Đọc truyện Kí Ức Của Một Người Lính Trinh Sát Sư 307 – Chương 112: Kí Ức Của 1 Người Lính Trinh Sát Sư 307 (Phần 5)
Tập 5:
Biên giới Tây nam – Chùa Prết Vi Hia
năm tháng khó khăn của chiến trường (tt)
CÂU CHUYỆN THU ĐỒ CỔ.
Phải
thừa nhận rằng sau khi f307 hoàn thành mục tiêu của chiến dịch. Đội hình F rải
trên toàn tỉnh Preah Vihear. Quân trang anh em ta ngày đó vô cùng thiếu thốn và
khó khăn trăm bề.
Sau
khi trận đánh kết thúc, nhìn dãy nhà kho của địch với bao nhiêu hàng hóa vô
cùng quý giá, lính nhà ta phải dứng trước sự chọn lựa vô cùng khó khăn. Thứ gì
cũng cần và thứ gì cũng quý, nhưng sức người thì có hạn.
Tổng
kho gồm có những thứ như sau:
+
Võng hai lớp bằng nilon mỏng.
+
Áo Pốt.
+
Màn tuyn, mền (chăn) nỉ cá nhân màu nhà binh.
+
Kho vải hoa (loại may xà rông).
+
Kho thực phẩm như thịt hộp, cá hộp, mì tôm, bột ngọt cánh lớn của Thái.
+
Thuốc tây toàn là hàng Trung Quốc và có một số là của USA.
+
Kho vũ khí và đạn dược (lượng này hơi ít).
Anh
em d3 e95 nhờ trận đánh trước, thu khá nhiều đồ cổ quân tư trang rồi, nên lúc
này nhìn áo Pốt cũng không cần thiết lắm. Chỉ chú trọng võng nilon hai lớp, mền
màn tuyn…
Chỉ
có anh em d10 và e94 thì hầu như cái gì cũng muốn, vì chưa bao giờ tham gia trận
đánh, có quá nhiều chiến lợi phẩm như vậy.
Kho
vải hoa với hàng trăm cây dựng đứng trong kho… anh em chỉ tranh thủ kiếm mỗi
người một ít thước về may quần đùi. Sau này khi về Kamtuot và Choamkhsant công
tác, tôi thấy khá nhiều chị em K mang xà rông vải này. Có lẽ là sự trao đổi hai
chiều của nền kinh tế thị trường, sự lưu thông hàng hóa chăng?
Nhìn
anh em e94 ban đầu lấy nhiều thứ, khi ra khỏi khu vực thì vướng, nên bỏ cái nầy
lấy cái kia. Rồi lát sau, lấy lại cái kia, bỏ cái nọ… nhìn rất buồn cười.
Lính
trinh sát do được ưu tiên nhiều nên võng, mền, vải chúng tôi chả thiết lấy. Vì
lấy để làm gì bây giờ? Tôi nói với anh em trinh sát, chỉ thu lấy một ít thịt hộp
và cơ bản là bột ngọt. Những thứ này là thực phẩm chính của lính. Bộ phận trinh
sát mang ba lô nhẹ hơn BB, nên hầu như ba lô anh nào cũng toàn thịt hộp và bột
ngọt. Mỗi anh khoảng ba mươi – bốn mươi bịch bột ngọt.
Do
biết một ít vốn tiếng Anh, và nhiều lần nhận thuốc đi tác chiến, nên tôi biết
khá nhiều thuốc Tây. Tất cả các loại thuốc kháng sinh (tên có đuôi là line… cine…)
tôi hốt sạch.
Khổ
sở cho bộ phận công binh sư đoàn, phải gom mọi thứ của anh em đã xử lí để chất
thành đống, làm mồi lửa cho lễ hóa kiếp của hơn tám mươi thằng Pốt “theo đúng
phong tục” của người dân K.
Rời
khỏi vị trí chừng hơn cây số, gặp anh em hỏa lực DKZ từ các cao điểm đang mang
vác súng ống xuống, lính ta lại có một đợt phân phối lại theo nhu cầu cho bộ phận
này (có lẽ khi thu đồ cổ, lính ta đã tính tới phương án này. Thực chất thì giữa
lính BB và bộ phận Hỏa lực hấu hết là đồng hương của nhau).
Nhìn
những gương mặt rạng ngời của anh em hỏa lực (lính rách nát nhất của các đơn vị)
ai cũng chạnh lòng. Chia nhau từng mét vải hoa, từng lon thịt… cái gì cũng quý
cả.
Đại
uý Khoa cũng đã mấy lần, định ra lệnh cho anh em lấy toàn bộ kho thuốc chuyển về.
Nhưng nhìn lại, ai nấy cũng quần áo thiếu thốn, tấm chăn không có, tấm màn lại
không, nên anh thôi ý định ấy.
Khi
ra đến đường 120, lại có thêm chuyện giải quyết đồ cổ, trước khi đơn vị nào về
hướng đơn vị nấy. Thì ra trong quá trình thu đồ cổ, lính ta có chuyện gửi nhau
mang hộ.
Tôi
thu được năm cái xà rông của một nữ Pốt rất đẹp. Không phải là loại vải hoa thường,
mà là vải có thể may quần Tây được, có đường sọc kim tuyến.
Sau
này rất nhiều anh ở e94 liên hệ để đổi, các bố định làm quà cho dân dịp tết cổ
truyền của Campuchia. Từ ý tưởng của các bố, tôi cương quyết không chịu đổi.
Sau này, Anh Hiệp CTV C14 E95 khi sang chia tay tôi, để trở về đơn vị sau đợt nằm
viện F. Thấy tôi có mấy cái xà rông đẹp, anh nói hãy tặng cho vợ anh Nhàn, là
trưởng Phum Kamtuot thuộc địa bàn của C14 E95 dịp tết của bạn. Vài tháng sau,
đơn vị tôi nhận lại một con heo chừng 60 – 70 cân do vợ chồng anh Nhàn gửi biếu…
nhưng bố Hiệp chơi trước hết gần phân nửa, lấy cớ là “chai hia.”
Và
có lẽ, nói theo ngôn ngữ ngày nay thì “đồ cổ là một phần không thể thiếu của cuộc
sống người lính.”