Đọc truyện Kính vạn hoa – Tập 25 – Hiệp sĩ ngủ ngày – Chương 10
Chương 10
Quý ròm bảo chắc chắn chả có chuyện gì đâu ngày hôm trước thì hôm sau đã có chuyện xảy ra liền
Cô Trinh vừa bước vào lớp đã rút ra từ trong cặp ra bốn tờ giấy và đưa mắt nhìn lớp trưởng Xuyến Chi:
– Xuyến Chi! Em phát cái này cho các bạn!
Nhiều cái miệng nhao nhao:
– Bài tập ngữ pháp hả cô?
– Giấy khen phải không cô?
Cô Trinh không đáp, chỉ uể oải lắc đầu.
Xuyến Chi bước lên đón mấy tờ giấy trên tay cô và khi liếc mắt qua tờ giấy trên cùng, bụng nó bỗng giật thon thót. Hóa ra đó là thư mời của Hội đồng kỷ luật nhà trường gửi cho phụ huynh của Đặng Đạo. Nó vội vã lật xem mấy tờ bên dưới và quả như nó “linh cảm”, đó là thư gửi cho phụ huynh của Qưới Lương, Quý ròm và Lâm. Các bức thư không ghi rõ lý do cụ thể của cuộc họp bất thường này nhưng chỉ cần nhìn qua danh sách các học sinh có phụ huynh được mời, Xuyến Chi biét ngay triệu tập này có liên quan đến tật ngủ gục trong lớp của tụi Qưới Lương chứ không sai.
Chết rồi! Nhỏ Xuyến Chi tham thầm trong bụng và với vẻ mặt lo lắng, nó chậm cháp đi tới chỗ các “đương sự”.
Vể căng thẳng của Xuyến Chi khiến Quý ròm đột nhiên cảm thấy chột dạ. Và khi cầm lấy tờ giấy Xuyến Chi đưa vừa đọc thoáng qua dòng đầu tiên, Quý ròm đã nghe lạnh toát sống lưng.
Nó liếc qua các “đồng minh”, thấy đừa nào đứa nấy đang chúi mũi vào lá thư, mặt xanh như tàu lá.
Trừ Xuyến Chi và bốn đứa nhận thư, cả lớp khôgn ái biết chuyện gì.
Thằng Bá bà nhỏ Vành Khuyên vừa chụm đầu vào chưa kịp đọc,Đặng Đạo đã nhanh tay bỏ tọt tờ giấy vào túi áo.
Những đứa ngồn cạnh Qưới Lương và thằng Lâm cũng vậy. Hai đứa này không cho nhỏ bội Linh xem đã đành, ngay cả Hải quắn và Quốc Ân, hai thành viên của băng “tứ quậy”, phấp phỏng quay đầu xuống hỏi:
– Giấy gì vậy tụi mày?
Lâm và Quới Lương cũng gạt phắt:
– Ồ, chả có gì quan trọng!
Chỉ có Quý ròm là chẳng buồn giấu giếm. Nó tặng lưỡi đưa tờ giấy cho nhỏ Hạnh và Tiểu Long. Đọc xong, nhỏ Hạnh thở đánh thượt, chẳng biết phải nói gì.
Chỉ có Tiểu Long là hùng hổ, từ dạo được Quý ròm khen, nó rất hay “sáng kiến”:
– Không được! mày phải nói rõ cho cô biết. Trường hợp của mày không giống mấy đứa kia!
– Cũng thế thôi! – Quý ròm lắc đầu – Có nói cô cũng chẳng tin!
– Sao lại không tin? – Mặt Tiểu Long đỏ gay – Có tao và Hạnh làm chứng nữa chi!
– Nhưng tao không muốn nói! – Quý ròm vẫn khăng khăng – Đằng nào tao cũng ngủ gục trong lớp rồi. Tao không muốn tìm cách chạy tội cho một mình tao!
