Kính vạn hoa - Tập 39 - Đoàn kịch tỉnh lẻ

Chương 8


Đọc truyện Kính vạn hoa – Tập 39 – Đoàn kịch tỉnh lẻ – Chương 8

Nói cho đúng ra, những lời thoại trong vở kịch Chiếc lá cuối cùng hôm nay không hoàn toàn giống hệt hôm wa. Quý ròm phát hiện ra điều đó ngay khi cô Xiu vừa cất tiếng.
Thoạt đầu, nó không hiểu tại sao. Có lúc nó ngờ ngợ rằng kịch là phải thế. Rằng không phải bao giờ diễn viên cũng thuộc vanh vách lời thoại đến từng câu từng chữ.
Nhưng chỉ nghĩ ngợi một chút, nó biết ngay là nó nhầm. Các diễn viên diễn đi diễn lại một vỡ kịch hàng chục lần, có khi hàng trăm lần, những câu thoại chắc chắc họ đã thuộc nằm lòng.
Khi cô Xiu và cô Giôn-xy tối nay nói những lời không hoàn toàn giống với những lời cô Xiu và cô Giôn-xy nói tối hôm wa, sự khác biệt này hẳn là cố ý.
Chắc là do họ wá hứng khởi, Quý ròm nghĩ, khán giả đầy rạp thế kia, làm sao mà họ có thể làm ra vẻ không có gí khác lạ kia chứ! Rõ ràng, trên sân khấu đang xảy ra một điều gì đó thật đặc biệt. So với hôm wa, cô Giô-xy và cô Xiu diễn cuốn hút hút hơn và cảm động hơn, và họ đối đáp cũng khác hơn.
Quý ròm nhìn quanh, không biết chia sẽ cùng ai ý nghĩ đó. Tiểu Long và nhỏ Hạnh đăm đăm dán mắt lên sàn diễn, miệng há hốc. Quý ròm có thể nói ra nhận xét của mình với nhỏ Diệp nhưng nhỏ Diệp lại ngồi tuốt bên tay phải nhỏ Hạnh, nó không thể ngồi chồm người wa mà không làm giật mình hai đứa bạn bên cạnh.
Ở bên tay trái nó, hai thằng nhóc Ðạt và Khánh đang liên tục ngọ ngoạy. Lúc này ở trên sân khấu, vị bác sĩ vừa nhăn nhó bỏ về, còn cô Giôn-xy yếu đuối đang thì thầm đếm những chiếc lá cuối cùng trên dây trường xuân già cỗi:
-Kìa! Lại thêm một chiếc lá rụng nữa kìa! Như vậy là còn bốn chiếc!
-Rụng gì mau thế! Mới đây mà chỉ còn có bốn chiếc!
Tiếng Ðạt càu nhàu bên tai khiến Quý ròm tò mò way sang và thấy thằng nhóc đang lo lắng vò đầu, tóc nó bây giờ rối tung, xù cả lên.
Thằng Khánh thì không ngừng vặt tai, nó vặt mạnh đến múc có cảm giác nó muốn nhổ phăng cái tai ra khỏi đầu. Khi bực bội hay tức giận, người ta vẫn bứt tai, nhưng bứt thẳng tay như thế chỉ có thể do sợ hãi.
Quý ròm thấy rõ điều đó trong lời rì rầm như cầu nguyện của thằng oắt:
-Thôi nha! Ðừng rụng nữa nha!
Quý ròm biết thằng Khánh muốn nói đến những chiếc lá trường xuân. Nó liền chồm qua vỗ vai thằng oắt, mỉm cười:
-Mày lẩm bẩm gì thể hở Khánh? Cô Giôn-xy không chết đâu mà mày lo!
-Sao anh biết? –Thằng Khánh nhìn Quý ròm bằng cặp mắt mở to, nửa vui mừng nửa ngờ vực.
-Sao lại không biết! – Quý ròm nhún vai – Vở kịch này hôm wa tao xem rồi. Ðó là chưa kể năm ngoái tao đã học wa truyện Chiếc lá cuối cùng nữa cơ.
