không gian tĩnh
lặng. Một người thanh niên đang ngồi tựa lưng trên chiếc ghế sô pha, hai tay giang rộng trên thành ghế, một trong hai tay đang cầm tách trà đã
nguội từ lâu. Mắt nhìn ra phía ngoài cửa sổ thủy tinh phía đối diện với chiếc ghế sô pha. Thi thoảng anh nhắm mắt rồi lại mở mắt, cứ như vậy
toàn người anh đắm chìm trong màn đêm. Tiếng mở cửa nhà chỉ khẽ làm
chàng trai khẽ động.

“Em chào anh.” Đông mở cánh cửa nhà, nhíu mày khi nhìn thấy không gian
tối tăm trong phòng chỉ có một ánh đèn mờ nhạt, khi thấy người anh trai
đang ngồi uống trà ở phòng khách thì chào.

“Em mới về đấy à. Đã ăn uống gì chưa?” An ân cần quay lại hỏi Đông, đoạn xoay người, tay thả chiếc tách trà xuống bàn trà, ngồi ngay ngắn nhìn
em trai mình.

“Dạ, em đi cùng mấy người bạn đã ăn tối rồi ạ. Em xin lỗi vì đã về nhà muộn.” Đông bước lại gần anh trai.

“Em ngồi xuống đây, anh có chuyện muốn nói với em.” An chỉ tay về chỗ ngồi gần với mình và nói.

“Vâng ạ.” Đông nghe lời anh và ngồi xuống chiếc ghế, nhìn anh trai nói.

“Có chuyện gì vậy anh?” Đông hỏi.

“Anh đã liên lạc với gia đình nhận nuôi em gái chúng ta rồi.” An rót
chén trà mới, đoạn nhấp nhi chén trà. “Người đó đã cho anh địa chỉ hiện
tại mà em gái chúng ta ở Việt Nam”.


“Anh nói vậy nghĩa là sao? Em ấy đã về Việt Nam mà không tới gặp chúng ta sao?” Đông nói với giọng tức giận.

“Đừng giận như vậy, người đó có nói lý do vì sao mà con bé làm vậy. Cũng như chúng ta, tự dưng biết rằng có thêm sự tồn tại của chúng ta khiến
em ấy bất ngờ và lo lắng. Em ấy cần thời gian tìm hiểu về chúng ta.” An nói. “Em còn nhớ cái ngày mà anh em ta biết về sự tồn tại của em gái chúng ta chứ?…”

Đông hiểu những gì anh mình nói, cậu đâu thể quên đi cái cảm giác của
ngày đó chứ. Cái ngày sau chiến thắng của cậu và các bạn ở giải bóng đá
các trường Trung học toàn quốc ở Đức, cậu được biết tin bố mẹ mình gặp
tai nạn khi đang sang Đức cổ vũ cho Đông ở trận chung kết đó. Cậu rời
khỏi Đức mà trong lòng cảm thấy hối hận, nếu không đi Đức học, không
tham gia vào đội bóng thì giờ gia đình vẫn êm ấm, cha mẹ cũng không gặp
tai nạn, không có sự chia ly.

Một tháng sau khi trở về Việt Nam, chú Triều – luật sư công ty – cũng là bạn thân của bố Đông đã trao cho anh em Đông một quyển nhật ký của bố
Đông, qua quyển nhật ký này, cả hai anh em Đông đã biết tới sự tồn tại
của một người em gái và lý do cả hai không biết về sự tồn tại của cô em
gái đó. Lúc đó, Đông vô cùng bối rối khi biết về sự thật này. Chú Triều
và anh An đều đã tìm kiếm địa chỉ của người nhận nuôi em ấy, nhưng thật khó để tìm kiếm vì trong nhật ký không hề nói tới. Ngay cả người đó là, địa chỉ ở đâu cũng không hề được nhắc tới trong quyển nhật ký. Ngoài
việc nói về có một đứa bé gái sau khi sinh sẽ được một người nhận nuôi.
Người đó sẽ công ty của gia đình Đông thoát khỏi khủng hoảng về tiền vốn cho các hạng mục công trình đang dở dang lúc bấy giờ.

