Đọc truyện Kí Ức Của Một Người Lính Trinh Sát Sư 307 – Chương 92
MÙA TRE RA HOA… (2)
Tiếng
súng nổ từ xa, là trận đụng độ của anh em e29 với địch, nhóm địch này đang di
chuyển về bên kia biên giới. Chúng có bốn tên, nhưng do địa hình quá hiểm trở,
không đi đúng vào hướng phục của ta, nên anh em e29 chỉ diệt có một tên, nhưng
không thu được súng. Thằng địch chết đã lớn tầm tuổi bốn mươi, người to, khỏe.
Hắn mặc cái quần kaki màu cứt ngựa, và cái áo đen Pốt chính thống, hắn bị
nguyên một loạt AK vào chóp đầu (anh em e29 trên lưng chừng đồi bắn xuống),
trong túi bòng còn sót lại nửa gói thuốc Thái, và hai lon cá hộp cũng của Thái (anh
Trinh vứt luôn chứ không dùng). Toàn đội hình tiếp tục lùng sục kĩ khu vực dọc
biên, phát hiện chúng hoạt động khu này khá mạnh, với những toán vận tải nhỏ. Cách
biên giới không xa, ta còn phát hiện một khu dân cư của chúng, với sinh hoạt
bình thường, không có gì mang dáng dấp của chiến tranh.
Để
lại một nửa đội hình bên này biên giới, khoảng gần hai mươi anh em tiếp cận khu
vực chúng đang ở. Không thể bám theo đường mòn của chúng, anh em làm một đường
vòng hơn 5 km, xuyên qua những cánh rừng già và dọc theo các suối có nước. Vì
theo thông lệ, việc bám theo đường mòn dễ bị chúng phát hiện và bị chặn đánh,
mìn thì không sợ vì bên đất Thái chúng hiếm khi gài mìn.
Khu
vực chúng ở khá rộng, trải dài trên non cây số với những mái nhà tranh còn mới.
Chính giữa có một dãy nhà tole dài chừng hơn chục thước, có vẻ là kho. Tổ bám
hướng anh Trinh phát hiện: buổi chiều có ba người phụ nữ đi làm nương về mang
theo những quày chuối non… có cả tiếng của con nít khóc la trong khu vực. Chỉ
quan sát nắm tình hình chứ không được lệnh đánh, vẽ lại cách bố trí của chúng
cùng tọa độ khu vực. Chúng tôi khẩn trương rút về bên này biên giới, lúc gần tối,
và tổ chức nghỉ đêm tại một trảng rừng dầu rậm, có dòng nước nhỏ, cách chỗ tên
địch chết hơn cây số.
Qua
liên lạc, BTM sư đoàn ra lệnh cho đội hình quay về D2 để củng cố lực lượng, bổ
sung lương thực và nhận nhiệm vụ mới.
Ở
D2 được vài ngày thì đội hình tăng cường ra đến nơi. Đội hình thêm c1 d10 e95 của
anh Quân (sau này anh là thương binh và chuyển ngành về công ty xây dựng thương
nghiệp Nghĩa Bình) cùng một tổ trinh sát của e95 do Thượng úy Khoa (Khoa râu
quai nón) trợ lí tác chiến của f chỉ huy chung.
Nhiệm
vụ được giao:
+
Toàn bộ đội hình cũ, có tăng cường thêm anh em d10 tiếp tục bám theo đường vận
chuyển của chúng xuôi về hướng nam, giáp với địa bàn của đoàn 5504 do anh Khoa
chỉ huy.
+
Bộ phận còn lại của D10 và trinh sát e95 do anh Quân chỉ huy, tiếp tục bám địch
khu vực biên giới, chặn đánh các toán vận tải của chúng.
Rời
d2 e95 vào buổi sáng sớm se lạnh, tiết trời đã vào xuân… Cảm giác của người
lính ra trận khi Tết gần về không khỏi xốn xang. Trên đường hành quân xuôi về
Nam, tranh thủ lúc nghỉ giải lao, chúng tôi đều nói về ngày Tết ở quê nhà mà
chúng tôi có anh em là năm thứ tư (thế hệ lính 1977), dọc đường những cành
phong lan khoe sắc khắp trời. Anh em trinh sát vốn thích loại phong lan trắng,
to bằng cái bát sắt 5 tấn, loại này phải sau cả tháng mới tàn… chúng bám vào các
thân cây to rất dễ lấy. Anh Khoa nhìn hàng quân… trên ba lô, gùi đạn của anh
nào cũng có cành lan trang điểm.
Đêm
đến tại một khu rừng… gió vẫn thổi từ đất Thái về tê tái… bầu trời mùa khô đầy
sao… người lính tòn ten trên võng thả hồn nghĩ về mùa xuân… Có khi là một
thoáng bâng khuâng riêng tư những ngày giáp Tết, chinh chiến trên đất nước Chùa
Tháp… Phải có mùa xuân để cuộc đời này đáng sống…
Người
lính phải chiến đấu… phải biết cách chiến thắng… để chờ mong có những cái Tết
sum họp thiêng liêng và đầm ấm, bên người thân thương trong đêm trừ tịch, thơm
hương trầm và thơm mùi trà cúng Giao Thừa, giữa trời khuya se lạnh.
Trong
làn khói bốc lên cao, chao đảo theo chiều gió, trong ánh lửa đun bếp bập bùng,
tia lửa than bắn ra nổ lách tách, từ những nồi nấu bánh chưng cùng mẹ canh tới
khuya để vớt. Không chỉ riêng có nhớ nhà, hình tượng làn khói còn gợi lên biết
bao nỗi niềm mông lung khác, trong một khoảnh khắc, vẫn chưa kịp gọi tên được
chúng.
Bất
chợt nhớ về bài thơ “Wait for me… So it will be” (Đợi Anh về) của nhà thơ Tố Hữu,
dịch từ bài thơ của một nhà văn Nga nào đó… mà ngày xưa dưới chân mộ Hàn Mặc Tử,
đã có lần được nghe từ một đôi môi hồng, với đôi mắt long lanh của tuổi mười
tám. Nghe bài thơ… mắt nhìn xa xăm về biển bao la… khi ngoảnh lại… đã thấy đôi
má em bên cạnh hồng hồng và đôi môi chờ đợi…
Người
lính trên đường hành quân cũng mơ về một cái Tết gần kề, những khúc gỗ lan treo
trước hầm… Xuân đã về… Xuân đã về… Xuân về để cảm thấy nỗi lòng bớt cô đơn.