Bạn đang đọc Ký ức nửa đêm: Chương 02
ATHENS, HY LẠP
Vương quốc của Constantin Denmiris không thể xác định trên bất cứ một tấm bản đồ nào cả, thực vậy, ông là người cai quản một lãnh địa còn rộng lớn và mạnh hơn nhiều quốc gia. Ông là một trong vài ba người giàu có nhất thế giới và ảnh hưởng của ông thì không thể tính được.
Ông không có chức danh hay chức vụ nào chính thức nhưng ông thường mua và bán cả thủ tướng, cả các hồng y giáo chủ, các vị đại sứ và cả các vị vua.
Mạng lưới tay chân của ông có ở khắp mọi nơi, đan kết bằng những sợi dây quan hệ ngang dọc trong hàng chục quốc gia. Ông là người có phép màu nhiệm, có một trí thông minh sắc bén nổi bậc, có sức mạnh tấn công về thế lực có chiều cao hơn mức trung bình khá nhiều, với bộ ngực nở nang và hai vai vuông vắn. Nước da ông ngăm ngăm nâu và ông có cái mũi Hy Lạp to tướng với đôi mắt màu xanh ô liu. Ông có bộ mặt như mặt con chim ưng, một loài chim chuyên bắt mồi. Khi ông đã quyết gạt bỏ đi những bối rối, Denmiris tỏ ra cực kỳ cuốn hút người khác.
Ông nói được 8 thứ tiếng và là người kể chuyện đáng được ghi nhận. Ông có một trong những bộ sưu tập nghệ thuật quan trọng nhất thế giới, một đôi máy bay riêng và hàng tá ngôi nhà, lâu đài và vi la rải rác khắp địa cầu. Ông còn là người sành về sắc đẹp, và khi đã thấy những người đàn bà đẹp thì họ thường không cưỡng nổi được. Ông đã nổi danh là một người tình có sức mạnh, và những phi vụ lãng mạn của ông cũng đầy màu sắc như những cuộc phiêu lưu kinh tế của ông vậy.
Constantin Denmiris tự hào là một người yêu nước – ngọn cờ Hy Lạp xanh và trắng luôn được treo trước cửa vi la của ông ở Kolonaki và Psara, cái đảo riêng của ông – nhưng ông lại không phải trả tiền thuế. Ông không cảm thấy tự buộc mình vào những luật lệ quy định cho những con người thông thường. Trong huyết mạch của ông có một dòng máu – dòng máu của chúa.
Gần như, hễ một ai đã gặp Denmiris đều muốn ở ông một điều gì: tài trợ ột dự án kinh doanh; hoặc đơn giản chỉ là nương nhờ ở quyền lực của ông qua tình bạn.
Denmiris thích thú với sự thách thức nơi ông khi hình dung được một con người nào đó thực sự là người thế nào và rất ít khi ông suy nghĩ sẽ xảy ra điều gì sau này. Trí óc phân tích của ông luôn hoài nghi sự thật bên ngoài, nên ông không tin cả vào những gì ông đã nói ra và cũng chẳng tin tưởng vào ai.
Khẩu hiệu của ông là “Với bạn bè phải gần gũi, nhưng với kẻ thù phải gần gũi hơn”. Các phóng viên muốn tìm hiểu về cuộc đời ông chỉ thấy được tính ôn hoà và sự hấp dẫn của ông, một con người tinh tế và tao nhã.
Họ không có nguyên cớ gì để ngờ vực rằng đằng sau vẻ ngoài đáng mến đó. Denmiris là một tên giết người, một tên du côn đểu cáng mà bản chất đó đã đi vào máu của ông.
Ông còn là một người không bỏ qua một điều gì, không bao giờ quên một chi tiết nhỏ nhặt nào. Theo ngôn ngữ cổ Hy Lạp, từ “dikaisini” là công lý thì có cùng nghĩa với “ekdikisi” là trả thù và Denmiris bị ám ảnh bởi hai từ ấy ông nhớ những từng điều sỉ nhục mà ông đã phải chịu đựng và những ai chẳng may gây ra nó cho ông, thì ông đáp lại ngay gấp một trăm lần hơn thế.