Quý ròm làm Tiểu Long ngẩn ngơ quá đỗi. Rõ ràng thằng ròm này chẳng có “tội” gì, thế mà lại cứ khăng khăng “không thèm chạy tội”. Lại còn “không muốn tìm cách chạy tội cho một mình tao” nữa! Cứ làm như thể nó và ba đứa kia là những “đồng đội” thân thiết và bây giờ nếu nó nói ra sự thật tức là nó bỏ rơi bạn bè trong cơn hoạn nạn không bằng!
Tiểu Long cau mày ngẫm nghĩ, thấy Quý ròm lẩm cẩm quá xá. nhưng nó chưa kịp ngoác mồm bắt bẻ thì cô Trinh đã đứng khỏi ghê, giọng buồn buôn:
– Cô không ngờ đến em Quý mà cũng ngủ gục trong lớp! Thật khó tin!
Rồi cô thở dài:
– Sự than phiền của các thầy cô bộ môn đã đến tai ban giám hiệu. Hội đồng kỷ luật sẽ họp vào chiều thứ bảy này, cô hy vọng đến lúc đó các em có thể đưa ra được lý do chính đáng!
Đến lúc này, cả lớp mới biết những tờ giấy lớp trưởng Xuyến Chi vừa phát ra cho bọn Đặng Đạo, Qưới Lương, Quý ròm và thằng Lâm là giấy mời của Hội đồng kỷ luật gửi cho phụ huynh mỗi đứa.
Trong khi tụi học trò xôn xao bàn tán thì cô trinh ngồi xuống và giở sổ ra.
Nhưng đang dò sổ chuẩn bị kêu học trò trả bài, cô lại khẽ lắc đầu và thãn thờ buông bút xuống.
– Thực ra có chuyện gì đagn xảy ra với các em thế? – Cô Trinh ngước nhìn lướt qua bốn khuôn mặt còn đượm lo âu của bọn Quý ròm, Đặng Đạo – Một lớp có cùng lúc bốn học sinh ngủ trong giờ học, điều đó chắc chắn không thể là chuyện bình thường.
Đặng Đạo đứng bật dậy, nãy giờ thấy bọn Quý ròm chỉ vì muốn giúp đỡ nó mà bị liên lụy, nó bứt rứt ghê gớm lắm. Từ lâu, thấy hết thằng Lâm, Qưới Lương rồi Quý ròm lần lượt “noi gương” mình gật gà gật gù trong lớp học, Đặng Đạo bụng dạ cứ lo ngay ngáy. Nó và mẹ nó đã ngăn cản, đã khuyên hết lời nhưng ba đứa bạn nó chẳng chịu nghe, tối nào cũgn hè nay kéo ra chợ. Và tuy phấp pha phấp phỏng linh cảm có chuyện chẳng lành, nó không ngờ hậu quả lại nghiêm trọng đến thế.
Nhưng sau khi hùng hổ đứng lên, Đặng Đạo chỉ ấp a ấp úng có mấy tiếng;
– Thưa cô…. thưa cô…
Rồi đỏ mặt đứng yên.
Cô Trinh nhìn Đặng Đạo, khuyến khích:
– Em cứ nói đi!
Hành động đột ngột của Đặng Đạo kiến Quý ròm tròn mắt sửng sốt. Nhưn chỉ trong nháy mắt, nó hiểu ngay ý định của bạn mình. Nó biết Đặng Đạo định thú thật mọi chuyện để “cưứ nguy” cho nó, Lâm và Qưới Lương. Trước nay, Đặng Đạo giấu nhẹm nghề nghiệp của mẹ mình. Nó sợ bạn bè chê cười. Nó sợ tụi bạn bảo nghề của mẹ nó là hèn mọn. Nhưng nay vì sự an nguy của tui Quý ròm, nó chuẩn bị khai ra bí mật của mình. Khi quyết định như vậy, chắc nó khổ tâm lắm! Quý ròm bần thần nhủ bụng và vội vã đứng lên:
– Thưa cô….
Cô Trinh đưa mắt nhìn Quý ròm:
– Gì thế em?