Quý ròm nói với thẳng Khánh nhưng thằng Ðạt lại hứng chí vỗ tay. Rồi sực nhớ mình đang ngồi giữa khán phòng im phắt, Ðạt hỏang hồn buông tay xuống, hạ giọng thì thào:
-Hay wá, cô Giôn-xy không chết! Thế mà thấy lá rụng, em cứ sờ sợ!
Khác với hai thằng oắt, Tiểu Long và nhỏ Hạnh đã biết trước cốt truyện nên không âu lo gì cho tính mạng của cô họa sĩ Giôn-xy. Nhưng không khí huyền ảo của sân khấu và lối diễn xuất thần và Hồng Minh khiến tụi nó ngẩn ngơ wá đỗi.
Cho đến khi bức màng nhung đã khép và đèn trong khán phòng bật sáng báo hiệu giờ giải lao, tâm trí Tiểu Long và nhỏ Hạnh vẫn còn choáng ngợp trước những ấn tượng mạnh mẽ do các cảnh diễn đem lại.
Thấy thằng mập ngồi thẫn thờ, Quý ròm thúc cùi chỏ vào hông bạn:
-Thế nào? Hay không hở mập?
Tiều Long chòang tỉnh. Nó đấm tay lên thành ghế:
Tuyệt cú mèo!

Nhỏ Hạnh đẩy gọng kính trên sống mũi, xuýt xoa:
-Hạnh không ngờ đoàn kịch Vàm Cỏ diễn hay đến thế!
Quý ròm phổng mũi, được dịp thanh minh:
-Thấy chưa! Ðâu phải tự nhiên mà thằng ròm này khoái kịch!
Rồi nó cao hứng:
-Nhưng vai diễn xuất sắc nhất chưa xuất hiện đâu! Các bạn mà xem nghệ sĩ Văn Vui đóng vai họa sĩ Be-man thì cứ gọi là mê tơi.
Tiểu Long nheo mắt:
-Mày học khoa wảng cáo tự bao giờ thế hở ròm?
-Anh Quý nói thật đó! – Nhỏ Diệp bênh anh, vẫn với lối dùng từ lẫn lộn – Cụ Be-man đóng tuyệt lắm!
Nhỏ Hạnh chưa kịp chỉnh nhỏ Diệp đã nghe tiếnt thằng Tùng kêu tường từ dãy ghế bên kia:
-Chị Hạnh ơi, uống nước không?
Nó đảo mắt tìm, bắt gặp thằng em đang đứng nhón chân trên ghế, tay đung đưa bịch nước cam trong khi ba nó đang túm vạt áo thằng bé cố níu xuống.
Nhỏ Hạnh mỉm cười và lắc đầu.
Thằng Tùng định nói gì đó nữa nhưng ngay lúc nó vừa mấp máy môi, tiếng người xướng ngôn viên đã vang lên:
-Mời bà con cô bác trở về chỗ ngồi…
Cùng lúc, đèn tắt, khán phòng tối thui.
Trên sân khấu, màn kéo sang bên để lộ một ông già nhỏ thó ngồi thu lu trên chiếc ghế thấp, tay đang huơ chai rượu uống dở trong thứ ánh sáng đỏ quạch đang từ từ chuyển sang trắng.
Nhỏ Diệp lào thào:
-Cụ Be-man đó.
Nó rất muốn nói thêm “Em đã trò chuyện với cụ rồi” nhưng thấy ngường ngượng, lại thôi.
Tiểu Long và nhỏ Hạnh không hé môi, làm như không nghe nhỏ Diệp nói gì. Tụi nó đang căng mắt nhìn người đàn ông, râu tóc loăn xoăn, ngạc nhiên thấy ông ta giống cụ Be-man mà tụi nó hình dung một cách lạ lùng.