Những người đó không bao giờ hiểu được điều ấy, vì cái đầu óc toán học của Denmiris thường chơi trò báo thù rất chính xác, ông kiên trì giăng ra những cái bẫy gài sẵn và còn tạo ra những mạng nhện dày đặc, những sợi dây phức tạp để cuối cùng sẵn sàng vồ lấy mồi và tiêu diệt kẻ thù mau lẹ.
Ông rất thích thú ngồi hàng giờ để nghĩ ra những cái bẫy cho những kẻ thù của mình. Ông thường nghiên cứu những nạn nhân của mình rất cẩn thận phân tích cá tính họ, đánh giá mặt mạnh và mặt yếu của họ.
Trong bữa tiệc một tối nọ. Denmiris đã nghe lỏm rằng một tay sản xuất phim nào đó đã coi ông là “một tên Hy Lạp nịnh bợ”. Denmiris giận lắm, đợi thời cơ. Hai năm sau, tay sản xuất phim kia đã ký hợp đồng với một nữ tài tử nổi tiếng quốc tế, có sắc đẹp quyến rũ để đóng trong một bộ phim với ngân quỹ rất lớn do ông ta bỏ tiền để sản xuất. Denmiris đợi đến khi cuốn phim đã hoàn thành một nửa, rồi ông mới quyến rũ cô diễn viên chính ấy bỏ làm phim và cùng ông đi bơi thuyền.
– Sẽ có một tuần trăng mật! – Denmiris nói với cô ấy.
Quả là cô ta đã được hưởng tuần trăng mật nhưng lại không có đám cưới. Cuốn phim cuối cùng phải đình lại và nhà làm phim này bị phá sản.
Cũng có vài tay chơi trong các trò chơi của Denmiris mà với những tay này, ông chưa thắng ngay, nhưng ông không vội vàng. Ông còn vui thích với việc tiên đoán diễn biến, lên kế hoạch, hành động và thực hiện ý đồ của mình.
Giờ đây ông không còn kẻ thù nào nữa, vì không còn ai chịu làm kẻ thù cho ông, nên những nạn nhân chỉ còn là những kẻ đã dám cả gan cản đường ông trong quá khứ.
Cái ý nghĩa “dikaiosim” của Constantin Denmiris có hai mặt. Một mặt ông không hề quên một cái gì là bất nhân mặt khác ông cũng không quên một cái gì là ơn huệ. Một ngư phủ nghèo nhưng vẫn tạo ra cho thằng bé được mình cưu mang cảm thấy nó là chủ của chiếc thuyền của mình.
Một cô gái điếm đã nuôi và may sắm quần áo ột chú thanh niên khi chú ta quá nghèo không có tiền trả cho cô, nhưng cô ta lại lặng lẽ nhận thừa kế một ngôi nhà nhiều buồng mà chẳng cần suy nghĩ ai là người cô phải mang ơn.
Denmiris là con một người làm nghề bốc vác ở cảng Piraeus. Nhà ông có 14 anh chị em cả thảy và chẳng bao giờ trong nhà có thức ăn trên bàn cho con cái.
Thoạt đầu, Constantin Denmiris đã tỏ ra có một thiên bẩm về công việc. Anh kiếm tiền thêm khi tan học về, đi làm các việc phụ, và khi 16 tuổi, anh đã tiết kiệm đủ tiền để mở một quầy bán thực phẩm ở ngoài cảng với một người bạn làm ăn nhiều tuổi. Công việc cứ nở rộ như hoa nhưng người bạn già kia lại lừa mất một nửa lợi nhuận.
Phải mất mười năm Denmiris mới khử được người đó. Cậu thanh niên sôi sục lên vì tham vọng mãnh liệt. Đêm anh nằm không ngủ được, đôi mắt long lanh trong bóng tối. Ta sắp giàu có rồi. Ta sắp nổi tiếng rồi. Một ngày kia đứa nào cũng sẽ biết tên ta. Chỉ có thốt ra những lời như vậy mới làm anh ngủ được. Anh không có ý nghĩ làm thế nào để đạt được như vậy. Anh chỉ nghĩ rằng nó phải như vậy.
