Bạn đang đọc Kinh Độ Vong FULL – Chương 51
Lòng chàng ta bỗng trào dâng cảm giác khác lạ.
Quốc sư siết chặt cánh tay, đồng ý với Liên Đăng.
Cô gác tay trên bả vai chàng ta, tay trái cầm gà tay phải xách cá, lắc lư theo nhịp bước của chàng ta.
Hai thứ mùi tanh xộc vào mũi quốc sư, chàng ta nghiêng đầu tránh song không hề nổi giận.
Lại nhớ đến dáng vẻ vừa nãy của cô, chàng ta bèn hỏi, câu từ cũng ẩn chứa nỗi chua chát: “Cô sợ lạc mất tôi như thế là vì máu thuần dương ư?”
Cô đáp ngay không hề suy nghĩ: “Chỉ là một trong số các lí do thôi, quan trọng nhất là tôi không muốn xa quốc sư, không phải rời khỏi quốc sư thì sẽ thủng ruột đó sao?”
Cô đặt cằm lên cần cổ chàng ta.
Chật vật suốt một tháng, mùi huân hương trên người quốc sư đã tan hết từ lâu, chỉ còn thoang thoảng mùi hương sạch sẽ tươi mát như cỏ xanh.
Cô nhắm mắt, hít hà một lúc: “Vẫn sẽ tìm.”
“Thiếu mất một người tôi sẽ thấy trống vắng.
Còn vì tôi thích quốc sư nữa.” Liên Đăng mơ màng buồn ngủ, nói như mê sảng.
Lòng chàng ta nhói lên như bị ai đâm một nhát, cô nói ra nhẹ bẫng nhưng đến tai chàng ta lại thành gánh nặng.
Thích là gì? Đáng giá bao nhiêu? Chàng ta cười giễu: “Cô hẳn biết rõ, bổn tọa là quốc sư, không thể thành thân.”
Liên Đăng phản bác: “Thích thì liên quan gì đến thành thân? Chỉ cần quốc sư ở bên cạnh tôi, để tôi ngày ngày nhìn thấy quốc sư là được.”
Quốc sư thấy mọi chuyện lẫn lộn đầu đuôi hết cả.
Rõ ràng chàng ta mới là chủ nợ nhưng sao cuối cùng lại có cảm giác không đòi được vốn, còn lỗ thêm cả người thế này? Chàng ta không phục, tranh luận: “Không phải tôi ở bên cô mà là cô phải ở bên tôi.”
“Hửm? Có gì khác nhau đâu?”
Quốc sư cứng họng, nghĩ sơ qua thì thấy khác biệt không lớn nhưng càng nghĩ lại càng thấy đây là vấn đề hết sức quan trọng.
Chàng ta nói với Liên Đăng: “Phải lấy bổn tọa làm chủ, cô làm tớ.”
Cô gật đầu: “Dạ.
Ngày nào tôi chả xoay quanh quốc sư, quốc sư còn gì không hài lòng nữa?” Cô bất chấp đạo lý, giảng giải cho chàng ta: “Quốc sư không nên yêu cầu cao quá, sống qua ngày là được rồi.
Tôi sẽ đối xử tốt với quốc sư, không để quốc sư phải chịu khổ đâu, quốc sư cứ an tâm theo tôi, đừng nghĩ nhiều nữa.”
Quốc sư cõng cô, cứ mù mờ tiến về trước, ấm ức không thôi.
Cô nằm trên lưng chàng ta mà còn nói mấy lời khí phách như thế, đúng là mặt dày vô địch.
Nhất định là cô thấy mình đã giành được chàng ta.
Cho dù nửa sau hành trình, chàng ta tình nguyện đi cùng thì khởi đầu của chuyến này vẫn là do cô lừa chàng ta uống thuốc mê, quyền làm chủ nằm trong tay cô.
Đúng là người trẻ tuổi, ngây thơ đến mức nực cười.
