Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa

Chương 7: Quyển 3 Ii Phẩm Học Quán 01 Tiếp


Đọc truyện Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa – Chương 7: Quyển 3 Ii Phẩm Học Quán 01 Tiếp


Lại nữa, Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa: Có khả năng biết như thật: Khéo léo dùng phương tiện bố thí như thế, thì có thể hoàn thành đầy đủ Bố thí Ba-la-mật-đa; khéo léo dùng phương tiện bố thí như thế, thì có thể hoàn thành đầy đủ tịnh giới Ba-la-mật-đa; khéo léo dùng phương tiện bố thí như thế, thì có thể hoàn thành đầy đủ an nhẫn Ba-la-mật-đa; khéo léo dùng phương tiện bố thí như thế, thì có thể hoàn thành đầy đủ tinh tấn Ba-la-mật-đa; khéo léo dùng phương tiện bố thí như thế, thì có thể hoàn thành đầy đủ tịnh lự Ba-la-mật-đa; khéo léo dùng phương tiện bố thí như thế, thì có thể hoàn thành đầy đủ Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Có khả năng biết như thật: Khéo léo dùng phương tiện giữ tịnh giới như thế, thì có thể hoàn thành đầy đủ tịnh giới Ba-la-mật-đa; khéo léo dùng phương tiện giữ tịnh giới như thế, thì có thể hoàn thành đầy đủ an nhẫn Ba-la-mật-đa; khéo léo dùng phương tiện giữ tịnh giới như thế, thì có thể hoàn thành đầy đủ tinh tấn Ba-la-mật-đa; khéo léo dùng phương tiện giữ tịnh giới như thế, thì có thể hoàn thành đầy đủ tịnh lự Ba-la-mật-đa, khéo léo dùng phương tiện giữ tịnh giới như thế, thì có thể hoàn thành đầy đủ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, khéo léo dùng phương tiện giữ tịnh giới như thế, thì có thể hoàn thành đầy đủ bố thí Ba-la-mật-đa.

Có khả năng biết như thật: Khéo léo dùng phương tiện an nhẫn như thế, thì có thể hoàn thành đầy đủ an nhẫn Ba-la-mật-đa; khéo léo dùng phương tiện an nhẫn như thế, thì có thể hoàn thành đầy đủ tinh tấn Ba-la-mật-đa; khéo léo dùng phương tiện an nhẫn như thế, thì có thể hoàn thành đầy đủ tịnh lự Ba-la-mật-đa; khéo léo dùng phương tiện an nhẫn như thế, thì có thể hoàn thành đầy đủ Bát-nhã-ba-la-mật-đa; khéo léo dùng phương tiện an nhẫn như thế, thì có thể hoàn thành đầy đủ Bố thí Ba-la-mật-đa; khéo léo dùng phương tiện an nhẫn như thế, thì có thể hoàn thành đầy đủ tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Có khả năng biết như thật: Khéo léo dùng phương tiện tinh tấn như thế, thì có thể hoàn thành đầy đủ tinh tấn Ba-la-mật-đa; khéo léo dùng phương tiện tinh tấn như thế, thì có thể hoàn thành đầy đủ tịnh lự Ba-la-mật-đa; khéo léo dùng phương tiện tinh tấn như thế, thì có thể hoàn thành đầy đủ Bát-nhã-ba-la-mật-đa; khéo léo dùng phương tiện tinh tấn như thế, thì có thể hoàn thành đầy đủ Bố thí Ba-la-mật-đa; khéo léo dùng phương tiện tinh tấn như thế, thì có thể hoàn thành đầy đủ tịnh giới Ba-la-mật-đa; khéo léo dùng phương tiện tinh tấn như thế, thì có thể hoàn thành đầy đủ an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Có khả năng biết như thật: Khéo léo dùng phương tiện tịnh lự như thế, thì có thể hoàn thành đầy đủ tịnh lự Ba-la-mật-đa; khéo léo dùng phương tiện tịnh lự như thế, thì có thể hoàn thành đầy đủ Bát-nhã-ba-la-mật-đa; khéo léo dùng phương tiện tịnh lự như thế, thì có thể hoàn thành đầy đủ Bố thí Ba-la-mật-đa; khéo léo dùng phương tiện tịnh lự như thế, thì có thể hoàn thành đầy đủ tịnh giới Ba-la-mật-đa; khéo léo dùng phương tiện tịnh lự như thế, thì có thể hoàn thành đầy đủ an nhẫn Ba-la-mật-đa; khéo léo dùng phương tiện tịnh lự như thế, thì có thể hoàn thành đầy đủ tinh tấn Ba-la-mật-đa.

