Đọc truyện Khai Thị Quyển 3- Hòa Thượng Tuyên Hóa – Chương 25: Cảnh Giới Của Bậc A La Hán Chứng Ðạo
Cảnh Giới của Bậc A La Hán Chứng ÐạoTrong phẩm Tựa, phẩm thứ nhất của Kinh Pháp Hoa, có chép rằng:”A La Hán, chư lậu dĩ tận, vô phục phiền não, đãi đắc kỷ lợi, tận chư hữu kết, tâm đắc tự tại.”(“Bậc A La Hán, đã hết các lậu, không còn phiền não, đạt tới chỗ lợi mình, hết mọi hữu, kết, tâm được tự tại.”)Ðó là cảnh giới của bậc A-la-hán chứng đạo.
Bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu sơ lược ý nghĩa của đoạn văn trên.”Chư lậu dĩ tận” (đã hết các lậu).
“Chư lậu” ở đây bao gồm sự nói nhiều, nghe nhiều, nhìn hình sắc nhiều, khởi vọng tưởng nhiều.
Thế nào là “bất lậu,” hoặc “không lậu?” Nói một cách vắn tắt thì bất lậu tức là: Phi lễ vật thị,Phi lễ vật thính,Phi lễ vật ngôn, Phi lễ vật động.Nghĩa là:Trái với lễ giáo thì đừng nhìn,Trái với lễ giáo thì đừng nghe,Trái với lễ giáo thì đừng nói,Trái với lễ giáo thì đừng làm.Ở đây, “lễ” tức là quy củ, phép tắc; mà quy củ, phép tắc thì cũng chính là Giới-luật.
Nếu các bạn không nhìn những gì trái với lễ nghĩa thì căn mắt của các bạn được thanh tịnh, không nghe những gì trái với lễ nghĩa thì căn tai của các bạn được thanh tịnh, không nói những lời trái ngược với lễ nghĩa thì căn lưỡi của các bạn được thanh tịnh, không làm những điều trái ngược với lễ nghĩa thì căn thân của các bạn được thanh tịnh.
Khi sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) đều thanh tịnh thì không còn lậu nữa.Có lậu, thì cũng giống như chiếc bình đựng nước có một lổ làm cho nước trong bình chảy ra ngoài, khiến bình vĩnh viễn không thể nào chứa đầy nước được.
Ðối với việc tu Ðạo, lậu chính là phiền não, và tánh nóng nảy, sân hận.
Nếu các bạn tu được một chút công đức mà lại bị “lửa” vô minh đốt sạch, thì các bạn vĩnh viễn không thành Ðạo quả.
Mọi người cần phải lưu ý điểm này và phải tu hành một cách thận trọng!Ngoài thì như như bất động trong thì không có dục niệm, đó là trạng thái không còn lậu.
Nếu bề ngoài tuy là “bất động” nhưng bên trong vẫn còn bị động, như thế tức là vẫn còn lậu.
Nói cách khác, nếu còn ý tưởng về dục niệm, còn hành động theo dục vọng, là còn lậu; nếu không còn, là vô lậu.
Tu Ðạo tức là “tu vô lậu,” là tu tập công phu phản bổn hoàn nguyên, trở về với bản thể trong sạch lúc ban đầu.Các bậc Ðại A La Hán đã lọc sạch hết những thứ cặn bã, chỉ còn lại tinh hoa mà thôi, do đó mới nói là các Ngài đã hoàn toàn không còn các lậu nữa.”Vô phục phiền não” (không còn phiền não).
Bậc A La Hán thì không còn phiền não nữa.
Làm thế nào để hết phiền não? Phương pháp rất đơn giản đó chính là không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không vọng ngữ! Bậc A LaHán chính nhờ làm được như thế nên hết sạch các lậu và không còn phiền não nữa.”Ðãi đắc kỷ lợi” (đạt tới chỗ lợi mình).
Bậc A La Hán đã đạt được sự lợi ích của “Thiền duyệt vi thực, Pháp hỷ sung mãn” (lấy niềm vui trong thiền định làm thức ăn, và tràn đầy sự an lạc nơi Phật Pháp) Các Ngài cũng đều đạt được Vô Tranh Tam Muội, dứt hẳn tâm thích hơn thua.
Có bài kệ rằng:Tranh thị thắng phụ tâm,Dữ Ðạo tương vi bội,Tiện sanh Tứ Tướng Tâm, Do hà đắc Tam-muội?Nghĩa là:Tranh là tâm hơn thua, Ði ngược lại với Ðạo,Sanh ra bốn tướng tâmLàm sao được Tam-muội?”Tận chư hữu kết” (hết mọi hữu, kết).
“Hữu”17 là hai mươi lăm cảnh hữu-tình18 trong Tam Giới.
“Kết”19 là do phiền não mà kết tập sanh tử.
Do có kiến hoặc, tư hoặc, trần sa hoặc, vô minh hoặc mà việc xuất ly Tam Giới của chúng ta bị chướng ngại.
Nếu chúng ta có thể dẹp hết thói hư tật xấu, trừ sạch những phiền não đã kết tập lại với nhau, và dứt hết mọi vấn đề trong Tam Hữu,20 tức là chúng ta đã “hết mọi hữu, kết,” chấm dứt được Phân Ðoạn Sanh Tử!21″Tâm đắc tự tại” (tâm được tự tại).
Vì sao được như vậy? Vì tâm được an lạc, tự tại! Vì sao tâm được an vui tự tại? Là vì “đã hết các lậu, không còn phiền não, đạt tới chỗ lợi mình, hết mọi hữu, kết.” Các bậc Ðại A La Hán đã đạt tới cảnh giới:Chư lậu dĩ tận, Phạm-hạnh dĩ lập, Sở tác dĩ biện, bất thọ hậu hữu.(Các lậu đã hết, Phạm-hạnh22 đã thành,Mọi việc đã xong, không còn đầu thai.)Tâm của chúng ta là tha tại chứ không phải là tự tại.
“Tha tại” có nghĩa là thân thì ở đây nhưng tâm lại không ở đây, không nghĩ về Nam triều thì cũng tới Bắc quốc, không nhớ đông tây thì cũng mơ nam bắc, từ đầu đến cuối chẳng có lúc nào ngừng nghĩ cả.Những vọng tưởng lăng xăng ấy đã đuổi “chủ nhà” đi và để cho “vị khách” trần lao từ bên ngoài vào nắm quyền làm chủ, cho nên tâm không tự tại.
“Tự tại” tức là tâm không còn tạp niệm, tự tánh tỏa ánh sáng rực rỡ soi tỏ trời đất, thân tâm đầu thanh tịnh, thanh thản, tự do.Ðoạn kinh văn trên vô cùng quan trọng cho nên chúng ta cần phải ghi nhớ, không được lãng quên.
Nếu nghiên cứu phần kinh văn ấy cho tường tận, thấu đáo, tôi cam đoan rằng các bạn sẽ được liễu thoát sanh tử, chứng đắc được cảnh giới giống như các bậc A La Hán vậy.
Không chứng được quả vị A La Hán thì tâm không thể tự tại được.
Chỉ khi nào chứng được quả A La Hán, đuổi được khách trần, dẹp bỏ được phiền não rồi, thì lúc ấy tâm mới tự tại vậy!.