Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa

Chương 588: Quyển 588 Phần Tịnh Giới Ba-la-mật-đa 05


Đọc truyện Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa – Chương 588: Quyển 588 Phần Tịnh Giới Ba-la-mật-đa 05


Bấy giờ, Thế Tôn bảo Xá-lợi Tử:– Thầy an trụ diệu trí như vậy, nghĩa là như thật biết Bồ-tát chấp trước tịnh giới như vậy là có sự hủy phạm.

Bồ-tát không chấp trước tịnh giới như vậy là không có sự hủy phạm.Xá-lợi Tử bạch Phật:– Bạch Thế Tôn! Con tin sự tuyên thuyết diệu pháp của Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác nên khởi trí như vậy, chứ chẳng phải con tự suy nghĩ mà nói được như thế.

Theo con hiểu nghĩa lời Phật thuyết là nếu các Bồ-tát tạm thời khởi tâm tán thán bậc Thanh văn, hoặc Ðộc giác, thì nên biết hủy phạm tịnh giới Bồ-tát.

Nếu các Bồ-tát tạm thời khởi tâm nhàm chán bậc Thanh văn, hoặc Ðộc giác, thì nên biết hủy phạm tịnh giới Bồ-tát.Vì sao? Vì nếu các Bồ-tát tán thán bậc Thanh văn, hoặc Ðộc giác, sanh tâm ái nhiễm, chấp trước, không cầu đến trí nhất thiết trí, thì đối với giới Bồ-tát có sự hủy phạm.

Nếu các Bồ-tát nhàm chán bậc Thanh văn, hoặc Ðộc giác, sanh tâm khinh miệt, tức bị chướng ngại sự cầu trí nhất thiết trí, thì đối với giới Bồ-tát có sự hủy phạm.Vì vậy, Bồ-tát đối với nhị thừa không nên tán thán, cũng không nhàm chán.

Nếu các Bồ-tát đối với nhị thừa, tâm không cung kính hoặc sanh ái nhiễm, nên biết đều là hành nơi phi xứ.

Nếu các Bồ-tát hành nơi phi xứ, nên biết gọi là phạm giới Bồ-tát, cũng gọi là chấp trước tịnh giới, không chứng đắc trí nhất thiết trí.Thế nên, Bồ-tát đối với nhị thừa, chỉ nên xa lìa không nên tán thán, cũng không hủy báng.

Nếu các Bồ-tát đối với nhị thừa không xa lìa, nhất định không chứng đắc sự cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu các Bồ-tát duyên theo cảnh năm dục lạc, khởi tâm thích thú, tuy gọi là tác ý phi lý nhưng không phá hoại quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Vì sao? Vì tác ý phi lý chỉ rơi vào phiền não.

Do phiền não kia làm cho các Bồ-tát thọ sanh ở các nơi.

Từng giờ, từng giờ các chúng Bồ-tát thọ nhiều thân ở các cõi kia.

Từng lúc, từng lúc dần dần tu học viên mãn bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa và vô lượng vô biên Phật pháp khác.

Từng giờ, từng giờ dần dần tu học viên mãn bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa và vô lượng vô biên Phật pháp khác.

Từng lúc, từng lúc các Bồ-tát này lần lần thân cận trí nhất thiết trí.Bạch Thế Tôn! Vì vậy con cho rằng, phiền não đối với các Bồ-tát có ân đức lớn.

Nghĩa là tùy thuận theo trí nhất thiết trí.

Nếu các Bồ-tát quán sát phiền não có thể hỗ trợ cho việc dẫn đến trí nhất thiết trí, thì phiền não có ân đức lớn với chúng Bồ-tát.

Các Bồ-tát nên biết, khi đạt đến sự chứng đắc thì mọi việc đều là phương tiện thiện xảo.

Như vậy, Bồ-tát phải biết là an trụ tịnh giới Ba-la-mật-đa của Bồ-tát.

Nên biết, các Bồ-tát đối với giới Bồ-tát không có sự hủy phạm, cũng không chấp trước tịnh giới Bồ-tát.Phật khen ngợi Xá-lợi Tử:– Lành thay! Lành thay! Đúng vậy! Đúng vậy! Lời thầy nói rất hay.

Có các Bồ-tát đối với tịnh giới có sự chấp trước, có sự hủy phạm.

Có các Bồ-tát đối với tịnh giới không có sự chấp trước, không có sự hủy phạm.

Thầy là người trình bày rõ thật ngữ, pháp ngữ, là người khéo tùy theo pháp, lãnh nhận và thuyết pháp.Lại nữa, Xá-lợi Tử! Nếu Đại Bồ-tát an trụ nơi tịnh giới Ba-la-mật-đa, suy nghĩ như vầy: Vô lượng hữu tình ở mười phương vô lượng vô biên thế giới, do tăng trưởng oai lực sự trụ tịnh giới Ba-la-mật-đa của ta, nên người không tịnh giới đều được tịnh giới, người có ác giới đều được xa lìa.

Và nhờ sự tăng trưởng oai lực việc học tịnh giới Ba-la-mật-đa của ta, nên hộ trì các hữu tình đều được lợi ích an lạc thù thắng.

