Bạn đang đọc Kiêu –> Xiêu và…Yêu – Chương 17: Axon – Chương 17
Chương 17: Khiêu chiến
Chiếc xe đỗ xịch lại bên lề đường. Chúng tôi lũ lượt đi xuống trong tiếng cười nói ồn ào. Một vài ánh mắt khó chịu, một vài cái lắc đầu ngán ngẩm của mấy anh chị cán bộ văn phòng dành tặng cho chúng tôi. Họ cứ làm ra vẻ như họ chưa bao giờ biết cười đùa là gì ấy! Lúc nào máy người đó cũng cố đeo ình cái mặt nạ nghiêm trang. Giả tạo đến phát ớn! Tôi bất giác bĩu môi.
Vừa xuống đến đường thì đập vào mắt tôi là cảnh cái Nhung với anh bồ của nó ngang nhiên âu yếm nhau trước mặt mọi người. Ngứa cả mắt! Tôi ngoảnh lại nhìn đằng sau. Chiếc xe vừa thả chúng tôi xuống vẫn chưa kịp lăn bánh. Tôi đã hiểu lý do của những ánh mắt và những cái lắc đầu đó là gì rồi.
Không phải tự nhiên mà người ta có ác cảm với bọn chúng tôi. Nhưng điều mà họ trông thấy chỉ như là nồi canh ngon bỗng lều phều nổi lên một con sâu thôi. Tầng lớp nào cũng thế: có năm, bảy loại người phải không nhỉ?
Chiếc xe mô tô phân khối lớn chở hai “diễn viên” vừa biểu diễn pha tình cảm nóng bỏng lao vút qua mặt tôi. Tôi vẫn còn kịp trông thấy tay anh chàng xoa xoa lên đùi cái Nhung và con nhỏ cười khanh khách. Tôi cảm thấy mặt mình nóng ran lên. Họ chả ngượng mà người thấy ngượng lại chính là tôi.
– Gớm! Hai cái người này làm mất thể diện thế không biết? Tôi hích vào cái Hiền và hất mặt về phía họ ra hiệu cho nó.
– Biết rồi. Tao lạ gì con đấy. Thấy mấy lần rồi. Cái Hiền đủng đỉnh.
– Khiếp! Thật á? Tôi ngạc nhiên.
– Ờ, mà mày cũng làm quen dần đi. Cái Hiền vừa nói vừa nhìn tôi đầy ngụ ý.
– Ôn con! Sao tao phải quen chứ? Tôi véo con nhỏ.
“Á” cái Hiền nhăn nhó, xuýt xoa vết cấu của tôi nhưng nó vẫn cố lảm nhảm thêm:
– Tao cứ nhắc mày thế. Không lại trách là chả bảo ban gì.
– Tao á. Còn khuya nhá. Tôi cố tình kéo dài giọng.
– Đúng đó. Con nhỏ gật gù – Khuya mới cho làm thế chứ ai lại giữa ban ngày ban mặt. Nhỉ? Nó nói xong liền bỏ chạy
– Con ranh! Tao đập mày như đập con muỗi giờ. Tôi hét lên và hậm hực đuổi theo.
Có tiếng chuông điện thoại. Tôi mở túi lôi dế yêu không nhìn vào màn hình, tôi áp nó vào tai và tay lần tìm chìa khóa xe máy trong túi.
– Alô, em Hân nghe ạ
– Em đến đâu rồi?Tiếng anh Minh làm tôi giật thót người.
Úi trời! Tôi đã nhớ ra cái hẹn với anh ấy. Chết rồi! Làm sao mà tìm cớ để trốn bây giờ?
– Alô, Hân à. Em có nghe thấy anh nói không? Anh Minh lặp lại.
– Dạ…có ạ. Tôi lúng túng nhìn sang cái Hiền. Con nhỏ đang lúi húi dắt xe.
– Em đến bãi gửi xe chưa? Anh Minh lại hỏi.
– Dạ…em…vừa đến ạ.
– Em đợi anh 5 phút nhé. Anh đến gần chỗ em rồi nhưng đang bị tắc đường.
– Vâng.