Vào ngày kỷ niệm sinh nhật thứ 17 của mình, anh đọc một bài báo về những vùng dầu ở Ả-rập và nó như cánh cửa thần đi đến tương lai đã mở ra trước anh. Anh đến gặp bố.
– Con sắp đi Ả-rập Saudi. Con sắp làm việc ở vùng dầu.
– Too-son! Mày biết gì những vùng dầu mỏ?
– Con chẳng biết gì, bố ạ. Con sẽ học.
Một tháng sau, Constantin Denmiris lên đường.
Thủ tục của Công ty Dầu mỏ liên lục địa đối với các công nhân nước ngoài là chỉ ký hợp đồng thuê mướn hai năm, nhưng Denmiris không nản lòng về điều đó.
Anh lập kế hoạch sẽ ở Ả-rập Saudi tới bao giờ mà anh có của thì thôi. Anh đã mường tượng một cuộc phiêu lưu ngoạn mục trong những đêm Ả-rập, một miền đất quyến rũ, bí ẩn với những người phụ nữ đẹp một cách lạ lùng, và vàng đen khi hút lên sẽ chảy tràn mặt đất.
Thực tế quả là một chấn động mạnh đối với anh.
Vào một buổi sáng sớm mùa hè, Denmiris đã đến Fadili, một trại buồn tẻ ở giữa sa mạc, có một ngôi nhà bằng đá xấu xí vây quanh bởi những bụi cây barasti nhỏ bé. Có khoảng một nghìn công nhân loại mạt hạng sống ở đó, phần lớn là người Saudi. Những phụ nữ đi chân đất qua những dãy phố bụi bặm và không lát nhựa đều che mạng kín mặt.
Denmiris đi vào ngôi nhà có văn phòng làm việc của ông J.J. McJntyre, người phụ trách nhân sự của công ty.
Ông McJntyre nhìn người thanh niên đang đi vào cơ quan:
– Thế bên nước cậu đã mướn cậu à?
– Vâng ạ, thưa ông!
– Thế đã nằm ở vùng dầu nào chưa, cậu con trai?
Nghĩ một lát, Denmiris đã định nói dối. Nhưng ông trả lời:
– Dạ chưa ạ.
McJntyre nhăn mặt.
– Cậu chắc thích nợi đây lắm hả? Xa mọi nơi hàng ngàn dặm, ăn uống kém, không có phụ nữ cho cậu sờ nắn nếu cậu không muốn chặt bỏ hai hòn của cậu đi, và không có cái đồ chết tiệt đó để làm ban đêm đâu. Nhưng lương trả thì tốt, được đấy?
– Tôi đến đây để học, – Denmiris nói một cách nghiêm chỉnh.
– Ề! Rồi ta sẽ nói cho cậu điều gì cậu sẽ học được nhanh nhất. Hiện cậu ở một nước Hồi giáo hả. Nghĩa là không uống rượu chứ. Kẻ nào mà ăn cắp ăn nẩy thì phải chặt tay phải. Lần thứ hai tay trái. Lần thứ ba, mất một bàn chân. Nếu mà cậu giết người thì cậu sẽ bị mất đầu.
– Tôi không có ý định giết ai cả.
– Đợi đấy – Mac Jntyre lầm bầm – Cậu mới đến đây thôi.
Tổng thể kiến trúc ở đây là một toà nhà Babel, người ta đến đây từ hàng chục nước khác nhau, nên họ nói ngôn ngữ riêng của họ. Denmiris tai rất nhạy và có thể nhanh chóng học được các thứ tiếng. Bọn đàn ông đến đây để làm đường giữa một sa mạc không mến khách chút nào, hoặc xây nhà, lắp điện, đặt điện thoại, xây xưởng sản xuất, lắp đặt hệ thống cấp nước và cung cấp thực phẩm, thiết kế hệ thống cống rãnh, cơ sở y tế, và dường như đối với cậu Denmiris trẻ tuổi, có hàng trăm việc khác có thể làm được. Họ phải lao động trong điều kiện nhiệt độ lên đến trên bốn mươi độ C, chịu đựng nạn ruồi muỗi, bụi bặm và lại còn sốt rét và ỉa chảy. Ngay trong sa mạc, cũng có một sự phân biệt đẳng cấp xã hội.
