Kiếm Châu Duyên

Chương 16: Vì chiếc giày con, tướng quân một mạng. Bởi lòng phẫn lớn, hiệp sĩ chôn thân


Đọc truyện Kiếm Châu Duyên – Chương 16: Vì chiếc giày con, tướng quân một mạng. Bởi lòng phẫn lớn, hiệp sĩ chôn thân

Khi đó Tháp Nhi Tề Khoa cho lôi bọn Hồng Tôn Dương ra tới cửa ngoài, vừa toan hạ thủ để chém. Thì chợt đâu thấy đứa thị nữ tên là Kiều Hạnh ở
phía trong hất hơ hất hải chạy ra, báo với Tề Khoa rằng:

– Dương thái thái ở trong phòng bị một ông sư nào lẻn vào,
hiện đương giằng co trong đó, xin đề đốc vào ngay, không thì nguy mất.

Tề Khoa nghe nói, choáng hẳn người lên, quay bảo thị vệ phải
trông coi lấy hai người nọ, rồi vác ngay thanh kiếm đi như bay như biến
chạy vào trong phòng Dương Tuệ Châu.

Khi vào tới trong phòng, thì thấy Dương Tuệ Châu đương ngồi
trên giường, bưng mặt hu hu khóc lóc, còn lão hòa thượng nào thì chẳng
thấy đâu. Tề Khoa thấy vậy, liền chạy vội vào hỏi giật lên rằng:

– Làm sao, làm sao mà khóc lóc đó?

Dương Tuệ Châu khóc nức nở mà rằng:

– Vừa rồi đại nhân đi ra khỏi phòng để đuổi hai người kia, thì đột nhiên có một nhà sư béo to sình sịch đi vào trong phòng; tôi quát
hỏi lão ta, lão ta chỉ toét mồm ra cười, không nói câu gì, và chạy sấn
ngay đến trước giường. Tôi thấy thế toan kêu ầm lên, thì bị lão ta một
tay bưng chặt lấy mồm tôi, còn một tay vật ngã tôi ra, ôm để lên trên
mình tôi, rồi cứ cười ngặt cười nghẹo; chớ không hề nghịch hỗn việc chi. Lúc đó con Kiều Hạnh chạy vào bắt gặp, vội đến lôi kéo lão ta thì bị
lão ta khẽ đá một cái, ngã hẳn ra ngoài. Đoạn rồi lão ta đứng dậy, cười
cười gật gật mà quay ra đi thẳng…

Tề Khoa lại hỏi:

– Thế nó có lấy mất cái gì hay không?

Dương Tuệ Châu đáp:

– Lão ta chỉ nhặt một cái giày của tôi rồi ra, chứ không lấy chi cả…

Tháp Nhi Tề Khoa nghe tới đó ngẩn hẳn người, không hiểu ra
sao, trong bụng lấy làm hồ đồ khó chịu. Ngờ đâu đương khi đó lại thấy
Kiều Hạnh thở hồng hộc chạy vào bảo rằng:

– Bẩm đại gia, lão hòa thượng ấy lại chạy ra ngoài, buông tha
hai người thích khách ra rồi. Bọn thị vệ xúm vào can thiệp, đều bị lão
ta đánh ngã quay lơ ra cả…

Tề Khoa nghe dứt lời, vỗ thanh gươm vào đùi đánh đét một cái,
không nói năng gì, vội hằm hằm quay ra chạy thắng tới ngoài phía cửa đại sảnh. Khi ra tới nơi, thấy bọn thị vệ đương nằm rên rỉ ngổn ngang dưới
đất, mà lão sư và hai người lúc nãy thì chẳng thấy đâu.

