Đọc truyện Khi Hàng Rong Gặp Quản Lí Đô Thị – Chương 7: Một cái khăn mặt lại dẫn tới huyết án
( Trước hai bạn chưa thân quen để bạn Thiệu xưng tôi –cậu cho nghiêm túc, giờ hai đứa đùa nhau để chú – nhóc cho yêu nhé)
Chỗ tôi ở cũng được coi là một trong những khu đắc địa ở thành phố, từ khu nhà của tôi đi lên ngã tư một chút là tiếp giáo với phố Đông, phố Bắc, phố Tây. Nơi này thường có các khu tập thể nhỏ lẻ nhưng rất đông, bởi vì quanh đây có tới ba trường đại học, mỗi khi trời tối người dân đi dạo phố nhiều, các quán ăn cũng tha hồ kiếm lời.
Mà cửa hàng của Đinh Đại Bằng lại nằm chính giữa phố Tây, đứng ở cửa có thể thấy được phố Bắc. Tôi đừng trước cửa hàng Đinh Đại Bằng nhìn xung quanh thấy ngay Đặng Thiệu đang cầm giấy viết viết gi đó, tôi biết ngay chủ cửa hàng kia số nhọ rồi..
Đặng Thiệu viết hóa đơn phạt xong đưa cho ông chủ, ngẩng đầu tình cờ thấy tôi, hắn cùng đồng nghiệp nói khẽ vài câu sau đó lăn lăn sang bên này.
Tôi hơi lo lắng Đinh Đại Bằng thấy sẽ không vui, khóe mắt liếc qua cặp vợ chồng còn đang bận bù đầu, hình như cũng chẳng chú ý đến bên ngoài. Tôi vội vàng chạy sang đường cái đón “ôn thần” đang tới.
Đặng Thiệu đến gần tôi, mỉm cười nói: “Cháu trai hiếu thuận quá, còn biết ra đón chú sao?”
Tuy rằng tôi và Đặng Thiệu tiếp xúc không lâu nhưng cũng đủ biết hắn là người tốt, tuy cái miệng có hơi ăn mắm ăn muối, nói không ra lời nào tốt đẹp, thái độ cũng không tốt nhưng tóm lại đối xử với tôi khá tốt. Nếu hắn không biết mệt cứ thích nhào lấy tôi chiếm tiện nghi, tôi cũng đành nhân nhượng vậy, dù sao cũng chẳng thiệt thòi gì.
“Chú” Tôi thình lình hô to, Đặng Thiệu giật mình vội vàng xua tay: “ Đệt, cậu tính trả đũa tôi phải không, tuy rằng tôi muốn làm chú cậu, nhưng xét về tuổi thì chưa đủ trình đâu” Đặng Thiệu vừa nói vừa nhìn tôi chằm chằm, hình như nhận ra sự vui thích trong mắt tôi, hắn vội thay đổi chủ đề: “ Thực ra cũng không sao….” Đặng Thiệu cao thấp đánh giá một phen: “ Nếu cậu thích gọi như vậy, tôi không đồng ý cũng hơi vô duyên, vậy cứ như thế đi, về sau thấy tôi thì gọi chú nghe chưa?”
Tôi nổi giận nhưng cuối cùng cũng đành mặc kệ, bởi vì công cuộc đối chọi giữa hai chúng tôi sẽ còn kéo dài dài, thua keo này ta bày keo khác.
“Cho chú” Tôi đem cái túi plastic đưa cho Đặng Thiệu
“Cái gì vậy?” Đặng Thiệu tò mò mở ra xem, nhìn xong lại hơi ngượng ngùng, nói: “ Ầy, chú đây chẳng qua đùa một câu như vậy, sao nhóc lại tưởng thật?”
Đây là minh chứng điển hình của kiểu người được lợi còn khoe mẽ.
“Chú không cần chứ gì? Vậy trả cho tôi” Tôi với tay định giật lấy túi bóng.
“Ấy ấy ấy, sao lại có kiểu người như nhóc hả? Tặng cho người ta rồi còn đòi lại.” Đặng Thiệu không vui, kêu oai oái đem khăn mặt giấu ra sau.
“ Không phải chú bảo chỉ đùa thôi à?” Tôi hỏi
Đặng Thiệu giữ chặt tay cảnh giác, quyết không cho tôi cơ hội giựt đồ: “ Nhóc có biết cái gì gọi là khách khí không? Cho dù muốn nhận thì ban đầu cũng phải giả vờ từ chối thôi”
“Tại sao thích mà lại phải giả vờ từ chối?” Tôi không rõ.