Trên cao là các nhân viên xác định vị trí có dầu, và dưới là các công nhân lao động gọi là bọn phu – và các nhân viên thư ký được gọi là bọn “quần bóng”
Gần một nửa bọn đàn ông tham gia vào việc khoan – các nhà địa chất, các nhân viên giám thị, các kỹ sư và các nhà hoá dầu – họ đều là người Mỹ, vì là cái máy khoan quay đã được phát minh ở Mỹ và người Mỹ thì rất quen thuộc với công việc này. Cậu thanh niên đi ra để làm quen với họ.
Constantin Denmiris tranh thủ càng lâu càng tốt để gần bọn thợ khoan và không ngừng hỏi han. Anh ta bắt đầu biết giữ lại những thông tin, tiếp thu cái thông tin đó theo kiểu như là cát nóng bỏng hút nước vậy. Anh đã nhận ra rằng người ta dùng hai phương pháp khoan khác nhau. Anh ta mon men gần một trong những tay thợ khoan đang làm ở một giàn khoan khổng lồ sâu tới 130 bộ.
– Tôi không hiểu tại sao lại áp dụng hai cách khoan khác nhau.
Tay thợ khoan giải thích.
– Tốt, cu cậu ơi, một kiểu dùng dây cáp, một kiểu quay. Bọn tao bây giờ làm theo kiểu quay nhiều hơn. Họ đều bắt đầu như thế cả mà.
– Họ làm vậy hở anh?
– Ừ. Vì một khi mà đã dựng được một giàn khoan như cái này, người ta phải lắp lên những chi tiết thiết bị để hạ sâu xuống giếng. – Tay thợ nhìn vào bộ mặt hăm hở của cậu thanh niên. – Tao đố mày có ý kiến vì sao lại gọi là giàn khoan đấy?
– Em chịu, ông anh ạ.
– Đó là tên một tay bị treo cổ nổi tiếng ở thế kỷ 19.
– Thế à?
– Sau này người ta mới khoan bằng dây cáp. Hàng trăm năm trước, người Trung Hoa đã đào giếng nước kiểu đó. Họ đục một lỗ ở trên mặt đất bằng cách nâng lên và hạ xuống một dụng cụ cắt gọt nặng treo trên một sợi cáp. Nhưng ngày nay khoảng 85% các giếng đều được đào theo phương pháp quay.
Anh quay đi, định về nơi khoan dầu của anh.
– Xin lỗi. Thế phương pháp quay thì hoạt động thế nào hở anh.
Tay thợ dừng lại.
– Được, thay vì phải chọn mãi mới được cái lỗ trên mặt đất, bây giờ chỉ việc khoan một lỗ cái. Mày thấy chưa? Ở giữa giàn khoan, có một bàn quay bằng thép quay được do một máy khác. Bàn quay này kẹp chặt và làm xoay một cái ống nối dài xuống dưới. Ở đầu dưới cùng của cái ống, còn có một chỗ còn có thể vặn ra được. Nghe tưởng đơn giản, phải không? Trông thế thôi, chứ phức tạp lắm đấy. Phải có cách moi cái chất đã bị nhão lên khi khoan. Phải đề phòng không cho cái bức thành tạo thành hốc và lại còn phải đánh dấu nước và khí lấy lên từ giếng.
– Với cái kiểu khoan như vậy, thế mũi khoan có bao giờ bị cùn không anh?
– Có chứ, nên đôi khi, chúng ta phải kéo cả dây khoan chết tiệt ấy lên, lắp cái mũi khoan mới vào đầu ống khoan rồi lại hạ xuống đáy lỗ khoan. Thế chú mày có ý định thành thợ khoan không đấy?
– Không, anh ạ. Em còn muốn có một giếng dầu riêng cơ?
– Xin chúc mừng. Thôi nhé, tao về làm việc đây.