Như thường lệ, bên cạnh cụ Be-man là chiếc giá vẽ, trên đó nằm im lìm một tấm vải ố vàng, trống cơm. Ðã hai mươi lăm năm nay, cụ vẫn chưa phác nét cọ đầu tiên cho bức kiệt tác má cụ hằng ấp ủ.
Ồ, không, không phải trống trơn, Quý ròm bỗng chớp mắt, tối nay ở góc cao bên trái của tấm vãi mọc lên lóng lánh một ngồi sao nhỏ.
Quý ròm dụi mắt, tưởng mình trông nhầm. Nhưng khi nó bỏ tay xuống, ngôi sao vẫn còn ở đó. Tại sao lại có ngôi sao ở đó nhỉ?

Nhưng Quý ròm không có thì giờ để nghĩ ngợi. Vì cô Xiu đã bước vào:
-Chào cụ.
Như hôm wa, cụ Be-man đang uể oải, lừ đừ bỗng tính như sáo khi nghe tin cô Giôn-xy bị sưng phổi. Rồi từ lo lắng, cụ chuyển sang giận dữ. Mặt tím bầm, râu tóc dựng đứng, cụ chửi rủa, mắng nhiếc, lồng lộn. Chai rượu trên tay cụ bay vào vách vỡ tan, dội lên những âm thanh chát chúa ghê hồn.
Cũng như các diễn viên khác, hôm nay diễn viên đóng vai cụ Be-man diễn xuất thần hơn hẳn đêm hôm trước.
Trước mặt mọi người hiện ra sống động một họa sĩ già bất đắc chí nhưng niềm đam mê nghệ thuật và lòng yêu mến con người không bao giờ cạn.
Trong một đêm kỳ diệu, cũ Be-man đã chinh phục toàn thể khán giả mọi lứa tuổi. Người lớn xúc cảm vùi mình sâu trong lưng ghế. Trẻ em nhấp nhỏm liên tục trên tay vịn. Nhất là lúc cụ Be-man gầm lên:
-Ði! Ði ngay lên phòng của cô! Tôi phải nhìn wa cái dây leo khốn kiếp đó!
Bọn Quý ròm nhìn cụ lôi cô Xiu ra khỏi phòng bằng tâm trạng hồi hộp như thể cụ sắp rời bỏ ánh đèn sân khấu để bước hẳn ra cuộc đời thực.
Chỉ có nhỏ Diệp là bình tĩnh. Nó nhớ tối hôm wa, cũng đúng vào lúc sắp sửa đi khuất sau cánh gà, cụ Be-man đã nhìn về phía hai anh em nó ngồi. Cho nên nó dán chặt mắt vào cụ Be-man, xem bữa nay cụ có kiếm tìm tụi nó nữa không:
Và nó sung sướng khi thấy wa vai cô Xiu, cụ Be-man đang hướng ánh mắt về chỗ nó và anh Quý nó ngồi tối hôm wa ở hàng ghế đầu và tất nhiên là không thấy tụi nó. Bữa nay, hai anh em nó ngồi ở hàng ghế thứ tư đếm từ trên xuống.
Cụ Be-man có lẽ cũng đã sực nhớ ra anh em Quý ròm tối nay không ngồi ở hàng ghế danh dự nên cụ chỉ đảo mắt một cái ròi way mình đi luôn vào phía trong.
Ðúng lúc đó nhỏ Diệp nghe tiếng Tiểu Long thì thầm với anh nó:
-Bây giờ thì tao tin rồi.
Tiểu Long nói chẳng rõ ràng tẹo nào. Nhưng nhỏ Diệp hiểu ngay Tiểu Long đang nói về tài nghệ diễn xuất của diễn viên Văn Vui trong vai cụ Be-man. Vì vậy, nếu nhỏ Diệp có nở một nụ cười hân hoan lặng lẽ cũng là điều dễ hiểu.
Một bóng người không biết từ lâu len lỏi vào hàng ghế bọn Tiểu Long đang ngồi và đụng vào đầu ghế nhỏ Diệp làm nó thư ngay nụ cười lại.