Quốc sư nhếch môi, đặt cô xuống: “Bổn tọa mệt rồi, đổi thành cô cõng tôi.”
Liên Đăng nuốt nước bọt, nhìn chàng ta to cao khỏe khoắn, bảo cô cõng đúng là hơi khó.
Nhưng dù sao cũng phải thử đã mới biết được.
Cô đưa đồ cho chàng ta, quay lưng làm tư thế chuẩn bị, dõng dạc nói to: “Lên đi!”
Quốc sư cụp mắt nhìn chăm chú, cơ thể cô gầy yếu, lưng hẹp như cá diếc nhưng dũng khí lại rất đáng khen.
Chàng ta phải cho cô biết mùi, xem cô còn ra mạnh miệng được không.
Chàng ta cứ thế leo lên, nhưng sức Liên Đăng không chịu nổi, lập tức bị chàng ta đè bẹp.
Hai người cùng ngã xuống bãi cỏ, nom cực kì nhếch nhác.
Liên Đăng bị d3 xuống dưới, khó nhọc kêu lên: “Cứu với…”
Cá và gà trong tay quốc sư đã bị quăng đi từ đời nào, chàng ta bò dậy khỏi người cô, ngồi quỳ ở bên cạnh, thở hổn hển trách cô cố ý.
Liên Đăng chán nản, cô vốn tưởng sức mình rất khỏe, nào ngờ lại không cõng nổi chàng ta.
Cô cảm thấy rất mất mặt, sự tự tin cũng tụt dốc.
Cô lật người dậy oán trách: “Sao tôi biết được quốc sư lại nặng như thế? Mà quốc sư nữa, lúc lên phải từ từ thôi chứ? Tôi có phải ngựa đâu, quốc sư nhảy một phát như thế làm sao tôi chịu nổi!”
Quốc sư nghe cô trách móc, thấy cô nói vừa tủi thân mà cũng rất hợp lí nên bắt đầu ngẫm lại cái sai của mình.
Dần dần, sự chú ý của chàng ta dồn lên đôi môi mấp máy liên tục ở ngay trước mắt mình.
Dưới ánh mặt trời, khuôn mặt cô trắng ngần không tì vết, tựa lời tả trong “Lạc Thần phú”: To nhỏ vừa tầm, chẳng cần sáp thơm.
Trong đầu chàng ta bỗng có một suy nghĩ kì lạ, đưa tay nắm lấy cằm cô: “Chúng ta mi mi đi.”
Liên Đăng ngẩn ra, vừa nãy còn tranh cãi, sao đột nhiên chàng ta lại nghĩ đến chuyện mi mi chứ? Hơn nữa, cô luôn cảm thấy chuyện này không thể làm bừa được, thẹn thùng lúc hôn là một chuyện, quan trọng là chàng ta không được quá thân mật với phụ nữ, nhỡ tổn hại đến công lực, chàng ta bị biến thành ông già thì sao?
Cô vốn định từ chối nhưng thái độ chàng ta rất kiên quyết.
Thật ra ý nghĩ này luôn quẩn quanh trong đầu chàng ta, lần nào chàng ta cũng phải rất vất vả mới áp chế được nó.
Nhất định là do càng không có được lại càng khát vọng, chỉ cần thử rồi thì sẽ không còn h4m muốn nữa.
Vậy nên chàng ta nhất quyết phải thử một lần, mặc kệ Liên Đăng có đồng ý hay không, nói là phải làm.
Chàng ta căng thẳng đâm ra quát lên: “Im nào! Ngay cả hôn cũng không được thì ở bên nhau cả đời kiểu gì?”
Liên Đăng nghĩ là thật nên không nói gì nữa.
Chàng ta kéo cô sát lại, phát hiện đôi mắt to kia cứ nhìn chằm chằm khiến chàng ta thấy bối rối.
Chàng ta nhíu mày, đưa tay che mắt cô lại, lúc này mới thấy ổn, không thấy gì nữa mà chỉ còn đôi môi cô tỏa ra sức hấp dẫn ch3t người dưới ánh mặt trời rực rỡ.
