Bạn đang đọc Ký ức nửa đêm: Chương 07 – Phần 01
Toà án Asakion ở giữa Anthens là một building lớn xây bằng đá màu xám, chiếm cả một khu ô vuông ở giữa phố Đại học và phố Strada, Ngoài ba mươi phòng xử án trong building, chỉ có ba phòng dành cho các vụ xử hình sự: đó là phòng 21, 30 và 33.
Vì vụ án giết người của Anastasia Savalas đã gây ra sự chú ý quá lớn, nên phải làm ở phòng 33. Phòng xử án này rộng mươi bộ, dài ba trăm bộ, và các ghế ngồi chia làm ba khu vực cách nhau sáu bộ, mỗi hàng ghế có chín ghế dài bằng gỗ.
Phía trước phòng xử là một cái bục cao, trên là bàn của các vị quan toà chủ toạ bằng gỗ dán nhựa cao su sáu bộ, với những ghế có tựa cao cho ba quan toà chủ toạ.
Phía trước là chỗ đứng của các người làm chứng, đặt trên một cái bục thấp hơn, có gắn một cái đèn đọc sách, phía bên kia sát tường là chỗ của đoàn hội thẩm hiện có mười thẩm phán. Trước chỗ ngồi của các bị cáo là bàn của các luật sư.
Vụ án giết người với tính chất của nó, đã là đủ đặc biệt, nhưng phòng kháng án mà công việc là bảo vệ bị cáo do Napoleon Chotas điều khiển, Napoleon Chotas là một trong những luật sư hình sự nổi tiếng trên thế giới. Chotas chỉ tham gia xét sử các vụ giết người, và ông đã có những thành tích đáng kể về thành công. Các chi phí ông lấy, người ta đồn là hàng triệu đô la. Napoleon Chotas là một người gầy, trông hốc hác, với đôi mắt to và buồn như đôi mắt mật thám trên một khuôn mặt nhăn nheo. Ông ăn mặc xuềng xoàng, dáng vẻ bề ngoài của ông không gây cho người khác một chút gì là tin tưởng. Nhưng đằng sau cái vẻ lờ mờ đó là một trí thông minh, sắc sảo nổi bật.
Báo chí đã đưa ra những ý kiến tỏ ý ngạc nhiên vì sao Napoleon Chotas lại đồng ý bảo vệ người đàn bà trong vụ án này. Không thể có cách nào, ông khó có thể thắng được trong vụ này. Người ta cũng đánh cuộc nhau rằng đây sẽ là thất bại đầu tiên của Chotas.
Peter Demomdes, công tố ủy viên, trước đây cũng đã có lần chống lại Chotas, và do vậy, ông ta không bao giờ chấp nhận việc ấy, ngay cả đối với bản thân mình, ông lại rất ngại trình độ của Chotas. Tuy vậy, lần này Demonides cảm thấy rằng ông chẳng phải lo lắng gì cả. Vì đã từng có vụ giết người cổ điển rõ rành rành, thì vụ Anastasia Savalas là một vụ như vậy.
Các sự việc như sau: Anastasia Savalas là một phụ nữ trẻ xinh đẹp, đã có chồng là một người đàn ông giàu có – Georges Savalas, ông này hơn vợ ba mươi tuổi. Anastasia đã có dính líu với người lái xe trẻ, Josef Pappas, và theo người làm chứng cho biết, chồng cô đã quyết định ly dị Anastasia và đã viết di chúc nhưng lại gạt cô ra. Vào đêm án mạng, cô đã cho các đầy tớ nghỉ việc để chuẩn bị cơm tối cho chồng.
Georges Savalas lại bị cảm lạnh từ trước đó. Khi ăn tối, ông đã bị một cơn ho. Vợ ông đã mang cho ông chai thuốc ho của ông. Savalas đã uống hết một ngụm và chết.
Một vụ rõ rành rành.
Từ sáng sớm, phòng xử số 33 chật ních khán giả.
Anastasia Savalas ngồi ở bàn bị cáo, mặc một cái váy đen đơn giản và mặc một cái áo bờ lu, không đeo trang sức và rất ít phấn sáp. Cô ta đẹp đến mức có thể làm choáng váng người khác.