Nó chưa kịp lên tiếng, người lạ đã hỏi:
-Còn ghế trống không mấy cháu?
Nhỏ Diệp nhận ra giọng một người đàn ông.
-Hình như hết chỗ rồi chú ơi! – Nó đáp.
Người đàn ông tặc lưỡi, mò mẫm trong bóng tối, tiếp tục chen vào phía trong.
Lúc này, trên sân khấu bức màn lững đang từ từ kéo lên và trên chiếc giường sắt màu trắng, cô Giôn-xy đang nằm thiêm thiếp.
Quý ròm nhíu mày khi bóng người đàn ông loay hoay trước mặt che mắt cụ Be-man và cô Xiu đang từ mé ngòai sân khấu bước vô.
Rồi thấy vị khán giả rắc rối này cứ xoay tới xoay lui nhặng xị và có vẻ sẽ không nững án ngữ trước mặt nó cho đến chừng nào tìm được chỗ ngồi, Quý ròm nóng ruột wá, bèn way sang thằng Ðạt ngồi cạnh, bảo:

-Mày và thằng Khánh dồn vô chung một ghế đi, nhường chỗ cho chú kia ngồi!
Sợ hai thằng oắt không chịu, nó lật đật nói thêm:
-Vở diễn sắp hết rồi, còn chừng mười, mười lăm phút nữa thôi!
Nãy giờ, thấy người đàn ông chàng ràng trước mặt, hai thằng oắt Ðạt và Khánh đã khó chịu lắm rồi. Cho nên Quý ròm vừa đề nghị, hai đứa vui vẻ nhập chung một ghế liền.
Người đàn ông ngồi vào ghế trống của Ðạt, rối rít:
-Cảm ơn hai cháu nghe.
Ông way sang Quý ròm:
-Cảm ơn cả cháu nữa.
Giọng người đàn ông khiến Quý ròm giật thót. Nó có cảm giác đã nghe giọng nói này ở đâu rồi. Quý ròm ngạc nhiên nhủ bụng và kín đáo liếc mắt sang vị khán giả lạ.
Lúc này trên sân khấu ồn lên tiếng gió rít, tiếng mưa rơi và ánh sáng trở nên nhá nhem báo hiệu màn đêm vừa buông xuống khu Griniz nghèo nàn. Nhưng trong ánh sáng mờ mờ đó, Quý ròm vẫn thấy thấp thoáng những đường nét trên gương mặt của người ngồi bên cạnh mình, những đường nét hoàn toàn xa lạ đối với nó.
Như vậy mình chưa kip gặp người này bao giờ. Nhưng sao giọng ông ta nghe wen thế nhỉ? Quý ròm tự hỏi. Và nó tự trả lời: Chắc giọng ông ta giống giọng một ai đó mà mình đã từng biết.
-Cháu đã xem vở kịch này lần nào chưa? – Người đàn ông đột nhiên way hỏi Quý ròm.
Giọng ông ta thân thiện đến mức Quý ròm không thể không trả lời.
-Dạ, cháu đã xem một lần vào tối hôm wa.
Quý ròm đáp, mắt vẫn không rời cụ Be-man với chiếc đèn bão, cọ và bảng màu trên tay, thang trên vai, đang dọ dẫm bước đi dưới màn mưa.
-Cụ ấy đi đâu thế?
Người đàn ông nhìn lên sân khấu, lại hỏi.
-Cụ ấy định vẽ bức tranh kiệt tác của đời mình!
Quý ròm buột miệng, mỉm cười với sự bí hiểm trong câu trả lời của mình. Nó không muốn nói rõ hơn, e người đàn ông mất hứng thú khi theo dõi những diễn biến tiếp theo.
Nhưng người đàn ông dường như biết trước cụ Be-man sẽ làm gì. Khi nãy ông ta hỏi có lẽ chỉ để bắt chuyện. Vì Quý rom nghe ông ta đột ngột nói:
-Cụ ấy đi vẽ cái chết của mình.