Có khả năng biết như thật: Khéo léo dùng phương tiện Bát nhã như thế, thì có thể hoàn thành đầy đủ Bát-nhã-ba-la-mật-đa; khéo léo dùng phương tiện Bát nhã như thế, thì có thể hoàn thành đầy đủ Bố thí Ba-la-mật-đa; khéo léo dùng phương tiện Bát nhã như thế, thì có thể hoàn thành đầy đủ tịnh giới Ba-la-mật-đa; khéo léo dùng phương tiện Bát nhã như thế, thì có thể hoàn thành đầy đủ an nhẫn Ba-la-mật-đa; khéo léo dùng phương tiện Bát nhã như thế, thì có thể hoàn thành đầy đủ tinh tấn Ba-la-mật-đa; khéo léo dùng phương tiện Bát nhã như thế, thì có thể hoàn thành đầy đủ tịnh lự Ba-la-mật-đa.

Khi ấy, Xá Lợi Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có khả năng biết như thật: Bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã như thế, và do dùng phương tiện khéo léo mà hoàn thành đầy đủ: Bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Phật bảo cụ thọ Xá Lợi Tử: Các đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có khả năng biết như thât: Nếu đại Bồ-tát lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, thì hiểu thấu tất cả người cho, kẻ nhận, vật cho, đều không thể nắm bắt được; khéo léo dùng phương tiện bố thí như thế, thì có thể hoàn thành đầy đủ Bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Nếu đại Bồ-tát lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa, thì hiểu thấu tất cả tướng phạm, không phạm đều không thể nắm bắt được; khéo léo dùng phương tiện giữ tịnh giới như thế, thì có thể hoàn thành đầy đủ tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát nhã, Bố thí Ba-la-mật-đa.

Nếu đại Bồ-tát lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa, thì hiểu thấu tất cả tướng động, không động, đều không thể nắm bắt được; khéo léo dùng phương tiện an nhẫn như thế, thì có thể hoàn thành đầy đủ an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát nhã, Bố thí, tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Nếu đại Bồ-tát lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu hành tinh tấn Ba-la-mật-đa, thì hiểu thấu tất cả thân tâm siêng, lười đều không thể nắm bắt được; khéo léo dùng phương tiện tinh tấn như thế, thì có thể hoàn thành đầy đủ tinh tấn, tịnh lự, Bát nhã, Bố thí, tịnh giới, an nhẫn Ba-la-mật-đa.

.

Nếu đại Bồ-tát lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu hành tịnh lự Ba-la-mật-đa, thì hiểu thấu tất cả có thiền vị, không thiền vị đều không thể nắm bắt được; khéo léo dùng phương tiện tịnh lự như thế, thì có thể hoàn thành đầy đủ tịnh lự, Bát nhã, Bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn Ba-la-mật-đa.


