Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa

Chương 14: V Phẩm Khen Ngợi Thắng Đức


Đọc truyện Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa – Chương 14: V Phẩm Khen Ngợi Thắng Đức


Lúc bấy giờ, cụ thọ Xá Lợi Tử, cụ thọ Đại Mục Liên, cụ thọ Đại Ẩm Quang, cụ thọ Thiện Hiện v.v… là những bậc được nhiều người biết đến và ngưỡng vọng, các đại Bí-sô và Bí-sô ni cùng các chúng đại Bồ-tát, nam cư sĩ, nữ cư sĩ, đều từ chỗ ngồi đứng dậy, chấp tay cung kính, đồng bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát sở hữu là Ba-la-mật-đa vĩ đại; bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát sở hữu là Ba-la-mật-đa sâu rộng; bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát sở hữu là Ba-la-mật-đa đệ nhất; bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát sở hữu là Ba-la-mật-đa thù thắng; bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát sở hữu là Ba-la-mật-đa thâm diệu; bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát sở hữu là Ba-la-mật-đa nhiệm mầu; bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát sở hữu là Ba-la-mật-đa tôn quí; bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát sở hữu là Ba-la-mật-đa cao siêu; bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát sở hữu là Ba-la-mật-đa hơn hết; bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát sở hữu là Ba-la-mật-đa tột bực; bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát sở hữu là Ba-la-mật-đa trên hết; bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát sở hữu là Ba-la-mật-đa vô thượng; bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát sở hữu là Ba-la-mật-đa tối thượng; bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát sở hữu là Ba-la-mật-đa siêu đẳng; bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát sở hữu là Ba-la-mật-đa không gì bằng; bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát sở hữu là Ba-la-mật-đa tuyệt đỉnh; bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát sở hữu là Ba-la-mật-đa tuyệt đối; bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát sở hữu là Ba-la-mật-đa như hư không; bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát sở hữu là Ba-la-mật-đa tự tướng không; bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát sở hữu là Ba-la-mật-đa cộng tướng không; bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát sở hữu là Ba-la-mật-đa nhất thiết pháp không; bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát sở hữu là Ba-la-mật-đa bất khả đắc không; bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát sở hữu là Ba-la-mật-đa vô tánh không; bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát sở hữu là Ba-la-mật-đa Tự tánh không; bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát sở hữu là Ba-la-mật-đa Vô tánh tự tánh không; bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát sở hữu là Ba-la-mật-đa Vô biến dị không; bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát sở hữu là Ba-la-mật-đa không sanh; bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát sở hữu là Ba-la-mật-đa không diệt; bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát sở hữu là Ba-la-mật-đa không nhiễm; bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát sở hữu là Ba-la-mật-đa không tịnh; bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát sở hữu là Ba-la-mật-đa tịch tịnh; bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát sở hữu là Ba-la-mật-đa viễn ly; bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát sở hữu là Ba-la-mật-đa tịch chỉ; bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát sở hữu là Ba-la-mật-đa điều phục; bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát sở hữu là Ba-la-mật-đa minh chú; bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát sở hữu là Ba-la-mật-đa chơn thật; bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát sở hữu là Ba-la-mật-đa khai phát tất cả công đức; bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát sở hữu là Ba-la-mật-đa Thành tựu tất cả công đức; bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát sở hữu là Ba-la-mật-đa có khả năng phá trừ tất cả; bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát sở hữu là Ba-la-mật-đa chẳng thể khuất phục.Bạch Thế Tôn! Các đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có đầy đủ năng lực lớn, tối tôn, tối thắng, tối thượng, tối diệu, có khả năng tu hành bố thí tuyệt đỉnh; có khả năng viên mãn bố thí tuyệt đỉnh; có khả năng thực hành bố thí Ba-la-mật-đa tuyệt đỉnh; có khả năng chứng đắc tự thể tuyệt đỉnh, đó là thân tướng trang nghiêm, hảo diệu thù thắng vô biên; có khả năng chứng diệu pháp tuyệt đỉnh, đó là quả vị Giác ngộ cao tột.Bạch Thế Tôn! Các đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có đầy đủ năng lực lớn, tối tôn, tối thắng, tối thượng, tối diệu, có khả năng tu hành tịnh giới tuyệt đỉnh, có khả năng viên mãn tịnh giới tuyệt đỉnh; có