Chuyện tìm kiếm cứ thế được diễn ra hai tháng kể từ khi đó. Một tuần
trước, chú Triều báo có tin vui, từ những gì sót lại của vụ tai nạn, họ
tìm thấy một lá thư trong đó có một bức ảnh chụp một đứa trẻ phương Đông khoảng 10 tuổi đang nghịch cát bên bãi biển trong một chiếc túi da bị

cháy từ vụ nổ máy bay, rất may mắn là bức ảnh đó tuy bị hư hỏng nhưng
còn giữ lại khuôn mặt của đứa bé gái, phía sau có ghi tên của đứa bé
cũng như ngày tháng năm sinh của đứa bé. Chính vì vậy, họ mới biết đó là kỷ vật cuối cùng mà bố mẹ Đông để lại, bởi vì chữ viết đằng sau đó là
chữ viết của cha Đông.

Cũng tại thời điểm đó, chú Triều nhận một bưu kiện được gửi từ Ý, bên
trong bưu kiện là năm bức ảnh chụp bé gái lúc một tuổi, ba tuổi, năm
tuổi, tám tuổi và mười tuổi. Ở hai bức ảnh mười tuổi, có một bức chính
là bức ảnh hoàn chỉnh của bức ảnh đã được tìm thấy từ vụ nổ máy bay.
Trong bưu kiện cũng còn một bức thư được đánh máy ghi rõ cách thức liên
hệ với người gửi. Chính vì vậy, chú Triều đã liên hệ với bên kia, khi
nói về vấn đề muốn gia đình đoàn tụ với cô bé thì bên kia đã không trả
lời. Không ngờ hôm nay, họ lại đưa tới thông tin em gái của Đông đã ở
Việt Nam.

“Anh à, em vẫn nhớ rất rõ ạ. Em gái của chúng ta? Em ấy giờ ở đâu, chúng ta sẽ đón em ấy chứ. Em ấy trở về Việt Nam từ lúc nào ạ?” Giọng nói
Đông kích động.

“Đừng vội, anh ta bảo hãy để cho con bé thêm chút thời gian. Nó sẽ tới gặp chúng ta sớm thôi”. An cười nhìn Đông, dù gì cũng là máu mủ gia đình, tuy hơn 10 năm không liên hệ nhưng chắc chắn tình cảm không thể bị phai nhạt. “Còn có một chuyện nữa anh cũng muốn nói chuyện với em đây. Hôm nay,
anh có nhận được một cuộc điện thoại từ thầy giáo thể dục của em, thầy
ấy muốn em tham gia vào đội bóng đá của trường…”

“ Em không tham gia đâu.” Đông không nghe anh An nói tiếp mà gạt lời anh.


“Tại sao em lại không tham gia, em rất có năng khiếu mà.” An nói. “ Em
không cần phải cảm thấy có lỗi vì chuyện đó đâu, chuyện đã qua 3 tháng
rồi. Lúc đó, bố mẹ mình đi tới Đức một phần là vì muốn cổ vũ em, một
phần là vì muốn gặp người nhận nuôi em gái chúng ta mà. Mọi người đã hẹn ở Đức nên em ko cần phải áy náy vì điều đó đâu.” An quay người nhìn đứa em trai nhỏ của mình, cậu đặt chén trà xuống đĩa rồi vòng tay ôm Đông
vào lòng. “Anh biết em cũng yêu thích bóng đá. Chính vì vậy, đừng bỏ cuộc với niềm yêu thích đó. Anh tin em mà. Hãy cứ suy nghĩ nhé.”.

An vừa nói vừa xoa đầu đứa em trai kém mình tám tuổi này. Lúc hai đứa em ra đời, An đã tám tuổi mà không hề biết ngoài em trai còn có một đứa em gái nữa. An rất thích có đứa em gái nên khi nhìn thấy gương mặt baby
xinh xắn của em trai, An giành tất cả tiền tiêu vặt của mình để mua đồ
chơi búp bê này nọ mà các bé gái hay chơi cho Đông, An thích Đông để tóc dài để buộc tóc cho em. Có thể nói cậu có khuynh hướng luyến muội. Tuy
bố mẹ nhiều lần giải thích với An rằng Đông là con trai không phải con
gái, nhưng nhìn khuôn mặt đáng yêu của em mình, An không chấp nhận điều
đó.