Công tố viên, Peter Demonides phát biểu trước đoàn hội thẩm:
– Thưa quý ông, quý bà. Đôi khi trong một vụ giết người, việc xét xử phải mất hai hay ba bốn tháng. Nhưng tôi nghĩ rằng các quí vị sẽ phải phiền lòng nếu lưu tại đây một thời gian lâu như vậy. Khi quý vị nghe các sự việc trong vụ này, tôi chắc chắn các vị cũng đồng ý không cần hỏi han gì và chỉ cần một lời phán quyết – giết người ở mức độ sơ đẳng. Nhà nước sẽ chuẩn y bị cáo cố tình giết chồng mình bởi vì người chồng đe doạ ly dị vợ khi ông phát hiện người vợ có ngoại tình với người lái xe riêng của gia đình. Chúng tôi cũng xét thấy bị cáo có động cơ, có cơ hội và phương tiện để thực hiện ý đồ tàn ác của mình. Xin cám ơn. – Ông trở về chỗ ngồi.
Chánh án quay về phía Chotas.
– Bào chữa có chuẩn bị bài diễn văn khai mạc cho buổi xử án này không đấy?
Napoleon Chotas đứng lên từ từ:
– Vâng, thưa ngài đáng kính. – Ông tiến đến gần chỗ ngồi của đoàn hội thẩm với dáng đi không chắc chắn và lờ đờ. Ông cứ đứng đó, lim dim mắt nhìn họ, và khi ông nói, cứ như là ông nói với chính mình. – Tôi đã sống khá lâu rồi, tôi đã thấy rằng không có ai kể cả đàn ông và đàn bà có thể giấu được tính độc ác của mình. Điều đó thể hiện rất rõ. Một nhà thơ có lần nói rằng con mắt là cửa sổ của tâm hồn. Tôi cho rằng câu đó đúng. Tôi muốn quý vị, quý ông và quý bà hãy nhìn vào con mắt của bị cáo. Trong trái tim của bà ta, bà ta không thể tìm ra cách nào đó để giết một ai. – Napoleon Chotas đứng đó một lát như thế để cố nghĩ ra cách nói, nhưng rồi lại ngồi xuống.
Peter Demonides, một ý nghĩ chiến thắng chợt nẩy ra trong đầu. Lạy chúa. Đây là câu mở đầu ý tứ nhất trong đời mà tôi được nghe thấy! Ông già này để mất hết rồi.
– Công tố ủy viên có chuẩn bị gì để gọi người làm chứng thứ nhất không?
– Vâng, thưa ngài đáng kính. Tôi xin gọi Rosa Lykourgos!
Một người phụ nữ đã đứng tuổi, dáng vẻ nặng nề đứng lên ở bàn khán giả và đi nhanh có vẻ quả quyết lên trước phòng xử án. Bà đã thề.
– Bà Lykourgos, bà làm nghề gì?
– Tôi làm quản gia… – Tiếng bà bị nghẹn lại – Tôi làm quản gia cho ông Savalas!
– Vâng, thưa ngài.
– Và xin bà nói cho biết đã làm cho ông Savalas được bao lâu rồi?
– Hai mươi lăm năm.
– Ái chà, lâu đấy. Bà có quý ông chủ của bà không?
– Ông ta là thánh.
– Thế khi ông Savalas lấy vợ lần thứ nhất, bà đã làm cho ông ấy rồi chứ?
– Vâng, thưa ngài, khi vợ ông ấy chết, tôi đã ở bên mộ cùng ông ấy.
– Nếu nói rằng họ có quan hệ với nhau rất tốt, có đúng không?
– Họ đã yêu nhau say đắm.
Peter Demonides nhìn về phía Napoleon Chotas, xem ông có phản đối gì không khi thẩm vấn. Nhưng Chotas vẫn ngồi yên trên ghế, trông như chẳng có gì nghĩ ngợi.
– Bà có làm việc cho ông Savalas trong thời gian ông đã lấy vợ thứ hai, Anastasia Savalas? – Peter Demonides tiếp tục.
– Ồ, có thưa ngài. Chắc chắn là có. – Bà bật những lời nói đó như không cần suy nghĩ.
– Có phải bà muốn nói rằng đó là cuộc hôn nhân hạnh phúc?
Lại một lần nữa, ông nhìn sang Napoleon Chotas, nhưng không thấy phản ứng.
– Hạnh phúc à? Không thưa ngài. Họ đánh nhau như chó với mèo.
– Bà có làm chứng lần nào họ đánh nhau không?
