Khai Thị Quyển 2- Hòa Thượng Tuyên Hóa

Chương 7: 13 Bát Khổ


Đọc truyện Khai Thị Quyển 2- Hòa Thượng Tuyên Hóa – Chương 7: 13 Bát Khổ


13.

BÁT KHỔLão Tử nói rằng:”Ngô sở dĩ hữu đại hoạn giả, vi ngô hữu thân;Cập ngô vô thân, ngô hữu hà hoạn?” Dịch là:”Ta có họa lớn vì có thân này,Thân ta chẳng có thì họa sao còn?”Con người có đủ thứ chấp trước song không chịu xả bỏ là do bị nhốt trong chuồng Ngũ Uẩn.

Vì không thoát đặng nên ở trong vòng Ngũ ấợm này mà phát sinh đủ thứ chấp trước, đủ thứ phân biệt, đủ thứ vọng tưởng, không tài nào thoát khỏi sinh tử được.Trong Phật Giáo nói về Khổ thì khi trước tôi đã nói về Tam khổ rồi; bây giờ nói về Bát khổ.

Bát khổ này bao quát tám loại; thực tế không phải chỉ có tám khổ thôi, mà có vô lượng vô biên nỗi khổ.Bát khổ là gì? Ðó là: Sinh, lão, bịnh, tử khổ, Ái biệt ly khổ, Oán tăng hội khổ, Ngũ ấợm xí thạnh khổ, Cầu bất đắc khổ.

Tám cái khổ này làm hại con người trên thế gian nhiều lắm.1. Sanh khổ: Con người sinh ra là đã chịu khổ nạn vô cùng rồi.

Khi còn trong bụng mẹ, mẹ ăn đồ lạnh thì con cảm giác như là ở trong núi tuyết vậy; mẹ ăn đồ nóng thì con tưởng như ở trong núi lửa vậy.

Rồi đủ chuyện không như ý phát sinh.

Ðến lúc sinh ra thì cũng như bi ép giữa hai hòn núi vậy; nên con nít sinh ra là khóc oa oa: “Khổ quá! Khổ quá!” Ðó là vì con nít muốn than khổ nhưng không biết nói nên chỉ khóc.Nếu con người không có thân thể thì không có cảm giác đau khổ gì cả, nhưng khi có thân thể thì có đủ thứ cảm giác thống khổ.Nên lúc sinh ra cũng giống như lúc con rùa bị rứt khỏi mu vậy.

Thống khổ khó mà nhẫn nại được.2. Tử khổ: Có sinh thì phải có chết.

Lúc chết thì Tứ Ðại phân tán, bị gió nghiệp thổi đi.

Ðau khổ đó thật khó mà diễn bày được.3. Bịnh khổ: Thân thể con người do đất, nước, gió, lửa giả hợp mà thành.

Nếu lửa nhiều thì nước ít, nếu gió nhiều thì đất ít, nếu nước nhiều thì lửa ít.

Tứ Ðại không điều hợp, không quân bình thì tự nhiên sinh bịnh; có bịnh thì có đau đớn.Con người mà đầu đau, chân nhức hoặc là tay, lưng, tỳ, vị, thận,…!sanh bịnh đều có nguyên nhân của nó.

Nếu kẻ nào mà hiếu sắc thì thận dễ bị bịnh; kẻ tham tài thì tim dễ bịnh, kẻ thích nóng giận thì gan rất dễ bịnh, kẻ nào buồn phiền thì phổi dễ sinh bịnh, kẻ nào lòng chứa oán ghét thì tỳ dễ sinh bịnh.

Tâm, can, tỳ, phế, thận có bịnh đều do hận, oán, não, nộ, phiền sinh ra.

Người có tâm sân hận thì hại trái tim, người có tâm oán nặng thì hại tỳ, người có lòng buồn rầu lo lắng thì hại phổi, người có lòng nóng giận nhiều thì hại gan, người có lòng phiền nhiều thì hại thận.

Nên Bốn Ðại không điều hợp thì do hận, oán, não, nộ, phiền, và thất tình tác quái.


Nếu vui nhiều quá, oán hận nhiều quá, buồn bã rầu rĩ nhiều quá, sợ hãi nhiều quá, hoặc là dục vọng nhiều quá đều làm cho Tứ Ðại không điều hợp, sinh ra đủ thứ bịnh hoạn.

Có bịnh thì rất dễ già, nên sau khi bịnh rồi thì tới lão.4. Lão khổ: Khi già thì mắt hoa, tai điếc, răng rụng, chân run, thân thể đứng không vững nữa.Sinh, lão, bịnh, tử, là bốn thứ khổ làm cho con người không tự tại, phát sinh ra đủ thứ phiền não.5. Ái biệt ly khổ: Vì sao mình làm người? Bởi vì mình có ái, có yêu nên mới tới thế giới Ngũ Trược này.

Nếu yêu đương mà ít thì mình không sinh vào thế giới này đâu, mà sẽ sinh về Cực Lạc Thế Giới, Lưu Ly Thế Giới, hoặc những thế giới khác.Cổ nhân nói rằng: “Ái bất trọng bất sanh Ta Bà, Nghiệp bất không bất sanh Cực Lạc.” (Ái tình không nặng đâu sinh Ta Bà, Nghiệp chướng chẳng hết sao về Cực Lạc?) Nghiệp hết, tình không, thì thành Phật; nghiệp nặng, tình nhiều, tức là phàm phu.

Kẻ phàm phu thì bị tình ái làm mê loạn, không phá thủng nổi lưới tình, lại cho rằng ái tình là cao quý nhất.

Người đời cho rằng ái tình trai gái là chuyện hết sức quý giá.

Kỳ thật, ái càng nặng thì tình càng thâm, càng hãm mình vào vòng ngu si mê muội.