Đại Bồ-tát này biết thành tựu phương tiện thiện xảo.Từng giờ, từng giờ Đại Bồ-tát tự tịnh giới Ba-la-mật-đa, hồi hướng bố thí cho vô lượng hữu tình ở vô lượng vô biên thế giới.

Từng lúc, từng lúc dần dần tăng trưởng sự an trụ tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Từng giờ, từng giờ dần dần tăng trưởng sự an trụ tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Từng lúc, từng lúc lại hộ trì vô lượng tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Từng giờ, từng giờ lại hộ trì vô lượng tịnh giới Ba-la-mật-đa.


Từng lúc, từng lúc lại hộ trì vô lượng vô số Phật pháp vi diệu.

Do đây mau đắc trí nhất thiết trí.Lại nữa, Xá-lợi Tử! Nếu Đại Bồ-tát nào an trụ tịnh giới Ba-la-mật-đa, lại nghĩ như vầy: Vô lượng hữu tình ở mười phương vô lượng vô biên thế giới, do tăng trưởng oai lực sự an trụ tịnh giới Ba-la-mật-đa của Bồ-tát, nên người chưa phát tâm Vô thượng Bồ-đề đều phát tâm.

Người đã phát tâm Vô thượng Bồ-đề đều vĩnh viễn không thối chuyển.

Nếu người có tâm hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề không thối chuyển, thì mau chóng viên mãn trí nhất thiết trí.

Đại Bồ-tát này dùng phương tiện thiện xảo duyên với các Bồ-tát hồi hướng bố thí, tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Từng giờ, từng giờ hồi hướng bố thí, tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Từng lúc, từng lúc không xa lìa tâm trí nhất thiết.

Từng giờ, từng giờ không xa lìa tâm trí nhất thiết.

Từng lúc, từng lúc dần dần thân cận trí nhất thiết trí.

Đại Bồ-tát này nhờ tăng trưởng oai lực thiện căn này, lại hộ trì vô lượng tịnh giới Ba-la-mật-đa, làm cho dần dần tăng trưởng rộng lớn.

Cũng hộ trì vô lượng, vô số Phật pháp vi diệu, khiến dần dần được viên mãn.Lại nữa, Xá-lợi Tử! Nếu Đại Bồ-tát nào an trụ tịnh giới Ba-la-mật-đa, rồi đem sự an trụ tịnh giới Ba-la-mật-đa của mình cho một Bồ-tát, thì phước đức đạt được hơn hẳn phước đem cho những hữu tình phạm giới ở hằng hà sa số thế giới, giúp họ thọ trì tịnh giới viên mãn.Nếu Đại Bồ-tát an trụ tịnh giới Ba-la-mật-đa, rồi đem sự an trụ tịnh giới Ba-la-mật-đa của mình, hồi hướng bố thí cho các hữu tình ở mười phương, giúp họ trụ tịnh giới, xa lìa sự hủy phạm giới, thì đạt được vô lượng vô biên phước đức.Nếu Đại Bồ-tát an trụ tịnh giới Ba-la-mật-đa, rồi đem sự an trụ tịnh giới Ba-la-mật-đa của mình bố thí cho một Bồ-tát, thì phước đức đạt được hơn phước của Bồ-tát trên gấp trăm lần, gấp ngàn lần, cho đến gấp muôn ức lần.

Vì sao? Xá-lợi Tử! Vì Đại Bồ-tát này đem sự an trụ tịnh giới Ba-la-mật-đa của mình bố thí cho một Bồ-tát, khiến cho vị ấy hộ trì trí nhất thiết trí, giữ gìn trí nhất thiết trí, thì có thể hộ trì, giữ gìn vô lượng hữu tình ở vô lượng vô biên thế giới, khiến được an trụ tịnh giới, xa lìa các sự hủy phạm, như vậy dần dần được nhiều lợi ích.Ví như ngôi nhà lớn gồm mười gian mà chỉ có một cây cột.

Vô lượng chúng sanh sống ở trong đó, họ cùng nhau chơi giỡn, vui đùa hưởng lạc.

Có người bạo ác muốn chặt cây cột đó, khi ấy có người tốt bảo kẻ xấu kia:“Trong nhà này có nhiều gia đình, cùng nhau chơi giỡn, vui đùa, hưởng lạc.

Nếu chặt cây này thì nhà sụp đổ, tổn hại vô lượng mạng sống trong đó.”Như vậy, người tốt vì muốn lợi lạc vô lượng hữu tình đang sống trong đó, ngăn chặn người ác kia, không cho chặt cây.

Lúc đó, có một người nam, khen ngợi người tốt:“Lành thay! Lành thay! Nay ông đã đem lại tuổi thọ và sự an lạc cho vô lượng chúng sanh.”Như vậy, Bồ-tát muốn chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, nên dùng bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa của Đại thừa và vô lượng vô biên Phật pháp khác dạy dỗ, trao truyền, giúp họ chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, làm lợi ích lớn cho các hữu tình.

Nếu dùng công đức thiện căn của Ðộc giác và Thanh văn thừa dạy dỗ, trao truyền, liền bị cản trở công đức thù thắng của vô lượng vô biên hữu tình A-la-hán v.v…Nếu có Bồ-tát muốn chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, nên đem bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa của Đại thừa và vô lượng vô biên Phật pháp khác dạy dỗ, trao truyền, làm cho họ hộ trì trí nhất thiết trí, cũng làm cho giữ gìn trí nhất thiết trí.

