Khai Thị Quyển 3- Hòa Thượng Tuyên Hóa

Chương 6: Khai Thị Nhân Ngày Lễ Tắm Phật


Đọc truyện Khai Thị Quyển 3- Hòa Thượng Tuyên Hóa – Chương 6: Khai Thị Nhân Ngày Lễ Tắm Phật


Khai Thị Nhân Ngày Lễ Tắm PhậtGiữa Nam Tông và Bắc Tông có sự bất đồng về ngày đản sanh của Ðức Phật.

Tuy nhiên, bất luận ngày nào, chỉ cần mọi người thành kính tưởng nhớ, trang nghiêm lễ bái, thì ngày đó chính làngày Ðức Phật đản sanh.

Bởi lẽ “pháp vô định pháp,” cho nên dẫu có nghiên cứu riêng về một vấn đề này đến tóc bạc, mắt lòa, cũng vẫn không tìm ra được một đáp án đúng đắn, chỉ lãng phí thì giờ quý báu, như thế thì đáng tiếc biết bao!Theo đạo Phật, mỗi người nói chung đều có chỗ chấp trước, câu nệ.


Người thì chấp trước Phật Giáo Ấn Ðộ, kẻ thì chấp trước Phật Giáo Tích Lan, Phật Giáo Trung Hoa hoặc Phật Giáo Nhật Bản, v.v…!Chính vì sự chấp trước và quan điểm bất đồng đã khiến cho Phật Giáo trở thành có giới hạn, có ranh giới, và gây nên sự chia rẽ trong Phật Giáo.Thật ra, Phật Giáo vô lượng vô biên, không hề có một phạm vi nhất định.

Do đó, tôi trước sau vẫn chủ trương là không nên vạch ranh giới cho Phật Giáo, mà trái lại, tất cả phải đoàn kết nhất trí, “thế giới một nhà” mới đúng! Tôi vẫn thường nói: “Phật Giáo mà tôi giảng thì không phải là Phật Giáo Ấn Ðộ, cũng chẳng là Phật Giáo Trung Hoa, mà chính là thứ Phật Giáo tận hư không, biến Pháp Giới!” Nói rõ hơn thì không có Phật Giáo nào có quốc tịch, không có Phật Giáo nào có chủng tộc, và cũng không có thứ PhậtGiáo phân chia nhân, ngã hay mình, người! Không phải chỉ có kẻ tín ngưỡng Phật Giáo mới là đệ tử Phật, mà ngay cả những người không tín ngưỡng Phật Giáo cũng là đệ tử của Phật! Vì sao? Là vì Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni từng dạy rằng:Nhất thiết chúng sanh,Giai hữu Phật tánh, Giai kham tác Phật!Nghĩa là:Tất cả chúng sanh,Ðều có Phật tánh,Ðều đặng thành Phật!Ðiều này chứng tỏ rằng người tin Phật là chúng sanh, mà người không tin Phật cũng là chúng sanh!Có người nói: “Tôi không phải là chúng sanh!” Thế thì, thử hỏi: “Bạn không phải là chúng sanh; vậy thì bạn là gì?”Có người lại cả quyết: “Tôi tên là Thiên (trời), vậy thì tôi là trời!” Bạn nên biết rằng: “Trời” cũng là một chúng sanh!Cũng có người nói: “Tôi tên là Ðịa (đất), vậy thì tôi là đất!” Bạn nên nhớ rằng: “Ðất” cũng là chúng sanh và cũng không vượt ra ngoài vòng chúng sanh!Tận cùng cõi hư không và khắp cả Pháp Giới đều là nơi cư ngụ của chúng sanh.

Trong mười Pháp Giới, chỉ có Phật Pháp Giới là vượt ra ngoài vòng chúng sanh; kỳ dư, chín Pháp Giới còn lại (Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn, Trời, Người, A Tu La, Súc Sanh,Ngạ Quỷ, Ðịa Ngục) đều thuộc trong vòng chúng sanh, nên đều được gọi là “chúng sanh.”Chúng ta đều là chúng sanh, thế thì, nếu tôi xem những kẻ không tin theo đạo Phật cũng thuộc về Phật Giáo thì có gì là không công bằng chứ? Ðây chính là tánh cách “toàn thể đại dụng” của Phật Giáo.

Ðức Phật dạy rằng:Nhất thiết chúng sanh giai khả thành Phật!(Tất cả chúng sanh đều có thể thành Phật!)Dù các bạn có tin theo Phật Giáo hay không, trong tương lai, tất cả các bạn đều sẽ thành Phật! Vì sao? Vì các bạn chạy không khỏi cái vòng chúng sanh! Người nào hiện tại không tin Phật, thì tương lai sẽ tin Phật; đời này không tin Phật; thì đời sau có thể tin Phật nói tóm lại là mọi người rồi sẽ tin Phật, do đó mà tất cả chúng sanh đều được xem như đệ tử của Phật.Hiện nay có tôn giáo không giảng đạo lý, cứ quả quyết rằng: “Chỉ có một vị Thần độc nhất vô nhị, có thể làm chủ tể thế giới, sáng tạo thế giới, và khống chế vũ trụ mà thôi.

Con người thì không có tư cách làm Thần, mà chỉ có thể làm nô lệ cho Thần và chịu sự chi phối của Thần!” Thứ lý luận này rất tương phản với tông chỉ của Phật Giáo!Theo tông chỉ của Phật Giáo thì ai ai cũng có thể thành Phật được cả.

Các chúng sanh đời hiện tại chính là cha mẹ của chúng ta trong đời quá khứ và là những vị Phật trong tương lai.


Nếu chúng ta sanh lòng sân hận đối với chúng sanh thì cũng như sân hận cha mẹ mình và chư Phật; và như thế tức là chúng ta trở thành những kẻ bất hiếu, đại nghịch! Do vậy, đối với chúng sanh thì chúng ta cần phải từ bi, kính trọng.

Giữa người với người thì nên đối đãi một cách chân thành và sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau; chứ đừng chướng ngại, đố kỵ nhau.

Ðó là điểm vĩ đại nhất của đạo Phật.Hôm nay các bạn đến Vạn Phật Thánh Thành tham gia Lễ Tắm Phật, thì tôi xem các bạn như là đệ tử của Phật (mà không cần biết các bạn có tin Phật hay không, có tắm Phật hay không!) Người tín ngưỡng Thiên Chúa tôi cũng kể như đệ tử của Phật, người tín ngưỡng Giê-su tôi cũng coi là đệ tử của Phật.

Ngay cả những người tín ngưỡng Do Thái Giáo, hoặc Hồi Giáo, v.v…!Tôi cũng đều xem họ như đệ tử của Phật.


Tôi tuyệt nhiên không hề xem các bạn là “người ngoài” đối với Phật Giáo.

Tất cả mọi người đều là một nhà, cùng chung một gia đình, không phân biệt người này kẻ nọ.

Các bạn xem, Phật Giáo hoàn toàn không có tư tưởng bài xích tôn giáo khác, thật là vĩ đại biết bao!(Giảng ngày 09 tháng 5 năm 1983).


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.