Kiếp trước em đã chôn cất cho anh (Tập 1 + 2)

Chương 45


Bạn đang đọc Kiếp trước em đã chôn cất cho anh (Tập 1 + 2) – Chương 45

Uyển Nghi thường xuyên được mẹ tôi mời đến nhà ăn cơm. Mặc dù hai người đã trở nên thân thiết như mẹ đẻ và con gái nhưng lần nào đến chơi, cồ ấy cũng mang theo một túi quà. Mẹ thường phàn nàn về điều đó. Uyển Nghi vẫn gọi mẹ tồi là mẹ, cồ ấy thật sự giống như người con thứ ba trong nhà tôi. Quan hệ giữa tôi và Uyển Nghi, thường là do mẹ tự tưởng tượng ra, thậm chí mẹ còn cảm thấy chúng tôi có thể đi đăng ký kết hôn được rồi nữa. Đại T không dặn tôi chăm sóc chu đáo cho Uyển Nghi, tôi cũng sẽ đối tốt với cô ấy, huống hồ đó lại là ước nguyện gửi gắm duy nhất của người anhem tốt nhất của tôi. Tồi đối với Uyển Nghi, tốt thì rất tốt nhưng quan hệ giữa hai chúng tôi vẫn có một khoảng cách nhất định không nói rõ được.
Uyển Nghi cũng hiểu rõ điều đó, cô ấy không nói ra nhưng đã tự coi mình là tri kỷ, là người thân của tôi.
Tôi dường như vẫn đang chờ đợi một điều gì đó… Uyển Nghi cũng biết rất rõ. Cô ấy và tôi lúc nào cũng rất hiểu nhau.
Vậy là tôi không nhác đến, cô ấy cũng không nhắc đến. Nhìn bên ngoài chúng tôi rất thân mật, gần gũi nhưng chưa hề đạt được mức độ nhịp nhàng ăn khớp như những đôi tình nhân được.
Một ngày cuối tuần, khi mẹ tôi đang chuẩn bị gọi điện thoại cho Uyển Nghi mời cô ấy tới nhà ăn cơm thì tiếng chuông cửa vang lên.
Mẹ chạy ra mở cửa, sau đó là tiếng kêu kinh ngạc của mẹ vọng vào trong nhà.
Tôi và bố chạy ngay ra xem, bên ngoài cửa có hai đứa trẻ giống nhau như đúc, một nam một nữ, bé gái tết tóc đuôi sam, chừng khoảng trên đước một tuổi, hồng hào khoe mạnh, đang giơ đôi bàn tay nhỏ bé, hướng ra ngoài gọi mẹ.
Nhìn theo ánh mắt của chúng, mẹ tôi thấy một bóng người nhanh chóng biến mất trong thang máy.
 
“Đó là Mạt Mạt!”, mẹ tôi thất thanh kêu lên.
Tôi vội vã chạy đuổi theo, trống ngực đập liên hồi, máu nóng bốc lên rát mặt.
Đuổi theo đến cổng khu nhà ở, tôi vẫn có thể nhìn thấy một bóng người mặc đồ trắng, hết sức quen thuộc, có phần đẫy đà hơn.
“Mạt Mạt!”, tôi gào lên, lo lắng hồi hộp đến độ lạc cả giọng.
Cô ấy thấy có người đuổi theo kịp, không quay đầu lại, hốt hoảng chạy lao ra đường phố.
Đúng vào dịp cuối tuần, người đi lại trên phố rất đông. Khi tôi đuổi được đến nơi, cái bóng áo trắng đó đã sớm biến mất trong biến người mênh mông đó rồi.
Tôi biết, nếu cồ ấy đã cố ý né tránh tồi, tôi sẽ không thể nào tìm được cô ấy. Nhưng tồi vẫn như một người đang lên cơn điên loạn, vẫn bất chấp tất cả len lỏi trong dòng người đông đúc đó gào thét tên của cồ ấy… Mạt Mạt.!
Cuối cùng, tôi đành tay không trở về nhà.
Về đến nhà, tôi đã thấy bố và mẹ, mỗi người Ồm một đứa trẻ, đang ngồi trên sofa, trước mặt chúng là bao nhiêu đồ ăn.

Mẹ tôi xúc động đến nỗi miệng lưỡi tê cứng lại, mẹ đeo cặp kính lão quan sát thật kỹ cả hai đứa bé, miệng không ngớt lẩm bẩm: “Giống! Quá giống! Hệt như là phiên bản của Thần Thần lúc còn nhỏ vậy!”.
Người bố uy nghiêm của tôi lúc ấy cũng nhuận hồng sắc mặt, Ồm đứa bé trong lòng, bật cười khoan khoái: “Đúng là người của dòng họ Công Trị nhà ta rồi!”.
Thấy tôi quay về, mẹ mới ngẩng đầu hét lên với tôi: “Thằng ranh này, lại đây mà xem! Con của anh con! Con của anh con đấy! Đáng yêu quá! Mau lại đây mà xem!”.
Hai đứa bé không nhìn thấy mẹ của mình, mặt mũi giàn giụa nước mắt. Bé gái vừa kinh ngạc vừa hoảng sợ, há chiếc miệng đã mọc được hai cái răng cửa ra khóc không thành tiếng. Bé trai nhìn tồi bằng một đồi mắt lạ lẫm: “Mẹ! Muốn mẹ!”. Cặp đồng tử tinh nhanh đó, rõ ràng là được thừa hưởng từ Mạt Mạt rồi.
 
