Đọc truyện Kí Ức Của Một Người Lính Trinh Sát Sư 307 – Chương 37
VƯỢT SÔNG MÊ KÔNG
(Bắt
đầu giai đoạn hai của chiến dịch)
Sáng
ngày 7/ 1, khi chúng tôi xuống đến đoạn vượt sông, đã thấy phà ghép bằng xà lan
đã chuẩn bị sẵn, toàn bộ trinh sát f đi chuyến đầu tiên cùng với d1 e95.
Phà
từ từ rời bến nhè nhẹ lướt nước sang sông… Mê Kông nước đục phù sa…
Bỏ
lại sau lưng cố đô thanh bình và êm ả, đến giữa dòng sông, Mê Kông không còn
cái vẻ hiền hòa thơ mộng như lúc ban đầu. Dòng chảy đã trở nên hung dữ bởi những
xoáy nước lúc ẩn lúc hiện. Đứng phía sau sà lan nhìn lại bờ đông Mê Kông, tôi
có cảm tưởng một sự ngăn cách giữa chúng tôi và đất mẹ Việt Nam, dù rằng lòng
sông khoảng chừng cây số, tất cả đều nhìn bờ đông với mọi tâm trạng khác nhau.
Bầu
trời trong xanh, con phà cắt ngang và xuôi theo dòng nước, bờ đông lùi dần… chỉ
còn thấy thấp thoáng anh em của e95 trên bờ… bờ tây dần hiện rõ.
Sau
khoảng gấn nửa giờ… phà cập bến… chúng tôi lên bờ… bờ sông còn mang mùi tử
khí, vì đêm 3/ 1, đêm đầu tiên ta chiếm thành phố hoang tàn này, địch cũng còn
tấn công sang ta bằng 12.7… đường đạn bay ban đêm đỏ rực trời, xé tan bầu trời
yên tĩnh, chúng ta đã phản lại bằng mọi thứ hỏa lực hiện có, pháo 37 li đường đạn
như kẻ chỉ… đường thẳng vạch trong không gian… có lẽ một đơn vị đặc công
nào đó, đã tấn công đêm trước, làm bàn đạp cho chúng tôi vượt sông. Những cây dừa
bị đạn pháo cắt cụt ngọn, máu, thịt còn vương vãi khắp dãy chiến hào dọc bờ
sông, bông băng nhuộm đỏ màu máu, vứt tung tóe bên đường, những căn nhà ngói đẹp
đẽ bị đạn pháo làm đổ sập, và gần như đất ở đây đã trở thành bụi… hoang tàn và
chết chóc.
Đội
hình trải dài dọc sông chờ đội hình…
Khi
toàn bộ d1 e95 sang bờ tây, chúng tôi đi cùng với một nhóm bộ đội bạn, tuổi
cũng còn rất trẻ như chúng tôi, và có một số cán bộ ta làm công tác dân vận, địch
vận đi kèm, họ nói với nhau bằng tiếng Khơ-me, tiến vào Phum đầu tiên của bờ tây.
Tại
đây lần đấu tiên, chúng tôi gặp dân Campuchia, những con người cùng cực đang đứng
bên bờ vực của sự diệt chủng, những thân hình ốm nhách, mặt mày xanh như tàu lá
có lẽ vì đói, bệnh tật và một phần sợ Con tóp Việt Nam, họ tập trung ngay giữa Phum
thành từng nhóm vài chục người. Cán bộ dân vận ta và các chiến sĩ của bạn, làm
công tác tuyên truyền… những đôi mắt ngơ ngác đầy sợ hãi. Chúng ta lọc theo độ
tuổi là đàn ông dưới năm mươi tuổi, các cụ già, phụ nữ và con nít để tuyên truyền,
chúng tôi đứng cạnh họ và anh em BB canh gác vòng ngoài.
