Khi nam thần hóa nam trà xanh

Chương 49


Bạn đang đọc Khi nam thần hóa nam trà xanh – Chương 49:

Chương 49
 
Trans: Cola
 
Không thể không nói, khoản bếp núc của Hứa Thành Sơn thật sự rất được.
 
Nhan Thư “sơ ý” ăn no căng, ngả người trên sofa vừa xoa bụng cho tiêu thực, vừa nói chuyện phiếm với bà Hứa.
 
Cô có chất giọng trong trẻo, cách nói chuyện khéo léo bùi tai, chỉ mấy câu thôi đã khiến bà Hứa bị chọc cười nắc nẻ, cầm tay cô cười không nhìn thấy ông mặt trời đâu.
 
Nhan Thư cười tủm tỉm tiếp chuyện bà, mắt lại lén liếc về phía người nào đó đang thu dọn bát đũa trong bếp. Sau khi ngắm một lúc, cô không nhịn được đứng dậy, “Mẹ, mẹ cứ ngồi đây nhé, con đi giúp Hứa Bùi một lát.”
 
Vừa mới nói xong đã bị bà Hứa ấn ngồi trở lại, “Giúp cái gì, rửa tí bát thôi mà, để nó tự rửa một mình!”
 
Nhan Thư: “…”
 
Cô đành ngồi trở lại, tiếp tục nói chuyện với bà Hứa, nhưng khóe mắt vẫn một mực chú ý đến động tĩnh ở trong bếp.
 
Nhìn người nào đó chậm rãi bỏ đĩa sứ trắng vào trong máy rửa bát, nhìn anh dọn dẹp phòng bếp một cách tuần tự, nhìn anh vì quá cao mà phải hơi khom lưng xuống, lau trái lau phải trên bàn bếp.
 
Bản chuyển ngữ bạn đang đọc thuộc về Lustaveland.com. Nếu bạn đọc ở trang khác chứng tỏ đó là trang không có sự đồng ý của lustaveland. Bản sẽ không đầy đủ. Mong bạn hãy đọc ở trang chính chủ để đọc được bản đầy đủ nhất cũng như ủng hộ nhóm dịch có động lực hoàn nhiều bộ hơn nhé.
 
Nhìn anh cởi bao tay cao su ra, xoay người đi ra khỏi bếp rồi nhìn vào mắt cô một cái.
 
Nhìn anh “bắn” ánh mắt ngầm hiểu ý với cô, rồi đi vào phòng sách.
 
Nhìn anh đi ra từ trong phòng, rót cốc nước, rồi cố tình lượn mấy vòng trong phòng khách, rồi lại đi vào phòng sách…
 
Nửa tiếng trôi qua.
 
Anh không đi ra thêm lần nào nữa.
 
Nhan Thư và bà Hứa nói từ mẫu giới hạn mới trong năm nay của RT đến những chuyện thú vị trong trường cô.
 
Cô đang kể lại một cách sinh động mấy mẩu tin buồn cười mà đàn chị của cô lấy, điện thoại của bà Hứa đột nhiên reo vang.
 
Đầu bên kia vang lên một giọng: “Bà Hứa à, ba thiếu một này…”

 
Bà Hứa không có thời gian tán gẫu với Nhan Thư nữa, cúp điện thoại nói với cô một tiếng rồi vội vàng chạy vào phòng ngủ.
 
Nhan Thư vừa nhìn theo cho đến khi bóng lưng bà biến mất ở khúc ngoặt, đã thấy Hứa Bùi ra khỏi phòng sách, chiếc áo khoác dáng dài vắt trên khuỷu tay anh.
 
Anh khoác áo khoác, chỉnh lại cổ áo, đến huyền quan lấy chiếc khăn, khom lưng quàng khăn cho cô một cách tỉ mỉ, cười nói: “Đợi lâu quá, cô Hứa ạ.”
 
Bản chuyển ngữ bạn đang đọc thuộc về Lustaveland.com. Nếu bạn đọc ở trang khác chứng tỏ đó là trang không có sự đồng ý của lustaveland. Bản sẽ không đầy đủ. Mong bạn hãy đọc ở trang chính chủ để đọc được bản đầy đủ nhất cũng như ủng hộ nhóm dịch có động lực hoàn nhiều bộ hơn nhé.

 
Bà Hứa đi vào phòng ngủ thu dọn đồ đạc, nhưng vẫn có chút rối rắm, “Hay là, em không đi nữa?”
 
Ông Hứa ngồi trước bàn đọc sách, lật tờ báo, nghe thấy thế lại ngẩng đầu lên nói: “Ba thiếu một mà cũng không đi?”
 
Bà Hứa giải thích: “Chẳng phải em nghĩ Kiều Kiều đang ở đây, muốn ngồi nói chuyện với con bé thêm một lúc sao…”
 
Bà còn chưa nói hết, đã thấy Hứa Thành Sơn đang đọc báo trước bàn đọc sách liếc ngang bà, “Em mà ngồi với con bé thêm một lúc nữa, có lẽ mặt con trai chúng ta sẽ đen thành đít nồi quá.”
 
Bà Hứa: “?”
 