Lúc này, mẹ mới chợt nhớ ra, hỏi tồi: “Mạt Mạt đâu?”.
 
“Đi rồi”. Tôi nói ngắn gọn, trong lòng vô cùng đau khố.
 
Mẹ sững người lại một chút, rồi lại chuyển ánh nhìn sang hai đứa trẻ, vẻ mặt rạng rỡ, dỗ dành không ngớt. Mẹ tìm thấy trong túi đứa bé trai một mảnh giấy, trên đó ghi rõ ngày tháng năm sinh của chúng, bé gái là chị, bé trai là em, ra đời cách nhau mười phút. Còn ghi rõ hai đứa bé mới cai sữa mẹ, đồng thời ghi cả tính cách, thói quen của từng đứa một.
“Hóa ra là mới cai sữa mẹ! Hai cháu nội của bà, ăn sữa mẹ đến tận khi một tuổi cơ đấy! Thảo nào đứa nấy mũm mĩm quá!” Mẹ nâng khuôn mặt chúng lên, hôn mỗi đứa một cái.
 
Mẹ tiện tay đặt tờ giấy lên mặt bàn uống nước.
 
Tôi lại lặng lẽ cầm nó lên, đó không phải chỉ là một mảnh giấy, đó là một tấm lòng người mẹ vĩ đại của Mạt Mạt.
Lần đi thăm anh trai sau đó, tôi mang theo tấm ảnh của hai đứa trẻ, áp vào cửa kính cho anh xem. Anh trai áp mặt mình vào tấm ảnh, cọ đi cọ lại mãi không thôi. Anh lặng lẽ không nói gì, nước mắt giàn giụa.
“Anh, bọn trẻ giống anh, cũng rất giống chị dâu.” Tôi cố gắng kìm nén đau thương, cố gắng cất giọng vui vẻ.

 
“Ờ… còn Mạt Mạt đâu?”, anh ngẩng đầu lên hỏi.
 
“Ở nhà trông bọn trẻ”, tôi bình tĩnh nói. “Đợi bọn trẻ lớn rồi, sẽ đưa chúng tới thăm anh.”
“Ừm!” Đôi mát anh sáng lên, lại hướng ánh nhìn vào tâm ảnh, dịu dàng, cẩn thận đưa tay lên vuốt ve, lưu luyến không muốn buông tay ra.
Tôi khe khẽ lau giọt lệ nơi khóe mắt, không dám nói với anh sự thật.
 Thực ra, hai ngày sau khi Mạt Mạt mang bọn trẻ đến trước nhà tôi, trên mục tin tức của thành phố có phát đi một thong tin, một cồ gái trẻ đến tự sát trước một ngồi mộ. Trong hình ảnh thoáng qua một cách ngắn ngủi trên màn ảnh truyền hình, tôi nhìn thấy xác của nạn nhân, mặc chiếc áo sơ mi trắng, còn tấm bia trước mặt cô ấy có ghi dòng chữ “Phần mộ của người mẹ kính yêu Ngải Linh Linh.”
Hai mắt mẹ tôi đã giàn giụa nước mắt, bà ôm hai đứa trẻ ngây thơ còn chưa hiểu chuyện gì vào lòng, tự lẩm bẩm một mình: “Sao lại phải chọn cách như thế cơ chứ!”.
Sao lại phải chọn cách như thế? Mẹ không hiểu được, người đời cũng không nhận ra được… Cô gái đó, trẻ trung xinh đẹp, hoạt bát yêu kiều, sao lại nông nổi tìm đến cái chết… Cô ấy đang chuộc tội đấy mà! Cô ấy đã không thế căm hận hung thủ đã giết hại mẹ mình, cô ấy còn giúp hung thủ có được người nối dõi, cô ấy sao có thể coi là đã tận hiếu được.
 
Vậy là cô ấy tự kết thúc cuộc đời mình trước mộ của mẹ, để
cúng tế cho vong linh của mẹ.
 
Tôi không nói gì cả, bước về phòng của mình, khóa chặt cửa lại, vùi sâu mặt vào trong đống chăn, đau khố khóc không thành tiếng. Tôi đã từng thề rằng sẽ bảo vệ cô ấy suốt đời… Tôi là kẻ vong ân bội tín, là kẻ nói lời mà không biết giữ lời.
Tôi đã quen với việc chịu đau khổ, quen với việc phải chờ đợi, quen với việc phải mong nhớ, nhưng mãi mãi tôi không thể quen được với việc cô ấy đã ra đi.
Việc duy nhất mà tôi có thể làm được, đó là trong đêm tối tĩnh lặng, nhớ đến cô ấy mà không biết phải làm như thế nào.