“Vì… vì sao ấy à?” Ngay cả chính Đặng Thiệu cũng không biết vì sao phải làm vậy, dường như có rất nhiều đều có thói quen này, lâu dần thành một phản xạ tự nhiên người nọ lây người kia, rõ ràng trong lòng rất muốn có nhưng ngoài mặt vẫn phải khách sáo từ chối.
Tuy rằng tôi xuất thân từ nông thôn nhưng đối nhân xử thế giữa người với người vẫn đủ hiểu, đối xử với nhau không thể quá giả tạo, nhưng càng không được thật lòng quá, khéo đưa khéo đẩy là tốt nhất. Vì thế khi được tặng, được cho thứ gì, tôi tuyệt đối tuân theo nguyên tắc của mình, cho là nhận không từ chối.
Đặng Thiệu không trả lời được, nghẹn nửa ngày mới nói một câu: “ Hết bao nhiêu tiền thế? Chú trả lại cho nhóc”
Vừa nghe đến tiền, đôi mắt tôi tỏa sáng lấp lánh, đứng đối diện Đặng Thiệu, chân thành nói: “ 13 đồng tròn”
Đặng Thiệu dở khóc dở cười: “Đệt, chú khách sáo hỏi một câu cho có lệ mà sao cháu trai không tinh ý gì hết vậy”
“Chú không định trả thù lao cho cháu?” Tôi cười ha hả hỏi.
“Trả thù lao? Vì sao chú phải trả cho nhóc? Cái khăn này là tự nhóc mua mà.” Đặng Thiệu cười như đóa hoa cúc nở toe toét.
Tôi chém đinh chặt sắt nói: “ Nhầm rồi, là chú ép buộc cháu phải mua”
Nghe tôi nói thế, sắc mặt Đặng Thiệu đen sì, hung hăng nói: “Liên quan gì đến chú”
Nhận thấy câu chuyện đang trên con đường căng thẳng, tôi không thèm cãi cọ mà đi trước, đi được vài bước lại nghe Đặng Thiệu nói: “ Xét thấy nhóc tự giác mua tặng chú đây khăn mặt, chú lại chẳng có gì cho nhóc, hay là mời nhóc đi ăn bữa cơm nhé?”
Tôi dừng lại, quay đầu nghi ngờ nói: “ Chú mời cháu ăn cơm?”
Đặng Thiệu cười cười, gật đầu: “ Ừ, đúng lúc chú nghỉ trưa chưa có ăn gì, coi như là quà đáp lẽ cho nhóc được không?”
Tôi không chút do dự đáp ứng, tất nhiên trong lòng cũng thêm phần áy náy, Đặng Thiệu trong lòng tôi lại tiến thêm một bước tới cương vị người tốt rồi.
Đặng Thiệu đưa tôi đến khách sạn ở phố Bắc cách đấy không xa, mặt tiền khá lớn, nhìn bên ngoài khách sạn như được rải một lớp bảo thạch, tỏa sáng lòe lòe ( Lòe lòe tác giả dùng đấy, thề =)))
“Muốn ăn gì cứ tự nhiên chọn nhé” Đặng Thiệu đưa thực đơn cho tôi.
Tôi trịnh trọng cầm lấy, khí thế bừng bừng mở thực đơn ra nhưng lại phát hiện đồ ăn trong này sao lạ hoắc, tôi chưa nghe đến bao giờ.
Đặng Thiệu thấy tôi ôm thực đơn ngồi đờ đẫn, nhẹ giọng hỏi: “ Sao không gọi món? Không có món mình thích hả?”
Tôi lén giương mắt nhìn người phục vụ, nhỏ giọng nói: “ Mấy món này là gì thế? Cháu chưa nghe tên bao giờ.”
“Không phải chứ? Chú thật không hiểu nhóc lớn ngần này bằng cách nào đấy”
Để tiêu trừ nghi ngờ của Đăng Thiệu, tôi ưỡn ngực, cao giọng: “ Cháu có thể cao lớn như bây giờ là nhờ bố mẹ cháu, không có họ thì cả cháu lẫn chú có sống được đến giờ không?”
Đặng Thiệu giả vờ điếc, tùy tiện gọi vài món đồ ăn, xong xuôi mới thèm ngó tôi: “ Cháu trai,nói cho chú nghe, cháu là người ở đâu? Đến thủ đô định làm gì thế?”