Tôi thẫn thờ buông máy. Cầm điện thoại trên tay tôi đứng yên bên cạnh chiếc xe máy của mình. Cái Hiền đã dắt được xe ra khỏi chỗ để. Nó phi xe lại chỗ tôi đứng nhìn tôi lạ lẫm:
– Ê, sao còn đứng đấy, mày? Vẫn còn choáng vụ kia à?
– Bây giờ là mấy giờ rồi? Tôi hỏi như kẻ lẩn thẩn.
– Vẫn như mọi khi. Bằng giờ hôm qua. Cái Hiền giả vờ ngó đồng hồ rồi trêu chọc tôi.
Có khi mình vẫn kịp chuồn. Tôi nhanh chóng trở lại với vẻ hoạt bát và vội vàng tra chìa khóa vào ổ lôi cái xe máy ra khỏi chỗ. Leo lên xe tôi cho xe nổ máy rồi vặn ga luống cuống vọt đi trong sự ngạc nhiên của cái Hiền.
Con nhỏ í ới gọi sau lưng nhưng tôi chẳng còn tâm trí nào mà ngoảnh lại. Tôi cần phải phóng nhanh ra xa khỏi chỗ này. Càng xa, càng tốt. Lý do để trình bày với anh Minh sẽ nghĩ ra sau. Bây giờ tôi chả thể nào nghĩ được gì ngoài ba chữ “chuồn cho nhanh”
Đi được một đoạn, tôi mới nghĩ ra là mình cần phải tắt điện thoại đi. Nếu muốn trốn tránh mà vẫn cứ bật máy thì khó có thể đưa ra lý do nào để biện minh. Dừng xe lại, tôi lấy chiếc điện thoại ra định bấm nút tắt thì có tiếng phanh xe đột ngột ở bên cạnh. Quay ngoắt người nhìn sang bên cạnh, tôi hoảng hốt nhận ra người vừa dừng xe là anh Minh (hic, chạy trời hem khỏi nắng)
– Sao em không đợi anh? Anh Minh có vẻ bực bội.
– À…em…tại…tại em ngại mọi người nhìn thấy… Tôi lắp bắp phân bua.
– Vậy em chỉ cần đến chỗ nào đó rồi gọi anh. Sao lại phóng nhanh thế?
– Thì em đang định gọi anh đây. Tôi đưa cái điện thoại ra để chứng tỏ cho anh ấy thấy mình nói thật.
Anh Minh không nói gì nhưng ánh mắt và khuôn mặt dường như hài lòng với câu trả lời của tôi.
– Em đói chưa? Chúng ta đi ăn nhé.
– Dạ, em đói gần xỉu rồi đây này. Tôi nhận thấy mình đang nũng nịu một cách giả dối. (hức…giá mà có thể xỉu được ngay bi giờ!)
– Ồ, thế thì đi theo anh. Nhanh lên! Anh Minh nhìn tôi lo lắng rồi quay xe.
Tôi đi bên cạnh anh ấy nhưng hồn vía thì bay mãi tận ở đâu đâu. Tôi muốn trốn tránh các cơ hội tiếp xúc với anh Minh không phải vì tôi ghét anh ấy. Tất cả chỉ do tôi nhận thấy cái Hiền rất thích anh chàng này. Con nhỏ chối đây đẩy với tôi là nó không có tình cảm đặc biệt với anhMinh nhưng cách mà nó nhìn, kiểu nó nói về anh ấy làm cho tôi chẳng thể không đoán ra tâm sự giấu kín của nó.
– Dừng lại đây đi em ơi. Anh Minh gọi.
Đang lơ mơ nghĩ ngợi tôi giật mình dừng xe lại. Chúng tôi đang đứng trước một nhà hàng sang trọng có cái tên cũng hết sức kiểu cách “Phương Đông Kỳ Diệu”
Tôi rón rén bước vào nhà hàng cùng anh Minh. Nơi này đẹp quá! Sang trọng quá! Tôi chưa bao giờ thấy nhà hàng nào đẹp và sang đến thế.