Quý ròm thoắt rùng mình. Bên cạnh nó, người đàn ông tiếp tục cảm khái:
-Ðó là một cái đẹp. Chính những cái chết như thế đem lại sức sống cho nghệ thuật.
Trong một thoáng, Quý ròm có cảm giác người đàn ông này hiểu về vở kịch sâu sắc hơn nó tưởng. Nó way sang người đàn ông, chớp mắt:
-Chú đã xem vở kịch này rồi hở chú?
-Chủ đã xem nhiều lần! – Người đàn ông đáp bằng giọng tự hào – Nhiều hơn bất cứ một người nào.
Sao có người mê kịch đến thế nhỉ? Quý ròm nhủ bụng. Rồi sực nhớ đến một chuyện, nó liêm môi hỏi:
-Thế những lần trước, chú có thấy ngôi sao kia không ạ?

-Ngôi sao nào cơ?
Quý ròm chỉ tay lên sân khấu nhưng rồi nó tẽn tò rụt ngay lại. Nó không nhìn thấy cái phòng vẽ mà nó đang nói tới. Vì cụ Be-man đã rời phòng để ra ngoài gió tuyết.
Quý ròm đành nuốt nước bọt:
-Ngôi sao trên bức tranh để trống của cụ Be-man ấy.
Người đàn ông “à” lên một tiếng:
-Những lần trước thì không có. Chỉ tối nay người ta mới cao hứng thêm vào.
-Tại sao người ta lại thêm vào hở chú? – Quý ròm thắc mắc – Cháu đọc trong truyện cũng không thấy nhắc đến ngôi sao đó.
Người đàn ông vỗ vai Quý ròm:
-Ðó là ngôi sao định mệnc, cháu à. Mỗi chúng ta đều đi dưới một ngôi sao dẫn đường. Có lẽ cụ Be-man muốn nói cuộc đời cụ tất phải đi dưới ngôi sao của nghệ thuật, không thể khác được.
Người đàn ông càng nói lời lẽ càng cao xa, khó hiểu. Có lẽ ông ta wên phắt ông ta đang nói chuyện với một thằng nhóc.
Quý ròm khụt khịt mũi. Nó bỗng nhớ tới cụ Be-man, hay chính xác là diễn viên Văn Vui, người đóng vai cụ Be-man. Tối hôm wa, lúc ở hậu trường, người nghệ sĩ tài hoa này cũng đôi lúc nói những câu kỳ dị như vậy. Lúc đó, ông ta cũng wên bẵng trước mặt mình chỉ là hai đứa bé.
Ðèn vừa bật sáng, người đàn ông đã nhanh nhẹn đứng lên giữa những tràng vỗ tay nồng nhiệt của khán giả dành cho các diễn viên đang xếp hàng cúi chào trên sân khấu. Ông ta tươi cười nhìn Quý ròm:
-Tạm biệt nhé. Chúng ta sẽ gặp lại sau.
Lúc len wa hàng ghế để ra bên ngoài, ông ta còn nháy mắt với nhỏ Diệp một cách vui vẻ.
Tiểu Long hỏi:
-Ai thế hở ròm?
-Tao không biết.
-Mày không wen à?
-Không.
Tiểu Long ngạc nhiên:
-Không wen sao ông ta còn hẹn gặp lại?
Quý ròm nhún vai:
-Câu nói xã giao, khách sao ấy mà.
Nhìn mặt Quý ròm, Tiểu Long biết bạn nói thật. Hơn nữa, lúc người đàn ông len lõi tìm chỗ ngồi, nó có nhìn thấy, thậm chí nó còn đụng cả vào người ông ta.
Tiểu Long thôi ngay thắc mắc. Nó chuyển sang khen ngợi:
-Kịch hay ghê!
Read more: truyen.enterplus.org/doc-truyen-dai/-Kinh-Van-Hoa-39:-%C3%90oan-Kich-Tinh-Le-61-chuong-802.html#ixzz2OEXa77Um


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.