Đến khi đi học tiểu học, Sơn thấy Đông mặc đồng phục nam đã giằng co với giáo viên của Đông muốn Đông mặc đồng phục nữ. Mẹ An vô cùng tức giận
đe dọa nếu còn làm loạn nữa thì An phải chuyển vào trường nội trú. An
đành ngoan ngoãn không gây sự nữa. Song khi Đông đi học về thì An vẫn dụ dỗ em trai mặc đồ nữ.

Lúc bé Đông chưa hiểu gì thì cũng theo ý anh trai. Nhưng khi học lên lớp bốn, Đông nói Đông không bao giờ mặc đồ nữ. An chỉ biết bản thân lúc đó đau lòng đứt ruột. Dù có giở trò gì cũng không để Đông mặc đồ nữ nữa.
Đến khi nhìn thấy bức ảnh bé gái chơi đùa trên cát, nhìn thấy những bức
ảnh bé gái xinh xắn mặc váy hồng nở nụ cười rực rỡ, An rất muốn đưa đứa
nhỏ ấy về ngay để có thể chăm sóc đứa bé, An nghĩ nếu gặp được em gái
nhỏ của mình, An sẽ chuẩn bị một tủ quần áo mới toàn váy hồng cho em ấy.

Trong vòng tay ấm áp của An, Đông nghẹn ngào, cậu muốn rũ bỏ bóng đá và
chỉ tập trung vào học, nhưng đúng là Đông vẫn không thể từ bỏ bóng đá.
Chỉ với vài lời nói của An, Đông cũng muốn quay trở lại với sân cỏ
nhưng Đông vẫn bị ám ảnh bởi chuyện bố mẹ gặp tai nạn:


“Em…. Em không muốn vì bóng đá mà mất thêm một người thân nữa đâu.”

“Em nói gì vậy, anh luôn phải đi ra nước ngoài bằng máy bay mà có gặp
chuyện gì đâu. Đó là một tai nạn mà chẳng ai muốn cả. Đừng có nghĩ lung
tung như vậy nữa.” An nhìn Đông đang cúi đầu, đoạn nói tiếp: “Nếu em gái chúng ta muốn em tiếp tục đá bóng thì sao?” An vẫn vuốt tóc Đông hỏi.

“Anh bảo sao cơ?” Đông ngước mắt lên nhìn An.

“Anh thấy bóng đá rất được hâm mộ, chắc em gái chúng ta mà biết có một
người anh trai giỏi như vậy chắc con bé thích lắm đó.” An cười nói. “Em
nghĩ có phải không nào?”

“Anh hay thật đó, mặt mũi em ấy ra sao còn không biết mà lại đoán cả suy nghĩ của em ấy nữa chứ.”

“Nếu theo bức ảnh

Đúng lúc này, tiếng điện thoại của An reo lên. “Anh xin lỗi nhé, anh phải nghe điện thoại. Em sớm nghỉ ngơi đi, mai còn đi học”.

Đông gật đầu trả lời anh: “Vâng. Chúc anh ngủ ngon”

An đứng lên, bước chân đi lên cầu thang và nhận cuộc điện thoại. Điện thoại hiện lên bóng dáng của chú Triều.

“Chắc là điện thoại công việc rồi.” Nhìn theo bóng anh An, Đông nghĩ. “Không biết công việc ở công ty có khó khăn không nữa, một mình anh ấy
phải lo hết mọi việc. Chưa kịp tốt nghiệp mà đã phải vừa đi học vừa quản lý công việc, thật là vất vả. Mình ước gì lớn thật nhanh để có thể giúp đỡ anh ấy”. Chợt Đông nghĩ về những điều Nhi và anh An nói. “Bóng đá ư? Mình không thể ích kỷ như vậy được, anh An đã phải tạm dừng mơ ước của anh ấy để học kinh doanh, mình không thể vì bóng đá mà để
anh ấy phải gánh vác mọi khó khăn một mình được. Mình phải gắng học hành để sớm có thể giúp anh trai, phải chia sẻ khó khăn cùng anh ấy.”

…..


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.