Khai Thị Quyển 3- Hòa Thượng Tuyên Hóa

Chương 23: Tu Ðạo Cần Phải Quý Phước Cầu Huệ


Đọc truyện Khai Thị Quyển 3- Hòa Thượng Tuyên Hóa – Chương 23: Tu Ðạo Cần Phải Quý Phước Cầu Huệ


Cần Phải Kiểm Tra Những Sách Xuất BảnTổng Hội Phật Giáo Pháp Giới và trường Ðại-học Pháp Giới Phật Giáo đã xuất bản rất nhiều sách về Phật-giáo; song le, có một số sách chưa đạt tới chỗ tận thiện tận mỹ.

Từ nay về sau, bất luận là sách do ai giảng giải hoặc soạn thảo, tất cả đều phải được kiểm tra cẩn thận trước khi ấn hành.

Sau khi được sự đồng ý của mọi người, chắc chắn là sách không còn sai sót gì nữa, thì mới được đem in.Từ nay về sau, tất cả mọi việc ở Vạn Phật Thánh Thành đều phải được tiến hành với tác phong dân chủ, chí công vô tư, công minh chính trực, không thiên vị, và với tinh thần cầu tiến theo chiều hướng chân, thiện, mỹ.

Các sách do chúng ta ấn hành đều không còn có sai sót gì cả; bởi vì nếu có sai sót thì sẽ ảnh hưởng xấu cho mọi người, và còn bị phê bình nữa.

Do đó, hy vọng mọi người hãy nổ lực, cố gắng làm cho hoàn hảo, đến nơi tận thiện tận mỹ.Kinh Phật chứa đựng những lời giáo huấn từ chính kim khẩu củaÐức Phật Thích Ca Mâu Ni nói ra, do đó, một từ cũng không được sửa, một chữ cũng không được sót, nếu không, chẳng những là không có công mà ngược lại, còn mang tội nữa.


Cổ nhân dạy rằng:Y văn giải nghĩa,Tam thế Phật oan,Ly Kinh nhất tự, Tức đồng ma thuyết.Nghĩa là:Giảng nghĩa theo văn:Oan ba đời Phật.Rời Kinh một chữ:Thành lời ma nói.Từ đó chúng ta có thể thấy rằng phiên dịch kinh điển không phải là một công việc dễ dàng.

Hy vọng mọi người đều dốc hết năng lực để phiên dịch nên những bộ kinh hoàn toàn phù hợp với ý chỉ của chư Phật, không có khuyết điểm.

Như thế, một khi được truyền bá rộng rãi, các bộ kinh sách ấy sẽ giúp cho độc giả hưởng được sự ích lợi của Phật Pháp!Tu Ðạo Cần Phải “Quý Phước, Cầu Huệ”Tín đồ Phật Giáo chúng ta khi chưa thành Phật thì _cần phải biết”quý phước, cầu huệ.” Hễ biết quý phước thì phước báu gia tăng, còn cầu huệ thì trí huệ tăng trưởng.Các bạn hãy nhìn xem: Người đời có vô số hoàn cảnh khác nhau.

Có những người được phước báu rất lớn, không cần phải làm gì cả mà lại được vạn sự như ý, mọi thứ đều có sẵn, đời sống rất sung túc; họ không buồn không lo, sung sướng vô cùng, đó là nhờ khi trước họ đã từng tu phước rất nhiều, nên nay mới được hưởng phước báo lớn lao như thế! Có những người thì lại có trí nhớ rất tốt, chỉ xem qua một lần là không bao giờ quên.

Họ vừa thông minh vừa khoẻ mạnh, và còn có biện tài vô ngại; khi họ thuyết Pháp thì có hiện tượng “trời mưa hoa xuống, đất trồi sen vàng” xảy ra.


Vì sao họ có khả năng ấy? Là vì khi xưa họ đã từng tu huệ rất nhiều!Làm thế nào để tu huệ và tu từ đâu? Trước hết, hãy bắt đầu từ Ðại Thừa, đọc tụng kinh điển Ðại Thừa, nghiên cứu Tam Tạng cho thật thấu đáo, cho tới mức viên mãn, miệng có thể đọc thuộc, tâm có thể nghĩ suy.

Sáng cũng như chiều, ngày ngày dùi mài Tam Tạng16 cho làu thông, thấu triệt, thì đại trí huệ khai mở, kiếp sau nhất định sẽ vừa thông minh vừa biện tài.Chúng ta đã biết thế nào là “quý phước, cầu huệ” thì cần phải quý tiếc đồ vật, không nên làm hư hại vật dụng.

Làm những công việc như sửa cầu, đắp đường, cất chùa, dựng tháp, bố thí y phục, bố thí vật thực, cứu giúp người nghèo khổ tức là tu phước, tạo phước điền.

Còn giảng Kinh thuyết Pháp, in kinh sách để truyền bá, phiên dịch kinh điển, tô vẽ tranh Phật…!là thuộc về pháp môn tu huệ.

Giả sử các bạn không muốn có phước báo và cũng không muốn có trí huệ, thì chẳng còn lời gì để nói.

Song, nếu các bạn muốn có phước báo, muốn có trí huệ, thì hãy mau mau tu phước, cầu huệ.

Không được lãng phí phước báo và cũng không được bỏ trí huệ một cách tùy tiện! “Quý phước, cầu huệ” là một công việc lớn lao, tất yếu mà mọi tín đồ Phật giáo cần phải thực hành!.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.