– Thưa cô, em xin hứa với cô từ nay em sẽ không ngủ trong giờ học nữa ah! -Rồi Quý ròm nhìn về phía Đặng Đạo , liêm môi nói thêm: – Bạn Đặng Đạo chắc cũng định hứa như vậy nhưng bạn ấy rụt rè không dám nói đấy ạ!
Thấy Quý ròm tự nhiên dựng chuyện và gán ghép cho mình, Đặng Đạo ngạc nhiên quay đầu lại phía sau.
và nó bỗng ngẩn ngơ khi bắt gặp cái nháy mắt kín đáo của Quý ròm.
– Thôi được rồi! – Cô Trinh thở ra – Em ngồi xuống đi!
Cô Trinh nói với Quý ròm. Rồi cô quay nhìn Đặng Đạo:
– Còn em thì sao? Có phải em định hứa với cô và với cả lớp sẽ khắc phục tật ngủ gục của mình không?
Đặng Đạo không hiểu cái nháy mắt của Quý ròm có ý nghĩa gì, nhưng qua những gì Quý ròm nói với cô Trinh, nó lờ mờ đoán ra thằng này muốn nó nói theo những lời “mớm ý” đó. Vì vậy, nghe cô Trinh hỏi, nó ngần ngừ một thoáng rồi gật đầu, lí nhí:
– Dạ, đúng thế ah!
Thoạt đầu cô Trinh định vẫy tay bảo Đặng Đạo ngồi xuống nhưng rồi sực nhớ ra bọn Quý ròm vẫn chưa trả lời thắc mắc của cô, cô liền nhắc:
– Nhưng các em vẫn chưa cho cô biết buổi tối các em làm gì mà sáng cứ mắt nhắm mắt mở như thế.
Sợ thằng Đặng Đạo kém mồm mép vọt miệng khai báo tuốt tuột, Quý ròm lại lật đật đứng lên
– Thưa cô, sở dĩ dạo này em hay buồn ngủ bởi buổi tối em phải thức khuya để chăm sóc ông em ạ. Ông em bị ốm cả tuần nay. Bạn Đặng Đạo cũng vậy đó cô! Bà ngoại bạn ấy cũng bị ốm rất nặng ạ!
Quý ròm không biết bà ngoại Đặng Đạo còn sống hay không nhưng túng thế nó đành buột miệng nói đại.
– Bạn Quý nói đúng không em? – Cô hỏi Đặng Đạo.
Bà ngoại của Đặng Đạo còn sống nhăn, do đó nó đáp lời cô giáo mà mặt may nhăn hí;
– Dạ, đúng ạh!
Lần này thì cô Trinh chả buồn gặng hỏi nữa. Cô cho Quý ròm và Đặng Đạo ngồi xuống. Cô cũng không hỏi đến trường hợp cuả Lâm và Qưới Lương. Cô lật sách ra và đưa mắt nhìn cả lớp, chép miệng;
– Thôi, các em lật tập ra đi! Hôm nay chúng ta học bài mới.
Ở bàn chót dẫy bên kia, Lâm và Qưới Lương mừng rơn. Nãy giờ chúng nó cứ nơm nớp sợ cô trinh bắt đứng lên giải thích lý do. Có mỗi lý do chính đáng là “ông ốm, bà ốm” thì Quý ròm đã áp dụng vào trường hợp của nó và Đặng Đạo mất rồi. Nêu cô Trinh hỏi tới, Lâm và Qưới Lương chắc lúng túng ghê lắm. Nhưng rốt cuộc cô đã không hỏi, hên thật hên!
Chỉ có Quốc Ân và Hải quắn là thắc mắc:
– Hôm trước tụi mày bảo mẹ Đặng Đạo bị ốm, sao bây giờ thằng Quý ròm lại nói là bà ngoại nó?
Lâm nhún vai:
– Thì mẹ nó lây qua cho bà nó. Bệnh truyền nhiễm mà lại.
Trước lý lẽ vững vàng của Lâm, Quốc Ân và Hải Quắn hết ham chất vấn. Hai đứa tiu nghỉu quay lên khiến Lâm và Qưới Lương thở phào.