Lòng quốc sư chộn rộn, từ từ sát người lại, đây là lần đầu tiên chàng ta hôn một cô gái, chắc hẳn cảm giác này sẽ khắc sâu trong trí nhớ chàng ta.
Lần đầu tiên luôn là tốt đẹp nhất, chàng ta tập trung tinh thần, không muốn bị bất kì ai quấy rầy.
Chàng ta lật tay, bắn một viên đá vào rừng, đẩy lùi tiếng bước chân vội vã, bấy giờ mới có thể yên tâm hưởng thụ.
Chàng ta nâng mặt Liên Đăng, đặt môi lên.
Bị hôn như thế khiến Liên Đăng rối bời ruột gan, đồng thời có đôi chút tiếc nuối.
Cô biết trong sách viết chuyện này nên xảy ra trong đêm động phòng, vậy mà cô lại làm ở nơi hoang vắng thế này.
Cũng may đây là người cô thích nên cô cũng không ghét bỏ, bình tĩnh lại để cảm nhận thì môi quốc sư quả nhiên tuyệt như cô nghĩ, mềm mại, mịn màng, rất thích hợp để hôn.
Dù không đến mức ý loạn t1nh mê nhưng cũng khiến người ta váng vất, cả quốc sư lẫn Liên Đăng đều vậy.
Cảm giác ấy rất khó miêu tả, môi chạm môi, hơi thở liền kề, Liên Đăng ấm áp, quốc sư thì lạnh như băng.
Cô chợt nhớ tới tối nọ ở Thần cung, Phương Châu đứng đối diện cô ở trên không trung, rõ ràng cũng không có chút nhiệt độ nào.
Chẳng lẽ ngoài dịch dung ra thì còn có cả cách thay đổi nhiệt độ cơ thể ư? Liên Đăng cứ nghĩ miên man, tách nhau ra rồi mà cô vẫn ngồi đó mãi chưa hoàn hồn.
Hai người nhìn nhau, có phần lúng túng.
Quốc sư thể hiện quan điểm rất rõ ràng: “Rất thú vị.”
Ngoại trừ sợ hết hồn hết vía, Liên Đăng không còn cảm giác đặc biệt nào khác.
Cô vẫn còn lo lắng liệu chàng ta có từ từ già đi hay không nên ngẩn ra nhìn chàng ta mãi, may mà mọi thứ đều bình thường.
Đương nhiên quốc sư cũng không nói cho cô là thú vị ở đâu.
Chỉ là hai đôi môi chạm nhau thôi nhưng có thể thấy quốc sư rất vui vẻ, không làm khó cô nữa mà chịu đựng cõng cô đi gần ba dặm đường.
Nghĩ dưỡng sức ở Bình Lương hai ngày, họ tiếp tục đi theo hành trình đã vạch trước, tiến về phía hàng lang Hà Tây.
Cách Biển Đô Khẩu ngày một gần, trên đường cũng đông đoàn buôn người Hồ qua lại hơn.
Họ dần trông thấy những khung cảnh thân thuộc, phía xa là Kỳ Liên Sơn, bên cạnh là tiếng lục lạc tinh tang.
Liên Đăng và Đàm Nô không còn cảm thấy bốn bề lạc lõng nữa, các cô hợp với cách của người Tây Vực hơn là người Trung Nguyên.
Còn quốc sư thì cũng phát tính kén chọn đến mức cao nhất.
Đoạn đường này họ đi rất chậm, tận đến tiết Mang chủng1 mới đến quận Vũ Uy.
Nhiệt độ tháng sáu khá cao, gió trên sa mạc thổi qua, ban ngày nóng đến não ruột.
Quốc sư không thể chịu được cảnh nắng gắt làm khô da chàng ta nên một ngày phải dừng lại uống nước, rửa mặt đến năm sáu bận.