– Một người như tôi chẳng có thể làm chứng gì được. Các ông có thể nghe thấy họ cãi nhau, cả nhà nghe thấy – và nhà thì to lắm.
– Tôi cho rằng những xô xát đó chỉ là lời ra tiếng vào, hơn là những xô xát thể xác? Có nghĩa là ông Savalas có bao giờ đánh vợ không?
– Ồ, xô xát đánh nhau đấy chứ. Nhưng không như ông nói, chính bà ấy đánh ông ấy. Ông Savalas phải đi làm ăn suốt năm, và con người tội nghiệp đó ngày càng yếu đuối.
– Bà đã nhìn thấy bà Savalas đánh chồng chưa?
– Nhiều lần rồi chứ. – Người làm chứng nhìn sang bà Anastasia Savalas và trong giọng nói của bà tỏ ra thoả mãn lắm.
– Bà Lykourgis, vào cái đêm ông Savalas chết, có những người nào trong số các người giúp việc đang làm việc trong nhà?
– Trong chúng tôi chẳng có ai cả?
Peter Demonides làm cho giọng nói tỏ ra sửng sốt.
– Ý bà nói trong một ngôi nhà mà theo bà rất rộng, lúc đó lại không có ai cả sao? Thế ông Savalas có người đầu bếp, hay người đầy tớ… hầu bàn chẳng hạn…?
– Ồ, vâng, thưa ông. Ở nhà có đủ cả những người đó.
– Nhưng bà đã nói với mọi người đêm nay ọi người nghỉ. Bà ấy đã nói bà muốn nấu ăn cho chồng bà. Cứ như tuần trăng mật thứ hai. – Nhận xét cuối cùng bà vừa nói vừa xì mũi.
– Thế là Bà Savalas đã đuổi mọi người?
Lần này ông chánh án nhìn sang Napoleon Chotas, đợi xem ông này có phản đối không? Nhưng vị luật sư ngồi đó như bận rộn cái gì không để ý.
Ông chánh án quay sang Demonides:
– Công tố ủy viên không nên gợi ý cho người làm chứng.
– Tôi xin lỗi, thưa Ngài. Tôi xin lặp lại câu hỏi.
Demonides đến gẩn bà Lykourgos.
– Điều bà đã nói tức là vào đêm mà mọi người là những người giúp việc đến nhà, bà Savalas ra lệnh ọi người về để bà có thể ở với chồng một mình?
– Vâng, thưa ngài. Và người đàn ông đáng thương đó bị cảm lạnh.
– Thế bà Savalas có thường hay nấu ăn tối cho chồng bà không?
Bà Lykourgos xỉ mũi.
– Ê. Không, thưa ngài. Không phải là bà thường nấu ăn. Bà ta chẳng bao giờ nhúng tay vào việc nhà bao giờ!
Và Napoleon vẫn ngồi đó, lắng nghe như thể ông chỉ là khán giả thôi.
– Cám ơn, Bà Lykourgos. Những lời bà nói giúp chúng tôi rất nhiều.
Peter Demomdes quay sang Chotas, cố giấu sự thoả mãn của mình. Những lời làm chứng của bà Lykourgos đã có tác dụng rõ rệt với bồi thẩm đoàn. Họ đang đưa mắt nhìn vẻ không tán thành bị cáo. Để xem lão già cố xoay sở thế nào về những lời đó.
– Chứng cứ của ông.
Napoleon ngước nhìn lên.
– Cái gì? Ồ. Không có câu hỏi.
Chánh án nhìn ông tỏ ngạc nhiên.
– Ông Chotas… ông không muốn lật ngược những chứng cứ này?
Napoleon Chotas đứng lên.
– Không, thưa Ngài đáng kính. Bà ta dường như là một người phụ nữ ttung thực hoàn toàn. – Ông lại ngồi xuống.
Peter Demonides không thể tin được cái may mắn tốt đẹp ình. Lạy chúa, ông nghĩ hắn cũng không gây ra tranh luận gì. Lão già như thế là hết nước. Demomdes đang tận hưởng thắng lợi của mình.
Chánh án quay sang công tố viên.
– Ông có thể gọi người làm chứng tiếp.
– Nhà nước muốn gọi Josef Pappas.
Một thanh niên cao, đẹp trai, tóc màu sẫm đứng dậy khỏi ghế khán giả và đi về phía bục người làm chứng.
Anh ta đã thề.