khả năng thực hành đầy đủ tịnh giới Ba-la-mật-đa tuyệt đỉnh; có khả năng chứng đắc tự thể tuyệt đỉnh, đó là thân tướng trang nghiêm hảo diệu thù thắng vô biên; có khả năng chứng diệu pháp tuyệt đỉnh, đó là quả vị Giác ngộ cao tột.Bạch Thế Tôn! Các đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có đầy đủ năng lực lớn, tối tôn, tối thắng, tối thượng, tối diệu, có khả năng tu hành an nhẫn tuyệt đỉnh; có khả năng viên mãn an nhẫn tuyệt đỉnh; có khả năng thực hành đầy đủ an nhẫn Ba-la-mật-đa tuyệt đỉnh; có khả năng chứng đắc tự thể tuyệt đỉnh, đó là thân tướng trang nghiêm hảo diệu, thù thắng vô biên; có khả năng chứng diệu pháp tuyệt đỉnh, đó là quả vị Giác ngộ cao tột.Bạch Thế Tôn! Các đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có đầy đủ năng lực lớn, tối tôn, tối thắng, tối thượng, tối diệu, có khả năng tu hành tinh tấn tuyệt đỉnh, có khả năng viên mãn tinh tấn tuyệt đỉnh; có khả năng thực hành đầy đủ tinh tấn Ba-la-mật-đa tuyệt đỉnh; có khả năng chứng đắc tự thể tuyệt đỉnh, đó là thân tướng trang nghiêm hảo diệu thù thắng vô biên; có khả năng chứng diệu pháp tuyệt đỉnh, đó là quả vị Giác ngộ cao tột.Bạch Thế Tôn! Các đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có đầy đủ năng lực lớn, tối tôn, tối thắng, tối thượng, tối diệu, có khả năng tu hành tịnh lự tuyệt đỉnh, có khả năng viên mãn tịnh lự tuyệt đỉnh; có khả năng thực hành đầy đủ tịnh lự Ba-la-mật-đa tuyệt đỉnh; có khả năng chứng đắc tự thể tuyệt đỉnh, đó là thân tướng trang nghiêm hảo diệu, thù thắng vô biên; có khả năng chứng diệu pháp tuyệt đỉnh, đó là quả vị Giác ngộ cao tột.Bạch Thế Tôn! Các đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có đầy đủ năng lực lớn, tối tôn, tối thắng, tối thượng, tối diệu, có khả năng tu hành Bát nhã tuyệt đỉnh; có khả năng viên mãn Bát nhã tuyệt đỉnh; có khả năng thực hành đầy đủ Bát-nhã-ba-la-mật-đa tuyệt đỉnh; có khả năng chứng đắc tự thể tuyệt đỉnh, đó là thân tướng trang nghiêm hảo diệu, thù thắng vô biên; có khả năng chứng diệu pháp tuyệt đỉnh, đó là quả vị Giác ngộ cao tột.Bạch Thế Tôn! Các đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có đầy đủ năng lực lớn, tối tôn, tối thắng, tối thượng, tối diệu, có khả năng an trụ cái không nội, cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bổn tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không không thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh tuyệt đỉnh; có khả năng viên mãn cái không nội … cho đến cái không không tánh tự tánh tuyệt đỉnh; có khả năng thực hành đầy đủ cái không nội … cho đến cái không không tánh tự tánh tuyệt đỉnh; có thể chứng đắc tự thể tuyệt đỉnh, đó là thân tướng trang nghiêm hảo diệu, thù thắng vô biên; có khả năng chứng diệu pháp tuyệt đỉnh, đó là quả vị Giác ngộ cao tột.Bạch Thế Tôn! Các đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có đầy đủ năng lực lớn, tối tôn, tối thắng, tối thượng, tối diệu, có khả năng an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cõi hư không, cõi không thể nghĩ bàn tuyệt đỉnh; có khả năng viên mãn chơn như … cho đến cõi không thể nghĩ bàn tuyệt đỉnh; có khả năng thực hành đầy đủ chơn như … cho đến cõi không thể nghĩ bàn tuyệt đỉnh; có khả năng chứng đắc tự thể tuyệt đỉnh, đó là thân tướng trang nghiêm hảo diệu, thù thắng vô biên; có khả năng chứng diệu pháp tuyệt đỉnh, đó là quả vị Giác ngộ cao tột.Bạch Thế Tôn! Các đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có đầy đủ năng lực lớn, tối tôn, tối thắng, tối thượng, tối diệu; có khả năng tu hành bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo tuyệt đỉnh; có khả năng viên mãn bốn niệm trụ cho đến … tám chi thánh đạo tuyệt đỉnh; có khả năng thực hành đầy đủ bốn niệm trụ cho đến … tám chi thánh đạo tuyệt đỉnh; có khả năng chứng đắc tự thể tuyệt đỉnh, đó là thân tướng trang nghiêm hảo diệu, thù thắng vô biên; có khả năng chứng diệu pháp tuyệt đỉnh, đó là quả vị Giác ngộ cao tột.Bạch Thế Tôn! Các đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có đầy đủ năng lực lớn, tối tôn, tối thắng, tối thượng, tối diệu; có khả năng an trụ thánh đế khổ, tập, diệt, đạo tuyệt đỉnh; có khả năng viên mãn thánh đế khổ, tập, diệt, đạo tuyệt đỉnh; có khả năng thực hành đầy đủ thánh đế khổ, tập, diệt, đạo tuyệt đỉnh; có khả năng chứng đắc tự thể tuyệt đỉnh, đó là thân tướng trang nghiêm hảo diệu, thù thắng vô biên; có khả năng chứng diệu pháp tuyệt đỉnh, đó là quả vị Giác ngộ cao tột.Bạch Thế Tôn! Các đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có đầy đủ năng lực lớn, tối tôn, tối thắng, tối thượng, tối diệu; có khả năng tu hành bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc tuyệt đỉnh; có khả năng viên mãn bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc tuyệt đỉnh; có khả năng thực hành đầy đủ bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc tuyệt đỉnh; có khả năng chứng đắc tự thể tuyệt đỉnh, đó là thân tướng trang nghiêm hảo diệu, thù thắng vô biên; có