Đại khái đây là lần đầu tiên tôi thấy dáng vẻ đứng đắn của Đặng Thiệu, nhìn hắn nghiêm túc như thế tự nhiên trong lòng cũng thấy xúc động. Tôi ngồi nghiêm chỉnh, ngoan ngoãn như đang báo cáo kết quả học tập với thầy giáo ở quê nhà, bao nhiêu kế hoạch, mục đích, lí tưởng, hy vọng đặt ở đất Bắc Kinh này trong một chốc khai bằng sạch.
Trình bày xong câu chuyện, tôi nhấc chén trà thoải mái thưởng thức.
“Thì ra nhóc tính tới thủ đô buôn bán à?”
Tôi gật đầu.
Tuy rằng Đặng Thiệu không phải bạn bè của tôi, mà có khi hắn cũng chưa từng nghĩ đến việc coi tôi như bạn, nhưng nếu đã ngồi chung bàn ăn, tôi vẫn hi vọng ít nhất cũng nghe được vài câu tán dương, cổ vũ. Khoa trương hơn tí nữa thì khen tôi có chí hướng phấn đấu, gan dạ sáng suốt. Nói chung hoàn toàn không ngỡ được Đặng Thiệu lại phũ phàng như vậy.
Hắn nhanh gọn, dứt khoát buông lời đắng cay: “ Chú khuyên nhóc tốt nhất là về nhà đi, kinh doanh ở nơi này không tốt đẹp như người ta nghĩ đâu”
Đặng Thiệu nói làm tôi thập phần tức giận, tôi mang đến nơi này toàn bộ gia sản chỉ hy vọng có thể lập nên sự nghiệp. Tuy rằng chí hướng cũng không to tát gì nhưng ít nhất vẫn khao khát một tương lai tốt đẹp, ấy vậy mà giờ tên này dám đả kích tôi không thương tiếc. Thử hỏi có thể nhịn nổi không, có ai nhịn mãi được không.
“Cháu không về” Tôi cả giận.
Đặng Thiệu thấy tôi lần này giận thật, bất đắc dĩ thở dài, tận tình khuyên bảo: “ Cháu trai, không phải chú đây định hất bát nước lạnh vào nhóc, đàn ông có chí hướng là rất tốt, nhưng biết lượng sức mà đi mới thành công được. Nhóc nhìn cái đất Bắc Kinh này xem, nhà nhà buôn bán, người người buôn bán nhưng có mấy ai kiếm được nhiều tiền. Không bằng nhóc che chú trở về đi, cố gắng trồng trọt ruộng nương cho tốt, lại vừa ở bên chăm sóc cha mẹ, như thế không phải vẹn cả đôi đường sao?”
( Hất bát nước lạnh: Như kiểu hành động phũ phàng ấy, người ta đang khí thế bừng bừng mà tạt cho bát nước lạnh thì ai cũng tụt hứng)
Tôi nghe ra ý tốt trong lời của Đặng Thiệu, nhưng không thể chỉ vì thế mà thay đổi quyết định của mình.
“Cháu không về” Tôi lặp lại.
Đặng Thiệu cười khổ: “ Đệt, tính tình cũng quật cường đấy, vậy nhóc đã tính buôn bán gì ở Bắc Kinh chưa?”
Đặng Thiệu cố ý chuyển hướng đề tài, hắn đã bắc cho tôi cái thang, tôi cũng nên biết điều mà đi xuống, cơn giận giảm dần, tôi nói: “ Cháu tính mở cửa hàng bánh rán, khả năng làm bánh rán của chị dâu không phải dạng vừa đâu”
(Hành động “ bắc thang, đi xuống” là để chỉ người ta đã cố làm hòa, cho mình mặt mũi thì mình cũng nên tôn trọng lại)
“Quán bánh rán?” Đặng Thiệu nhăn mặt, âm trầm nói: “Nhóc định mở quán vỉa hè hả?”
Tôi thầm than không ổn, vội vàng cười : “ Không có, không có đâu, cháu sẽ tìm cửa hàng đàng hoàng chứ”
“Nhóc con, tưởng một chút kĩ xảo ấy mà lừa được chú à? Nói cho nhóc nghe, nếu dám mở quán vỉa hè, chú nhất định sẽ tịch thu đồ nghề kiếm ăn, cả giấy phép kinh doanh à, còn phải phạt thật nặng nữa!”