Ô làm từ giấy dầu bán trong chợ rộng nhất chỉ có ba thước, quốc sư chê không che được chân, nổi tính đỏng đảnh, yêu cầu Liên Đăng thực hiện lời hứa, bởi trước đó cô đã đồng ý làm chiếc ô thật to cho chàng ta.
Liên Đăng không còn cách nào đành tìm một cửa hàng làm ô cạnh chùa Cưu Ma La Thập2, thuê người ta làm riêng một chiếc, cán ô phải cố định được trên yên ngựa để tránh chàng ta lại than đau tay vì che ô.
Quá trình chờ khá lâu, thợ làm dù phải ghép từng nan ô lại, ít nhất phải mất ba ngày.
Quốc sư rất kiên nhẫn, chàng ta tìm một quán trọ cạnh bờ sông Thạch Dương, còn đích thân chọn cho mình một gian cạnh hồ sen, lúc rảnh rỗi lại thảnh thơi ngồi trên bậc thềm rộng lớn, soi bóng nước thưởng hoa uống trà.
Đàm Nô và Liên Đăng đứng ở xa, bái phục với thái độ tận hưởng cuộc sống này của chàng ta: “Thật ra chúng ta cũng nên giống như chàng ta, phải biết hưởng thụ thì sau này già rồi ch3t đi mới không tiếc nuối.”
Liên Đăng gật đầu: “Tôi cũng muốn vậy, tiếc là không được tốt số như thế, chàng ta có thể sai bảo tôi chứ tôi nào có ai để sai bảo chứ?”
Than ngắn thở dài một hồi, Đàm Nô nói: “Nếu cứ sống bình lặng như này thì chắc túi đồ trang sức quốc sư mang theo cũng đủ trang trải phần đời còn lại.”
Liên Đăng nhún vai: “Đống tiền đấy một mình chàng ta tiêu còn chẳng đủ ấy.”
Quốc sư quả là tay tiêu tiền cự phách, ăn đồ ngon nhất, mặc vải mềm nhất, ở cũng phải chọn chỗ tốt nhất, tiếc là không có ngựa làm bằng vàng, nếu không ngay cả ngựa cũng phải đúc từ vàng.
Hai cô nhìn nhau, lắc đầu.
Đang phiền muộn, quốc sư lại có việc cần s4i, bảo Đàm Nô đi mua bút mực, gọi Liên Đăng đến, tay ngọc chỉ hồ: “Hái hai bông sen cho bổn tọa.”
Quốc sư là đấng nam nhi giàu cảm hứng, thường không viết lên giấy mà lúc thì trên tường, lúc lại trên giếng.
Lần này đột nhiên hứng lên lại muốn viết trên cánh hoa sen.
Đàm Nô được lệnh nhanh chân đi ngay, Liên Đăng lên thuyền, chống sào, hái hai bông hoa to nhất về theo ý chàng ta.
Quốc sư đưa cho cô một cây kéo, dạy cô cách cắt cánh hoa xuống, còn mình một tay chống người, một tay cầm bình châm trà: “Việc luyện chữ không thể bị bó buộc ở những đồ vật bình thường, tỉ như có người viết trên lá, viết trên lụa, có cảm hứng mới phát huy được trình độ một cách tốt nhất.
Cô nhìn cánh hoa sạch sẽ thuần khiết này xem, có phải là đề chữ lên sẽ mang đến cảm giác sảng khoái tinh thần hay không?” Thấy mặt mũi Liên Đăng mờ mịt, chàng ta mất hứng quay đầu đi: “Chắc chắn cô không hiểu được những thứ tao nhã thế này đâu, mắt nhìn người của Vương Lãng chán thật, lãng phí cái tên hay.”
Liên Đăng oán giận nhìn quốc sư, đặt từng cánh hoa trước mặt chàng ta, đè nhỏ giọng nói: “Nơi này là vị trí trọng yếu của hành lang Hà Tây, tôi muốn dẫn Đàm Nô đi khám đại phu người Hồ, biết đâu lại hỏi thăm được nguồn gốc chất độc.”