khả năng chứng diệu pháp tuyệt đỉnh, đó là quả vị Giác ngộ cao tột.Bạch Thế Tôn! Các đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có đầy đủ năng lực lớn, tối tôn, tối thắng, tối thượng, tối diệu; có khả năng tu hành tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ tuyệt đỉnh; có khả năng viên mãn tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ tuyệt đỉnh; có khả năng thực hành đầy đủ tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ tuyệt đỉnh; có khả năng chứng đắc tự thể tuyệt đỉnh, đó là thân tướng trang nghiêm hảo diệu, thù thắng vô biên; có khả năng chứng diệu pháp tuyệt đỉnh, đó là quả vị Giác ngộ cao tột.Bạch Thế Tôn! Các đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có đầy đủ năng lực lớn, tối tôn, tối thắng, tối thượng, tối diệu; có khả năng tu hành pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện tuyệt đỉnh; có khả năng viên mãn pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện tuyệt đỉnh; có khả năng thực hành đầy đủ pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện tuyệt đỉnh; có khả năng chứng đắc tự thể tuyệt đỉnh, đó là thân tướng trang nghiêm hảo diệu, thù thắng vô biên; có khả năng chứng diệu pháp tuyệt đỉnh, đó là quả vị Giác ngộ cao tột.Bạch Thế Tôn! Các đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có đầy đủ năng lực lớn, tối tôn, tối thắng, tối thượng, tối diệu; có khả năng tu hành pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa tuyệt đỉnh; có khả năng viên mãn pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa tuyệt đỉnh; có khả năng thực hành đầy đủ pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa tuyệt đỉnh; có khả năng chứng đắc tự thể tuyệt đỉnh, đó là thân tướng trang nghiêm hảo diệu, thù thắng vô biên; có khả năng chứng diệu pháp tuyệt đỉnh, đó là quả vị Giác ngộ cao tột.Bạch Thế Tôn! Các đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có đầy đủ năng lực lớn, tối tôn, tối thắng, tối thượng, tối diệu; có khả năng tu hành bực đại Bồ-tát tuyệt đỉnh; có khả năng viên mãn bực đại Bồ-tát tuyệt đỉnh; có khả năng thực hành đầy đủ bực đại Bồ-tát tuyệt đỉnh; có khả năng chứng đắc tự thể tuyệt đỉnh, đó là thân tướng trang nghiêm hảo diệu, thù thắng vô biên; có khả năng chứng diệu pháp tuyệt đỉnh, đó là quả vị Giác ngộ cao tột.Bạch Thế Tôn! Các đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có đầy đủ năng lực lớn, tối tôn, tối thắng, tối thượng, tối diệu; có khả năng tu hành năm loại mắt, sáu phép thần thông tuyệt đỉnh; có khả năng viên mãn năm loại mắt, sáu phép thần thông tuyệt đỉnh; có khả năng thực hành đầy đủ năm loại mắt, sáu phép thần thông tuyệt đỉnh; có khả năng chứng đắc tự thể tuyệt đỉnh, đó là thân tướng trang nghiêm hảo diệu thù thắng vô biên; có khả năng chứng diệu pháp tuyệt đỉnh, đó là quả vị Giác ngộ cao tột.Bạch Thế Tôn! Các đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có đầy đủ năng lực lớn, tối tôn, tối thắng, tối thượng, tối diệu; có khả năng tu hành mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng tuyệt đỉnh; có khả năng viên mãn mười lực của Phật cho đến mười tám pháp Phật bất cộng tuyệt đỉnh; có khả năng thực hành đầy đủ mười lực của Phật cho đến mười tám pháp Phật bất cộng tuyệt đỉnh; có khả năng chứng đắc tự thể tuyệt đỉnh, đó là thân tướng trang nghiêm hảo diệu thù thắng vô biên; có khả năng chứng diệu pháp tuyệt đỉnh, đó là quả vị Giác ngộ cao tột.Bạch Thế Tôn! Các đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có đầy đủ năng lực lớn, tối tôn, tối thắng, tối thượng, tối diệu; có khả năng tu hành pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả tuyệt đỉnh; có khả năng viên mãn pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả tuyệt đỉnh; có khả năng thực hành đầy đủ pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả tuyệt đỉnh; có khả năng chứng đắc tự thể tuyệt đỉnh, đó là thân tướng trang nghiêm hảo diệu thù thắng vô biên; có khả năng chứng diệu pháp tuyệt đỉnh, đó là quả vị Giác ngộ cao tột.Bạch Thế Tôn! Các đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có đầy đủ năng lực lớn, tối tôn, tối thắng, tối thượng, tối diệu, có khả năng tu hành trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng tuyệt đỉnh; có khả năng viên mãn trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng tuyệt đỉnh; có khả năng thực hành đầy đủ trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng tuyệt đỉnh; có khả năng chứng đắc tự thể tuyệt đỉnh, đó là thân tướng trang nghiêm hảo diệu thù thắng vô biên; có khả năng chứng diệu pháp tuyệt đỉnh, đó là quả vị Giác ngộ cao tột.Bạch Thế Tôn! Như Lai cũng do tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, mà có khả năng tu hành, an trụ, viên mãn, đầy đủ các loại công đức, chứng đắc sắc tuyệt đỉnh, chứng đắc thọ, tưởng, hành, thức tuyệt đỉnh; chứng quả vị giác ngộ tuyệt đỉnh, chuyển pháp luân tuyệt đỉnh; độ thoát vô lượng các loại hữu tình, khiến được lợi ích, an lạc thù thắng.

Chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai, cũng do tinh cần tu học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, mà các loại công đức đều được viên mãn, đã chứng quả vị Giác ngộ cao tột, sẽ chứng quả vị Giác ngộ cao tột, đang chứng quả vị Giác ngộ cao tột; chuyển bánh xe pháp nhiệm mầu, độ vô lượng chúng sanh, khiến được lợi ích, an lạc thù thắng.

Vì thế, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát nào muốn đạt đến bờ giác, thì đối với tất cả pháp, nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa.Bạch Thế Tôn! Các đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì tất cả thế gian, hoặc trời, hoặc người, A-tố-lạc v.v… đều nên cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, bảo hộ, khiến cho sự tinh tấn tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa không chướng, không ngại.Lúc bấy giờ, Thế Tôn bảo các Thanh-văn và các đại Bồ-tát v.v… Đúng vậy, đúng vậy! Như các ông đã nói, các đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì tất cả thế gian, hoặc trời, hoặc người, A-tố-lạc v.v… đều cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, bảo hộ, khiến cho sự tinh tấn tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa không chướng, không ngại.

Vì sao? Vì do đại Bồ-tát này, nên thế gian có được người, trời xuất hiện, đó là giòng dõi lớn Sát-đế-lợi, giòng dõi lớn Bà-la-môn, giòng dõi lớn Trưởng giả, giòng dõi lớn Cư sĩ, hoặc là chuyển luân vương; hoặc chúng trời cõi Tứ-đại-vương, trời Ba-mươi-ba, trời Dạ-ma, trời Đỗ-sử-đa, trời Lạc-biến-hóa, trời Tha-hóa-tự-tại; hoặc trời Phạm-chúng, trời Phạm-phụ, trời Phạm-hội, trời Đại-phạm; hoặc trời Quang, trời Thiểu-quang, trời Vô-lượng-quang, trời Cực-quang-tịnh; hoặc trời Tịnh, trời Thiểu-tịnh, trời Vô-lượng-tịnh, trời Biến-tịnh; hoặc trời Quảng, trời Thiểu-quảng, trời Vô-lượng-quảng, trời Quảng-quả; hoặc trời Vô-tưởng-hữu-tình; hoặc trời Vô-phiền, trời Vô-nhiệt, trời Thiện-hiện, trời Thiện-kiến, trời Sắc-cứu-cánh; hoặc trời Không-vô-biên-xứ, trời Thức-vô-biên-xứ, trời Vô-sở-hữu-xứ, trời Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ, xuất hiện ở thế gian.


Vì do đại Bồ-tát này, mà có được quả Dự-lưu, Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, Độc-giác, đại Bồ-tát và Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác … xuất hiện ở thế gian.

Do vì đại Bồ-tát này, mà thế gian có Tam bảo xuất hiện, làm lợi ích cho các loại hữu tình.

Do vì đại Bồ-tát này, nên thế gian có được các thứ để nuôi sống và vui chơi xuất hiện, đó là đồ ăn uống, y phục, đồ nằm, phòng xá, đèn sáng, ngọc mạt ni, chơn châu, lưu ly, loa bối, ngọc bích, san hô, kim ngân v.v…các vật báu, xuất hiện trên đời.

Nói tóm lại, tất cả cái vui của người trời ở thế gian và cái vui Niết-bàn, đều do đại Bồ-tát ấy mà có.

Vì sao? Vì đại Bồ-tát ấy, chính mình tu hành, cũng dạy người khác tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chính mình an trụ, cũng dạy người khác an trụ cái không nội, cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bổn tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không không thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh; tự mình an trụ, cũng dạy người khác an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cõi hư không, cõi không thể nghĩ bàn; chính mình tu hành, cũng dạy người khác tu hành bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; chính mình an trụ, cũng dạy người khác an trụ thánh đế khổ, tập, diệt, đạo, chính mình tu hành, cũng dạy người khác tu hành bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; chính mình tu hành, cũng dạy người khác tu hành tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; chính mình tu hành, cũng dạy người khác tu hành pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện; chính mình tu hành, cũng dạy người khác tu hành pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa; chính mình tu hành, cũng dạy người khác tu hành các bực Bồ-tát; chính mình tu hành, cũng dạy người khác tu hành năm loại mắt, sáu phép thần thông; chính mình tu hành, cũng dạy người khác tu hành mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; chính mình tu hành, cũng dạy người khác tu hành pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; chính mình tu hành, cũng dạy người khác tu hành trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.


Vì vậy, do sự tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa này của các đại Bồ-tát, mà tất cả hữu tình, đều được lợi ích, an lạc thù thắng.VI.