“Không đến mức đấy chứ, em mới chiếm của Kiều Kiều mấy tiếng thôi mà!”
 
Ông Hứa lắc đầu một cách ẩn ý, “Anh thấy con trai chúng ta ấy à, đừng nói là mấy tiếng, ngay cả mấy phút nó cũng chẳng rời được nữa là. Bằng không thì em nghĩ xem, cuộc điện thoại kia của em sao lại gọi đến một cách trùng hợp như vậy?”
 
Bà Hứa ngẫm lại, lập tức vừa cảm thấy bực vừa buồn cười.
 
Điều khiến bà buồn cười là, bà tuyệt đối không ngờ, cậu con trai chẳng để ý đến thứ gì ngoài Toán nhà mình, lại có ngày không nỡ rời vợ mình dù chỉ là mấy phút.
 
Điều khiến bà bực là, “Thằng nhãi này, ngay cả mẹ nó mà nó cũng dám tính kế!”
 

 
“Mẹ thích chơi mạt chược ạ?”
 
“Ừ.”
 

Bên bờ hồ trong khu biệt thự, lá liễu rủ hết xuống dưới, những tán lá nhỏ nhắn rủ xuống ven hồ, lay động theo làn gió.
 
Hứa Bùi duỗi tay ra kéo lại khăn cho Nhan Thư, nói: “Quê mẹ anh ở Tứ Xuyên, đã quen với cách chơi ở đó, vừa nãy gom cho mẹ một bàn chơi mà đã tốn không ít thời gian của anh đấy.”
 
Nhan Thư hơi mờ mịt, “Chẳng phải vị phu nhân đó gọi điện đến bảo là ba chân thiếu một sao? Sao lại biến thành anh gom bàn?”
 
Hứa Bùi không trả lời cô mà chỉ nhếch mày, “Nói chuyện với mẹ mãi làm gì?”
 
“Vậy nói với ai?”
 
“Anh.”
 
Nhan Thư không nhịn được cười rộ lên, “Anh có gì hay mà nói chứ, từ mẫu giáo đến đại học chúng ta đều học chung một trường, mấy sự tích huy hoàng của anh, có cái nào mà em không biết?”
 
Từ nhỏ anh đã là nhân vật nổi tiếng, dù cô chưa từng cố tình nghe ngóng bất cứ chuyện gì về anh, nhưng lúc nào cô cũng có thể biết được tình hình của anh từ miệng của những người khác nhau, ở những địa điểm khác nhau.
 
Dù anh đã tốt nghiệp, trong trường vẫn lưu lại những truyền thuyết huyền thoại về anh, sử dụng chương trình thực dụng mà anh lập trình vào mấy năm trước. Mỗi ngày đi qua tường ảnh, cô cũng thấy bức ảnh của anh dán trên đó.
 
Ở vị trí nổi bật nhất.
 

 
Mặt hồ gợn sóng lăn tăn, Hứa Bùi hỏi: “Biết thật không?”
 
Nhan Thư thề thốt: “Còn thật hơn cả vàng thật! Không tin thì anh hỏi em đi!”
 
“Không tính ông nội, thầy giáo vỡ lòng của anh là ai?”
 
“Thầy Vương Chí Hiên!”
 
“Lần đầu tiên anh tham gia Olympic Toán là khi nào?”
 
“Lớp tám, đồng đội của anh toàn là học sinh cấp ba, lần đầu tiên giải đề chỉ mất hai phút.”
 

Nhan Thư trả lời đúng hai câu liền nên hơi đắc ý.
 
Giống như cô đã nói, người như anh, dù cô chưa từng dò la về anh thì vẫn có vô số tin tức lũ lượt kéo đến.
 
Cộng thêm cô học ngành báo chí, cực kỳ nhạy cảm với tin tức, đại não lúc nào cũng tự động lưu trữ, vì thế dĩ nhiên cô vẫn nhớ rõ mồn một.
 
Cô tràn đầy tự tin chờ câu hỏi tiếp theo của anh, lại thấy anh nói: “Trong hội thao vào năm tốt nghiệp, anh đã tham gia bốn môn thi nhưng có một môn không được huy chương, em biết là môn nào không?”
 
Nhan Thư cố gắng nhớ lại, “… Chuyện này em nào có biết?”
 
Cô nhỏ giọng oán trách: “Người khác thường sẽ hỏi đã được giải gì, ai lại đi hỏi người khác không được giải gì! Chuyện này ai mà nhớ được?”
 
Hứa Bùi chậm rãi liếc cô, “Tin gà tin vịt thì nhớ như in, còn chuyện mình làm thì lại không nhớ?”
 
Nhan Thư: “?”
 
Cô trưng ra khuôn mặt đầy dấu chấm hỏi, đang định hỏi Hứa Bùi gì đó thì lại bị tiếng chuông điện thoại của anh xen ngang.
 
Hứa Bùi lấy điện thoại ra, vừa mới bắt máy đã nghe thấy giọng nói oang oang của Quan Văn Cường: “Anh Bùi, cuối cùng cũng gọi được cho anh rồi! Anh mau lên diễn đàn đi! Bây giờ mọi người đều nói cái cô Thư Nhu Nhi gì đó thật sự là thanh mai của anh, cô gái đó còn đăng cả ảnh lên rồi! Em gửi link cho anh, anh xem đi nhé!”
 