 
Mạt Mạt, Mạt Mạt của tôi…
Hai đứa con của Mạt Mạt, quả nhiên đã được đặt tên như mong muốn của mẹ tồi, bé trai có tên là Công Trị Bình, bé gái có tên là Công Trị An.
Chỉ cần hai đứa bình an, đó chính là tâm nguyện lớn nhất của chúng tôi rồi.
An An đặc biệt thong mình, từ nhỏ đã tỏ ra rất có năng khiếu âm nhạc. Một hôm, tôi nghe từ chiếc miệng xinh xắn của cồ bé ngân nga một khúc hát nào đó, nghe kỹ một chút, chính là khúc hát mà Mạt Mạt vẫn thường hay hát. Dù rằng nó đứt đoạn, không liền mạch nhưng vẫn có thể lờ mờ nghe rõ từng đoạn một.
Tôi không kiềm chế được, lại ngồi ngây ra thất thần. Tônhớ lại những năm trước đây, khi Mạt Mạt còn là một thiếu nữ, trong căn phòng nhỏ bé, đầy ắp ánh mặt trời xuyên qua lớèm cửa màu xanh lam đó, cô ấy đã dịu dàng khe khẽ hát:
Nếu kiếp sau có quyền lựa chọn.
Em muốn làm một đám mây xinh.
Bởi nghe nói đám mây không có tình yêu.
Chỉ vô tình được sinh ra trong buổi sớm mai.
Rồi sau đó lại nhanh chóng tan đi.
Nếu em là đám mây trắng
bồng bềnh nơi chân trời lúa.
Anh có đem tình yêu của mình
Ban cho em dù chỉ là một lát
Để trước Phật, em thành kính nguyện cầu,
phù hộ cho anh suốt năm trăm năm.
Rồi sau đó, em sẽ lặng lẽ rời xa…
Mỗi lần nhìn bọn trẻ, thi thoảng chúng lại có những hành động trông thật giống Mạt Mạt, tôi lại không cầm lòng được, lại rơi vào nỗi mong nhớ Mạt Mạt, buồn đau vô hạn.
Tôi đã chôn cất Mạt Mạt cạnh nơi mẹ cồ ấy yên nghỉ, tôi cũng thường xuyên dẫn bọn trẻ đến thăm cô ấy.

Hai đứa trẻ vẫn chưa hiểu gì, vô tư trong sáng, bảo bọn trẻ nhổ cỏ xung quanh mộ, chúng liền hăng hái giơ những cánh tay mũm mĩm ra, chăm chỉ, nhiệt tình nhổ cỏ.
Tôi nói với Mạt Mạt: “Bọn trẻ đều rất ngoan, cả nhà anh đều rất biết ơn em, em mãi mãi là một thành viên trong gia đình anh. Em là một cồ gái tốt, Mạt Mạt!”, dừng lại một chút, tôi dùng một giọng thì thầm nhỏ đến nỗi chỉ một mình tôi nghe thấy, “Anh nhớ em nhiều lắm!”.
 
Phải có biết bao kiên cường, tôi mới dám nhớ mãi không quên.
 
Trong nhà có thêm hai đứa trẻ hoạt bát, hiếu động, bố mẹ tôi nhanh chóng bước ra khỏi nỗi đau buồn từ khi anh trai vào trại giam. Toàn bộ sức lực, tâm trí của hai người đều dồn cho hai đứa cháu. Họ cả ngày đều nói cười vui vẻ, đi đâu cũng bế chúng trên tay, không nỡ đặt xuống.
Uyển Nghi cũng rất quý mến bọn trẻ, cô ấy thường véo má bọn trẻ, nói rằng trông thật xinh xắn biết bao,
Uyển Nghi nói với Bình Bình, An An: Ai gọi dì trước, dì sẽ bế người ấy.”
Hai đứa trẻ liền tranh, nhau gọi dì khiến Uyển Nghi vui đến quên cả về, Mẹ tồi ở bên cạnh cũng rất tự hào, tự tán dương mình: “Những đứa trẻ do mẹ nuôi, đứa nào miệng lưỡi cũng ngọt cả.”
 
Tôi không nhịn được, lại chế giễu mẹ vài câu.
 
Rất nhiều lần, tiếng cười vui vẻ đã vang ra từ cửa sổ của nhà tôi, có thể truyền đi rất xa.
Mạt Mạt vốn là em gái của Uyển Nghi, con của Mạt Mạt gọi Uyên Nghi là dì.
 
Chúng tôi quả nhiên là người một nhà.
 Mẹ nói với tôi và Uyển Nghi: “Hai đứa mau chóng bàn chuyện hôn sự đi, để tình thân càng thêm thân!”.
Tôi nhìn Uyển Nghi, cô ấy đang cúi xuống đùa giớn với An an, giả vờ không nghe thấy , nhưng khuôn mạt xinh xắn đã ửng đỏ từ lúc nào.
 


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.