Sàn nhà hàng bóng loáng. Ngay giữa sảnh là một giàn nhạc sống chừng 7-8 người. Họ chơi toàn nhạc cụ trong giàn nhạc giao hưởng giống như tôi vẫn thấy ở trên tivi. Trong giàn nhạc còn có một phụ nữ ngồi bên đàn dương cầm đang nhắm mắt và đu đưa theo nhịp tay lướt trên bàn phím.
Tầng một chỉ kê một số ít bàn chung quanh tường nhà. Còn ở trung tâm gian phòng là những bộ salon trắng muốt mềm mại. Lác đác một vài người khách nước ngoài đang ngồi nhâm nhi tách trà và thưởng thức âm nhạc.
Hình như thực khách tập trung chủ yếu ở những tầng trên. Ở đây cầu thang có một kiểu kiến trúc ít thấy ở các nhà hàng là đi lên từ hai phía. Lối đi từ ngoài cửa lên cầu thang trải thảm đỏ rực làm người ta liên tưởng đến tấm thảm dẫn đến bục vinh quang cua Holywood (choáng váng!)
Anh Minh đưa tôi lên tầng hai. Gọi là tầng hai chứ tôi thấy giống gác lửng nhà cái Hiền hơn. Chỉ có điều ở đây cái gác lửng này to và rộng rãi hơn nhiều. Chúng tôi chọn chỗ ngồi ngay ở bên cạnh lan can của căn phòng. Từ chỗ của chúng tôi ngồi có thể quan sát toàn cảnh của tầng một và hai phía đi lên của cầu thang.
Một thanh niên phục vụ ăn mặc lịch sự tươi cười đến bên bàn chúng tôi. Anh chàng trịnh trọng đưa cho tôi và anh Minh mỗi người một quyển thực đơn. Tôi lật giở quyển thực đơn và thật sự lúng túng với những món ăn có tên gọi thật lạ lẫm. Ngước lên nhìn anh Minh, anh ấy đang chăm chú xem từng trang với vẻ tập trung. Tôi đưa mắt nhìn sang những bàn bên cạnh, cố tìm hiểu những món mà họ đã gọi để bắt chước cho đỡ ngượng. (hic, rõ là nhà quê)
– Em đã chọn được món gì rồi? Anh Minh dịu dàng hỏi.
– Dạ…em…em chắc giống… anh thôi. Tôi khó nhọc trả lời.
– OK. Nhưng nói trước là món anh gọi hơi khó ăn đấy nhé. Anh Minh tủm tỉm.
– Dạ, không sao đâu anh. Em dễ tính mà (hì) Tôi cố gắng trấn an mình bằng nụ cười tươi hết cỡ.
– Ồ, em dễ tính hả? Sao anh không nhận ra nhỉ? Anh Minh làm ra vẻ sửng sốt.
– Thật đấy ạ. Em lúc nào cũng rất dễ…Tôi ngừng lại một lát rồi tiếp tục – trừ những lúc khó ra. (hè hè)
– Ừ, điều đó thì anh biết. Anh Minh gật gù. – Khó tính và gian ác. Thế mà không hiểu sao mình lại cứ muốn chơi cùng mới chết chứ.
Nói rồi anh chàng cười ha hả. Tôi muốn đốp chát lại lắm nhưng chả hiểu sao lại không nói gì. Thật sự tôi cũng cảm thấy ngạc nhiên về mình. Hôm nay tôi hiền lành và dễ thương như con nai vàng vậy. Hay là do ngoại cảnh tác động nhỉ? Ở những nơi sang trọng như thế này mà tôi bỗ bã thì chẳng ra làm sao. Có đúng không nhỉ?
Yên lặng ngồi vặn vẹo hai bàn tay mình, tôi lảng tránh ánh mắt quan sát của anh Mình bằng cách hướng tia nhìn của mình đi phiêu lưu khắp nơi.