Một buổi sáng, Denmiris xem một trục khoan đang hạ xuống giếng, nhưng đáng lẽ cái trục khoan phải khoan xoáy xuống, nhưng lại thấy nó cắt một khoanh tròn ở thành hố và mang lên một mẩu đá.
– Xin lỗi. Cái mũi khoan nó làm như vậy để làm gì? – Denmiris hỏi.
Tay thợ khoan dừng lại, lau trán.
– Đó là khoan thành giếng. Chúng tao dùng cái cục đá này để phân tích, xem nó có chứa dầu trong đó không!
– À em hiểu rồi.
Khi mọi việc trôi chảy, Denmiris lại nghe thấy tay thợ khoan kêu to lên “Tôi đang quay sang phải” – như thế có nghĩa là họ đang khoan một cái hố. Denmiris nhận thấy rằng có hàng chục hố nho nhỏ đã khoan trên khắp vùng, với đường kính khoảng từ hai đến ba inch.
– Xin lỗi. Nhưng hố đó để làm gì thế ạ? – Cậu thanh niên hỏi.
– Đó là những giếng thăm dò, cho chúng ta biết dưới đó có cái gì. Như vậy thiết kiệm được cho công ty nhiều tiền và đỡ mất thời gian.
– Em hiểu.
Mọi cái đều làm mê mẩn cậu thanh niên và cậu vẫn cứ muốn hỏi.
– Xin lỗi. Làm sao anh biết nên khoan ở chỗ nào?
– Chúng tao có nhiều nhà địa chất – còn gọi các con pupé nhỏ bé – họ đo đạc các địa tẩng và nghiên cứu các mẫu lấy từ giếng khoan. Rồi đến bọn cổ cuốn thừng.
– Xin lỗi anh, “cổ cuốn thừng” là gì hở anh?
– Thợ khoan. Khi họ…
Constantin Denmiris làm việc từ sáng sớm đến khi mặt trời lặn, kéo các đống dây qua các bãi sa mạc nóng bỏng, lau chùi thiết bị, và lái các xe kéo ngang, qua những cột lửa bốc lên từ những mỏm đá. Các ngọn lửa đó cháy ngày đêm làm tan đi các khí độc.
Ông McJntyre đã nói với Denmiris những sự thật. Đồ ăn uống ở đây rất tồi, điều kiện sống thì khủng khiếp, và ban đêm chẳng có gì để làm. Còn tồi hơn Denmiris cảm thấy như thể một lỗ chân lông trên mình, đều chứa đầy các hạt cát.
Sa mạc vẫn sống và không có đường để chạy trốn. Cát lọt cả và trong lều và chui vào quần áo, và cả cơ thể con người đến mức anh nghĩ khéo mình phát rồ mất. Và rồi, tình hình còn tệ hơn nữa.
Cái xe kéo shamal. Bão cát thổi suốt ngày trong cả một tháng, tiếp theo là những cơn gió rít với một sức mạnh đủ để làm người ta phát điên lên.
Denmiris nhìn ra ngoài cửa sổ của cái lều barasti khi cát đang cuốn bên ngoài.
– Liệu chúng ta có làm việc ở bên ngoài thế này không?
– Mày nói đúng quá, Charlie ạ. Đó không phải là dòng nước khoáng cho sức khỏe con người.
Xung quanh họ, người ta ra sức tìm kiếm dầu. Đã có những giếng mới ở Abu Hadriyad và còn có các giếng khác ở Qatif và các công nhân bị buộc làm việc bận rộn hơn bao giờ hết.
Có hai người mới đến, một nhà địa chất người Anh và vợ ông ta. Herry Potter thì vào khoảng gần sáu mươi tuổi và vợ ông ta, bà Sybil thì mới độ ngoài ba mươi. Về một khía cạnh nào đó Sybil Potter được coi là cũng vừa mắt, một phụ nữ mập mạp có giọng nói vừa cao, vừa khó nghe.
Ở Fadibi, bà ta là một người đẹp ngoại lệ. Vì ông Harry Potter thường hay phải xa nhà, đi thăm dò các vùng dầu mới, nên vợ ông phải ở nhà một mình.