Nhưng Lâm và Qưới Lương chỉ nhẹ nhõm có chút xíu. Nhớ đến tờ thư mời trong túi áo, lòng dạ hai đứa liền ỉu xìu trở lại.
Tối đó, bọn trẻ gặp nhau với tâm trạng lo lắng, mặt đứa nào đứa nấy buồn xo.
Qưới Lương nói:
– Hãi thật! Mẹ tao hỏi hội đồng kỷ luật mời họp về chuện gì, tao chẳng dám nói!
Đặng Đạo liếc về phía mẹ nó, tặc lưỡi nói:
– Tao cũng thế! Mẹ tao hỏi lý do, tao giấu biến. Mẹ tao đâu có biết cứ sáng ra tao lại ngủ gục trong lớp. Nếu biết thế, mẹ tao chả bao giờ cho tao đi thheo.
Lâm nhún vai:
– Tao cũng như mày thôi. Ba mẹ tao ủng hộ việc tao giúp bạn, nhưng nếu biết sáng nào vào lớp tao cũng gật gà gật gù, chắc tao bét đít!
Thấy Quý ròm không nói gì, Lâm quay nhìn bạn:
– Còn mày thì sao? Ba mẹ mày có hỏi gì không?
Quý ròm lắc đầu:
– Tao không biết!
– Sao lại không biết? – Lâm trố mắt – Khi mày đưa giấy mời, ba mẹ mày không thắc mắc gì sao?
– Tao chưa đưa! – Quý ròm thở dài.
– Té ra là mày sợ! – Lâm cười khì – Nhưng gì chứ chuyện này chẳng nấn ná lâu được đâu!
Quý ròm khịt mũi:
– Chiều mai tao sẽ đưa. Và nếu ba mẹ tao hỏi lý do, tao sẽ không giấu giếm như tụi mày. Tao sẽ nói thật.
Lâm nheo mắt:
– Mày sẽ nhừ đòn.
– Tao không sợ
– Được rồi! Lâm gâtj gù – Để tối mai gặp lại, xem mày có khập khà khập khiễng không nhé!
Đặng Đạo chợt kêu lên:
– Tối mai bọn mình sẽ không gặp nhau nữa đâu! Tối nay là bữa cuối cùng.
– Sao thế? – Lời tuyên bố bất ngờ của Đặng Đạo khiến ba đứa bạn ngơ ngác – Chẳng lẽ mày ợự tụi tạo liên lụy sao?
Qưới Lương hừ giọng:
– Đằng nào giấy triệu tập của hội đồng kỷ luật cũng gửi đi rồi mà!
– Không phải thế! – Đặng Đạo tươi tỉnh – từ ngày mai trở đi mej tao không quét chợ này nữa! Khi nãy tao định báo với tụi mày nhưng quên khuấy mất!
Quý ròm chớp mắt:
– Thế ngày mai mẹ mày quét chợ nào?
– Chả quét chợ nào cả! – Đặng Đạo hớn hở khoe – vì sức khỏe còn yếu, ngày mai mẹ tạo được sở Vệ sinh cho đi nghỉ mát ở Đà Lạt hay Nha Trang gì đó. Và khi về mẹ tao được chuyển qua làm ca ngày, không phải đi quét ban đêm nữa!
Lâm vỗ tay:
– Ôi, hay quá ! Thế là lớp mình sẽ chẳng còn ai ngủ gục nữa!
Đặng Đạo chép miệng:
– Chỉ tiếc là chuyện này xảy ra chậm quá ! nếu không tụi mình sẽ chẳng phải ra hội đồng kỷ luật!
Qưới Lương phẩy tay;
– Ối dào! Mày không phải theo mẹ mày đi làm ban đêm nữa là tốt rồi! Chuyện khác từ từ tính sau! – Rồi nó hắng giọng phán – Thôi, bây giờ tụi mình đi khuân rác đi! Hôm nay là bữa cuối, tụi mình phải làm việc ra trò!