Nhìn xuống gian sảnh nơi có giàn hòa nhạc tôi mải mê ngắm họ cũng bao ý nghĩ lộn xộn. Bất chợt, tiếng cười khúc khích của một người con gái làm tôi chú ý về phía đó. Chủ nhân của tiếng cười chính là Kiều Oanh. Người đàn ông đi bên cạnh chị ta không ai khác là giám đốc Vương. Anh ta đã thay đổi trang phục và mặc dù không kịp nhìn rõ mặt nhưng tôi vẫn nhận ra nét quen thuộc của anh chàng. Hai người bọn họ hình như cũng đang đi lên cầu thang.
Con tim tôi lại bắt đầu loạn nhịp. Tôi bối rối không biết mình nên làm gì nếu giám đốc Vương nhìn thấy tôi và anh Minh. Tôi nửa mong anh ta nhận ra chúng tôi lại nửa muốn lẩn trốn. Ánh mắt của tôi chắc hốt hoảng lắm và nó không chịu dời mắt ra khỏi hướng cầu thang nên anh Minh cũng quay đầu nhìn về phía ấy.
Sự tò mò của anh Minh về nỗi lo lắng của tôi đã nhanh chóng được giải đáp. Anh Minh “À” lên một tiếng rồi ngoảnh lại nói như an ủi tôi:
– Em đừng lo. Bây giờ hết giờ làm việc rồi phải không?
– Dạ…vâng ạ. Tôi đáp như kẻ mất hồn.
Rồi tôi cũng chẳng phải chờ lâu hay tính toán bất cứ phương án gì. Anh Minh chủ động đứng dậy và gọi to:
– Vương! Lại đây.
Tôi hít nhanh một hơi dài và cúi nhìn xuống mặt bàn. Không nhìn giám đốc Vương nhưng tôi cảm nhận được vẻ bất ngờ và sự nhức nhối của cái nhìn đang ghim chặt vào tôi.
– Chào. Ông cũng đến đây à.
– Chào ông. Ờ, tôi cũng thường ghé qua đây.
– Ai đây nhỉ? Có phải nhân vật hay đi cùng không?
– À, em Hân đấy. Hôm trước mình đã giới thiệu rồi. Và Hân cũng là…
Họ đang đứng trước mặt tôi. Phải ngẩng đầu lên thôi, Hân. Mày không thể bất lịch sự hay hèn nhát như vậy được. Phải cho anh ta hiểu lầm luôn. Cơ hội đến rồi. Quyết định nhanh chóng tôi ngẩng phắt đầu nhìn lên:
– Em chào anh. Em cũng hay ghé đến đây với anh Minh. Vậy mà bây giờ mới hân hạnh được gặp anh chị. Tôi nói liền một hơi và không quên đính kèm một nụ cười chưa bao giờ đẹp hơn thế. Anh Minh ngạc nhiên nhìn tôi. Anh ấy định nói gì đó nhưng lại quay sang vỗ vai giám đốc Vương và cười nói với anh ta.
– Em bé này có nụ cười xinh quá! Tiếng Kim Oanh dịu dàng. (grrrr…dám gọi người ta là “em bé” làm như chị lớn lém dzị?)
– Chị gặp em ở bữa tiệc của anh Minh rồi phải không? Kim Oanh tiếp tục.
– Dạ, vâng chị ạ. Tôi niềm nở.
– Thế sao hôm đấy em về sớm vậy? Em ốm à?
– Vâng. Em đau đầu đột xuất. Hôm ấy em làm phiền mọi người quá!
– Không sao đâu em. Mọi người đều thông cảm mà. Chị ta an ủi tôi.
Anh Minh đột ngột lên tiếng cắt ngang cuộc nói chuyện của chúng tôi:
– Hai bạn ngồi luôn đây cho vui chứ hả?
– Cảm ơn. Tôi đặt chỗ rồi. Hai người cứ tự nhiên đi nhé. – Giám đốc Vương lập tức từ chối – Mình đi nào em.
– Chúc bữa tối ngon miệng. Anh Minh lịch sự.
Không nghe thấy anh chàng sếp của tôi nói gì. Thể nào cũng lại là nụ cười nửa miệng đáp trả lời chúc của anh Minh, tôi đoán mò.
– Chị đi em nhé. Kiều Oanh chào tôi.
– Vâng. Em chào chị.