Hắn thấy vậy tức giận đầy ruột đầy gan, nội sai người mang đám thị vệ bị thương cho vào phục thuốc, rồi một mình hằm hằm quay về trong phòng. Về tới trong phòng, hắn còn ra dáng căm tức vỗ thanh kiếm xuống
bàn mà nói:

– Quái lạ ! Ở đây là giữa chốn hoàng thành mà sao chúng dám
vào đây quấy nhiễu tự do như thế! Việc này nếu không tâu lên thiên tử
thì sau đây chưa biết chúng còn quấy nhiễu tới đâu!

Dương Tuệ Châu nghe nói gạt đi mà rằng:

– Chết nỗi, đại nhân làm như vậy, không sợ người ngoài nghe
thấy hay sao? Đại gia là một bực võ quan, quân quyền binh lính trong
tay, bây giờ để cho có người vào nhà tự do như thế, thì phỏng còn giữ
làm sao cho nổi Hoàng thành. Vậy thiết tưởng đại gia chỉ nên im đi, và
tự mình tìm cách đề phòng là phải…

Tháp Nhi Tề Khoa nghe Dương Tuệ Châu nói, trong bụng nghĩ ngợi cho là có lý, bèn bấm ruột bấm gan, im hẳn chuyện đi, không dám nói ra
nữa.

Đến ngày hôm sau, vào khoảng nửa buổi, Tháp Nhi Tề Khoa đương sắp sửa đến bữa ăn cơm thì chợt đâu thấy có tin báo:

– Có viên quan nội giám phụng chỉ vua ra.

Tháp Nhi Tề Khoa nghe báo vội vàng sắm sửa mũ áo ra đón nội
giám vào để phụng chỉ. Khi viên nội giám vào tới nơi, thấy mang theo một cái hộp bằng gấm đưa vào, bảo Tề Khoa phải bái tạ nhận lấy. Tề Khoa

liền đặt hộp gấm lên án, đốt hương làm lễ, lạy nhận hoàng ân, rồi mới
quay ra tiếp đãi nội giám.

Nước nôi trò chuyện qua loa rồi viên nội giám đứng dậy cáo từ
ra về. Tháp Nhi Tề Khoa liền đưa viên nội giám ra tới cửa bái biệt rồi
cũng quay trở vào.

Khi vào tới đại sảnh, chàng ta mở cái hộp gấm ra xem, thì bỗng giật mình kinh lạ, ngẩn hẳn người ra. Nguyên trong cái hộp gấm đó chỉ
đựng có một cái giày của đàn bà nhỏ xíu, chứ không có một vật gì khác
nữa. Chàng ta cầm cái giày xem lại thì lại chính là cái giày của Dương
Tuệ Châu vừa bị lão hòa thượng lấy mất tối qua. Nhưng có một điều hơi
khác là ở mặt chiếc giày lại có mấy hàng chữ nhỏ của ai mới chua: “Gót
sen nhỏ nhất trần đời của Dương Tuệ Châu là ái thiếp của Tháp Nhi Tề
Khoa, xin dâng ngự lãm…”

Tề Khoa nhìn kỹ một lượt, bất giác trong bụng hồi hộp lo ngại
không hiểu ý kiến nhà vua ra sao, mà lại cho mang hộp giày đưa ra như
vậy, thì chợt đâu nhìn xuống dưới đáy cái hộp gấm, lại thấy có một giống chữ châu phê nét bút vẫn ánh mực:

“Có thể làm cho nổi vẻ ở chốn sáu cung.” !

Đọc xong giống chữ đó, Tháp Nhi Tề Khoa ngẫm nghĩ một lát hiểu ngay ý kiến nhà vua, bất giác ngây người lặng tiếng, tựa như mất cả
tinh thần.

Hồi lâu hắn mới quay vào phòng trong ăn cơm và đem câu chuyện
đó thuật cho Dương Tuệ Châu biết. Dương Tuệ Châu không hiểu ý tứ ra sao, hỏi lại Tề Khoa.

Tề Khoa ra vẻ buồn rầu mà rằng:

– Thánh thượng phê mấy chữ đó tức là có ý gọi phu nhân phải
vào trong cung để hầu thánh thượng. Chẳng hay phu nhân định ý ra sao.