Đối mặt với uy hiếp của Đặng Thiệu tôi cũng chẳng lấy làm sợ hãi, ngược lại còn cười phe phé: “ Chú đừng có dọa cháu, nhiều người cũng vi phạm lắm, đâu thấy chú tịch thu, tiêu hủy giấy phép đâu. Mặt khác, muốn phạt tiền còn phải thông qua cháu đấy, lần đầu tiên bị phạt giỏi lắm thì 500 đồng thôi, cháu mà giao tiền thì đố chú dám tịch thu đồ đạc đấy” Tôi nói liền một hơi dài cũng không thấy mệt, trong lòng còn sung sướng vô cùng.
Đặng Thiệu mặt đen sì, không nói được lời nào.
Tôi mỉm cười: “ Chú chắc tò mò sao cháu lại biết chuyện này, đúng không?”
Đặng Thiệu vẫn như cũ, trầm mặc không nói nửa lời.
Tôi vô cùng tự hào, khoe khoang: “ Là anh cháu nói đó, anh ấy còn dạy tuyệt chiêu đối phó với quản lí đô thị nữa”
“Tuyệt chiêu?” Đặng Thiệu không vội hỏi, trong lòng lại đưa ra quyết định, sớm muộn gì cũng phải chọn ngày tốt thủ tiêu luôn cửa hàng của tên Đinh Đại Bằng kia, ai bảo hắn dám dạy hư cục cưng.
“Tuyệt chiêu gì?” Đặng Thiệu lại hỏi
Tôi vội vàng nâng hai hai, đặt sang hai bên thái dương tỏ ra đang bận rộn suy ngẫm: “ Cháu có một bí mật nhỏ, bí mật nhỏ,còn lâu, còn lâu mới nói cho chú”
“ Nói loạn thất bát tao cái gì đấy?” Đặng Thiệu trở mình xem thường, không thèm đáp lời tôi. Ngay cả khi ăn cơm cũng giữ nguyên tình trạng như vậy.
(Loạn thất bát tao: tương tự thất điên bát đảo, nghĩa là lộn xộn, linh tinh, không ra đâu vào với đâu.)
Lúc tính tiền, thấy Đặng Thiệu phải chi ra một trăm đồng, tuy rằng không phải tôi chi nhưng trong lòng vẫn thấy đau xót thay người ta. Cho đến lúc ra về, Đặng Thiệu vẫn không thèm để ý đến tôi,tôi nhịn không được đành nói: “Chờ bữa nào cháu mời chú ăn cơm.”
Đặng Thiệu bật cười: “Ok, đây là tự nhóc hứa đấy nhé, chú sẽ nhớ kĩ. Nhớ là phải làm ăn cho tốt, thành thật một chút, nhất là khi nhóc buôn bán dưới quyền quản lí của chú”
Tôi thận trọng gật đầu: “ Cháu nhất định kiên trì vượt qua vô vàn khó khăn, đứng vững trước bão táp phong ba và áp lực từ mọi phía vẫn không chùn bước”
“Nhóc con không biết trời cao đất dày, kiểu gì cũng có ngày bị hỏi tội”
Đặng Thiệu trở về làm việc, tôi cũng nhanh chóng về cửa hàng, vừa vào cửa đã bị Đinh Đại Bằng mắng như tát nước vào mặt: “ Ranh con, mày lại chạy đi đâu? Đến bữa trưa cũng không thấy cái mặt đâu?”
“Em đi WC!”
” Đi WC mà đi hai tiếng, bộ chú mày bị táo bón kinh niên à?” Đinh Đại Bằng tức giận mắng
“Chồng à, được rồi đó. Sơ Lục chú ấy cũng lớn rồi, làm việc gì cũng sẽ biết suy nghĩ mà, anh đừng có quản thúc mãi thế. Chú đã ăn cơm chưa?” “ Hoàng hậu bánh rán” thân thiết hỏi tôi.
“Dạ chưa” Tôi không dám nói thật, sợ Đinh Đại Bằng lại nổi giông tố thêm.
“Để chị lấy cơm cho mà ăn” Nói xong, “hoàng hậu bánh rán” lấy bát cơm đặt trên bàn, cười nói: “ Mau ăn đi, nếm thử xem tay nghề chị dâu có được không?”
Nói thật tôi ăn không nổi nữa rồi, để không tỏ ra quá lộ liễu, tôi chỉ có thể cố gắng khởi động khớp hàm nhai ngấu nghiến. Kết quả vừa ăn được hai miếng lại nhìn thấy tên âm hồn bất tán Đặng Thiệu đứng lù lù ở cửa.
Ps: Khổ thân bạn Bằng, có ý tốt dạy thằng nhỏ ai ngờ lại bị em mách lẻo =))) Chương sau anh nhà trả thù anh Bằng cái tội dạy hư trẻ nhỏ =)))