PHẨM HIỆN TƯỚNG LƯỠILúc bấy giờ, đức Thế Tôn hiện tướng lưỡi rộng dài, che khắp thế giới ba lần ngàn; lại từ tướng lưỡi này, phóng ra vô lượng, vô số các loại hào quang nhiều màu, chiếu khắp vô số thế giới chư Phật ở mười phương.Lúc ấy, vô số cõi Phật ở hướng Đông, mỗi cõi đều có vô lượng, vô số đại Bồ-tát, thấy hào quang này rồi, đều đến trước Phật, đảnh lễ, cung kính bạch: Bạch Thế Tôn! Thần lực này của ai? lại do duyên cớ gì mà có điềm lành này?Lúc ấy, các Đức Phật ở các cõi đó, đều bảo đại Bồ-tát: Thiện nam tử! Ở hướng Tây của cõi này, có cõi Phật tên là Kham Nhẫn, Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni Như Lai, Ứng, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhân Sư, Phật, Bạt-già-phạm, nay vì chúng đại Bồ-tát, thuyết Đại Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hiện tướng lưỡi rộng dài, che khắp thế giới ba lần ngàn; lại từ tướng lưỡi đó, phóng ra vô lượng, vô số các loại hào quang nhiều màu, chiếu khắp vô số thế giới chư Phật ở mười phương; hào quang đang thấy đó, là do tướng lưỡi của đức Phật kia hiện ra.Khi ấy, các đại Bồ-tát, nghe việc này rồi, vui mừng nhảy nhót, đều bạch Phật: Chúng con muốn đến thế giới Kham Nhẫn, chiêm ngưỡng, lễ bái, cúng dường đức Phật Thích Ca Mâu Ni, các chúng đại Bồ-tát và nghe Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Cúi xin Thế Tôn, thương xót, chấp thuận!Khi đó, các đức Phật ở các cõi đó đều bảo: Nay đã đúng lúc, các ông cứ đi.Vô lượng, vô số chúng đại Bồ-tát ở các cõi Phật đó, đều lạy chân Phật, đi nhiễu bên phải bảy vòng, nghiêm chỉnh cầm vô lượng tràng phan, lọng báu, hương, tràng hoa, anh lạc, vàng bạc, các thứ hoa; hòa tấu các thứ kỹ nhạc rất hay; chỉ trong chốc lát, đã đến chỗ đức Phật này, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, đảnh lễ, chân Phật, lui đứng một bên.Lúc bấy giờ, tại vô số cõi Phật ở hướng Nam, mỗi cõi đều có vô lượng, vô số đại Bồ-tát, thấy hào quang này rồi, đều đến trước Phật, đảnh lễ, cung kính bạch: Bạch Thế Tôn! Thần lực này của ai? Lại vì duyên cớ gì mà có điềm lành này?Lúc ấy, các đức Phật ở các cõi đó, đều bảo đại Bồ-tát: Thiện nam tử! Ở hướng Bắc của cõi này, có cõi Phật tên là Kham Nhẫn, Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni Như Lai, Ứng, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhân Sư, Phật, Bạt-già-phạm, nay vì chúng đại Bồ-tát, thuyết Đại Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hiện tướng lưỡi rộng dài, che khắp thế giới ba lần ngàn; lại từ tướng lưỡi đó, phóng ra vô lượng, vô số các loại hào quang nhiều màu, chiếu khắp vô số thế giới chư Phật ở mười hướng; hào quang đang thấy đó, là do tướng lưỡi của đức Phật kia hiện ra.Khi ấy, các đại Bồ-tát nghe việc này rồi, vui mừng nhảy nhót, đều bạch Phật: Chúng con muốn đến thế giới Kham Nhẫn, chiêm ngưỡng, lễ bái, cúng dường đức Phật Thích Ca Mâu Ni, các chúng đại Bồ-tát, và nghe Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Cúi xin Thế Tôn thương xót, chấp thuận!Khi ấy, các đức Phật ở các cõi đó đều bảo: Nay đã đúng lúc, các ông cứ đi.Vô lượng, vô số chúng đại Bồ-tát ở các cõi Phật đó, đều lạy chân Phật, đi nhiễu bên phải bảy vòng, nghiêm chỉnh cầm vô lượng tràng phan, lọng báu, hương, tràng hoa, anh lạc, vàng bạc, các thứ hoa; hòa tấu các thứ kỹ nhạc rất hay; chỉ trong chốc lát, đã đến chỗ đức Phật này, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, đảnh lễ chân Phật, lui đứng một bên.Lúc bấy giờ, tại vô số cõi Phật ở hướng Tây, mỗi cõi đều có vô lượng, vô số đại Bồ-tát, thấy hào quang này rồi, đều đến trước Phật, đảnh lễ, cung kính, bạch: Bạch Thế Tôn! Thần lực này của ai? Lại vì duyên cớ gì mà có điềm lành này?Khi ấy, các đức Phật ở các cõi đó, đều bảo đại Bồ-tát: Thiện nam tử! Ở hướng Đông của cõi này, có cõi Phật tên là Kham Nhẫn, Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni Như Lai, Ứng, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhân Sư, Phật, Bạt-già-phạm, nay vì chúng đại Bồ-tát, thuyết Đại Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hiện tướng lưỡi rộng dài, che khắp thế giới ba lần ngàn; lại từ tướng lưỡi đó, phóng ra vô lượng, vô số các loại hào quang nhiều màu, soi khắp thế giới chư Phật ở mười hướng; hào quang đang thấy đó, là do tướng lưỡi của đức Phật kia hiện ra.Khi ấy, các đại Bồ-tát nghe việc này rồi, vui mừng nhảy nhót, đều bạch Phật: Chúng con muốn đến thế giới Kham Nhẫn chiêm ngưỡng, lễ bái, cúng dường đức Phật Thích Ca Mâu Ni, các chúng đại Bồ-tát và nghe Bát-nhã-ba-la-mật-đa.