Khoảng
gần trưa, ta phá kho thóc cứu đói cho dân, kho thóc là những dãy nhà tôn dài
vài chục mét, tất cả cửa đều đóng kín. Tôi dùng báng súng đánh bật cánh cửa, và
lúa từ trong ào ra ngập cả chân, dân chúng lấy mọi thứ có thể đựng lúa được,
xúc lấy xúc để như chưa bao giờ được xúc lúa. Tản ra mấy ngôi nhà xung quanh, họ
tìm cách giã lúa lấy gạo nấu cơm, lúc này nhìn mặt ai cũng rạng rỡ. Người dân
vùng này nhà nào cũng có cối giã gạo, nhưng khác với cối của ta. Họ chôn cái cối
xuống đất, phía trên có một cây đòn to và dài chừng hai mét, một người đứng cuối
dậm xuống cây đòn, nâng cao đầu đòn, thả cho đầu đòn rớt xuống miệng cối. Họ
nhanh chóng sàng gạo và kiếm cách nấu cơm, qua các cán bộ dân vận, chúng tôi được
biết là do chúng ta đánh nhanh quá, chúng bỏ chạy và không lùa dân đi theo được,
thế nhưng cũng có một số dân không hiểu vì lí do gì, cũng bị chúng bắn chết
phía trong của Phum khoảng vài chục người. Dân họ không dám mở kho lúa vì sợ Pốt
trở lại, mặc dù họ đã nhịn đói hơn hai ngày rồi.
Không
có gì để ăn, phụ nữ tỏa ra xung quanh kiếm rau và các thứ có thể ăn được, bộ đội
bạn cho vài người trung niên xuống lại bờ sông kéo lưới, và kiếm thêm được ít
cá, họ chỉ ăn nướng và xin muối bộ đội ta.
Đang
khi chúng ta ăn cơm, có một số phụ nữ có con nhỏ đến xin thức ăn bộ đội ta, anh
em ta cũng nhường cho họ, và chỉ ăn cơm với bột canh pha nước sôi.
Khu
vực này thuộc Phum Thala, nằm trong huyện Se San của tỉnh Stung Treng. Sau nhiều
năm tháng sống ở chùa Preah Vihear, mỗi lần về Stung Treng tôi đều ở bên bờ tây
vì không khí nơi đây trầm lắng, yên tĩnh không náo nhiệt như phía bên bờ đông. Phụ
nữ vùng này khá là xinh, họ có nước da trắng trẻo, đôi mắt đượm buồn mang vẻ
quyến rũ kì lạ, giọng nói của họ nghe cũng thanh thoát nhẹ nhàng, nếu so với
các khu vực khác của miền Đông bắc, chỉ có điều vẻ đẹp mặn mà quyến rũ ấy, đã bị
che khuất bởi những nỗi buồn vời vợi trong hoang mang và sợ hãi, của một thời như
Trịnh Công Sơn đã viết “một rừng xương khô… một núi đầy mồ.”
Ôi!
Những vẻ đẹp mặn mòi, như những miền đất trồng hoa quả, được phù sa bồi đắp ven
sông Mê Kông.
Chúng
tôi lại nhanh chóng lên đường, giao lại vị trí cho đơn vị e29, và hành quân
theo đường 126 về thị trấn Chhep, một thị trấn nhỏ nằm trên QL 12 từ thị xã
Congpong Thom kéo dài đến một Phum Sralau nằm ngay dưới chân thác của dòng Mê
Kông từ nước bạn Lào chảy qua, dọc đường nơi đây có vẻ tĩnh mịch và hoang vắng,
hai bên toàn là rừng Khộp, đường thì quá xấu, càng xa dòng Mê Kông, sự hoang
tàn càng lộ rõ.
Trên
đường đi có một tên Pốt, vác khẩu B40 đang nấp sau một cành cây chuẩn bị bắn
vào chiếc xe DOG hậu cần, thì bị TMT e95 phát hiện ông chụp nhanh khầu B40 của
một anh lính và tiêu diệt tên này.
Đêm
ấy chúng tôi nghỉ cách bờ sông Mê Kông chừng 15 km, đêm đầu tiên của bờ tây Mê
Kông với nhiều nỗi mong nhớ trăn trở…