Đọc truyện Khai Thị Quyển 3- Hòa Thượng Tuyên Hóa – Chương 254: Nhân Quả Báo Ứng – Tơ Hào Không Sai
NHÂN QUẢ BÁO ỨNG – TƠ HÀO KHÔNG SAIHòa thượng Tuyên Hóa khai thị tại trường Đại học OregonNam mô tận hư không biến pháp giới thập tam thế thường trụ vô lượng vô tận nhất thiết chư Phật.Nam mô tận hư không biến pháp giới thập phương tam thế thường trụ vô lượng vô tận nhất thiết tôn Pháp.Nam mô tận hư không biến pháp giới thập phương tam thế thường trụ vô lượng vô tận nhất thiết Hiền Thánh Tăng.Nam mô tận hư không biến pháp giới thập phương tam thế thường trụ vô lượng vô tận nhất thiết Ba La Đề Mục Xoa.Nam Mô Như Lai: Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Lượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.Đạo Phật chú trọng về nhân quả, vì sự báo ứng tuần hoàn không hề sai lệch một tơ hào.
Gieo nhân nào thì gặt quả đó.
Trồng nhân lành thì kết quả lành, trồng nhân ác thì kết quả dữ.
Nếu mình gieo nhân mắng chưởi người, tức mình sẽ bị kẻ khác đánh đập.
Nếu mình gieo nhân đánh người, tương lai sẽ gặt quả báo bị người giết.
Cổ nhân nói “Giết cha người, người giết cha mình; giết anh người, người giết anh mình” là vậy.
Nhân nào, quả nấy.
Chúng sanh như chúng ta đều sợ quả chứ không sợ nhân.
Lúc gieo nhân, chúng ta không chịu cẩn thận, đến khi kết thành quả rồi thì mới lo lắng bồn chồn.
Ngược lại, Bồ Tát thời sợ nhân chứ không sợ quả.
Bồ Tát rất cẩn thận khi gieo nhân, cho nên khi quả báo đến thì Bồ Tát tình nguyện tiếp nhận quả báo đó, chứ không trốn tránh.
Tư tưởng của chúng sanh và Bồ Tát khác nhau là ở chỗ này.Lòng người đại lượng thì phước báo quảng đại, còn nếu tâm lượng hẹp hòi thì phước báo nhỏ nhoi.
Lòng đại lượng tức là hạt nhân to lớn, tương lai kết quả sẽ lớn.
Chúng ta nên biết rằng: “Tất cả đều do tâm tạo.” Người xưa nói chữ “Tâm” đó như sau:“Tam điểm như tinh bố, Loan câu tự nguyệt nha, Phi mao tùng thử khởi, Tác Phật đã do tha,” tức là: Ba điểm chấm như một chùm sao, Lưỡi câu cong như trăng lưỡi liềm, Đội khoác da lông là từ đây, Làm Phật được cũng do nó đấy.Bởi vậy chúng ta đừng nên làm các điều ác, mà hãy làm tất cả việc lành.
Thành Phật cũng là do từ một niệm trong tâm.
Song, con người không thể quản chế được tự tâm.
Mặc dù tâm là ở trong, nhưng nó thường hay chạy ra ngoài.
Vọng tưởng có thể đưa chúng ta đi xa đến thiên đường hay địa ngục hoặc gần thì đến New York hay San Francisco.
Chung quy là chúng ta không thể tự quản chế được tâm mình.
Tu đạo là tu một niệm ở tự tâm.
Nếu chúng ta có thể đem một niệm tâm kiềm chế vào mội chỗ và chuyên nhất, vậy tứ là vô sự và khỏi phải bàn gì nữa.Giảng ngày 3 tháng 5 năm 1987.