Dương Tuệ Châu nghe nói làm bộ trân trọng mà rằng:

– Đại gia là thần tử nhà vua, nay nhà vua có lệnh, đại gia
định đối phó, thế nào thì xin tùy ý. Tôi đây là phận đàn bà có đâu lại
dám dự bàn vào đó.

Tháp Nhi Tề Khoa lặng ngắt không nói câu gì. Đoạn rồi sáng hôm sau, Tề Khoa liền sai người sắm một cỗ kiệu đưa ngay Dương Tuệ Châu vào trong cung cấm. Tuệ Châu vào tới hoàng cung thì bị nhà vua giữ ngay ở
đó, không cho về với Tề Khoa. Tề Khoa nhân đó, đem lòng không phục nhà
vua, thỉnh thoảng lại thở ra những giọng ngậm ngùi trách móc.

Bất chợt chỉ cách mươi hôm, bỗng một đêm kia, Tháp Nhi Tề Khoa đương ngủ thì thấy có lệnh thiên tử ra vời. Tề Khoa không hiểu việc chi cần cấp, phải vội vàng nhảy lên ngựa vào ngay lập tức hoàng cung.

Khi vào tới nơi, vừa mới phủ phục lạy chào Thiên tử xong, thì
bỗng thấy Thiên oai nổi giận đùng đùng thét thị vệ đem lôi ra chém: Tề
Khoa không biết tội gì, kêu xin hỏi lại, thì thấy ngự truyền hai chữ
“khi quân” rồi là đao phủ lập tức hành hình và cho đưa xác trả về ngoài
dinh đề đốc. Từ đó Dương Tuệ Châu ở lại trong cung được lòng nhà vua rất là thương dấu.

Người ngoài thấy tên Tháp Nhi Tề Khoa bị chém, đều không hiểu
đầu đui ra sao, mỗi người đoán ra một cách và cũng có nhiều người cho là Tề Khoa lại chết chắc vì một gái Tuệ Châu.

Nhưng nói ra cho đúng thì cái then bí mật ở trong chẳng qua
chỉ vì có một chiếc giày, mà thực sự bề ngoài vẫn không mấy người biết
rõ.

Nguyên vị hòa thượng vào lấy chiếc giày của Dương Tuệ Châu hôm đó, chính là sư phụ của Hồng Tôn Dương, tên là Chu Hào, đám giang hồ
vẫn gọi là Ngọc Diện phật và cũng gọi là Đại Hóa thiền sư xưa nay. Đại
Hóa thiền sư vốn là một tay bản lĩnh khác thường trong chốn phong trần
đã từng gây nên bao việc động địa kinh thiên, xa gần nhiều người biết
tiếng.

Hôm ấy, Đại Hóa thiền sư Chu Hào vì đã lâu không gặp Tôn Dương nên lại lẩn thẩn sang đất Tương Dương để tìm Hồng Thị Bất chợt khi tới
Tương Dương tìm vào đến nhà Hồng Thị thì Hồng Tôn Dương lại đi sang Nhã
An chưa về. Chu Hào thấy nói, bèn lại lật đật sang bên Nhã An thì Hồng
Tôn Dương lại mới cùng Văn Tùng đi vào Bắc Kinh vừa xong. Chu Hào nhân
nghĩ có người sư đệ tên là Đạo Diễn thiền sư cũng ở Bắc Kinh, bèn quay
gót đi vào Bắc Kinh để thăm sư đệ và tìm xem Hồng Tôn Dương, hành động
việc chi một thể.


Bất chợt khi vào tới Bắc Kinh, hỏi đến Đạo Diễn thiền sư thì
thiền sư lại đi đâu vắng mà Hồng Tôn Dương cũng không thấy đến đó lúc
nào. Chu Hào thấy vậy lấy làm buồn bã toan quay gót ra đi nơi khác để
tìm.