Cậu Denmiris trẻ tuổi được cử giúp bà ta đi lại trong khu nhà và cậu còn giúp bà ta cả trong công việc bố trí ăn ở.
– Đây là nơi khốn khổ nhất trong đời tôi chưa thấy bao giờ – Sybil Potter phàn nàn với giọng nói trầm trầm của bà.
– Ông Herry cứ luôn muốn tôi đi đến những nơi khủng khiếp như thế này. Tôi không biết làm sao tôi thoát được cảnh này?
– Ông bà đang làm một công việc rất quan trọng. – Denmiris khẳng định với bà.
Bà nhìn vào mắt người thanh niên hấp dẫn này một cách khác thường.
– Ông nhà tôi không làm được cái việc mà ông phải làm. Anh có hiểu tôi muốn nói gì không?
Denmiris biết rất rõ ý bà muốn nói gì.
– Không thưa bà.
– Tên anh là gì nhỉ?
– Denmiris, thưa bà. Constantin Denmiris.
– Thế các bạn anh gọi anh là gì?
– Costa.
– Ừ, Costa, tôi nghĩ rằng anh và tôi đang trở thành những người bạn rất tốt đấy. Chúng ta chắc chẳng có gì giống những người ở đây, có phải thế không?
– Những người ở đây?
– Anh biết đấy. Những người xa lạ.
– Tôi phải về để làm việc. – Denmiris nói.
Suốt mấy tuần sau, Sybil Potter cứ luôn kiếm cớ cho gọi người thanh niên đến.
– Herry sáng nay lại đi rồi. – Bà nói với anh. – Ông ta đi để làm cái việc khoan điên rồ của ông ta. – Bà nói thêm một cách cay độc. – Ông ta đáng phải làm việc đó nhiều ở nhà thì phải.
Denmiris không trả lời. Các nhà địa chất là những người quan trọng trong các cấp bậc ở công ty và Denmiris không có ý định dính dáng gì đến vợ của Potter và làm phân tán việc riêng của anh. Anh cũng không biết chính xác vì sao, nhưng anh biết không cần hỏi ai rằng cách này thì công việc anh đang làm chính là tấm thông hành tới mọi việc anh hằng mơ đến, dầu là tương lai và anh đã được định là một phần trong tương lai đó.
Một lần vào lúc nửa đêm. Sybil Potter cho gọi Denmiris. Anh đi vào khu nhà bà và gọi cửa.
– Vào đi! – Sybil đang mặc một cái áo ngủ mỏng dính và khốn thay nó chẳng che được gì hết.
– Tôi đây – bà muốn gặp tôi ạ, thưa bà.
– Ừ, vào đi, Costa. Cái đèn ngủ này hình như làm sao không sáng.
– Anh lấy ra xem. – Không có bóng bên trong… – Và anh thấy thân thể bà ép sát vào lưng anh và hai bàn tay bà đang mò mẫm vào anh.
– Bà Potter…
Đôi môi bà đã kề sát môi anh và bà đã đẩy anh nằm trên giường. Và anh cũng không kìm hãm nổi những gì xảy ra sau đó.
Quần áo anh đã tụt hết và anh đã đi sâu vào bà, bà rên lên vì sung sướng.
– Thế đấy! Ôi, được, cứ thế.
– Trời ơi, sao mà dai thế?
Bà ôm ghì anh một lần cuối và run lên.
– Ôi, cưng ơi, yêu cưng.
Denmiris nằm đó sợ hãi. Tôi đã làm gì? Nếu ông Potter mà thấy thì tôi hết đời.
Như bà đọc được ý nghĩ của anh, Sybil Potter gượng cười.
– Đó là điều bí mật riêng của chúng ta, phải không, cưng?
Điều bí mật riêng của họ còn tiếp tục mấy tháng sau nữa.
Denmiris không có cách nào xa lánh được bà, và vì chồng bà cứ đi xa nhiều ngày đúng lúc công việc khai thác bận rộn của ông ta, Denmiris không làm sao nghĩ ra được cớ gì để khỏi leo lên giường bà. Không biết sau điều đó còn tệ hơn. Sybil Potter đã yêu anh như điên dại.