Nếu đại Bồ-tát lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì hiểu thấu tánh tướng của các pháp, đều không thể nắm bắt được; khéo léo dùng phương tiện Bát nhã như thế, thì có thể hoàn thành đầy đủ Bát nhã, Bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát muốn có được công đức của tất cả các đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, trong quá khứ, hiện tại, vị lai, thì nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Nếu đại Bồ-tát muốn đạt đến khắp bờ giác các pháp hữu vi, vô vi, thì nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Nếu đại Bồ-tát muốn đạt đến tột cùng thật tế của các pháp chơn như, pháp giới, pháp tánh, vô sanh, trong quá khứ, hiện tại, vị lai, thì nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Nếu đại Bồ-tát muốn làm người hướng dẫn cho tất cả Thanh văn, Độc giác, thì nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Nếu đại Bồ-tát muốn làm thị giả thân cận cho chư Phật, thì nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Nếu đại Bồ-tát muốn làm bà con thân thích với chư Phật, thì nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Nếu đại Bồ-tát muốn đời đời đông đủ bà con, thì nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Nếu đại Bồ-tát muốn thường làm bà con với Bồ-tát, thì nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Nếu đại Bồ-tát muốn thân được thanh tịnh, để kham nhận sự cung kính cúng dường của thế gian, thì nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Nếu đại Bồ-tát muốn xua đuổi, chế phục các tâm xan tham, thì nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Nếu đại Bồ-tát muốn vĩnh viễn không khởi các tâm phạm giới, thì nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Nếu đại Bồ-tát muốn trừ khử vĩnh viễn các tâm tức giận, thì nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa.


Nếu đại Bồ-tát muốn vĩnh viễn xả bỏ các tâm lười biếng, thì nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Nếu đại Bồ-tát muốn vĩnh viễn lặng dứt các tâm tán loạn, thì nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Nếu đại Bồ-tát muốn vĩnh viễn xa lìa các tâm thông minh, ác độc, thì nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Nếu đại Bồ-tát muốn an lập hết tất cả hữu tình, đối với việc làm phước mang tính bố thí, việc làm phước mang tính giữ giới, việc làm phước mang tính tu hành, việc làm phước cúng dường hầu hạ, và việc làm phước có quy y, thì nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Nếu đại Bồ-tát muốn được năm loại mắt, đó là mắt phàm, mắt trời, mắt tuệ, mắt pháp, mắt Phật, thì nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát muốn dùng mắt trời chiêm ngưỡng khắp tất cả các đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, trong vô số thế giới chư Phật ở mười phương,thì nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Nếu đại Bồ-tát muốn dùng tai trời, nghe hết lời nói pháp của tất cả các Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, trong vô số thế giới chư Phật ở mười phương, thì nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Nếu đại Bồ-tát muốn biết như thật các pháp tâm, tâm sở của tất cả các Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, trong vô số thế giới ở mười phương, thì nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Nếu đại Bồ-tát muốn được nghe Chánh pháp nơi các cõi Phật, trong vô số thế giới chư Phật ở mười phương, thường không lười bỏ, làm theo pháp đã nghe, cho đến khi đạt được quả vị Giác ngộ cao tột, mà không quên mất, thì nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Nếu đại Bồ-tát muốn thấy các cõi Phật, ở quá khứ, hiện tại, vị lai, trong mười phương thế giới, thì nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Nếu đại Bồ-tát muốn cho các vị Thanh văn, đã nghe hoặc chưa nghe, đều có thể thông đạt được nghĩa thú sâu xa của tất cả Khế kinh, Ứng tụng, Ký biệt, Phúng tụng, Tự thuyết, Nhân duyên, Bổn sự, Bổn sanh, Phương quảng, Hy pháp, Thí dụ, Luận nghị mà chư Phật mười phương nói, trong quá khứ, hiện tại, vị lai, thì nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Nếu đại Bồ-tát muốn tự thọ trì, đọc tụng, thông suốt, hiểu thấu nghĩa thú, và truyền bá cho kẻ khác, những pháp môn mà chư Phật mười phương nói trong quá khứ, hiện tại, vị lai, thì nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Nếu đại Bồ-tát muốn tự mình tu hành đúng như lời Phật dạy, và có thể khuyên người khác tu hành đúng như lời Phật dạy, trong các pháp môn, mà chư Phật mười phương nói, trong quá khứ, hiện tại, vị lai, thì nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa.