Ðã làm cho hộ trì trí nhất thiết trí, cũng làm cho giữ gìn trí nhất thiết trí, tức là đem công đức thù thắng cho vô lượng vô biên hữu tình A-la-hán v.v…Như vậy, Bồ-tát muốn chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, nên đem bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa của Đại thừa và vô lượng vô biên các Phật pháp khác dạy dỗ, trao truyền, tức là dạy dỗ, trao truyền vô lượng vô biên hữu tình, giúp họ tu hành các diệu hạnh an lạc.Như vậy, Bồ-tát an trụ tịnh giới Ba-la-mật-đa, suy nghĩ như vầy: Nhờ sự an trụ tịnh giới Ba-la-mật-đa của ta, nguyện cho các hữu tình đều đầy đủ tịnh giới, xa lìa sự hủy phạm, nguyện đem thiện căn như thế hồi hướng cho tất cả hữu tình đều được chánh niệm.

Do chánh niệm nên sanh hỷ lạc.

Các hữu tình kia nghe lời nói này rồi, tâm xa lìa sự hủy phạm, thọ trì tịnh giới.Lại có Bồ-tát an trụ tịnh giới Ba-la-mật-đa, khởi nhất tâm đem sự an trụ tịnh giới cho một Bồ-tát.

Đối với công đức trên thì hơn gấp trăm lần, gấp ngàn lần, cho đến hơn gấp muôn ức lần.Như vậy, Bồ-tát từng giờ, từng giờ vì hữu tình đem sự an trụ giới hồi hướng, bố thí cho Bồ-tát.

Từng lúc, từng lúc tịnh giới Ba-la-mật-đa của Bồ-tát dần dần tăng trưởng, mau chóng chứng đắc trí nhất thiết trí.

Như vậy, Bồ-tát an trụ tịnh giới Ba-la-mật-đa, hồi hướng, bố thí cho hữu tình, thì phước đức đạt được nhiều loại khác nhau.Bấy giờ, Xá-lợi Tử bạch Phật:– Bạch Thế Tôn! Như vậy, Bồ-tát làm sao biết được Bồ-tát như thế trải qua bao nhiêu số kiếp mới được xuất ly? Bồ-tát như vậy đã trải qua bao nhiêu phát khởi Đại thừa?Phật bảo Xá-lợi Tử:– Nên biết, Bồ-tát như vậy phải dùng bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa dạy dỗ, trao truyền cho các hữu tình, khiến họ phát tâm quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, tu hành các hạnh Bồ-tát không điên đảo, mau chóng chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, làm lợi ích lớn cho các hữu tình.

Nên biết, Bồ-tát như thế dùng bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa, vì các hữu tình mà hồi hướng, nguyện đắc trí nhất thiết trí.

Suy nghĩ như vầy:Nguyện cầu sự tu bố thí Ba-la-mật-đa của ta, hồi hướng bố thí cho các hữu tình, khiến người tham lam đều biết bố thí.Nguyện cầu sự tu tịnh giới Ba-la-mật-đa của ta, hồi hướng bố thí cho các hữu tình, khiến người phạm giới đều được tịnh giới.Nguyện cầu sự tu an nhẫn Ba-la-mật-đa của ta, hồi hướng bố thí cho các hữu tình, khiến người sân giận đều được an nhẫn.Nguyện cầu sự tu tinh tấn Ba-la-mật-đa của ta, hồi hướng bố thí cho các hữu tình, khiến người giải đãi đều được tinh tấn.Nguyện cầu sự tu tĩnh lự Ba-la-mật-đa của ta, hồi hướng bố thí cho các hữu tình, khiến người tâm loạn đều được định (tĩnh lự).Nguyện cầu sự tu Bát-nhã ba-la-mật-đa của ta, hồi hướng bố thí cho các hữu tình, khiến người ác tuệ đều được diệu tuệ.Xá-lợi Tử liền bạch Phật:– Bạch Thế Tôn! Bồ-tát như thế đem thiện căn của mình hồi hướng bố thí cho các hữu tình, phải trải qua bao nhiêu số kiếp tu hành Đại thừa mới được xuất ly?Phật bảo Xá-lợi Tử:– Bồ-tát như vậy đem thiện căn của mình hồi hướng bố thí cho các hữu tình, phải trải qua năm trăm đại kiếp tu hành Đại thừa mới được xuất ly.Lại nữa, Xá-lợi Tử! Bồ-tát như vậy hoặc có thành tựu phương tiện thiện xảo, muốn mau chứng đắc trí nhất thiết trí, tức là vị ấy trong hiền kiếp này, nguyện thành Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác, thuộc vào trong số ngàn đức Phật chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Như Phật Từ Thị quán Không các đường ác, thuyết pháp hội đầu tiên có trăm ngàn ức Thanh văn thành A-la-hán.

Lúc Ta là Bồ-tát đã ở trong hai ngàn kiếp tu hạnh Bồ-đề, cầu chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, làm lợi ích lớn cho các hữu tình.Các Bồ-tát khác, nếu đầy đủ các tướng hành trạng như trên, phải biết vị kia trải qua năm trăm đại kiếp tu học Đại thừa, nên được xuất ly.