Qưới Lương vừa phát mệnh lệnh vừa co giò phóng vào nhà l***g chợ. Lâm, Đặng Đạo và Quý ròm liên nhanh nhẹn chạy theo.
Hôm đó, bọn Quý ròm kết thúc công việc sớm hơn thường lệ. Phấn khởi trước tin mẹ của Đặng Đạo được nghỉ ngơi và sắp chuyển hẳn qua ca ngày, bọn trẻ hăng hái hẳn. Bốn đứa chạy ra chạy vô như con thoi, chẳng mấy chốc rác trong nhà ***g chợ đã được dọn dẹp sạch sẽ.
May thật! Thế là từ nay lớp mình sẽ không bị mang tiếng nữa. Cô Trinh chắc vui lắm! Nhỏ Diệp cũng khỏi phải lo ngay ngáy về những chuyến xuất hành lén lút của mình. Cả nhỏ Hạnh nữa. Nhỏ Hạnh chắc sẽ thôi nhăn nhó, sẽ thôi hỏi kết quả điều tra tới đâu…
Quý ròm vừa đi vừa nghĩ ngợi lan man. Nhưng mới nghĩ tới đó, chân nó đã sững lại còn miệng thì há hốc.
Đứng chắn trước mặt nó là nhỏ Hạnh và Tiểu Long. Hai đứa đang nhìn nó cười đầy chế giễu.
– Ơ…
Quý ròm chỉ đủ sức thốt lên một tiếng. Sự kinh ngạc chẹn ngang cổ nó.
– “Ơ” gì mà ơ! Nhỏ hạnh hấp háy mắt – Quý giỏi quá hén! Dám lừa cả bọn này đấy!
– Sao các bạn lại ra đây được?
Quý ròm buột miệng hỏi, nó chẳng còn tâm trí đâu để ý đến sự trách móc của nhỏ Hạnh. Quả là Quý ròm đang ngạc nhiên ghê lắm. Chuyện nhỏ Hạnh và Tiểu Long theo dõi và bắt quả tang việc làm của nó không khiến nó ngạc nhiên bằng việc Tiểu Long và nhất là nhỏ Hạnh có thể ra khỏi nhà vào lúc đêm hôm khuya khoắt như thế này.
Tiểu Long cười hì hì:
– mày ra được chả lẽ tao không ra được?
– Tao không hỏi mày! – Quý ròm hừ mũi – tao hỏi Hạnh kìa?
Nhỏ Hạnh chỉ tay vào quán cà phê ở góc đường gần đó:
– Quý thấy ai ngồi đằng kia không?
– Quý ròm nhìn theo tay chỉ của bạn. Ở ngay ngã tư là một quán nước bình dân mở cửa tận sáng để phục vụ các công nhân làm ca. Sau một hồi nhướn mắt dòm dỏ, quý ròm buột miệng “à” lên một tiếng:
– Ba Hạnh đang ngồi đằng đó phải không?
Rồi nó liếm môi, ngỡ ngàng:
– Rồi ba Hạnh cũng có mặt ở đây?
Nhỏ Hạnh tủm tỉm:
– Nếu ba Hạnh không có mặt ở đây thì làm sao Hạnh có mặt ở đây được!
Quý ròm ngờ ngợ hiểu ra:
– Hạnh nói chuyện với ba Hạnh hả?
– Không những nói chuyện mà Hạn còn nhờ ba đi cùng Hạnh nữa!
Quý ròm tặc lưỡi:
– Ba Hạnh chịu đi theo Hạnh đến đây, lại lúc đêm khuya khoắt như thế này, kể cũng lạ thật:
Nhỏ Hạnh nheo mắt:
– Chẳng có gì lạ cả ! “Phóng sự điều tra” là nghề của ba Hạnh mà , Quý quên rồi sao?
Quý ròm quên thật. Nghe nhỏ Hạnh nhắc nó mới nhớ ra ba nhỏ Hạnh là nhà báo. Ừ nhỉ, nhà báo là chúa xông xáo! Đi đêm đi hôm để quan sát, tìm hiểu và ghi chép tình hình xã hội đối với ba nhỏ Hạnh hẳn là chuyện thường ngày! Quý ròm nghĩ ngợi, thở dài đánh thượt:
– Nãy giờ hai bạn chắc đã nhìn thấy hết mọi chuyện rồi chứ gì?