Nếu đại Bồ-tát muốn làm ánh sáng chiếu rọi ở vô số cõi u minh, trong mười phương, và ở trong tất cả thế giới, nơi mà ánh sáng mặt trời, mặt trăng không chiếu tới được, thì nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Nếu trong vô số thế giới tối tăm, ngu muội, ở mười phương, có loài hữu tình tà kiến rất mạnh, không tin việc làm ác, không tin việc làm lành, không tin quả báo của việc làm ác, việc làm lành, không tin đời trước, không tin đời sau, không tin khổ đế, không tin tập đế, không tin diệt đế, không tin đạo đế, không tin các việc làm bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã v.

v… thường thu hoạch kết quả thế gian, ngoài thế gian, không nghe tên Phật, tên Pháp, tên Tăng; Bồ-tát muốn phương tiện khai hóa, khiến cho họ phát khởi Chánh kiến, nghe tên Tam bảo, hoan hỷ tin theo, bỏ các việc ác, tu các việc lành, thì nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Nếu đại Bồ-tát muốn khiến cho hữu tình, trong vô số thế giới ở mười phương, tự dùng oai lực mình, người mù được thấy, người điếc được nghe, người câm nói được, người điên được tỉnh, người loạn được định, người nghèo được giàu, người không y phục được y phục, người đói được ăn, người khát được uống, người bệnh được lành, người xấu được đẹp, người tàn tật được lành lặn, người thiếu giác quan được đầy đủ, người sầu muộn được tỉnh ngộ, người mỏi mệt được khỏe khoắn, thì nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Nếu đại Bồ-tát muốn khiến hữu tình, trong vô số thế giới ở mười phương, tự dùng oai lực mình, đem lòng thương đối đãi nhau như cha như mẹ, như anh như em, như chị như em, như bạn bè, như bà con, không chống đối, hãm hại nhau, làm việc lợi ích an vui cho nhau, thì nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Nếu đại Bồ-tát muốn khiến hữu tình, trong vô số thế giới ở mười phương, tự dùng oai lực mình, ai đang ở chốn ác, đều thoát chốn ác, sanh về chốn lành; ai ở chỗ lành thì luôn ở chỗ lành, không đọa vào chỗ ác, thì nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Nếu đại Bồ-tát muốn khiến hữu tình, trong vô số thế giới ở mười phương, tự dùng oai lực mình, ai quen làm việc ác thì tu theo việc thiện, không chán nản, mỏi mệt,thì nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Nếu đại Bồ-tát muốn khiến hữu tình, trong vô số thế giới ở mười phương, tự dùng oai lực mình, những ai phạm giới, đều trụ trong nhóm giới; những ai tán loạn, đều trụ trong nhóm định; những ai ngu si, đều trụ trong nhóm tuệ; những ai chưa được giải thoát, đều trụ trong nhóm giải thoát; những ai chưa được giải thoát tri kiến, đều trụ trong nhóm giải thoát tri kiến, thì nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Nếu đại Bồ-tát muốn khiến hữu tình, trong vô số thế giới ở mười phương, tự dùng thần lực mình, ai chưa thấy được chân lý, thấy được chân lý, trụ quả Dự-lưu, hoặc quả Nhất-lai, hoặc quả Bất-hoàn, hoặc chứng được quả A-la-hán, hoặc chứng được quả vị Độc-giác Bồ-đề, hoặc cho đến chứng được quả vị Giác ngộ cao tột, thì nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Nếu đại Bồ-tát muốn học oai nghi thù thắng của chư Phật, khiến cho hữu tình xem thấy không chán, dứt tất cả ác, sinh tất cả thiện, thì nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát, khởi lên tư duy: Lúc nào ta nói pháp cho chúng sanh, dung nghi cũng nghiêm nghị như voi chúa nhìn, và đại Bồ-tát ấy, muốn thành tựu việc này, thì nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Nếu đại Bồ-tát khởi lên tư duy: Lúc nào nghiệp thân, ngữ, ý của ta cũng đều được thanh tịnh, theo trí tuệ mà thực hành và đại Bồ-tát ấy, muốn thành tựu việc này, thì nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Nếu đại Bồ-tát khởi lên tư duy: Lúc nào chân ta cũng không đạp đất, cách đất khoảng bốn ngón tay, tự tại mà đi và đại Bồ-tát ấy, muốn thành tựu việc này, thì nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Nếu đại Bồ-tát khởi lên tư duy: Lúc nào ta sẽ được, vô lượng trăm ngàn, vô số các trời, trong cõi Tứ-đại-thiên-vương, trời Ba-mươi-ba, trời Dạ-ma, trời Đổ-sử-đa, trời Lạc biến hóa, trời Tha-hóa-tự-tại, trời Phạm chúng, trời Phạm-phụ, trời Phạm-hội, trời Đại-phạm, trời Quang, trời Thiểu-quang, trời Vô-lượng-quang, trời Cực-quang-tịnh, trời Tịnh, trời Thiểu-tịnh, trời Vô-lượng-tịnh, trời Biến-tịnh, trời Quảng, trời Thiểu-quảng, trời Vô-lượng-quảng, trời Quảng-quả, trời Vô-phiền, trời Vô-nhiệt, trời Thiện-hiện, trời Thiện-kiến, trời Sắc-cứu-cánh, và các Thần rồng, đều cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, hướng dẫn tùy tùng đến vây quanh cây Bồ-đề, và vị đại Bồ-tát ấy, muốn thành tựu việc này, thì nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Nếu đại Bồ-tát khởi lên tư duy: Lúc nào ta sẽ được, vô lượng trăm ngàn vô số các trời trong cõi Tứ-đại-thiên-vương, cho đến trời Sắc cứu cánh và các Thần rồng, ở dưới cội Bồ-đề, dùng y báu làm tòa, và đại Bồ-tát ấy, muốn thành tựu việc này, thì nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa.