Bồ-tát như thế, nên biết đã trụ nơi địa vị bất thối chuyển.Xá-lợi Tử liền bạch Phật:– Bạch Thế Tôn! Nếu các Bồ-tát nghe thuyết giáo pháp tương ưng với Ba-la-mật-đa như vậy, phải sanh tâm hoan hỷ.


Vì sao? Vì nếu các Bồ-tát nghe thuyết giáo pháp tương ưng với Ba-la-mật-đa, sanh tâm hoan hỷ, nhất định không xa lìa chư Phật Thế Tôn.

Chư Phật Thế Tôn cũng không bỏ vị ấy.Phật bảo Xá-lợi Tử:– Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời thầy nói.

Nếu các Bồ-tát nghe thuyết giáo pháp tương ưng với Ba-la-mật-đa, người ấy liên tục trụ tâm hoan hỷ sâu xa chỉ một ngày đêm, thì biết các Bồ-tát này đã phát khởi tâm Đại thừa từ lâu.

Nếu các Bồ-tát nghe thuyết giáo pháp tương ưng với Ba-la-mật-đa như thế, người ấy liên tục trụ tâm hoan hỷ sâu xa, trải qua hai ngày đêm, thì biết các Bồ-tát này cũng phát khởi tâm Đại thừa từ lâu.

Nếu các Bồ-tát nghe thuyết giáo pháp tương ưng với Ba-la-mật-đa như thế, người ấy liên tục trụ tâm hoan hỷ sâu xa, trải qua ba ngày đêm, lần lượt cho đến trải qua bảy ngày đêm, thì biết các Bồ-tát này đã phát khởi tâm Đại thừa đã lâu, cho đến rất lâu dài.Xá-lợi Tử bạch Phật:– Bạch Thế Tôn! Theo như con hiểu nghĩa lời Phật thuyết thì các Bồ-tát này đã trải qua trăm kiếp, hai trăm kiếp, ba trăm kiếp, lần lượt cho đến bảy trăm kiếp phát tâm Đại thừa.

Các Bồ-tát này tu hành Đại thừa, trải qua bảy trăm kiếp nên được xuất ly.

Các Bồ-tát này nhờ nhân duyên đây nên công đức thiện căn dần dần được tăng trưởng.

Các Bồ-tát này dùng phương tiện thiện xảo nghe thuyết giáo pháp tương ưng với Ba-la-mật-đa như vậy, tuy rất hoan hỷ nhưng không nhiễm trước.

Các Bồ-tát này bản tánh thanh tịnh nên nghe thuyết Đại thừa, tâm rất hoan hỷ.Phật bảo Xá-lợi Tử:– Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời thầy nói.

Thầy đã nương thần lực của Phật mà thuyết giáo pháp tương ưng với Ba-la-mật-đa.

Nếu các Đại Bồ-tát thuyết đầy đủ các tướng hành trạng như trên, thì nên biết đã phát tâm Đại thừa từ lâu.

Các Đại Bồ-tát như vậy đã không thối chuyển tâm Bồ-đề.

Nếu các Bồ-tát nghe thuyết giáo pháp tương ưng với Ba-la-mật-đa như thế mà không sanh tâm hoan hỷ, thì nên biết các Bồ-tát này phát tâm Đại thừa chưa lâu.

Ta đối với các Bồ-tát mới phát tâm Đại thừa như vậy, cũng vì họ tuyên thuyết giáo pháp tương ưng với Ba-la-mật-đa, khiến họ siêng năng tu học dần dần được chứng đắc trí nhất thiết trí.Xá-lợi Tử bạch Phật:– Bạch Thế Tôn! Thật kỳ lạ.

Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác đều không lìa bỏ các Bồ-tát?Phật bảo Xá-lợi Tử:– Thầy cho rằng Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác chỉ không xả bỏ các Bồ-tát sao? Thầy không nên thấy như vậy.

Vì sao? Xá-lợi Tử! Vì tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác đều không xả bỏ tất cả hữu tình.

Tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác đều thương xót tất cả hữu tình sâu đậm, thường suy nghĩ phải dùng phương tiện gì để giúp hữu tình kia xa lìa khổ sanh tử, được giải thoát.Lại nữa, Xá-lợi Tử! Các thầy nên biết, tâm của chư Phật Thế Tôn bình đẳng như đối với tâm thuần tịnh của Phật phát khởi an trụ từ bi và ban cho niềm vui, nhổ gốc khổ não.