Cúi xin Thế Tôn thương xót, chấp thuận!Khi ấy, các đức Phật ở cõi đó, đều bảo: Nay đã đúng lúc, các ông cứ đi.Vô lượng, vô số chúng đại Bồ-tát ở các cõi Phật đó, đều lạy chân Phật, đi nhiễu bên phải bảy vòng, nghiêm chỉnh cầm vô lượng tràng phan, lọng báu, hoa hương, chuỗi anh lạc, vàng bạc, các thứ hoa; hòa tấu các thứ kỹ nhạc rất hay; chỉ trong chốc lát, đã đến chỗ đức Phật này, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, đảnh lễ chân Phật, lui đứng một bên.Lúc bấy giờ, tại vô số các cõi Phật ở hướng Bắc, mỗi cõi đều có vô lượng, vô số đại Bồ-tát, thấy hào quang này rồi, đều đến trước Phật, đảnh lễ, cung kính, bạch: Bạch Thế Tôn! Thần lực này của ai? Lại vì duyên cớ gì mà có điềm lành này?Khi ấy, các đức Phật ở các cõi đó đều bảo đại Bồ-tát: Thiện nam tử! Ở hướng Nam của cõi này, có cõi Phật tên là Kham Nhẫn, Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhân Sư, Phật, Bạt-già-phạm, nay vì chúng đại Bồ-tát, thuyết Đại Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hiện tướng lưỡi rộng dài, che khắp thế giới ba lần ngàn; lại từ tướng lưỡi đó, phóng ra vô lượng, vô số các loại hào quang nhiều màu, chiếu khắp vô số các cõi Phật trong mười hướng; hào quang đang thấy đó, là do tướng lưỡi của đức Phật kia hiện ra.Khi ấy, các đại Bồ-tát nghe việc này rồi, vui mừng nhảy nhót, đều bạch Phật: Chúng con muốn đến thế giới Kham Nhẫn chiêm ngưỡng, lễ bái, cúng dường đức Phật Thích Ca Mâu Ni, các chúng đại Bồ-tát, và nghe Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Cúi xin Thế Tôn thương xót, chấp thuận!Khi ấy, các đức Phật ở các cõi đó đều bảo: Nay đã đúng lúc, các ông cứ đi.Vô lượng, vô số chúng đại Bồ-tát ở cõi Phật đó, đều lạy chân Phật, đi nhiễu bên phải bảy vòng, nghiêm chỉnh cầm vô lượng tràng phan, lọng báu, hoa hương, chuỗi anh lạc, vàng bạc, các thứ hoa; hòa tấu các thứ kỹ nhạc rất hay; chỉ trong chốc lát, đã đến chỗ đức Phật này, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, đảnh lễ chân Phật, lui đứng một bên.Lúc bấy giờ, tại vô số cõi Phật ở hướng Đông Bắc, mỗi cõi đều có vô lượng, vô số đại Bồ-tát, thấy hào quang này rồi, đều đến trước Phật, đảnh lễ, cung kính, bạch: Bạch Thế Tôn! Thần lực này của ai? Lại vì duyên cớ gì mà có điềm lành này?Khi ấy, các đức Phật ở các cõi đó đều bảo đại Bồ-tát: Thiện nam tử! ở hướng Tây Nam của cõi này, có cõi Phật tên là Kham Nhẫn, Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni Như Lai, Ứng, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhân Sư, Phật, Bạt-già-phạm, nay vì các chúng đại Bồ-tát, thuyết Đại Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hiện tướng lưỡi rộng dài, che khắp thế giới ba lần ngàn; lại từ tướng lưỡi đó, phóng ra vô lượng, vô số các loại hào quang nhiều màu, chiếu khắp vô số thế giới các cõi Phật trong mười phương; hào quang đang thấy đó, là do tướng lưỡi của đức Phật kia hiện ra.Khi ấy, các đại Bồ-tát nghe việc này rồi, vui mừng nhảy nhót, đều bạch Phật: Chúng con muốn đến thế giới Kham Nhẫn chiêm ngưỡng, lễ bái, cúng dường đức Phật Thích Ca Mâu Ni, các chúng đại Bồ-tát, và nghe Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Cúi xin Thế Tôn thương xót, chấp thuận!Khi ấy, các đức Phật ở các cõi đó đều bảo: Nay đã đúng lúc, các ông cứ đi.Vô lượng, vô số chúng đại Bồ-tát ở các cõi Phật đó, đều lạy chân Phật, đi nhiễu bên phải bảy vòng, nghiêm chỉnh cầm vô lượng tràng phan, lọng báu, hoa hương, chuỗi anh lạc, vàng bạc, các thứ hoa; hòa tấu các thứ kỹ nhạc rất hay; chỉ trong chốc lát, đã đến chỗ đức Phật này, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, đảnh lễ chân Phật, lui đứng một bên.Lúc bấy giờ, tại vô số các cõi Phật ở hướng Đông Nam, tại mỗi cõi đều có vô lượng, vô số đại Bồ-tát, thấy hào quang này rồi, đều đến trước Phật, đảnh lễ, cung kính bạch: Bạch Thế Tôn! Thần lực này của ai? Lại vì duyên cớ gì mà có điềm lành này?Khi ấy, các đức Phật ở các cõi đó, đều bảo Các đại Bồ-tát: Thiện nam tử! Ở hướng Tây Bắc của cõi này, có cõi Phật tên là Kham Nhẫn, Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni Như Lai, Ứng, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhân Sư, Phật, Bạt-già-phạm, nay vì các chúng đại Bồ-tát, thuyết Đại Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hiện tướng lưỡi rộng dài, che khắp thế giới ba lần ngàn; lại từ tướng lưỡi đó, phóng ra vô lượng, vô số các loại hào quang nhiều màu, chiếu khắp vô số các cõi Phật trong mười phương; hào quang đang thấy đó, là do tướng lưỡi của đức Phật kia hiện ra.Khi ấy, các đại Bồ-tát nghe việc này rồi, vui mừng nhảy nhót, đều bạch Phật: Chúng con muốn đến thế giới Kham Nhẫn chiêm ngưỡng, lễ bái, cúng dường đức Phật Thích Ca Mâu Ni, các chúng đại Bồ-tát, và nghe Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Cúi xin Thế Tôn thương xót, chấp thuận!Khi ấy, các đức Phật ở các cõi đó đều bảo: Nay đã đúng lúc, các ông cứ đi.Vô lượng, vô số chúng đại Bồ-tát ở cõi Phật đó, đều lạy chân Phật, đi nhiễu bên phải bảy vòng, nghiêm chỉnh cầm vô lượng tràng phan, lọng báu, hoa hương, chuỗi anh lạc, vàng bạc, các thứ hoa; hòa tấu các thứ kỹ nhạc rất hay; chỉ trong chốc lát, đã đến chỗ đức Phật này, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, đảnh lễ chân Phật, lui đứng một bên.Lúc bấy giờ, tại vô số các cõi Phật ở hướng Tây Nam, mỗi cõi đều có vô lượng, vô số đại Bồ-tát, thấy hào quang này rồi, đều đến trước Phật, đảnh lễ, cung kính, bạch: Bạch Thế Tôn! Thần lực này của ai? Lại vì duyên cớ gì mà có điềm lành này?Lúc ấy, các đức Phật ở các cõi đó, đều bảo đại Bồ-tát: Thiện nam tử! Ở hướng Đông Bắc của cõi này, có cõi Phật tên là Kham Nhẫn, Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni Như Lai, Ứng, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhân Sư, Phật, Bạt-già-phạm, nay vì chúng đại Bồ-tát thuyết đại Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hiện tướng lưỡi rộng dài, che khắp thế giới ba lần ngàn; lại từ tướng lưỡi đó, phóng ra vô lượng, vô số các loại hào quang nhiều màu, chiếu khắp vô số các cõi Phật trong mười phương; hào quang đang thấy đó, là do tướng lưỡi của đức Phật kia hiện ra.Khi ấy, các đại Bồ-tát nghe việc này rồi, vui mừng nhảy nhót, đều bạch Phật: Chúng con muốn đến thế giới Kham Nhẫn chiêm ngưỡng, lễ bái, cúng dường đức Phật Thích Ca Mâu Ni, các chúng đại Bồ-tát, và nghe Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Cúi xin Thế Tôn thương xót, chấp thuận!Khi đó, các đức Phật ở các cõi đó đều bảo: Nay đã đúng lúc, các ông cứ đi.Vô lượng, vô số chúng đại Bồ-tát ở các cõi Phật đó, đều lạy chân Phật, đi nhiễu bên phải bảy vòng, nghiêm chỉnh cầm vô lượng tràng phan, lọng báu, hoa hương, chuỗi anh lạc, vàng bạc, các thứ hoa; hòa tấu các thứ kỹ nhạc rất hay; chỉ trong chốc lát, đã đến chỗ đức Phật này, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, đảnh lễ chân Phật, lui đứng một bên.Lúc bấy giờ, tại vô số các cõi Phật ở hướng Tây Bắc, mỗi cõi đều có vô lượng, vô số đại Bồ-tát, thấy hào quang này rồi, đều đến trước Phật, đảnh lễ, cung kính bạch: Bạch Thế Tôn! Thần lực này của ai? lại vì duyên cớ gì mà có điềm lành này?Khi ấy, các đức Phật ở các cõi đó, đều bảo đại Bồ-tát: Thiện nam tử! Ở hướng Đông Nam của cõi này, có cõi Phật tên là Kham Nhẫn, Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni Như Lai, Ứng, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Viên mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhân Sư, Phật, Bạt-già-phạm, nay vì chúng đại Bồ-tát thuyết đại Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hiện tướng lưỡi rộng dài, che khắp thế giới ba lần ngàn; lại từ tướng lưỡi đó, phóng ra vô lượng, vô số các loại hào quang nhiều màu, chiếu khắp vô số các cõi Phật trong mười phương; hào quang đang thấy đó, là do tướng lưỡi của đức Phật kia hiện ra.Khi ấy, các đại Bồ-tát nghe việc này rồi, vui mừng nhảy nhót, đều bạch Phật: Chúng con muốn đến thế giới Kham Nhẫn chiêm ngưỡng, lễ bái, cúng dường đức Phật Thích Ca Mâu Ni, các chúng đại Bồ-tát, và nghe Bát-nhã-ba-la-mật-đa.