Ngờ đâu một buổi chiều hôm ấy Chu Hào đương đi lang thang ở
trong hoàng thành, thì trông thấy Hồng Tôn Dương cùng Văn Tùng kéo nhau
đi vào một hàng cơm gần đó, Chu Hào trông thấy song cứ lẳng lặng không
gọi ngồi ẩn một nơi để xem bọn Tôn Dương hành động những gì.

Hồi lâu, bọn Hồng Tôn Dương và Văn Tùng ở trong hàng ăn uống
xong, hai người lửng thững đi ra, song đều không ai trông thấy Đại Hóa
thiền sư. Đại Hóa bèn để cho hai người đi đã hơi xa, rồi mới lén đi đằng sau theo dõi.

Được một lát, tới dinh đề đốc Tháp Nhi Tề Khoa thì bọn Hồng
Tôn Dương lẩn tót vào đó. Đại Hóa thiền sư cũng đi lẫn theo vào, cứ đi
sát theo phía sau, để xem công việc hành động.

Khi bọn Tôn Dương đánh ngã Kiều Hạnh và cho thuốc độc vào bình rượu thì Đại Hóa thiền sư đứng liền phía sau nhìn rõ, song bọn Tôn
Dương vẫn chẳng biết chi.

Nhân đó Đại Hóa lại sợ không khéo Tháp Nhi Tề Khoa biết rõ
mưu, mà dùng miếng để trả lại miếng, thì bọn Tôn Dương tất nguy. Đại Hóa bèn đứng vẩn vơ quanh đó, đề phòng lỡ có việc chi thì sẽ cứu đỡ hai
người.

Hay đâu khi bọn Tôn Dương nghe tiếng kêu đi vào, thì quả nhiên bị Tháp Nhi Tề Khoa đánh bại đúng như Đại Hóa đã đoán không sai. Đại
Hóa lúc đó không muốn cho bọn Văn Tùng, Tôn Dương biết mặt, nên chàng
đợi cho Tháp Nhi Tề Khoa đuổi 2 người ra rồi, mới len lén vào phòng
Dương Tuệ Châu, lập cách ra thế để nhử cho Tề Khoa quay vào rồi sẽ quay
ra để cứu bọn kia.

Sau khi vào phòng, lập kế giả vờ đùa bỡn Tuệ Châu xong rồi,
Đại Hóa nhân trông thấy đôi giày của Tuệ Châu nhỏ nhắn xinh đẹp, chàng
liền nghĩ ra một kế, lấy ngay một cái giày dắt vào mình rồi mới xăm xăm
đi cứu nạn cho bọn Hồng Tôn Dương.

Khi cứu được bọn Tôn Dương xong rồi, Đại Hóa bèn đưa hai người ra, hỏi thăm các chuyện, và đưa hai người ra chỗ khu rừng để hội họp
với bọn Châu Linh. Đoạn rồi chính đêm hôm ấy, Đại Hóa cầm chiếc giày của Dương Tuệ Châu, đề mấy dòng chữ sẵn sàng, rồi cất lẻn đi vào hoàng
cung, để ngay chiếc giày đó ở chỗ bên cạnh giường nằm của Kiến Long
Hoàng đế.

Ngờ đâu, Kiến Long vớ được cái giày thì lấy làm vui mừng hớn
hở, lập tức vời Dương Tuệ Châu vào trong cung cấm, và cũng vì việc đó mà sinh sự giết chết Tề Khoa. Khi cái tin ấy đồn đại ra rồi, bọn Đại Hóa
thiền sư cùng tất cả mọi người đều lấy làm vui mừng vô hạn, bèn léo nhau lập tức quay về cả đất Nhã An.

Về tới Nhã An, bọn Văn Tùng ngỏ ý muốn lưu Đại Hóa thiền sư ở
lại, để cùng nhau luyện tập các môn võ nghệ thêm vào. Song Đại Hóa thiền sư vì bận nhiều việc ở nhà, không thể lưu lại đấy được. Sau thấy bọn
Văn Tùng cố ý cầm giữ, Đại Hóa bất đắc dĩ phải lưu lại đó mấy hôm, rồi
mới từ biệt mọi người quay ra về núi.

