Bạn đang đọc Kiếp trước em đã chôn cất cho anh (Tập 1 + 2) – Chương 21
Chương 21 : Nếu em là đám mây trắng bồng bềnh nơi chân trời kia
“Mẹ em chính là người mà thiên hạ thương hay gọi là vợ bé đó”, Mạt Mạt ngồi xuống cạnh tôi và nói. Khi nhắc tới mẹ, khuôn mặt cô ấy lộ rõ vẻ u ám mà hạnh phúc. ” Mẹ em rất đẹp, rất dịu dàng, đối với ai cũng rất tốt. Mẹ yêu âm nhạc, thích hội họa, mê trà đạo, biết chơi đàn, biết hát. Mẹ hát rất hay, rất hay”, nói đến đây, cô ấy dừng lại, khẽ mỉm cười, dùng giọng nói trong trẻo, thánh thót của một cô bé để mô phỏng lại giọng hát của mẹ. Tôi không hề cảm thấy một chút dung tục trong cách dùng từ của cô ấy, ngược lại, chỉ bằng vài câu miêu tả, trong đầu tôi đã xuất hiện hình ảnh một người phụ nữ trung tuổi, có khuôn mặt giống Mạt Mạt, dáng điệu ung dung trang nhã, đằm thắm dịu dàng, hiền từ bác ái và tài hoa đa tình.
Nếu kiếp sau có quyền lựa chon.
Em muốn làm một đám mây xinh.
Bởi nghe nói đám mây không có tính yêu.
Chỉ vô tinh được sinh ra trong buổi sớm mai.
Rồi sau đó lại nhanh chóng tan đi.
Nếu em là đám mấy trắng bồng bền nơi chân trời kia.
Anh có dem tình yêu của mình.
Ban cho em dù chỉ là một chút.
Để trước Phật, em thành kính nguyện cầu, phù hộ cho anh suốt năm trăm năm
Rồi sau đó, em sẽ lặng lẽ rời xa…
Mạt Mạt nhớ đến mẹ, khe khẽ cất giọng hát. Giọng cô trong trẻo mà mềm mại, mô phỏng lại tình ý bịn rịn của mẹ ngày xưa, khuôn mặt cô giờ đây ngập tràn niềm hạnh phúc.
Bỗng nhiên Mạt Mạt dừng lại, quay về phía tôi lè lưỡi nói :”Xin lỗi nhé, em rất hay bị lạc đề mỗi khi kể chuyện. Bài hát vừa rồi là do mẹ em tự sáng tác, em luôn ghi nhớ trong lòng, đôi lúc, không tự chủ lại cất giọng hát vang, haha”.
Đây chỉ là một câu chuyện sao? Tôi nhìn vào khuôn mặt trong sáng của Mạt Mạt, không nói gì, chẳng lẽ em đang kể chuyện thôi sao? Trong câu chuyện của em, từng giọt, từng giọt nhỏ ra ngoài đó là máu trong tim của ai vậy?
“Không giống như những cô vợ bé chỉ biết nhận tiền rồi lên giường, mẹ em và người đàn ông đó thực sự có tình cảm với nhau. Hoặc cũng có thể nói, chỉ có mẹ em một lòng một dạ vì người đàn ông đó. Ông ấy có rất nhiều tiền và có cả quyền thế. Ban đầu, ông ấy rất tốt với mẹ em, không tiếc mẹ em bất cứ thứ gì. Sau đó, do được thăng quan tiến chức, sợ mối quan hệ với mẹ em sẽ làm ảnh hưởng tới tiền đồ của mình, ông ấy đã dần dần xa lánh mẹ. Cũng chính lúc đó, mẹ phát hiện đã mang thai em. Người đàn ông đó đưa mẹ em một bọc tiền, bảo mẹ đi phá thai. Mẹ nhận lời, cầm lấy bọc tiền nhưng không nỡ phá bỏ em, quyết tâm giữ em lại bên cạnh mẹ. Chính vì vậy, mẹ phải tìm một nơi ở khác để lánh mặt, sau đó bí mật sinh em ra. Người đàn ông đó sau khi biết chuyện đã vô cùng tức giận, quyết định cắt đứt với mẹ con em. Mẹ em là một người phụ nữ tốt, lại nghĩ tới tình cảm 20 mấy năm qua, sợ ảnh hưởng tới sự nghiệp của người đàn ông mình yêu thương nên cũng không tìm ông ấy nữa. Anh thử nói xem, bố em có được coi là một người đàn ông tốt không?” Mạt Mạt hằn học hỏi khiến tôi không tìm được câu trả lời thích hợp. Nhớ lại trước đây, tôi từng nghe nói, Mạt Mạt là con nhà quyền thế, là phần tử sa đọa. giờ đây nghĩ lại, nói cô ấy là con nhà quyền thế cũng đúng, chỉ có điều, đã có con nhà quyền thế nào phải rơi vào cảnh cô đơn, không nơi nương tựa như thế này chưa?