Cúi xin Thế Tôn thương xót, chấp thuận!Khi ấy, các đức Phật ở các cõi đó đều bảo: Nay đã đúng lúc, các ông cứ đi.Vô lượng, vô số chúng đại Bồ-tát ở các cõi Phật đó, đều lạy chân Phật, đi nhiễu bên phải bảy vòng, nghiêm chỉnh cầm vô lượng tràng phan, lọng báu, hoa hương, chuỗi anh lạc, vàng bạc, các thứ hoa; hòa tấu các thứ kỹ nhạc rất hay; chỉ trong chốc lát, đã đến chỗ đức Phật này, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, đảnh lễ chân Phật, lui đứng một bên.Lúc bấy giờ, tại vô số các cõi Phật ở phương Dưới, mỗi cõi đều có vô lượng, vô số đại Bồ-tát, thấy hào quang này rồi, đều đến trước Phật, đảnh lễ, cung kính bạch: Bạch Thế Tôn! Thần lực này của ai? Lại vì duyên cớ gì mà có điềm lành này?Khi ấy, các đức Phật ở các cõi đó, đều bảo đại Bồ-tát: Thiện nam tử! Ở phương Trên của cõi này, có cõi Phật tên là Kham Nhẫn, Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni Như Lai, Ứng, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Viên mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhân Sư, Phật, Bạt-già-phạm, nay vì chúng đại Bồ-tát, thuyết đại Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hiện tướng lưỡi rộng dài, che khắp thế giới ba lần ngàn; lại từ tướng lưỡi đó, phóng ra vô lượng, vô số các loại hào quang nhiều màu, chiếu khắp vô số các cõi Phật trong mười phương; hào quang đang thấy đó, là do tướng lưỡi của đức Phật kia hiện ra.Khi ấy, các đại Bồ-tát nghe việc này rồi, vui mừng nhảy nhót, đều bạch Phật: Chúng con muốn đến thế giới Kham Nhẫn chiêm ngưỡng, lễ bái, cúng dường đức Phật Thích Ca Mâu Ni, các chúng đại Bồ-tát, và nghe Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Cúi xin Thế Tôn thương xót, chấp thuận!Khi ấy, các đức Phật ở các cõi đó, đều bảo: Nay đã đúng lúc, các ông cứ đi.Vô lượng, vô số chúng đại Bồ-tát ở các cõi Phật đó, đều lạy chân Phật, đi nhiễu bên phải bảy vòng, nghiêm chỉnh cầm vô lượng tràng phan, lọng báu, hoa hương, chuỗi anh lạc, vàng bạc, các thứ hoa; hòa tấu các thứ kỹ nhạc rất hay; chỉ trong chốc lát, đã đến chỗ đức Phật này, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, đảnh lễ chân Phật, lui đứng một bên.Lúc bấy giờ, tại vô số các cõi Phật ở hướng Trên, mỗi cõi đều có vô lượng, vô số đại Bồ-tát, thấy hào quang này rồi, đều đến trước Phật, đảnh lễ, cung kính bạch: Bạch Thế Tôn! Thần lực này của ai? Lại vì duyên cớ gì mà có điềm lành này?Khi ấy, các đức Phật ở các cõi đó, đều bảo đại Bồ-tát: Thiện nam tử! Ở phương Dưới của cõi này, có cõi Phật tên là Kham Nhẫn, Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni Như Lai, Ứng, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Viên mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhân Sư, Phật, Bạt-già-phạm, nay vì chúng đại Bồ-tát, thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hiện tướng lưỡi rộng dài, che khắp thế giới ba lần ngàn; lại từ tướng lưỡi đó, phóng ra vô lượng, vô số các loại hào quang nhiều màu, chiếu khắp vô số các cõi Phật trong mười phương; hào quang đang thấy đó, là do tướng lưỡi của đức Phật kia hiện ra.Khi ấy, các đại Bồ-tát nghe việc này rồi, vui mừng nhảy nhót, đều bạch Phật: Chúng con muốn đến thế giới Kham Nhẫn chiêm ngưỡng, lễ bái, cúng dường đức Phật Thích Ca Mâu Ni, các chúng đại Bồ-tát, và nghe Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Cúi xin Thế Tôn thương xót, chấp thuận!Khi ấy, các đức Phật ở các cõi đó đều bảo: Nay đã đúng lúc, các ông cứ đi.Vô lượng, vô số chúng đại Bồ-tát ở các cõi Phật đó, đều lạy chân Phật, đi nhiễu bên phải bảy vòng, nghiêm chỉnh cầm vô lượng tràng phan, lọng báu, hoa hương, chuỗi anh lạc, vàng bạc, các thứ hoa; hòa tấu các thứ kỹ nhạc rất hay; chỉ trong chốc lát, đã đến chỗ đức Phật này, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, đảnh lễ chân Phật, lui đứng một bên.Lúc bấy giờ, chúng trời trong cõi Tứ-đại-vương, cho đến trời Tha-hóa-tự-tại; trời Phạm-chúng cho đến trời Sắc-cứu-cánh, đều cầm vô lượng các loại hương, tràng hoa, đó là hương xoa, hương bột, hương đốt, hương cây, hương lá, các thứ hương trộn lẫn; vòng hoa duyệt ý, vòng hoa sanh loại, vòng hoa long tuyền, và vô lượng các loại vòng hoa xen lẫn, và cầm vô lượng các thứ hoa trời như: Hoa Ốt-bát-la, hoa Bát-đặc-ma, hoa Câu-mỗ-đà, hoa Bôn-trà-lợi, hoa Vi-diệu-âm, hoa Đại-vi-diệu-âm và vô lượng các thứ hoa trời khác, đến chỗ đức Phật này, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, đảnh lễ chân Phật, lui đứng một bên.Lúc bấy giờ, các chúng đại Bồ-tát ở trong mười phương, và vô lượng các trời khác trong cõi Dục, cõi Sắc, đến hiến cúng các loại tràng phan, lọng báu, ngọc quí, nhạc hay, và các thứ hương, hoa.