Tay chàng ta ngừng lại, đáp “ừmmm”, đoạn ngẩng đầu nhìn sắc trời: “Lát nữa sẽ mưa đấy, cô cẩn thận đừng để bị dính nước.”
Liên Đăng đáp lời, quay đầu nhìn Đàm Nô mang bút mực đến, bận rộn sắp nghiên mài mực.
Chàng ta nhàn nhã chấm mực, viết lên cánh hoa cái gì mà “Tỉnh mộng chẳng thấy vạn quỳnh phi”, rồi lại “Hai màu sắc thắm cùng đưa hương”, viết liên tục mười mấy cánh hoa.
Viết xong thì thả vào trong nước, tự cánh hoa đã có độ cong nhất định, thả vào nước trông như những chiếc thuyền nhỏ lênh đênh theo gió trôi ra xa.
Chờ chàng ta viết xong hết đống thi từ, Liên Đăng và Đàm Nô mới cất đồ đạc về phòng.
Liên Đăng không yên tâm để chàng ta một mình, hỏi chàng ta có ở một mình được không? Chàng ta nhắm mắt gật đầu rồi khoát tay, ý bảo các cô cứ đi đi.
***
Hai cô thay quần áo để ra ngoài.
Vừa mới đi đến bậc thềm, Đàm Nô đã kéo Liên Đăng vào một góc.
Liên Đăng không biết Đàm Nô muốn làm gì, kinh ngạc nhìn cô ấy.
Đàm Nô đè thấp giọng: “Vừa nãy tôi đi ra ngoài, thấy xung quanh quán trọ này có mấy người rất kì lạ.
Muội không thấy suốt chặng đường chúng ta đi không hề gặp trở ngại nào sao? Quốc sư đi chạy nạn mà thong dong điềm tĩnh như thế, không đáng nghi ư? Tôi hỏi muội, công lực của quốc sư đã khôi phục chưa?”
“Chàng ta cứ lười biếng cả ngày ấy, cưỡi ngựa được thì tuyệt đối không đi bộ, không nhìn ra là đã khôi phục hay chưa.”
Đàm Nô vỗ đùi: “Quốc sư không phải người đơn giản như muội tưởng đâu, chớ vì thích chàng ta mà coi chàng ta giống như Cửu Sắc.”
Liên Đăng lại cười rất rộng lượng: “Tôi chưa bao giờ đánh giá thấp năng lực của chàng ta.
Tôi chỉ nghĩ, miễn là chàng ta không hại chúng ta thì chàng ta muốn thế nào cũng được.”
Lời này cũng có lý, Liên Đăng còn tính cả chuyện giúp chàng ta mưu triều soán vị thì còn chuyện nào lớn hơn được nữa đây? Đàm Nô không biết phản bác thế nào, đành để mặc Liên Đăng kéo lên phố.
Biết bao đại phu người Hán, ngay cả ngự y trong cung cũng đã xem bệnh cho Đàm Nô mà đều bó tay.
Nơi này hưng thịnh văn hóa Tây Vực, Liên Đăng nghe ngóng khắp nơi, cuối cùng cũng tìm được một vị đại phu người Hồ tiếng tăm lừng lẫy.
Cô ôm chút hi vọng mong manh, tìm tới dịch trạm.
Dịch trạm ở Đại Lịch có rất nhiều chức năng, là nơi tiếp đón người đưa tin, đội buôn và quan viên triều đình, đồng thời cung cấp nơi ăn chốn ở cho tội phạm lưu đày và nô tì quan thuộc.
Từ sau khi thông hành lang Hà Tây, Đại Lịch vẫn đối đãi với người Hồ bằng thái độ thân thiện hòa nhã.
Thế nên tuy thân phận thấp kém nhưng những thầy lang khám rong kiểu này vẫn có thể trường kì ở lại dịch trạm.