Mạt Mạt khẽ mím môi, nói tiếp:” Em chưa từng được gặp bố, cũng không biết tên của ông ấy. Mẹ cũng không hề nhắc đến ông ấy trước mặt em. Những lúc em gặng hỏi mẹ về bố, mẹ chỉ có mỗi động tác duy nhất là lau nước mắt, vì vậy em cũng không dám hỏi nhiều nữa. Lúc còn nhỏ, em vẫn thường nghĩ rằng, bố em chắc chắn phải là một người đàn ông cao lớn, tài năng, hào hoa phong nhã. Trong con mắt của em, chỉ có những người đàn ông như vậy mới xứng đáng với tình yêu sâu nặng và sự hy sinh của mẹ. em cũng không có ông bà nội hay ông bà ngoại, ngoài mẹ ra, em chẳng có 1 người thân nào khác. Ngay cả bạn bè cũng không có. Bởi ngoài bố mẹ mẹ đẻ ra, không ai trên thế giới này biết được sự tồn tại của em. Ngay cả họ tên, em cũng mang họ mẹ, em không biết bố mình họ gì nữa. Ngải Mạt… yêu mà không giúp được, ha ha!” Mạt Mạt cất tiến cười thê lương. Tôi đưa tay nắm chặt bàn tay của cô ấy, bàn tay ấy đang run lên vì lạnh.
“Khi còn học tiểu học, em thường xuyên bị bắt nạt. Nhưng mẹ lại rất yêu em, dồn tất cả tâm huyết cho em. Mẹ quyết tâm nuôi dưỡng em 1 cách đầy đủ nhất. Cầm, kỳ, thư, họa, hát múa, khiêu vũ, chỉ cần nghe ngóng được thông tin về một giáo viên nào dạy tốt, mẹ liền không tiếc tiền gửi em đến đó học. Mà hồi ấy, chỉ có những gia đình giàu có, quyền thế mới đủ điều kiện mời thầy dạy đàn cho con. Còn mẹ , cả cuộc đời tằn tiện, nghèo khổ nhưng vẫn gắng hết sức để đưa em gia nhập vào đám con cái nhà quý tộc đó.”
Cô ấy dừng lại, nhìn tôi nhoẻn miệng cười, “Bạn gái của anh – Trần Uyển Nghi – lúc đó học chung một thầy giáo dạy đàn với em, chỉ có điều, hồi nhỏ, cô ấy quả thực rất ngốc nghếch”. Nói xong, Mạt Mạt chớp chớp mắt nhìn tôi, nở 1 nụ cười ranh mãnh. Nghĩ tới Uyển Nghi, tôi cảm thấy vô cùng lúng túng, lưng tôi như đang có hàng nghìn hàng vạn mũi tên chích từ phía sau. Cụng may mà Mạt Mạt không bình luận gì thêm mà chỉ tiếp tục kể lại,”Trong mắt em hồi nhỏ, Trần Uyển Nghi lúc nào cũng kiêu ngạo như một nàng công chúa. Con gái nhà giàu có mà. Tất cả đồ dùng của cô ấy, từ quần áo tới dụng cụ học tập đều rất đắt tiền. Mặc dù trong lòng rất ngưỡng mộ nhưng không hiểu do tự ti hay do tâm lý ghét con nhà giàu mà mỗi lần gặp cô ấy, em đều không chào hỏi gì hết, ngược lại, em còn ngẩng cao đầu, cố gắng tỏ ra mình còn kiêu ngạo hơn cô ấy nhiều. Một lần, Uyển Nghi không tìm thấy chiếc bút mực của mình, nghe nói chiếc bút đó rất đắt tiền, cô ấy rất lo sợ và nghi ngờ kẻ trộm chính là em – người ngồi bên cạnh cô ấy. Uyển Nghi cũng không thàm hỏi thẳng em mà lại về nhà mách mẹ. Ngày hôm sau, mẹ cô ấy tìm đền nhà, gặp mẹ em đã nói chuyện. Đừng nhìn vào vẻ nhu mì, hiền hậu của Uyển Nghi mà đánh giá mẹ cô ấy. Bà ấy quả là