Do thần lực của Phật, các thứ ấy vọt lên không trung, kết thành đài, lọng, che khắp cõi Phật ở thế giới ba lần ngàn; bốn góc của đỉnh đài, đều có tràng phan báu; đài, lọng, tràng phan báu, đều có ngọc anh lạc rũ xuống; phan đẹp, lụa tốt, ngọc báu, hoa lạ … đủ các loại trang nghiêm, thật dễ ưa thích!Khi ấy, trong hội này, có vô số trăm ngàn ức hữu tình, đều từ chỗ ngồi đứng dậy, chấp tay, cung kính bạch Phật:Bạch Thế Tôn! Chúng con nguyện thành Phật ở tương lai, tướng hảo, oai đức như Phật hôm nay; quốc độ trang nghiêm, chúng hội Thanh-văn, Bồ-tát, trời, người, được chuyển pháp luân, như Phật hôm nay.Lúc bấy giờ, Thế Tôn biết tâm nguyện của họ, đối với các pháp, đã ngộ Vô sanh nhẫn, liễu đạt tất cả là bất sanh, bất diệt, vô tác, vô vi, liền mỉm cười; từ diện môn, lại phóng ra các loại hào quang nhiều màu.

Tôn giả A Nan liền từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay, cung kính bạch: Bạch Thế Tôn! Do nhân duyên gì, mà Ngài mỉm cười như thế?Phật bảo A Nan: Vô số trăm ngàn ức chúng, vừa từ chỗ ngồi đứng dậy đó, đối với các pháp, đã ngộ Vô sanh nhẫn; ở trong đời vị lai, trải qua sáu mươi tám vô số đại kiếp, tu hạnh Bồ-tát, ở trong kiếp Hoa Tích, sẽ được làm Phật, đều đồng một hiệu là Giác Phần Hoa Như Lai, Ứng, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhân Sư, Phật, Bạt-già-phạm..


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.