– Dĩ nhiên rồi! – Nhỏ Hạnh lắc mái tóc – Hồi sáng, thấy cô Trinh hỏi Đặng Đạo câu nào, Quý liền vội vàng đáp thay câu đó, Hạnh đã nghi rồi ! Thế là Hạnh và Tiểu Long quyết tìm cho ra lẽ!
Quý ròm ngơ ngác:
– Nhưng sao Hạnh biết Quý sẽ đến nhà Lâm mà “phục kích ở đây”?
Nhỏ Hạnh cười:
– Làm soa Hạnh biết được! Bọn Hạnh “phục kích” ở trước cổng nhà Quý, và bám theo tới đây thôi!
Quý ròm bật kêu và đưa tay lên cốc đầu mình một cái. Không phải Quý ròm không nghĩ ra được chuyện đó. Nhưng sự xuất hiện thình lình của Tiểu Long và Nhỏ Hạnh khiến nó không giữ được sáng suốt và bình tĩnh như mọi ngày.
Nhỏ Hạnh chợt thở dài:
– Lẽ ra Quý không nên giấu bọn này về việc làm của bọn Quý! Cũng không nên giấu cô Trinh nữa!
Quý ròm nuốt nước bọt:
– Tôi sợ Đặng Đạo xấu hổ về nghề nghiệp của mẹ mình!
– Đặng Đạo nghĩ vậy là sai! Không có những công việc âm thầm của công nhân vệ sinh, thành phố chúng ta sẽ biến thành một bãi rác khổng lồ!
Tiểu Long gật gù:
– Tôi cũng nghĩ như Hạnh! Đó là một trong những nghề cực kỳ quan trọng và đáng tự hào!
Quý ròm liếc Tiểu Long:
– Mày tập nghĩ như Hạnh tự bao giờ thế?
Bị Quý ròm trêu, Tiểu Long không nghĩ ra cách đáp trả, mặt đỏ nhừ. Nó ngượng nghịu đưa tay lên mũi quẹt lia quẹt lịa
Thấy trước mũi của Tiểu Long có nguy cơ sưng tấy, nhỏ Hạnh liện lật đật giải vây:
– Thôi tụi mình về đi!
Nhưng khi bọn trẻ ngoảnh cổ nhìn lại quán cà phê ở góc đường thì ba nhỏ Hạnh đã không còn ở đó nữa. Có lẽ ba nhỏ Hạnh không muốn Quý bối rối nên đã bỏ đi trước và đợi mình ở đâu đó! Nhỏ Hạnh nhủ bụng và hối hả rảo bước. Thấy nhỏ Hạnh không thắc mắc gì về sự biến mất đột ngột của ba nó, Tiểu Long và Quý ròm cũng làm thinh, lẳng lặng theo sau.
Sau khi bàn bạc với Tiểu Long và Quý ròm, nhỏ Hạnh định bụng vào tiết văn sáng nay sẽ báo cho cô Trinh biết về sự thật đằng sau hiện tượng ngủ gục của bốn học sinh trong lớp.
Vì vậy khi cô bước vào lớp, vừa đặt cặp lên bàn đã đưa mắt lướt nhìn qua Đặng Đạo, Quý ròm, Lâm và Quới Lương, hỏi:
– Các em đã đưa thư mời cho ba mẹ chưa?
Thì nhỏ Hạnh đã nhấp nhổm. Nhưng nó chưa kịp giơ tay thì Đặng Đạo đã đứng bật lên khỏi chỗ:
– Thưa cô….
– Cô Trinh nhìn Đặng Đạo, gật đầu:
– Em nói đi!
– Thưa cô, các bạn Lâm, Quý và Qưới Lương chẳng có lỗi gì trong chuyện này đâu ạ! Em đề nghị cô chỉ để một mình em ra hội đồng kỷ luật thôi! – Sợ Quý ròm phá bĩnh như hôm qua, lần này vừa đứng lên, Đặng Đạo đã tuôn ra một tràng.