Tôi chào đáp lại và can đảm nhìn sang giám đốc Vương. Anh ta đã quay đi và tay đang dìu nhẹ vào eo của Kiều Oanh.
Cơn tấm tức nổi dậy trong lòng tôi như một trận cuồng phong. Tôi chưa hả dạ với những gì mình cố thể hiện. Giá anh ta ngồi lại đây hay đứng lại nói chuyện với anh Minh thêm một lát nữa. Tôi thề với mình sẽ làm mặt dầy để thân thiện với anh Minh chỉ cốt để anh ta trông thấy.
~*~*~*~*~*~*~*
Thấm thoắt tiết trời đã bước sang Xuân.
Thời tiết đã bắt đầu ấm áp hơn. Khắp nơi hoa đào, hoa mai rộn ràng đua nhau khoe sắc. Thấp thoáng những bông hoa của ngày Tết như Violet, Thược Dược, Lay Ơn…được bày bán khắp các chợ. Những bó lá dong xanh mướt, những buộc lạt trắng tinh tong tẩy trên những gánh hàng của các bà bán hàng và trên xe của các cô, các chị đi chợ.
Đất Trời đã vào xuân lắm rồi. Dòng người dường như hối hả hơn, bon chen hơn. Xô bồ giữa đám đông ồn ào, náo nhiệt đó là một tôi cô đơn và lạc lõng. Bọn bạn, những đứa đồng trang đồng lứa với tôi hầu như đều có ít nhất ình một tình yêu lãng mạn. Tôi chẳng có gì. Mười chín mùa xuân trôi qua để lại trong tôi sự trống rỗng. Tôi biết mình không vô duyên đến độ chả ai thèm để ý nhưng kể làm gì những người đàn ông mà tôi không thích chứ? Có một người làm trái tim tôi điêu đứng thì người đó cũng chính là kẻ đã xé toang trái tim non nớt của tôi. Tôi như con chim đã một lần trúng tên. Tôi như bông hoa đã bị con ong kia lấy hết phấn hoa. Tôi như một kẻ bị mất duyên sau khi mộng ước dệt không thành.
Chiều nay, đi dự tiệc Tất Niên của Công ty mà trong lòng tâm sự chống chếnh. Công ty tôi tổ chức bữa tiệc này lại khuyến khích nhân viên đem theo vợ, chồng hoặc người yêu. Tôi thấy như đang bị mỉa mai. Tự ái càng được thể bùng cháy lên trong người tôi. Nhất quyết tôi sẽ là tâm điểm của chiều tối nay và nhất quyết tôi sẽ cua cho được một anh chàng ình. Tôi thề là như vậy.
Và tôi đã hâm nóng sự quyết tâm của tôi bằng cách xin anh Chiến cho nghỉ nửa buổi đi làm để tân trang lại nhan sắc khiêm tốn của mình. Tôi đã mất hơn hai tiếng đồng hồ để uốn giả mái tóc dài, sơn lại móng tay, móng chân, uốn mi, tỉa lông mày… ở ngoài hiệu. Về đến nhà tôi lại tốn mất hơn một giờ cho việc điểm trang khuôn mặt, chọn ình trang phục và tắm.
Trời không còn lạnh giá như trước nữa nên tôi dự định sẽ mặc bộ váy ưa thích màu nâu vàng ánh đồng xẻ một bên đùi. Bộ này làm tôi hãnh diện lắm. Tôi thấy chân mình như dài ra nhiều hơn đến nỗi có thể so sánh với mấy cô siêu mẫu chân dài í chứ. Có lẽ là tôi sẽ đi đôi xăng đan cao gót đồng màu với bộ váy (lại cao thêm được mấy cm)
Chuốt lại đôi mi mắt, quết thêm một chút son bóng vào đôi môi vốn đã hơi đầy của mình. Tôi ngắm mình trong gương với sự tự hào của con nhóc kênh kiệu. Tôi đã lờ mờ hiểu vì sao mẹ tôi bảo “sẽ khối anh khổ” khi nhận xét đôi môi của con gái rồi. Đưa tay đặt nhẹ lên đôi môi, tôi tưởng tượng ra chiếc hôn nồng cháy của người đàn ông không biết mặt. Nụ hôn ấy sẽ để lại cho tôi dư vị gì? Nó có mùi của chocolate không? Tôi thấy bừng bừng trên khuôn mặt. Mình vẫn còn biết xấu hổ đấy nhỉ? Tôi ngượng ngùng với ý nghĩ của mình.