Trong khung trò chuyện hiện ra một đường link.
 
Hứa Bùi nhấn vào xem một lúc, độ cong trên khóe môi từ từ biến mất.
 
Cuối cùng, anh nhíu mày, dùng tài khoản bằng tên thật chuyên dùng tham gia cuộc thi để đăng một bài đăng trên Weibo.
 

 
Hai ngày nay Thư Nhu Nhi sống không tốt lắm.
 
Lần trước Chung Diễm bị ngã, lúc đó cô ta giận dỗi nhốt mẹ ở ngoài cửa. Đến chiều mới biết mẹ cô ta thật sự bị ngã trẹo lưng, còn nằm rạp trên hành lang không người hơn nửa tiếng mới được người khác đỡ dậy.
 
Đêm đó, người nhà họ Thư đưa bà ta vào viện, kiểm tra ra mới biết bị rạn đốt sống lưng, kèm theo ngoại thương ở mức trung bình đến nặng do trật đốt sống lưng, ngay hôm đó đã được đưa vào phòng phẫu thuật.
 
Không chỉ có thế, Thư Chính Bình cũng thấy cô ta chướng mắt, thường xuyên nổi cơn tam bành, chén trà trong nhà đã bị đập vỡ mất mấy bộ.
 
Thư Nhu Nhi sống một ngày dài bằng một năm, sau mấy ngày nghỉ, cô ta lập tức thu dọn mấy bộ quần áo, nhanh nhanh chóng chóng đến công ty quản lý.
 
Vừa mới đi vào chưa kịp nói câu nào, đã thấy người đại diện Ada mắng chửi một hồi vào trong điện thoại. Chị ta thấy cô ta đi vào, cúp phăng điện thoại, quát um lên: “Thư Nhu Nhi, bức ảnh kia của cô là thế nào!”
 
Thư Nhu Nhi ngơ ngác, “Bức ảnh gì ạ?”
 

Hỏi xong, cô ta nhìn thấy chị Ada mở máy tính bảng ra, cho cô ta xem một tấm hình, chính là ảnh chụp chung của cô ta và Hứa Bùi vào hồi cấp ba.
 
Chị Ada: “Tôi hỏi cô, cậu ta là ai?”
 
Thư Nhu Nhi nhìn thấy khóe môi thấp thoáng nụ cười của Hứa Bùi ở trong ảnh, hơi hoảng hốt.
 
Chỉ nói dối một câu mà phải dùng trăm lời nói dối để lấp liếm.
 
Cô ta cắn môi, “Chị Ada, có phải cộng đồng mạng hiểu lầm không, chúng em lớn lên cùng nhau từ nhỏ, là thanh mai trúc mã mà thôi.”
 
Người đại diện Ada giống như bị chọc tức đến bật cười, “Nhãi ranh, còn bịa đặt thanh mai trúc mã với tôi hả?”
 
Chị ta trực tiếp quăng máy tính bảng trong tay cho Thư Nhu Nhi, “Nhìn cho kỹ đi, muốn cọ nhiệt người trong giới học thuật để tạo dựng hình tượng học vấn cao cũng không phải không được, nhưng chí ít cô cũng phải làm gọn lẹ sạch sẽ chút! Cô có biết bây giờ người trong giới đều đang cười nhạo cô không! Ngay cả cái mặt già này của tôi cũng sắp bị cô làm mất hết rồi!”
 
Trong lòng Thư Nhu Nhi nổi lên dự cảm không tốt lành.
 
Cô ta cầm máy tính bảng lên lướt một hồi, sắc mặt thoái cái đã tái nhợt.
 
Hứa Bùi đã đăng một bức ảnh lên Weibo.
 
Nhìn qua thì bức ảnh cùng một nguồn với bức ảnh mà Thư Nhu Nhi đã đăng vào hai ngày trước, nhưng nội dung lại phong phú hơn nhiều.
 
–Trong bức ảnh của Hứa Bùi, không chỉ có anh và Thư Nhu Nhi.
 
Bên cạnh Thư Nhu Nhi còn có hai nữ sinh khác.
 
Mà người đứng cạnh Hứa Bùi, là Nhan Thư.
 
Hai người đứng rất gần nhau, vạch ra một đường giới hạn rõ ràng với ba người còn lại kể cả Thư Nhu Nhi.
 
Như vậy đã đành.
 
Điều khiến Thư Nhu Nhi tức muốn hộc máu là, Hứa Bùi đã làm mờ hết mặt của cô ta và những người khác.
 
Chỉ giữ nguyên khuôn mặt của anh và Nhan Thư.
 
Kèm theo một dòng ghi chú: [Thanh mai trúc mã, chỉ có mình em, không còn ai khác]
 
Cuối cùng, còn chê chưa đủ kèm theo một hashtag: # Chống #
 
Thư Nhu Nhi run tay, ôm trán, đột nhiên cảm thấy đầu óc choáng váng.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.