Trong khi Lâm, Qưới Lương và Quý ròm thót bụng lại vì bất ngờ thì cô Trinh trong mắt:
– Em nói gì, cô chưa hiểu! Tại sao chỉ có một mình em ra hội đòng kỷ luật?
Không chỉ cô Trinh ngạc nhiên mà cả lớp, trừ những đứa biết chuyện, đều chưng hửng trước lời đề nghị kỳ quặc của Đặng Đạo. Đứa nào đứa nấy giương to mắt chờ xem thằng này nó tiếp ra làm sao.
– Thưa cô! – Đặng Đạo khụt khịt mũi – Sở dĩ các bạn ấy ngủ gục cũng chỉ vì … muốn giúp em thôi ạ!
– Cô vẫn chẳng hiểu gì cả! – Cô Trinh lại lắc đầu – Em Quý ngủ gục là do phải thức khuya chăm sóc ông bị ốm, còn em thì chăm bà ốm, sao lại có chuyện giúp nhau ở đây? Hơn nữa, việc này thì liên quan gì đến chuyện ngủ gục của hai em Lâm và Qưới Lương?
Đặng Đạo gãi cổ, ấp úng:
– Thưa cô, thực ra thì bà em không bị ốm ạ! Em thức khuya là vì phải theo phụ mẹ em thôi! Còn các bạn Lâm, Quý, Qưới Lương vì theo phụ em nên cũng thức khuya theo!
– Thế em và các bạn phụ mẹ em chuyện gì? – Cô Trinh đi hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, cô hỏi mà mày cau lại.
– Thưa cô, mẹ em là công nhân vệ sinh ạ! Đêm nào mẹ em cũgn quét rác trong chợ!
Rồi trước vẻ mặt ngỡ ngàng của mọi người, Đặng Đạo lúng túng thuật lại cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa nó và thằng Lâm trước đây, sau đó thằng Lâm lẻn ra khỏi nhà phụ giúp mẹ con nó như thế nào, tiếp theo là Qưới Lương và Quý ròm đã thình lình xuất hiện ra sao. Nó cũng kể cả chuyện mẹ con nó tìm cách ngăn không cho các bạn ra chợ nhưng các bạn nằng nặc không nghe, vì thế mới xảy ra cớ sự ngày hôm nay…
Câu chuyện của Đặng Đạo khiến cô Trinh sững sờ. Cô không ngờ đằng sau câu chuyện ngủ gục của bốn đứa học trò lại là một tình bạn cảm động như vậy.
Cũng như cô Trinh, cả lớp đều bàng hoàng trước những lời thú nhận ngượng ngập của Đặng Đạo, đứa nào đứa nấy mặt cứ ngẩn ra.
Mãi một lúc, cô Trinh mới hắng giọng:
– Thế sao các em không nói với cô chuyện đó ngay từ đầu?
Lâm đứng lên, nó biết đến nước này thì chẳng thể che giấu được nữa:
– Thưa cô, tại bạn Đặng Đạo sợ bạn bè trêu chọc đấy ạ!
– Trêu chọc chuyện gì?
– Chuyện mẹ bạn ấy làm nghề quét rác đó cô!
Lâm vừa nó xong, thằng Tần đã giơ tay liến thoắng:
– Làm gì có chuyện đó thưa cô! Trong xã hội chẳng có nghề nào là thấp hèn phải không cô?
Cô Trinh đưa mắt nhìn lướt qua cả lớp:
– Các em khác nghĩ sao?
Cả lớp nhao nhao:
– Chúng em không bao giờ trêu chọc bạn Đặng Đạo đâu cô ơi!
Đỗ Lễ hùng hồn, nó nói y hệt nhỏ Hạnh nói với Quý ròm tối hôm qua:
– Dì em bảo nếu không có những người quét rác, thành phố chúng ta sẽ bị ô nhiễm trầm trọng đó cô! Dì em dạy em phải tôn trọng những người như mẹ bạn Đặng Đạo ạ!