Đại Hóa đi rồi, Tất tẩu tử nhân đối với việc đời có lòng chán
nản, bèn xin phép bọn Châu Linh, tìm đến một nơi am thanh cảnh vắng, cắt tóc đi tu. Còn Hồng Tôn Dương thì lưu lại ở đó với bọn Văn Tùng và lại
chuyên ý theo dõi mục đích đương làm, ra tâm kết giao hào kiệt bốn
phương để tìm cơ hội phá ngôi nhà Mãn.

Thấm thoát tới sáu năm sau, vợ chồng Văn Tùng sinh được một
người con trai, lên sáu tuổi đặt tên là Văn Kiếm Ảnh, vợ chồng Tấn An
cùng Châu Anh sinh được một đứa con gái đặt tên là Tấn Châu Quang, vợ
chồng Diêu Cương và Tấn Từ sinh được hai đứa con, một trai một gái, trai tên là Diêu Ngọc Hổ và gái tên là Diêu Kim Phượng, vợ chồng Mâu Kiện
cùng Châu Linh thì được ba đứa con trai, lớn tên là Mâu Vân Hạc, thứ tên là Mâu Tiên ứng và út tên là Mâu Bằng. Mấy đứa trẻ con đó, bắt đầu từ
lúc lên ba tuổi thì cha mẹ chúng đều đã cho luyện võ nghệ dần dần, cho
nên đứa nào đứa nấy cũng đều khỏe mạnh lạ thường.

Năm đó, bọn trẻ con ấy cũng đã xuýt soát bằng nhau, đều vào
trạc tuổi lên sáu, lên năm tất cả, thì Hồng Tôn Dương quay về Hà Bắc để
mưu việc đánh đổ Mãn Thanh. Bất chợt công việc đôi đường vừa mới bắt đầu tổ chức thì cơ mưu bị tiết lộ ra, cả nhà Tôn Dương đều bị bắt đem xử

tử, đồ đảng tan nát tứ tung.

Văn Tùng nghe thấy tin đó, nổi giận uất lên, thổ ra mấy chậu
huyết tươi mà chết. Bọn Tấn An vội vàng chôn lấp qua loa cho xong rồi
lại cùng nhau tiến hành hiệu lệnh để định nổi loạn ở ngay huyện hạt Nhã
An. Triều đình Mãn Thanh được tin mật báo, bèn sai ngay một vị Phiên
tăng tên là Cát Cưu, đem 12 tên đầu đẳng thị vệ ra ngay Nhã An để trừ
bọn nọ.

Cát Cưu phiên tăng nguyên là sư phụ của Cửu môn đề đốc Tháp
Nhi Tề Khoa, trước vốn là một tay bản lĩnh cao cường. Tháp Nhi Tề Khoa
vẫn thường bái phục xưa nay. Hôm ấy Cát Cưu được mệnh lệnh của triều
đình bèn lẳng lặng đi gấp ra tới Nhã An, lừa lúc đương đêm bất thần, cắt đặt mỗi người một chỗ, hạ lệnh chia nhau đất mấy dãy phố của bọn Văn
Tùng đương đóng.

Sau khi ngọn lửa ở các phố đã bốc lên rồi, một mình Cát Cưu
đương đứng trấn thủ một mặt thì gặp ngay một người trai trẻ mạnh mẽ, tay cầm bảo kiếm xồng xộc đi ra, quát to lên rằng:

– Ta là Tấn An đây, đứa nào muốn sống thì tránh ngay đường ra cho ta chạy, bằng không cứ trông ngọn kiếm ta đây.