Liên Đăng mang theo tiền và lụa bạch tới hỏi thăm, đại phu người Hồ khá nhiệt tình, cũng chú trọng việc vọng văn vấn thiết* như đại phu Trung Nguyên, nhưng có điểm khác là cuối cùng còn thêm bước nếm.
Ông ta pha loãng máu Đàm Nô vào nước, xem màu sắc, kiểm tra mùi vị, sau đó vuốt chòm râu cảm thán: “Vẫn sống được đến hôm nay đúng là không dễ gì.”
*Bốn phương pháp khám bệnh của Đông y, lần lượt là nhìn, nghe-ngửi, hỏi, sờ nắn.
Liên Đăng khấp khởi vui mừng: “Có giải được không?”
Đại phu lắc đầu: “Loại độc này khá giống Khiên Cơ, gây tê liệt toàn thân, nếu không kịp thời cứu chữa sẽ không sống nổi.
Lúc tôi đi qua các nước Tây Vực có nghe nói đến, ở nước Hồi Hồi xưa gọi là áp bất lô, theo cách gọi của Trung Nguyên thì hẳn là thi sâm*.”
*Thi sâm, áp bất lô: Các tên gọi khác của Cà độc dược lùn
Liên Đăng và Đàm Nô trố mắt nhìn nhau: “Cái gì sâm cơ? Chưa từng nghe thấy.”
Đại phu nhận ra vẻ sợ hãi của hai người, mặt mày ủ dột: “Loại độc này cực kỳ khó giải, tôi cũng chưa gặp ngoài đời bao giờ.
Nghe nói là mọc ra từ trong mộ, trông giống nhân sâm, phải để chó dữ đào sâm lên, đào xong thì con chó ấy sẽ ch3t ngay tức khắc, sau đấy lại chôn cả chó và sâm vào trong mộ.
Một năm sau đào lên, rễ áp bất lô đâm vào xác chó, khiến các xác tuy đã thối rữa mục nát nhưng khi cho vào chỗ râm thì lại có thể cựa quậy như lúc còn sống…”
Đàm Nô rợn hết tóc gáy, run giọng hỏi: “Vậy tức là vô phương cứu chữa ư?”
Đại phu trầm ngâm một lúc rồi nói: “Chưa chắc là không cứu được, nhưng muốn giải độc thì cần tìm được người hiểu rõ loại độc này.
Nước Hồi Hồi đã diệt vong từ hơn hai trăm năm trước, hiện tại nằm ở hành lang giữa thành Toái Diệp và nước Sơ Lặc3, nếu may mắn có khi lại tìm được cách giải cũng nên.”
Pass chương sau: Tên loại độc Đàm Nô trúng theo cách gọi của Trung Nguyên.
(chú ý tắt gõ tiếng Việt)
Đây là tin tốt, ít ra đã biết được nguồn gốc của loại độc này, không còn mịt mờ vô định nữa.
Liên Đăng đưa tiền cho đại phu, thành kính cảm tạ rồi đi về, nắm tay Đàm Nô nói: “Nếu độc này là từ cây mà ra thì nhất định sẽ có người biết cách giải.
Chúng ta không nán lại Tửu Tuyền nữa, đi thẳng đến thành Toái Diệp luôn, đầu tiên là tìm thuốc giải cho tỷ, hai nữa là tiện thể thanh toán luôn món nợ giữa tôi với Định Vương.”
—
1Mang chủng: một trong 12 tiết khí, vào ngày mùng 5, 6, 7 tháng 6
2Cưu Ma La Thập: tên tiếng Phạn là Kumārajīva, sinh năm 344, mất năm 413, là một dịch giả Phật học nổi tiếng, chuyên dịch kinh sách từ văn hệ tiếng Phạn sang tiếng Hán.
3Sơ Lặc (hay Shule Kingdom) là một quốc gia ốc đảo cổ đại của Iran trên Sa mạc Taklamakan nằm trên Con đường Tơ lụa phía Bắc, trong khu vực phía Tây cổ của vùng mà ngày nay là Tân Cương ở Tây Bắc Trung Quốc.
– —–oOo——.