Tụi bạn làm Lâm, Qưới Lương và Quý ròm ngẩn ngơ. Nỗi lo của tụi nó thoáng chốc bay vèo. Còn Đặng Đạo thì khỏi nói. Nó xúc động quá xá cỡ. Đến nỗi khi cô Trinh day qua nó, hỏi:
– Em đã nghe các bạn nói gì chưa?
Nó cúi đầu đáp, giọng rưng rưng:
– Dạ, em nghe rồi ạ!
Nhưng tụi bạn không dừng lại ở đó. Hàng chục cái miệng lại thi nhau năn nỉ:
– Cô cho tụi em tối tối ra chợ phụ với bạn Đặng đạo nghe cô!
– Không thể làm như thế được, các em! – Cô Trinh cười hiền lành – Chúng ta phải tính cách khác. Phải làm sao vừa giúp được bạn vừa không ảnh hưởng đến chuyện học tập!
– Không cần dâu cô ơi! – Đặng Đạo ngẩng mặt lên – Mẹ em sắp được chuyển qua làm ca ngày rồi ạ!
Nghe vậy, cô Trinh thở phào nhẹ nhõm:
– Ồ, thế thì tốt quá!
Đặng Đạo nhìn cô, ngập ngừng nhắc:
– Còn chuyện kia thì sao hở cô?
– Chuyện kia là chuyenẹ gì?
– Chuyện ra hội đồng kỷ luật đó cô! Thế các bạn Lâm, Quý và Qưới Lương có phải ra hội đồng kỷ luật không ạ?
Cô Trinh tặc lưỡi:
– Nhà trường đã gửi giấy mời đến phụ huynh của các em rồi, không thể ngưng lại được!
Rồi cô gật đâu:
– nhưng các em yên tâm! Cô sẽ báo lại chuyện này với ban giám hiệu!
Mặc dù được cô chủ nhiệm trân an, chiều thứ bẩy hôm đó bốn ông nhóc lò dò theo sau ba mẹ bước vào phòng họp của nhà trường mà chân cẳng cứ quíu lại. Chỉ đến khi mọi người đã an toạ và thầy hiệu trưởng đứng dậy long trọng tuyên bố:
– Hôm nay nhà trường mời phụ huynh của các em Quý, Lâm, Qưới Lương và Đặng đạo đến để thông báo về việc biểu dương tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ bạn bè của các em…
Thì các ông nhóc mới hoàn hồn. Niềm vui ập tới bất ngờ đến mức tụi nó quay nhìn nhau mừng mừng tủi tủi.
Không chỉ bọn trẻ mới bị bất ngờ. Đến lúc này, mẹ Qưới Lương mới biết con mình mỗi tối ôm cặp đến nhà bạn thực ra vì lý do gì. Bà liếc về Qưới Lương nhưng thằng oắt đã xấu hổ ngó lơ chỗ khác.
Ba thằng Lâm và mẹ Đặng Đạo tất nhiên đã biết chuyện bọn trẻ giúp nhau ngay từ đầu. Ba Quý ròm cũng không hề ngạc nhiên, vì lúc đưa tờ giấy mời cho ông, Quý ròm đã thú thật tất cả. Ông chỉ bị bất ngờ về chuyện rốt cuộc Hội đồng kỷ luật nhà trường nhiệt liệt biểu dương tình bạn giữa bọn trẻ mà không nhắc gì đến cái tội ngủ gục trong lớp như thằng con ông đã từng lo lắng mấy ngày qua.
Ba thằng Lâm cũng thắc mắc y như vậy. ông quay sang ba Quý ròm và mẹ Đặng đạo, vui vẻ nói:
– Cái hội đồng này của nhà trường đúng là phải gọi đầy đủ là Hội đồng khen thưởng và kỷ luật! Chứ mời mình lên để nghe khen mấy đứa nhỏ mà đề là họp hội đồng kỷ luật làm mình cứ thon thót mấy hôm nay, khỉ thật!