một con mụ ghê gớm, chỉ vì 1 chiếc bút máy mà bà ấy la lối om sòm trước cửa nhà em, kéo mẹ em ra khỏi nhà, yêu cầu giải thích mọi việc cho rõ ràng. Bà ấy la lối ầm ĩ đến nỗi, hàng xóm quanh nhà em đều kéo nhau chạy ra xem. Mẹ em lại là một người phụ nữ yếu ớt, điềm đạm. Trước giờ, mẹ chưa từng cãi nhau, cũng chẳng biết cãi nhau, mẹ chỉ hạ thấp giọng hỏi em một câu, có phải em lấy bút của Uyển Nghi không, em lắc đầu. Mẹ em lúc bấy giờ đáp lại một cách rất điềm đạm:”Con gái tôi nói không lấy trộm bút của bạn”. Mẹ biết em không nói dối, chỉ cần nghe em nói, mẹ sẽ tin ngay. Nhưng mẹ Uyển Nghi lại không tin, thấy mẹ con em không nhận là đã lấy trộm bút, bà ấy liền chử i mắng 2 mẹ con em bằng những lời lẽ vô cùng khó nghe, mắng mẹ em là con đi~, mắng em là con đi~ con, cuối cùng, bà ấy chỉ vào mặt mẹ em và nói mẹ em là con hồ ly tinh không biết xấu hổ. Mẹ em để mặc cho bà ấy thoải mái chử i mắng, không nói thêm điều gì. Cho đến giờ, em vẫn không quên được điệu bộ của Trần Uyển Nghi lúc đó, cô ấy mặc một chiếc váy may theo kiểu công chút màu trắng, hất cao cằm lên đừng nhìn em. Coi thường và khinh bỉ. Trước khi ra về, bà ấy còn lên giọng dạy bảo Trần Uyển Nghi, nói rằng sau này không được choi với em, rằng gần mực thì đen. Trần Uyển Nghi lánh lót trả lời: “Con Biết rồi”. Hàng xóm vốn rất nghi ngờ vì thấy em chỉ có mẹ nay lại thấy người phụ nữ đó chử i mắng, họ bắt đầu xì xầm bàn luận to nhỏ. Lúc đó em chỉ mới là một cô bé lên 9 tuổi nhưng mối hận đó dường như đã ăn sâu vào tận xương tủy của em rồi. quả nhiên, Trần Uyển Nghi đã không đền nhà thầy giáo đó để học đàn cùng em nữa”.
Tôi cố gắng hình dung ra hình ảnh một cô bé Trần Uyển Nghi kiêu căng, đáng ghét nhưng không tài nào hình dung nổi. Cô ấy vẫn hiện ra trước mắt tôi với hình ảnh một cô gái hiền lành, dịu dàng.
Mạt Mạt liếc xéo sang, thấy tôi không nói gì bèn mỉm cười rồi nói, “Em biết anh sẽ không tin mà, nhưng dù sao đó cũng chỉ là chuyện hồi nhỏ, em cũng chẳng để bụng lâu làm gì. Hơn nữa, chẳng phải em cũng đã báo thù được rồi hay sao!”. Mạt Mạt vừa nói, vừa cố làm ra vẻ đang trêu chọc, vuốt vuốt hai má tôi.
Tôi để mặc cô ấy vuốt ve hai má, tâm trạng tôi đang rất phức tạp. Tôi biết hàm ý của từ báo thù mà Mạt Mạt vừa nói. Mà việc chọn ai trong hai người cũng chính là điều khiến tôi đau lòng nhất.
Không để tôi suy nghĩ lâu, Mạt Mạt lại nói tiếp: “Thứ mà mẹ em yêu thích nhất là hoa tươi. Lúc bấy giờ, học phí của em rất cao, áp lực đối với mẹ là rất lớn. Mặc dù trước đó, khi còn ở với người đàn ông kia, mẹ cũng dành dụm được chút tiền nhưng miệng ăn núi lở, số tiền ấy cũng chẳng còn lại là bao. Thế là, mẹ bắt đầu đi bán hoa vào các buổi chiều tối.