Peter Demonides bắt đầu.
– Ông Pappas, xin ông nói cho toà biết nghề của ông?
– Tôi là tài xế.
– Ông có được mướn làm việc lúc đó không?
– Không?
– Nhưng ông vẫn mướn đến gần đây cơ mà. Nghĩa là, ông vẫn được mướn cho đến lúc xảy ra cái chết của ông Georges Savalas?
– Đúng thế ạ!
– Ông đã làm việc cho gia đình Savalas bao lâu rồi?
– Hơn một năm một chút ạ!
– Thế công việc có dễ chịu không?
Josef Pappas để mắt nhìn ông Chotas, đợi ông đến cứu anh ta. Chỉ thấy yên lặng.
– Công việc có dễ chịu không, ông Pappas?
– Cũng được ạ, tôi cho là thế.
– Lương có khá không?
– Có ạ!
– Rồi, ý ông muốn nói việc làm cũng được phải không? Nghĩa là có thêm những khoản ngoài lương không? Ông có ăn nằm thường xuyên với và Savalas không?
Josef Pappas nhìn về phía Napoleon nhờ giúp đỡ. Nhưng không có ý kiến gì của ông ta cả.
– Tôi… Vâng, thưa ngài. Tôi cho là có ạ!
Peter Demonides thản nhiên với việc Pappas thừa nhận cái xấu xa đó ình.
– Anh cho là có? Anh đã thề. Hoặc là anh đã tằng tịu với bà ấy hay là anh không. Một trong hai cái?
Pappas, đứng cựa quậy khó nói:
– Chúng tôi đã có tằng tịu!
– Vậy ngay khi anh nói anh đang làm việc cho chồng bà ta – được trả lương hậu hĩnh, và cũng sống dưới mái nhà ông ấy?
– Vâng, thưa ngài.
– Điều đó không làm anh phiền lòng à, nhận được lương của ông ta trả hàng tuần, trong khi đó anh vẫn tằng tịu với vợ ông ta?
– Dạ, đó không phải là tằng tịu.
Peter Demonides giương cái bẫy rất cẩn thận:
– Đó không phải là sự tằng tịu? Thế anh cho là cái gì. Tôi e rằng anh không hiểu.
– Tôi cho rằng – tôi và Anastasia đang chuẩn bị kết hôn!
Trong phòng xử án có tiếng xì xào ngạc nhiên.
Các thẩm phán đang nhìn về phía bị cáo.
– Cái việc kết hôn là ý anh hay ý bà Savalas?
– Dạ, cả hai chúng tôi đều muốn thế ạ.
– Ai đề xuất điều đó?
– Tôi cho rằng bà ấy ạ. – Anh ta quay sang xem Anastasia Savalas ngồi ở chỗ nào. Khỉ quay lại anh ta chẳng có biểu hiện gì là xót xa cả.
– Nói thật, ông Pappas, tôi rối cả đầu lên. Sao anh lại mong đợi kết hôn? Bà Savalas đã có chồng, có phải không nhỉ? Vậy anh định đợi ông ta chết già à? Hay đợi ông ta bị tai nạn chết hay đại loại như thế? Chính xác trong đầu anh, anh có ý định gì?
Các câu hỏi này quá khích nên công tố ủy viên, ba luật sư nhìn về phía ông Napoleon Chotas, đợi ông nổ ra lời phản đối. Nhưng vị luật sư bào chữa này đang còn bận rộn ghi chép vớ vẩn, chẳng chú ý gì cả.
Anastasia Savalas cũng thế, bắt đầu nhìn có vẻ quan tâm.
Peter Demonides nhấn mạnh lợi thế của ông:
– Ông không trả lời câu hỏi của tôi à, ông Josef Pappas?
Josef Pappas cử động tỏ vẻ khó chịu.
– Tôi không biết chính xác như vậy.
Giọng nói của Peter Demonides cứ như sợi dây thắt lại.
– Để tôi nói với anh, một cách chính xác. Bà Savalas định giết chồng bà để đưa ông ta ra ngoài cuộc. Bà ta đã biết rằng ông ấy chuẩn bị ly dị bà và không đưa bà vào di chúc của ông, và như vậy bà bị bỏ rơi chẳng được gì cả. Bà…
– Phản đối! -Tiếng đó không phải do Napoleon Chotas nói mà là chánh án. – Ông đang hỏi các người làm chứng để quyết định à?