Nếu đại Bồ-tát khởi lên tư duy: Lúc nào ta ở dưới cây Bồ-đề, ngồi kiết già, lấy tay được trang nghiêm bởi các tướng tốt, vỗ xuống đất, khiến cho địa thần nơi ấy và các quyến thuộc, cùng lúc vụt hiện lên làm chứng, và đại Bồ-tát ấy, muốn thành tựu việc này, thì nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Nếu đại Bồ-tát khởi lên tư duy: Lúc nào ta ngồi tại cây Bồ-đề, hàng phục chúng ma, chứng được quả vị Giác ngộ cao tột, và đại Bồ-tát ấy, muốn thành tựu việc này, thì nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Nếu đại Bồ-tát khởi lên tư duy: Lúc nào ta chứng được quả vị Giác ngộ cao tột rồi, tùy theo địa phương, đi đứng nằm ngồi, đỉnh đạt tự tại, và đại Bồ-tát ấy, muốn thành tựu việc này, thì nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Nếu đại Bồ-tát khởi lên tư duy: Lúc nào là ngày ta bỏ ngôi vua xuất gia, ngay khi thành quả vị Giác ngộ cao tột, thì cũng ngay trong ngày ấy, trở lại chuyển bánh xe pháp mầu nhiệm, liền khiến vô lượng, vô số hữu tình, vĩnh viễn xa lìa trần cấu, phát sinh mắt pháp thanh tịnh; lại khiến vô lượng, vô số hữu tình, vĩnh viễn trừ hết các lậu, tâm tuệ giải thoát; cũng khiến vô lượng, vô số hữu tình, đều ở quả vị Giác ngộ cao tột, được không thối chuyển, và đại Bồ-tát ấy, muốn thành tựu việc này, thì nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Nếu đại Bồ-tát khởi lên tư duy: Lúc nào ta sẽ được quả vị Giác ngộ cao tột, vô lượng vô số Thanh Văn, Bồ-tát là chúng đệ tử, một lần thuyết pháp, mà vô lượng vô số các loài hữu tình, không rời chỗ ngồi, cùng lúc chứng được quả A-la-hán; vô lượng vô số các loài hữu tình, không rời chỗ ngồi, cùng ở quả vị Giác ngộ cao tột, được không thối chuyển, và đại Bồ-tát ấy, muốn thành tựu việc này, thì nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Nếu đại Bồ-tát khởi lên tư duy: Lúc nào ta sống lâu vô tận, thân có vô lượng, vô biên hào quang, tướng tốt trang nghiêm, người xem không nhàm chán; lúc đi, tuy có ngàn cành hoa sen tự nhiên nhô lên, đỡ bước chân đi, nhưng trên đất vẫn hiện ngàn vòng tròn, khi cất bước đi đại địa chấn động, nhưng không làm nhiễu loạn các loại hữu tình sống trên đất; khi muốn quay lui, toàn thân đều chuyển; chỗ chân giẫm đến, cỏ đều rạp xuống như bánh xe qua, đất cũng chuyển theo, và đại Bồ-tát ấy, muốn thành tựu việc này, thì nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Nếu đại Bồ-tát khởi lên tư duy: Lúc nào các bộ phận trong toàn thân đều phóng vô lượng vô số hào quang, chiếu khắp vô biên thế giới trong mười phương, tùy nơi chiếu đến, làm lợi ích lớn cho các hữu tình, và đại Bồ-tát ấy, muốn thành tựu việc này, thì nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Nếu đại Bồ-tát khởi lên tư duy: Lúc nào ta đạt được quả vị Giác ngộ cao tột, trong cõi Phật của ta, không có tất cả các từ: Tham dục, sân nhuế, ngu si v.