Nguyên Tấn An hôm đó đương mơ màng sắp ngủ, chợt thấy ngọn lửa bốc lên đều khắp các nơi, thì chàng biết ngay là có sự sự gì biến to đã đến, chàng bèn vội vàng khua mọi người dậy, bảo vợ là Châu Anh cùng mọi người đều kết thành một đội, bồng con dắt cái đi ra, còn tự mình múa
gươm đi trước, để cho Mâu Kiêm dẫn mọi người lần lượt theo sau.

Bất chợt Tấn An vừa ra khỏi cửa được mấy bước, đương múa đao
quát tháo ra oai thì gặp ngay Cát Cưu vừa đi tới đó, Cát Cưu thấy Tấn An ra, bèn lẳng lặng chẳng hỏi chẳng rằng chỉ giơ ngọn đao lên trỏ vào Tấn An và dùng con mắt thôi miên nhìn vào Tấn An một tí, thì Tấn An đã bị
ngã vật ngay ra rồi bị Cát Cưu xông vào chém mất.

Kế đến Mâu Kiêm xông đi sau cũng bị Cát Cưu dùng theo phép đó, quát lên một tiếng rất to làm cho Mâu Kiên ngã vật xuống đất, rồi cũng
bị chém luôn lập tức. Sau khi hai người bị chém chết rồi, bây giờ bọn
Châu Anh, Châu Linh, Tấn Từ cùng Diêu Tú đưa tụi con trẻ đi ra, thì đều
bị bọn thị vệ xúm vào vây bắt không còn sót một người nào. Thế là trong
cả bọn đó, duy có được Diêu Cương đi sang Kinh Tương vắng là được thoát
nạn mà thôi.

Khi bọn họ bắt được Châu Anh rồi, Cát Cưu bèn hạ lệnh cho đem
giam giữ một nơi và trao cho một thứ bùa để trấn áp cho mọi người khỏi
trốn, để sáng hôm sau sẽ đem ra tra hỏi xử trị.

Sáng hôm sau, Cát Cưu lên giữa hành dinh trong huyện thành Nhã An sai bọn thị vệ áp giải bọn Châu Anh, Châu Linh, Tấn Từ, Diêu Tú cùng tụi trẻ con lên, lần lượt gọi từng người ra tra hỏi. Thoạt tiên bọn
lính giải Châu Anh ra. Cát Cưu quát hỏi tên họ và đầu đuôi công việc đã
làm, Châu Anh cười nhạt đem tên họ nói đúng cho nghe và lại trỏ hết thảy mọi người trong đảng, nói tên họ rõ ràng, không hề giấu giếm.

Khi hỏi tới công việc hành động thì Châu Anh cười nhạt mà bảo Cát Cưu rằng:

– Người ta ở đời, mỗi người có một chí hướng khác nhau, dù
sinh tử nguy nan, cũng phải cố tình theo đuổi. Các ngươi chí hướng tầm
thường, có biết đâu công việc chúng ta đây được. Nay chẳng may chúng ta
bị bắt, duy có giết chết là cùng, vậy xin cứ đem mà giết, chúng ta không thèm nói lắm làm chi!

Nói đoạn lại quát mắng Cát Cưu thậm tệ và thúc giục mau mau
đem ra chém giết cho rảnh. Cát Cưu thấy vậy, tức giận vô cùng, cũng
không tra hỏi chi nữa, bèn hạ lệnh cho thị vệ lập tức giải tất cả một
tụi lớn bé ra ngoài trước cửa Viên môn để chém.

Bất chợt bọn thị vệ vừa giải ra tới ngoài cửa thì chợt thấy ở
phía ngoài có hai người thầy chùa và hai người đạo sĩ xồng xộc đi vào
quát to lên rằng:

– Ai muốn chém người, hãy khoan tay đã…

Cát Cưu cùng mọi người thấy vậy đều ngạc nhiên kinh lạ không hiểu là ai.