Thương xót tất cả hữu tình một cách bình đẳng, vì muốn họ lìa khổ được vui.Lại nữa, Xá-lợi Tử! Nếu chư Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác đối với tâm an trụ khác nhau của chư Phật, đối với tâm an trụ khác nhau của các Bồ-tát, đối với tâm an trụ khác nhau của các Ðộc giác, đối với tâm an trụ khác nhau của bậc A-la-hán, đối với tâm an trụ khác nhau của bậc Bất-hoàn, đối với tâm an trụ khác nhau của bậc Nhất lai, đối với tâm an trụ khác nhau của bậc Dự lưu, đối với tâm an trụ khác nhau của vị tùy pháp hành, đối với tâm an trụ khác nhau của vị tùy tín hành, đối với tâm an trụ khác nhau của vị ngoài năm thần thông, đối với tâm an trụ khác nhau của vị thành tựu giới biệt giải thoát, đối với tâm an trụ khác nhau của vị thành tựu mười nghiệp thiện, đối với tâm an trụ khác nhau của vị thành tựu mười nghiệp ác, đối với tâm an trụ khác nhau của kẻ ác, hạng bần tiện v.v…, tâm các Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác cũng tùy theo ý thích sai khác đó mà hành thì chẳng phải là Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác.Lại nữa, Xá-lợi Tử! Chư Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác như đối với tâm thuần tịnh của Phật, phát khởi an trụ từ bi, ban vui cứu khổ.Đối với Bồ-tát cũng lại như vậy, như đối với tâm thuần tịnh của Bồ-tát, phát khởi an trụ từ bi, ban vui cứu khổĐối với Ðộc giác cũng lại như vậy, như đối với tâm thuần tịnh của Ðộc giác, phát khởi an trụ từ bi, ban vui cứu khổ.Đối với A-la-hán cũng lại như vậy, như đối với tâm thuần tịnh của A-la-hán, phát khởi an trụ từ bi, ban vui cứu khổ.Đối với Bất hoàn cũng lại như vậy, như đối với tâm thuần tịnh của Bất hoàn, phát khởi an trụ từ bi, ban vui cứu khổ.Đối với bậc Nhất lai cũng lại như vậy, như đối với tâm thuần tịnh của Nhất lai, phát khởi an trụ từ bi, ban vui cứu khổ.Đối với bậc Dự lưu cũng lại như vậy, như đối với tâm thuần tịnh của Dự lưu, phát khởi an trụ từ bi, ban vui cứu khổ.Đối với bậc tùy pháp hành cũng lại như vậy, như đối với tâm thuần tịnh của bậc tùy pháp hành, phát khởi an trụ từ bi, ban vui cứu khổ.Đối với bậc tùy tín hành cũng lại như vậy, như đối với tâm thuần tịnh của bậc tùy tín hành, phát khởi an trụ từ bi, ban vui cứu khổ.Đối với bậc ngoài năm thần thông cũng lại như vậy, như đối với tâm thuần tịnh của bậc ngoài năm thần thông, phát khởi an trụ từ bi, ban vui cứu khổ.Đối với vị thành tựu các giới biệt giải thoát cũng lại như vậy, như đối với tâm thuần tịnh của vị thành tựu giới biệt giải thoát, phát khởi an trụ từ bi, ban vui cứu khổ.Đối với vị thành tựu mười nghiệp thiện cũng lại như vậy, như đối với tâm thuần tịnh của vị thành tựu mười nghiệp thiện, phát khởi an trụ từ bi, ban vui cứu khổ.Đối với vị thành tựu mười nghiệp ác cũng lại như vậy, như đối với tâm thuần tịnh của vị thành tựu mười nghiệp ác, phát khởi an trụ từ bi, ban vui cứu khổ.Đối với kẻ ác, hạng bần tiện v.v… cũng lại như vậy.Do đây nên tâm Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác không phân biệt, không tùy ý thích mà thực hành, cho nên gọi là Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác.

Vì vậy chư Phật đầy đủ đại bi, trí tuệ, an trụ trong tất cả pháp tánh bình đẳng, đối với các hữu tình đều không xả bỏ.Lại nữa, Xá-lợi Tử! Ta hoàn toàn không thấy chư Phật Thế Tôn đối với cảnh sở duyên mà khởi lên một chút điều ưa thích hay tức giận.

Nếu các Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác đối với cảnh sở duyên mà khởi lên ưa thích hay tức giận, điều này thật phi lý.

Vì sao? Xá-lợi Tử! Vì chư Phật Thế Tôn đối với sự thương ghét, tất cả phiền não đều đã chấm dứt.Lại nữa, Xá-lợi Tử! Tuy nhiên chư Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác đối với các Bồ-tát, chắc chắn không bao giờ xả bỏ.

Vì sao? Xá-lợi Tử! Vì sau khi chư Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác nhập Niết-bàn, có các Bồ-tát tinh tấn tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa, dần dần được viên mãn.