Cứ sáu giờ chiều hàng ngày, mẹ xách giỏ hoa ra khỏi nhà thường trở về khi trời đã tối khuya. Những hôm đắt hàng, lại bán được với giá cao, mẹ vui lắm. Nhưng thường là những ngày ế hàng, việc buôn bán không được thuận lợi. Một lần, em lén đi theo mẹ, thấy mẹ đi hết phố này tới phố khác, hễ gặp ai đi qua cũng hỏi xem có mua hoa không, thấy nhà hàng ven đường nào cũng rẽ vào mời khách mua hoa. Có người tốt thì lắc đầu nói không mua, còn có chút khách khí, lịch sự. Nhưng đa phần, khách trong nhà hàng toàn là những gã đàn ông khốn kiếp, chúng lợi dụng cơ hội đó để vuốt ve khuôn mặt của mẹ, cợt nhả trêu đùa vài câu, tâm trạng hứng khởi thì mua vài bông hoa, tâm trạng không vui thì lớn tiếng đuổi mẹ ra chỗ khác…”. Nói đến đó, đôi mắt Mạt Mạt đã ngân ngấn nước, dáng vẻ vô cùng đáng thương, tôi đưa tay ôm Mạt Mạt vào lòng, vỗ nhẹ lên vai cô ấy an ủi: “Ngoan nào, mọi chuyện cũng đã qua rồi”.
Nhưng nước mắt của cô ấy vẫn không ngừng rơi xuống, không phải là nước mắt, đó là nỗi đau mà cô ấy không thể giãi bày với ai.
“Còn hai bông hoa nữa chưa bán được, mẹ em bắt đầu có chút lo lắng, bởi hoa của ngày hôm nay không bán hết, ngày mai không thể mang đi bán được. Có thể do mẹ cứ bám riết rồi năn nỉ mua hoa khiến người đàn ông đó nổi cáu, ông ta liền đưa tay hất mạnh mẹ em một cái. em cảm thấy có người đưa tay đẩy mẹ ngã, vội chạy từ chỗ nấp ra, lao tới cắn mạnh một cái vào cánh tay của người đàn ông đó. Ông ta định xông tới đánh em, mẹ cuống cuồng ôm trọng lấy em để bảo vệ, đồng thời lạy lục xin xỏ người đàn ông đó, đem toàn bộ số tiền kiếm được trong ngày đưa cho ông ta. Lúc bấy giờ, ông ta mới chịu tha cho 2 mẹ con. Suốt dọc đường về nhà, mặt mẹ tối sầm lại, không nói một lời nào. Em biết mình đã phạm lỗi nên chỉ dám đi theo sau lưng mẹ. Vừa về đến nhà, mẹ liền đóng sầm cửa lại, bắt em quỳ xuống nền nhà. Hồi nhỏ em cũng là một đứa bướng bỉnh, nhất định không chịu quỳ xuống, mẹ liền giơ tay tát em một cái. Đó là lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất mẹ đánh em. Em vừa đau vừa tức, trong lòng rất ấm ức, em òa lên khóc nức nở, vừa khóc vừa hét lên, “Tiền quan trọng như thế này hay sao, tiền quan trọng như thế này hay sao, sau này con sẽ kiếm tiền trả lại mẹ là được chứ gì”…” Mạt Mạt đưa tay lau mất giọt lệ nơi khóe mắt, gượng cười, “Lúc đó, em cứ nghĩ rằng, vì mẹ tiếc số tiền kiếm được trong ngày hôm đó mà tức giận rồi đánh em, ai ngờ, mẹ cũng bật khóc, lúc giơ tay đánh em, mẹ cũng suy sụp hoàn toàn. Mẹ yêu em như vậy, một cái tát lên mặt em còn khiến mẹ đau hơn hàng trăm lần nếu đánh lên người mẹ! Mẹ liền ôm lấy em, xin lỗi em bằng giọng nói của một người dường như đã hết hơi cạn sức. Nhưng em vẫn đinh ninh rằng mẹ yêu tiền hơn. Hồi đó, em mới 10 tuổi, vừa mới có nhận thức sơ đẳng nhất về tiền, cảm thấy mẹ làm như vậy đã gây tổn thương rất lớn cho em. Ai ngờ, khi ôm lấy em, mẹ lại nói, “Mạt Mạt, mẹ sai rồi, mẹ không nên đánh con, không phải mẹ tiếc số tiền đó, mà là mẹ lo cho con! Con là 1 cô bé đáng yêu, trong sáng, con không thể theo mẹ đi bán hoa được! Đó không phải là 1 công việc vẻ vang gì! Mẹ không thể để con đi theo con đường của mẹ được”. Đi theo con đường của mẹ? Lúc đó, em mơ hồ không hiểu gì cả, bây giờ, mỗi lần nghĩ lại, em mới hiểu được ý mẹ muốn nói, thế nào gọi là đi theo con đường của mẹ. Mẹ lúc nào cũng mong muốn em được lớn lên 1 cách hồn nhiên, trong sáng, rồi sau đó em sẽ được sống 1 cuộc sống dàng hoàng, trong sạch. Nhưng…”, Mạt Mạt chớp mắt nhìn xuống, “em đã phụ cả tâm nguyện của mẹ. Em làm sao có thể đối diện được với linh hồn của mẹ nơi chín suối cơ chứ”.