Nguyên trong bốn người đó, có hai người thầy chùa, thì một
người là Lục Bất hòa thượng Bành Khải Lôi và một người là Ngọc Diện Phật Đại Hóa thiền sư, còn hai người đạo sĩ thì một người là Ma Vân Hạc Ngụy Chân đạo trưởng và một người là Lương Hưng Đạo ở quán Nhất Nguyên bên
quận Tương Dương vậy.

Lục Bất hòa thượng nguyên là người quê ở huyện Nga Mi thuộc
hạt Tứ Xuyên, cách với Nhã An không xa là mấy. Hồi đó Lục Bất hòa thượng quay về Nga Mi bái yết sư tôn là Thái Hư thiền sư, rồi vừa quay đi
xuống núi thì gặp ngay ngũ sư huynh là Lương Hưng Đạo cũng vừa đi sang
đó. Hai người liền cùng dắt nhau lại lên trên núi Nga Mi chào hầu sư tôn và lưu lại ở đó mấy hôm. Rồi cách hai hôm sau, hai người mới từ biệt sư tôn, định đi về động Lưu Xuân có việc.

Bất chợt khi đi tới nửa đường thì gặp ngay Ma Vân Hạc Ngụy
Chân. Đôi bên gặp gỡ chào hỏi qua loa, rồi Lương Hưng Đạo hỏi Ngụy Chân
đi sang Tứ Xuyên định có việc gì.

Ngụy Chân thở dài đáp rằng:

– Tôi xem số vận, thấy bọn nghĩa hiệp ở đất Nhã An hiện nay
đương bị đại nạn tới nơi, tôi định sang đó để cứu, song không biết phỏng có cứu được hay không?

Bành Khải Lôi nghe nói ngửa mặt lên trời cười ha hả mà rằng:


– Cụ già ơi, cụ đã biết là số vận thì phỏng còn cứu sao được, mà cụ làm cho vất vả tinh thần.

Ngụy Chân nghe nói, lấy làm ngạc nhiên, tự biết đạo học của
Lục Bất hòa thượng còn giỏi hơn mình, bèn chấp hai tay vào ngực niệm câu “a di đà phật” và nói lên rằng:

– Đại sư pháp học cao sâu, vậy xin đại sư mở lượng từ bi hỉ xả mà cứu bọn nghĩa nam hiệp nữ ấy cho, thì thực là hạnh phúc cho giang
san vô hạn.

Bành Khải Lôi lại lắc đầu mà rằng:

– Cái đó tôi đâu dám chắc, nhưng lão đạo trưởng đã nói, thì chúng ta hãy sang qua Nhã An một chuyến để coi sự thể xem sao !

Nguy Chân nghe nói, vui mừng vô hạn bèn mời cả Bành Khải Lôi
càng Lương Hưng Đạo dụng phép phi hành đi sang ngay đất Nhã An. Khi gần
tới địa hạt Nhã An thì gặp Ngọc Diện Phật Đại Hóa thiền sư cũng đi tới
đó.

Bành Khải Lôi trông thấy Đại Hóa thiền sư, bèn chạy ngay lại nắm lấy cánh tay cười nói mà rằng:

– Người giỏi thực ! Tôi chịu người đấy !

Đại Hóa cười mà hỏi rằng:

– Tôi làm cái gì, sao đại sư lại nói như thế? Hay hoặc tôi có điều gì lầm lỗi, xin đại sư chỉ bảo giúp cho…

Lục Bất hòa thượng gật gật gù gù mà đáp:

– Người có biết không? Nếu không vì việc người giết chết Tháp
Nhi Tề Khoa thì có đâu mà lôi thôi tới việc ngày nay, vậy mà bây giờ
người mới tới đây, thì phỏng còn làm gì cho kịp.

Đại Hóa cũng kinh ngạc mà rằng:

– Nếu vậy chúng ta phải kiếm lối đi vào thành mau mau mới được ..