Tinh tấn tu học pháp nội Không, ngoại Không, nội ngoại Không, Không Không, đại Không, thắng nghĩa Không, hữu vi Không, vô vi Không, tất cánh Không, vô tế Không, tán Không, vô biến dị Không, bản tính Không, tự tướng Không, cộng tướng Không, nhất thiết pháp Không, bất khả đắc Không, vô tính Không, tự tính Không, vô tính tự tính Không, trí tuệ không điên đảo dần dần viên mãn.Tinh tấn tu học các pháp chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, trí tuệ không điên đảo dần dần viên mãn.Tinh tấn tu học vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục xứ, lục xứ duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử, trí tuệ không điên đảo dần dần viên mãn.Tinh tấn tu học vô minh diệt nên hành diệt, hành diệt nên thức diệt, thức diệt nên danh sắc diệt, danh sắc diệt nên lục xứ diệt, lục xứ diệt nên xúc diệt, xúc diệt nên thọ diệt, thọ diệt nên ái diệt, ái diệt nên thủ diệt, thủ diệt nên hữu diệt, hữu diệt nên sanh diệt, sanh diệt nên lão tử diệt, trí tuệ không điên đảo dần dần viên mãn.Tinh tấn tu học Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo, trí tuệ không điên đảo dần dần viên mãn.Tinh tấn tu học bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc dần dần viên mãn.Tinh tấn tu học bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo dần dần viên mãn.Tinh tấn tu học pháp môn giải thoát Không, vô tướng, vô nguyện dần dần viên mãn.Tinh tấn tu học tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ lớp, mười biến xứ dần dần viên mãn.Tinh tấn tu học Tịnh quán địa, Chủng tánh địa, Ðệ bát địa, Cụ kiến địa, Bạc địa, Ly dục địa, Dĩ biện địa, Ðộc giác địa, Bồ-tát địa, Như Lai địa, trí tuệ không điên đảo dần dần viên mãn.Tinh tấn tu học Cực hỷ địa, Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm tuệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện tuệ địa, Pháp vân địa dần dần viên mãn.Tinh tấn tu học tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa dần dần viên mãn.Tinh tấn tu học năm loại mắt, sáu phép thần thông dần dần viên mãn.Tinh tấn tu học mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng dần dần viên mãn.Tinh tấn tu học ba mươi hai tướng Đại sĩ, tám mươi vẻ đẹp dần dần viên mãn.Tinh tấn tu học pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả dần dần viên mãn.Tinh tấn tu học trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng dần dần viên mãn.Tinh tấn tu học Dự lưu hướng, Dự lưu quả, Nhất lai hướng, Nhất lai quả, Bất hoàn hướng, Bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả, Ðộc giác nhân đạo, Ðộc giác Bồ-đề, trí tuệ không điên đảo dần dần viên mãn.Tinh tấn tu học tất cả hạnh Đại Bồ-tát dần dần viên mãn.Tinh tấn tu học quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật dần dần viên mãn.Tinh tấn tu học lìa giết hại sanh mạng, lìa lấy của chẳng cho, lìa hành dục tà, lìa lời dối gạt, lìa lời thô ác, lìa lời chia rẽ, lìa lời tạp uế, lìa tham dục, lìa giận dữ, lìa nghiệp đạo tà kiến, dần dần viên mãn.Tinh tấn tu học, trình bày các pháp môn diệu trí, dần dần viên mãn.

Đem ánh sáng chánh pháp chiếu khắp các thế gian, độ thoát vô lượng vô biên hữu tình, xa lìa khổ sanh tử, chứng đắc Niết-bàn an lạc.Chư Phật Thế Tôn quán chiếu nghĩa như vậy, dạy dỗ, trao truyền Bồ-tát như thế.

Do nhân duyên này nên chắc chắn không bao giờ xả bỏ các Bồ-tát.

Vì sau khi chư Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác nhập Niết-bàn, các Bồ-tát sẽ chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, đem ánh sáng chánh pháp chiếu khắp các thế gian, giúp thế gian tu hành đạt được lợi ích lớn.

Cho nên đối với Bồ-tát, chắc chắn không bao giờ xả bỏ.Xá-lợi Tử liền bạch Phật:– Bạch Thế Tôn! Đúng như vậy.


Bạch Thiện Thệ! Đúng như vậy.

Thật đúng thánh giáo.

Ðối với chư Như Lai sau khi Niết-bàn, ở mười phương thế giới có Đại Bồ-tát chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, đem ánh sáng chánh pháp chiếu khắp các thế gian.

Ví như cây lớn có nhiều lá quả.

Sau khi cây lớn khô chết, cây nhỏ tiếp nối phát sanh, cọng, thân, nhánh dần dần cao lớn, bóng mát che rộng một do-tuần.

Vô lượng chúng sanh dừng nghỉ dưới gốc cây, để tránh gió, mưa, nóng, lạnh v.v…, lại còn bẻ lá hái quả dùng nữa.

Những người có trí cùng nhau khen ngợi quả, lá, bóng mát của cây lớn này cũng lợi ích cho hữu tình chẳng khác cây xưa.

Chỉ có người ngu không biết đến nương bóng mát này.Như vậy, Bồ-tát đối với Phật Thế Tôn sau khi Niết-bàn, dần dần tu học bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa và vô biên diệu pháp khác của chư Phật, dần dần viên mãn, ở ba ngàn đại thiên thế giới, chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, tiếp nối Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác trước.

Như thật lợi ích an lạc cho vô lượng hữu tình.

Khiến các Phật sự không đoạn tuyệt.Nghĩa là vì vô biên các hữu tình dùng phương tiện tuyên thuyết mười nghiệp thiện, khiến cho siêng năng tu học các pháp môn, thí, giới, tu v.v… thoát nỗi khổ đường ác, được sanh trong trời, người, hưởng thọ an vui thích thú.Hoặc vì vô biên các loài hữu tình, dùng phương tiện tuyên thuyết uẩn, xứ, giới v.v… khiến cho họ siêng năng tinh tấn, không thấy có ngã, hữu tình, sinh mạng, sự sống, người nuôi dưỡng, trưởng thành, người, ý sanh, thanh niên, người làm, người nhận, người biết, người thấy; quán sát bốn Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo, tu bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, ba môn giải thoát và thiện pháp khác, chấm dứt các phiền não, được nhập Niết-bàn.Hoặc vì vô biên các loài hữu tình dùng phương tiện tuyên thuyết tánh thường, vô thường của sắc uẩn đều bất khả đắc; tánh thường, vô thường của thọ, tưởng, hành, thức uẩn cũng bất khả đắc.Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh vui (lạc), không vui của sắc uẩn đều bất khả đắc.