– Anh thì quá giỏi với công việc làm ở nơi này như thế này, cưng ạ! – Bà bảo anh. – Anh và em sẽ trở về nước Anh thôi!
– Nhà tôi là Hy Lạp.
– Không nói thế nữa! – Bà vỗ vào thân hình dài và gầy của anh. – Anh sẽ trở về nhà với em. Em sẽ ly dị Herry và chúng ta sẽ lấy nhau.
Denmiris tự nhiên có cảm giác sợ hãi.
– Sybil, anh, anh không có tiền. Anh…
Bà đưa đôi môi bà rà xuống ngực anh.
– Không thành vấn đề. Em biết cách làm sao cho anh kiếm được tiền, anh yêu ạ.
– Em làm được ư?
Bà ta ngồi dậy trên giường.
– Tối hôm trước Herry nói với em, ông mới tìm thấy một số vùng dầu mới. Anh biết không cái khoản đó thì ông ấy rất giỏi. Sao mà ông ấy khoái chí về việc đó thế. Ông ấy đã viết báo cáo trước khi đi và bảo em gởi đi vào túi thư sáng nay. Nhưng em còn để đây. Anh có muốn xem không?
Tim Denmiris bắt đầu đập nhanh hơn.
– Ừ, anh… anh muốn.
Anh ngắm nhìn bà tụt xuống giường và lục lọi suốt ở góc một cái bàn nhỏ cũ kỹ. Bà lấy ra một phong bì bằng giấy mỏng nhưng dày và quay lại giường cùng cái phong bì đó.
– Mở ra đi!
Denmiris do dự tý chút. Anh mở phong bì, lôi ra tập giấy bên trong. Có 5 trang. Anh lướt qua rất nhanh, rồi quay lại từ đầu và đọc từng tờ một.
Liệu thông tin này có giá trị không? Đó có phải là báo cáo về vùng dầu mới có thể trở thành một trong những vùng dầu mỏ giàu có nhất trong lịch sử không.
Denmiris nuốt nước bọt.
– Ừ. Có thể.
– Đấy, cho anh đấy. – Sybil nói một cách mãn nguyện – Bây giờ chúng ta có tiền rồi.
Anh gật đầu:
– Không đơn giản thế đâu.
– Tại sao không!
Denmiris giải thích:
– Cái này chỉ có giá trị với ai có thể chọn một số khu đất xung quanh khu vực này. Nhưng cần nhiều tiền lắm. Anh chỉ có ba trăm đô la trong tài khoản của anh ở nhà băng.
– Ồ đừng lo điều đó. Herry có tiền. Em sẽ viết một ngân phiếu. Liệu năm nghìn đô la có đủ không?
Constantin Denmiris không tin nổi điều anh vừa nghe được.
– Ừ. Anh… Anh không biết nói sao bây giờ.
– Đó là cho cả hai chúng ta, cưng ạ. Vì tương lai chúng ta.
Anh ngồi như vậy trên giường suy nghĩ bao nhiêu chuyện.
– Sybil, em có thể giữ báo cáo này đến ngày mai hay ngày kia không?
– Dĩ nhiên, được chứ. Em sẽ giữ nó tới thứ sáu. Như vậy có đủ thời gian cho anh không, cưng?
Anh gật đầu chậm chạp:
– Như vậy sẽ đủ thời gian cho anh.
Với năm nghìn đô la mà Sybil cho không anh, đó không phải là một món quà, mà đó là tiền vay, anh tự nhủ.
– Constantin Denmiris chọn mua một acre(1) đất quanh cái nơi có tiềm năng mới đó. Mấy tháng sau, khi cái giếng dầu tự nhiên bắt đầu phun cùng với vùng dầu chính, Constantin Denmiris đã nhanh chóng trở thành một nhà triệu phú.
– Anh trả lại cho Sybil năm nghìn đô la, gửi cho bà một cái áo ngủ mới, và trở về Hy Lạp. Bà ta chẳng bao giờ còn gặp lại anh nữa.
Chú thích:
(1) 1 acre – 0,4047 ha.