v… cũng không nghe có đường ác như địa ngục, bàng sanh, quỷ giới, và đại Bồ-tát ấy, muốn thành tựu việc này, thì nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Nếu đại Bồ-tát khởi lên tư duy: Lúc nào ta được quả vị Giác ngộ cao tột, trong cõi Phật ta, tất cả các loài hữu tình đều thành tựu trí tuệ, như các cõi Phật khác; mỗi hữu tình khởi lên ý nghĩ: Bố thí, điều phục, an nhẫn, dũng tấn, tịch tịnh, đế quán, lìa bỏ phóng dật, siêng tu phạm hạnh, đối với loài hữu tình, từ bi hỷ xả, không gây đau khổ cho nhau, thật là tốt đẹp, và đại Bồ-tát ấy, muốn thành tựu việc này, thì nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Nếu đại Bồ-tát khởi lên tư duy: Lúc nào ta chứng được quả vị Giác ngộ cao tột, trong cõi Phật ta, các loại hữu tình, thành tựu các loại công đức thù thắng; trong các cõi Phật khác, chư Phật và Bồ-tát cũng đều khen ngợi, và đại Bồ-tát ấy, muốn thành tựu việc này, thì nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Nếu đại Bồ-tát khởi lên tư duy: Lúc nào ta chứng quả vị Giác ngộ cao tột, việc hóa độ đã xong, sau khi nhập Niết-bàn, Chánh pháp không có thời kỳ diệt tận, thường vì hữu tình, làm điều lợi ích, và đại Bồ-tát ấy, muốn thành tựu việc này, thì nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Nếu đại Bồ-tát khởi lên tư duy: Lúc nào ta chứng được quả vị Giác ngộ cao tột, các loài hữu tình, trong vô số thế giới ở mười phương, ai nghe tên Ta, nhất định đạt được quả vị Giác ngộ cao tột, và đại Bồ-tát ấy, muốn thành tựu việc này, thì nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát muốn được vô lượng vô số công đức, không thể nghĩ bàn này, thì nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.