Tánh vui, không vui của thọ, tưởng, hành, thức uẩn cũng bất khả đắc.Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh ngã, vô ngã của sắc uẩn đều bất khả đắc.

Tánh ngã, vô ngã của thọ, tưởng, hành, thức uẩn cũng bất khả đắc.Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh tịnh, bất tịnh của sắc uẩn đều bất khả đắc.

Tánh tịnh, bất tịnh của thọ, tưởng, hành, thức uẩn cũng bất khả đắc.Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh tịch tĩnh, không tịch tĩnh của sắc uẩn đều bất khả đắc.

Tánh tịch tĩnh, không tịch tĩnh của thọ, tưởng, hành, thức uẩn cũng bất khả đắc.Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh viễn ly, không viễn ly của sắc uẩn đều bất khả đắc.

Tánh viễn ly, không viễn ly của thọ, tưởng, hành, thức uẩn cũng bất khả đắc.Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh thường, vô thường của nhãn xứ đều bất khả đắc.

Tánh thường, vô thường của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng bất khả đắc.Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh vui, không vui của nhãn xứ đều bất khả đắc.

Tánh vui, không vui của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng bất khả đắc.Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh ngã, vô ngã của nhãn xứ đều bất khả đắc.

Tánh ngã, vô ngã của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng bất khả đắc.Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh tịnh, bất tịnh của nhãn xứ đều bất khả đắc.

Tánh tịnh, bất tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng bất khả đắc.Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh tịch tĩnh, không tịch tĩnh của nhãn xứ đều bất khả đắc.

Tánh tịch tĩnh, không tịch tĩnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng bất khả đắc.Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh viễn ly, không viễn ly của nhãn xứ đều bất khả đắc.

Tánh viễn ly, không viễn ly của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng bất khả đắc.Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh thường, vô thường của sắc xứ đều bất khả đắc.

Tánh thường, vô thường của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng bất khả đắc.Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh vui, không vui của sắc xứ đều bất khả đắc.

Tánh vui, không vui của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng bất khả đắc.Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh ngã, vô ngã của sắc xứ đều bất khả đắc.

Tánh ngã, vô ngã của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng bất khả đắc.Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh tịnh, bất tịnh của sắc xứ đều bất khả đắc.

Tánh tịnh, bất tịnh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng bất khả đắc.Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh tịch tĩnh, không tịch tĩnh của sắc xứ đều bất khả đắc.

Tánh tịch tĩnh, không tịch tĩnh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng bất khả đắc.Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh viễn ly, không viễn ly của sắc xứ đều bất khả đắc.

Tánh viễn ly, không viễn ly của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng bất khả đắc.Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh thường, vô thường của nhãn giới đều bất khả đắc.

Tánh thường, vô thường của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới cũng bất khả đắc.Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh vui, không vui của nhãn giới đều bất khả đắc.

Tánh vui, không vui của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới cũng bất khả đắc.Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh ngã, vô ngã của nhãn giới đều bất khả đắc.

Tánh ngã, vô ngã của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới cũng bất khả đắc.Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh tịnh, bất tịnh của nhãn giới đều bất khả đắc.

Tánh tịnh, bất tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới cũng bất khả đắc.Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh tịch tĩnh, không tịch tĩnh của nhãn giới đều bất khả đắc.

Tánh tịch tĩnh, không tịch tĩnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới cũng bất khả đắc.Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh viễn ly, không viễn ly của nhãn giới đều bất khả đắc.

Tánh viễn ly, không viễn ly của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới cũng bất khả đắc.Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh thường, vô thường của sắc giới đều bất khả đắc.


Tánh thường, vô thường của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới cũng bất khả đắc.Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh vui, không vui của sắc giới đều bất khả đắc.

Tánh vui, không vui của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới cũng bất khả đắc.Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh ngã, vô ngã của sắc giới đều bất khả đắc.

Tánh ngã, vô ngã của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới cũng bất khả đắc.Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh tịnh, bất tịnh của sắc giới đều bất khả đắc.

Tánh tịnh, bất tịnh của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới cũng bất khả đắc.Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh tịch tĩnh, không tịch tĩnh của sắc giới đều bất khả đắc.

Tánh tịch tĩnh, không tịch tĩnh của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới cũng bất khả đắc.Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh viễn ly, không viễn ly của sắc giới đều bất khả đắc.

Tánh viễn ly, không viễn ly của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới cũng bất khả đắc.Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh thường, vô thường của nhãn thức giới đều bất khả đắc.

Tánh thường, vô thường của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới cũng bất khả đắc.Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh vui, không vui của nhãn thức giới đều bất khả đắc.

Tánh vui, không vui của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới cũng bất khả đắc.Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh ngã, vô ngã của nhãn thức giới đều bất khả đắc.

Tánh ngã, vô ngã của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới cũng bất khả đắc.Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh tịnh, bất tịnh của nhãn thức giới đều bất khả đắc.

Tánh tịnh, bất tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới cũng bất khả đắc.Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh tịch tĩnh, không tịch tĩnh của nhãn thức giới đều bất khả đắc.