“Oà” Tôi giật nảy mình vì cái trò đùa quen thuộc của Hiền. Bình thường thì tôi đã tru chéo cho con nhóc một trận rồi nhưng vì vừa có ý nghĩ xấu xa nên tôi “nhu mì” một cách bất thường.
– Lạ nha. Hôm nay sao mày lại ngoan hiền thế, con kia? Hiền nhận ra ngay và thắc mắc.
– Mày muốn tao “oánh” mày lắm à?
– Tất nhiên là không. Thấy lạ nên hỏi.
– Sao? Thấy tao lạ chỗ nào?
– Mọi chỗ.
– Xinh không? Liệu lừa được anh nào không, nhóc?
Con nhỏ ngắm nghía tôi một lát rồi nó bảo:
– “Inh” có một từ “inh”, “k” có một chữ “k”. Đọc ghép lại là “Kinh”. Hô hô…
– Mày có tin là mày cười thêm phát nữa thì sẽ cười điệu khác không?
– Ờ thì cười phải nhiều điệu chứ. Cái Hiền vẫn tiếp tục nhăn nhở.
– Bao gồm cả kiểu múm mím phải không?
– Sao phải mím? Cứ xòe đấy!
– Xòe ra thì rơi hết cha mày răng luôn, con ranh! Tôi kết thúc bằng một câu với bộ dạng hăm dọa.
Cái Hiền cười khanh khách. Nó le lưỡi và rụt vai làm như nó sợ tôi lắm vậy. Tôi cũng bật cười vì điệu bộ của con nhỏ.
– Đi thôi. Muộn rồi! Tôi kéo tay Hiền.
– Này, mày không sợ lạnh à? Cái Hiền thắc mắc trên đường xuống cầu thang.
– Không. Tôi quả quyết (hị hị, mún ăn chơi thì đành nghiến răng chứ sao?)
– Hôm nay sao lại model quằn quại thế mày?
– Ừ, thích thế.
– Mày mặc bộ này quyến rũ lắm.
– Ừ, tao biết.
– Trang điểm cũng đẹp lắm.
– Ừ, tao đánh mà phải đẹp chứ.
– Dễ bị cảm lắm.
– Ừ…Tôi quay ngoắt sang lườm con nhỏ – Kệ cha tao.
Tiếng nhạc vang lên khuấy động không gian vắng lặng của khách sạn bên hồ. Đây là địa điểm tổ chức tiệc dạ hội hết sức lý thú và phù hợp. Công ty tôi chọn địa điểm này cũng muốn cho nhân viên được thưởng thức nét đẹp đắt giá nhất thành phố đây mà.
Vì là khách sạn bên một hồ nước tuyệt đẹp nên nó mang dáng vẻ của một thiếu nữ duyên dáng và tao nhã. Khách sạn lại nằm ở vị thế đẹp nhất của bờ hồ nên quang cảnh được tạo nên xung quanh thật là đáng khâm phục.
Tôi và Hiền bước qua cánh cửa tự động mở. Hai đứa mỉm cười đáp lễ với anh chàng lễ tân đẹp trai đang đứng rất trang trọng với một nụ cười mê hồn. Hình như anh chàng có nhìn theo tôi thì phải. Tôi lại dùng cảm nhận của mình để đoán. Không phải chỉ có anh ta mà tất cả các ánh mắt đều đổ dồn vào chúng tôi khi chúng tôi đi qua.
Cái Hiền bấm vào tay tôi ra hiệu. Tôi phớt lờ. Đôi mắt tôi hướng về đằng trước. Tôi muốn kiếm tìm anh ta, giám đốc Vương của tôi. Tôi muốn anh thấy tôi lúc này hơn bao giờ hết. Tôi muốn anh ta phải hối tiếc. Thế thôi.