Trái tim tôi nhói đau khi nghe cô ấy nói đến từ “nhưng”. Song tôi không ngắt lời mà chỉ lặng lẽ nghe cô ấy kể tiếp. “Cho dù nghèo khổ bần hàn nhưng những tháng ngày sống trong tình yêu thương của mẹ là những tháng ngày hành phúc nhất của em. Hồi đó em còn ít tuổi, được mẹ chở che, bao bọc kỹ lưỡng nên có rất nhiều điều em không hiểu.
Càng không hiểu sự đời lại càng cảm thấy vô tư, không phải lo lắng suy nghĩ nhiều. Thế là, nhiệm vụ thường ngày của em chỉ là sống và trưởng thành một cách vui vẻ, được ăn những món ăn ngon do mẹ nấu, được nghe giọng hát ngọt ngào, êm ái của mẹ, được cùng mẹ chuyện trò về âm nhạc, về trà đạo… Chò dù ký ức thời niên thiếu có đôi chút tì vết, nhưng mỗi khi nhớ lại, em vẫn cảm thấy ấm áp, êm dịu như những tia nắng đầu xuân. Chỉ có điều, sau đó, năm em 14 tuổi, đã xảy ra một sự cố ngoài ý muốn, sau lần đó, em đã mất đi người thân yêu duy nhất của mình. Mẹ ra đi, cả thế giới như cũng bỏ rơi em vậy. Thế là, một cuộc đời lạ lẫm, tăm tối, đau khổ bắt đầu đến với em.”
Mẹ của Mạt Mạt ra đi khi cô ấy mới tròn 14 tuổi, ở độ tuổi đó, những cô bé khác còn đang nũng nịu dưa dẫm vào sự che chở của bố mẹ, vậy mẹ Mạt Mạt của tôi đã trở thành một cô bé mồ côi. Thật không thể tin được, vậy quãng đời sau đó, cô ấy phải làm thế nào để sống được dây?
Tôi hỏi: “Vậy em đã phải tự lo liệu cuộc sống như thế nào?”.
“Bán hoa”, Mạt Mạt nói.
Đơn giản, nhẹ nhàng, quãng đời mưu sinh ấy chỉ được miêu tả bằng hai từ. Ai biết rằng hai từ đơn giản ấy đã gói trọn không biết bao nhiêu nỗi nhọc nhằn, vất vả, đắng cay, tủi nhục, còn có cả sự bi thảm khi không nơi nương tựa, muốn khóc cũng không biết chia sẻ với ai của cô ấy nữa.
Trong đầu tôi hiện lên hình ảnh một cô bé chừng 14, 15 tuổi, nước da trắng ngần cùng 1 khuôn mặt xinh xắn đáng yêu như thiên thần, miệt mài sải từng bước chân mệt mỏi trên đường, ẩn hiện sau lớp vải áo là cơ thể mới dậy thì ở độ tuổi tươi đẹp, nõn nà như một búp sen mới nhú. Cô bé len lỏi trong đám người qua lại trên đường, khuôn mặt đáng thương khẽ ngước lên, ấp a ấp úng cất giọng hỏi các đôi tình nhân: “Anh mua hoa không? Anh mua một bông nhé!”.