Tánh tịch tĩnh, không tịch tĩnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới cũng bất khả đắc.Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh viễn ly, không viễn ly của nhãn thức giới đều bất khả đắc.

Tánh viễn ly, không viễn ly của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới cũng bất khả đắc.Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh thường, vô thường của Thánh đế khổ đều bất khả đắc.

Tánh thường, vô thường của Thánh đế tập, diệt, đạo cũng bất khả đắc.Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh vui, không vui của Thánh đế khổ đều bất khả đắc.

Tánh vui, không vui của Thánh đế tập, diệt, đạo cũng bất khả đắc.Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh ngã, vô ngã của Thánh đế khổ đều bất khả đắc.

Tánh ngã, vô ngã của Thánh đế tập, diệt, đạo cũng bất khả đắc.Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh tịnh, bất tịnh của Thánh đế khổ đều bất khả đắc.

Tánh tịnh, bất tịnh của Thánh đế tập, diệt, đạo cũng bất khả đắc.Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh tịch tĩnh, không tịch tĩnh của Thánh đế khổ đều bất khả đắc.

Tánh tịch tĩnh, không tịch tĩnh của Thánh đế tập, diệt, đạo cũng bất khả đắc.Dùng phương tiện tuyên thuyết tánh viễn ly, không viễn ly của Thánh đế khổ đều bất khả đắc.

Tánh viễn ly, không viễn ly của Thánh đế tập, diệt, đạo cũng bất khả đắc.Dùng phương tiện tuyên thuyết vô lượng pháp môn như vậy, khiến cho họ siêng năng tinh tấn.

Dùng phương tiện thiện xảo quán sát, xa lìa các pháp hý luận, không điên đảo.

Dùng phương tiện tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa và vô lượng vô biên Phật pháp khác, chứng đắc trí nhất thiết trí rốt ráo.Các loài hữu tình có trí tuệ hiểu biết, nghe pháp như vậy, bèn tinh tấn tu hành, tùy theo sự hiểu biết sẽ được hương vị cam lồ, hoặc tạm thời, hoặc vĩnh viễn được lợi ích an lạc.

Chỉ có người ngu si và các ngoại đạo không nghe thọ giáo pháp, nên bị chìm đắm và trầm luân trong các đường.

Chư Phật Thế Tôn quán nghĩa như vậy, hướng đến Bồ-tát dạy dỗ, trao truyền.

Vì sau khi chư Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác nhập Niết-bàn, các Bồ-tát tu hạnh Bồ-tát dần dần viên mãn, chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, đem ánh sáng chánh pháp soi sáng cho các thế gian.

Ví như bóng mát của cây to lớn, làm lợi ích an lạc cho vô lượng hữu tình.Xá-lợi Tử bạch Phật:– Bạch Thế Tôn! Theo con hiểu lời Phật dạy, dạy dỗ trao truyền cho hàng Thanh văn thừa hoặc trăm, hoặc ngàn, cho đến vô số đều an trụ quả A-la-hán, không bằng dùng phương tiện thiện xảo thuyết pháp yếu thâm sâu cho một Bồ-tát.

Đó là pháp tương ưng với sáu Ba-la-mật-đa, làm cho vị ấy nghe rồi khởi niệm nhất tâm tương ưng với trí nhất thiết.

Pháp yếu như vậy đối với giáo pháp trên là tối, là thắng, là tôn, là cao, là diệu, là vi diệu, là thượng, là vô thượng.

Vì sự phát tâm ấy đối với công đức Thanh văn là tối thắng nhất.Phật khen Xá-lợi Tử:– Lành thay! Lành thay! Đúng như lời thầy nói.

Thầy đúng thật là đệ tử thông minh, sáng suốt của Phật.

Nghĩa là khéo dạy dỗ trao truyền sự vô úy cho hàng Bồ-tát thừa, khiến cho họ siêng năng tu hành hạnh Bồ-tát, mau chóng chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, làm lợi ích an lạc lớn cho các hữu tình.Bấy giờ, Phật dạy A-nan-đà:– Thầy nên thọ trì sự tu tịnh giới Ba-la-mật-đa của Đại Bồ-tát như Xá-lợi Tử đã thuyết, chớ để quên mất.A-nan-đà bạch Phật:– Bạch Thế Tôn! Con xin vâng lời Thế Tôn dạy.

Con đã thọ trì sự tu tịnh giới Ba-la-mật-đa của Đại Bồ-tát như ngài Xá-lợi Tử đã thuyết, chắc chắn không để quên mất, làm cho các Bồ-tát chưa phát tâm Vô thượng Bồ-đề mau chóng phát tâm.

Vị nào đã phát tâm Vô thượng Bồ-đề vĩnh viễn không thối chuyển.

Nếu đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề đã không thối chuyển, thì giúp cho mau chóng viên mãn trí nhất thiết trí.Khi đức Bạc-già-phạm thuyết kinh này rồi, cụ thọ Xá-lợi Tử, cụ thọ Mãn Từ Tử, cụ thọ A-nan-đà và các Thanh văn, Bồ-tát khác cùng tất cả trời, rồng, Dược-xoa, người chẳng phải người v.v… nghe lời Phật thuyết đều hớn hở vui mừng, tín thọ phụng hành..


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.