Ngụy Chân cùng Lương Hưng Đạo đều cho là phải, bèn kéo Lục Bất hòa thượng cùng đi về lối huyện thành Nhã An. Khi tới gần thành Nhã An, còn cách chừng ba bốn dặm đường thì chợt đâu gặp một bọn đàn ông đàn bà chừng tới 2, 3 chục người ở lối trong thành đi ra, đứng ngăn cản 4
người. Rồi một người già nhất trong bọn đó, đứng ra hỏi 4 người rằng:

– Các ngài định đi đâu bây giờ mà kéo nhau vào lối này thế

Ngụy Chân không hiểu việc gì liền đáp:

– Chúng tôi định vào thành Nhã An có việc. Các ông các bà có
phải ở trong thành ra không, sao mà ra dáng hốt hoảng kinh hoảng lắm
vậy? ông già kia vuốt ngực thở lên một tiếng, tựa như kinh sợ tức tối
đáp rằng:

– Nếu thế thì xin các ngài đừng vào đấy nữa. Hôm nay không
biết vì có việc gì mà bỗng dưng có một vị phiên tăng, dẫn lính tráng vào thành vây bắt mấy nhà, giết mất bao nhiêu người ở đó. Đoạn rồi họ ra
lệnh cho lính canh giữ 4 cửa, hễ bắt được bọn đạo sĩ hay bọn thầy chùa
nào cũng là giết tất. Hiện từ lúc sáng đến giờ, họ giết mất tới mấy chục người đạo trưởng và sư nam sư nữ tất cả. Nghe nói bọn ấy cũng vì không
biết hiệu lệnh, cứ tự do đi vào cửa thành, là họ bắt giết lập tức, chứ
không hỏi một câu gì. Chúng tôi ra đây là vì chúng tôi cũng có mấy vị sư đi cùng ở các nơi, từ qua tới nay chưa về, chúng tôi sợ các vị sư ấy
không biết mà lớ ngớ hôm nay về đây, thì tất là nguy hiểm. Nhân thế
chúng tôi định chia nhau đi các ngả đón tìm và báo tin cho biết để đừng
về trong thành này vội.

Bọn Ngụy Chân nghe nói cho bọn ấy là bọn lương thiện, không khi nào lừa dối tụi mình, bèn lấy lời cảm tạ bảo bọn họ rằng:

– Nếu vậy các ông cứ việc đi báo cho các vị kia đi, chúng tôi theo lời các ông, cũng không vào thành bây giờ làm gì nữa.

Bọn nọ nghe nói lại kéo nhau chia đi các ngả. Sau khi bọn họ đi rồi. Đại Hóa thuyền sư mới thở dài bảo mọi người rằng:

– Bọn họ hành động như thế thực là tàn ác vô cùng, không còn
một chút lương lâm nào nữa, vả cứ theo những lời bọn này vừa nói, thì
tính mệnh của bọn nghĩa nam hiệp nữ ở trong rất là nguy hiểm, nay nếu
chúng ta không vào thì còn lấy ai cứu gở ra cho, vậy nay các cửa thành
họ đã rắc rối như thế, thì chúng ta nên hóa kiếm quang mà vào trong
thành, may ra ta còn có cơ cứu được họ chăng?

Lương Hưng Đạo cùng Ngụy Chân đều gật đầu khen phải rủ nhau định kế thi hành.

Duy có Lục Bất hòa thượng nghe nói thì lắc đầu quầy quậy mà rằng:

– Các ông định hóa kiếm quang mà vào thì xin các ông cứ vào,
còn tôi, tôi là một người đường hoàng sáng sủa, không tội gì phải ám
muội với ai, vậy tôi cứ đi ung dung vào lối cửa thành mới được . . .

Chàng nói vừa dứt lời thì chân đã bước rảo như bay như biến về lối cửa thành, vụt chốc trông chẳng thấy đâu. Ngụy Chân cùng Lương Hưng Đạo và Đại Hóa hòa thượng thấy vậy, đều ngẩn ngơ không hiểu ra sao, bèn cùng nhau hóa làm ba đạo kiếm quang cùng bay bổng vào thành Nhã An.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.