Có kẻ biết là bẫy rập nhưng rồi cũng chui vào lưới tình.

Con trai, con gái khi trưởng thành rồi thì chỉ nghĩ tới chuyện mau mau mà kết hôn.

Thật là quen đường cũ quá rồi! “Ái” là thứ tình cảm quyến luyến.

Có người thì yêu tiền, có người thì yêu sắc.

Tiền tài là vật ở ngoài thân, sắc đẹp thì cảm nhận ở trong lòng.

Tình cảm quyến luyến cũng là do yêu thương mà ra.Tinh thần đau khổ thì tâm không tự tại, đủ thứ khó chịu là cũng vì có ái tình này.

Ái biệt ly khổ là cái khổ chia ly khi hai người đang thương yêu nhau.

Hai kẻ yêu nhau như keo sơn, như cá với nước, thì đột nhiên có chuyện xảy ra khiến họ bất đắc dĩ phải chia tay.

Họ lâm vào tình cảnh thật khó ly biệt, khó chia tay; còn có nỗi khổ nào bằng không dễ khống chế được, cho nên gọi là Ái biệt ly khổ.6. Oán tăng hội khổ: Khi mình gặp mặt nói chuyện với người có nhân duyên thì cảm thấy rất dung hợp, làm việc với nhau rất dễ dàng, không có xung đột.

Nhưng có những người khi mình mới gặp mặt thì cảm thấy không có nhân duyên, muốn ghét họ liền, nên mới tìm cách tránh mặt đối phương, tìm chỗ khác để đi.

Nào ngờ tới chỗ khác cũng lại gặp kẻ đó! Mình càng ghét họ bao nhiêu thì càng đối đầu với họ bấy nhiêu.


Ðó cũng là một nỗi khổ.7. Cầu bất đắc khổ: Có mong cầu là bởi có lòng tham.

Tham mà không thỏa thì sinh phiền não, cho nên đó cũng là khổ.

Cầu danh, cầu lợi, cầu tiền, cầu sắc mà không được thì khổ, vì chẳng thỏa mãn tâm nguyện mình muốn.Cầu mà được cũng chưa kể là sung sướng.

Thí dụ như khi chưa kiếm được tiền thì sợ là không kiếm được; khi kiếm được thì lại sợ sẽ mất đi, cho nên ngày đêm đề phòng.

Bởi vậy, cầu được đã là khổ, mà cầu chẳng được lại càng khổ hơn! Do đó đối với việc khác, cứ theo đây mà suy ra.

Chưa có thì sợ không kiếm được, có rồi thì lại sợ mất.

Ðó đều là trạng thái lòng không bình thản, không tự tại, không an lạc.8. Ngũ ấm xí thạnh khổ: Ngũ ấợm tức là sắc, thọ, tưởng, hành và thức; cũng gọi là Ngũ Uẩn.

Nó là thứ rất khó hàng phục, rất khó có thể thấy nó là không.

Ngũ ấợm này phừng phừng phát hiện giống như lửa vậy, thiêu đốt tâm thần của mình, làm mình thống khổ vô vàn.

Nếu mình có pháp An tâm, pháp An thân thì tám cái khổ này chẳng thể động chạm tới mình đặng; nên nói:”Lão Tăng tự hữu An thân pháp,Bát Khổ giao tiên dã vô phòng.” Dịch là:”Sư già vốn có phép An thân,Tám khổ chằng chịt chẳng nhằm gì.”14.

TU ÐẠO KHÔNG CẦN QUÁ THÔNG MINH(Vạn Phật Thành ngày 7 tháng 5 năm 1982) Lão Tử nói:”Dưỡng thành đại chuyết phương vi xảo,Học đáo như ngu thủy kiến kỳ.” Dịch là:”Dưỡng tâm như dại là tuyệt xảo,Học tới như ngây mới diệu kỳ.”Mình cần học “ngây ngô.” Song học ngây ngô không phải là chuyện dễ, bởi vì kinh nghiệm thường dạy mình rằng đừng có ngây ngô.

Cho nên nếu dưỡng tâm như khờ dại thì đó mới gọi là tinh xảo.

Tu hành tức là muốn dưỡng “chuyết,” dưỡng tâm như kẻ khờ khạo; càng khờ càng tốt.Sao gọi là khờ? Khờ có nghĩa là hoàn toàn chẳng có vọng tưởng.

Không khờ thì vọng tưởng đầy dẫy.

Vọng tưởng mà nhiều thì tự nhiên muốn tìm chuyện xưa, muốn biết chuyện nay, rồi muốn xen vào đủ chuyện tạp nhạp, muốn hiểu đủ thứ báo chí tin tức lăng nhăng.

Ðó là những điều chướng ngại cho sự tu hành.


Sự khờ khạo, dốt nát chân chính là như thế nào? Tức là nhập Ðịnh.

Nếu nhập Ðịnh thì đông, tây, nam, bắc, đều chẳng biết tới; cùng thế giới vô tranh, tự tại vô ngại.Tại sao mình không thể tự tại vô ngại được? Là bởi vì còn có lòng tranh, lòng tham, lòng cầu, lòng ích kỷ, lòng tự lợi; do đó chẳng thể tự tại được.

Muốn tự tại cũng làm không được.

Khi đã bất mãn hiện tại, bất mãn quá khứ, bất mãn tương lai, cứ cho rằng người khác đối với mình không tốt, cho rằng mình cư xử tốt với người, tự biện hộ, tự đứng trên cương vị không thua ai cả, rằng mình là hơn người, thì không thể tu Ðạo được.

Tu Ðạo tức là chẳng biện hộ, chẳng giảo hoạt, chẳng nói chuyện thị phi; cho nên nói: Ma Ha Tát, bất quản tha, Di Ðà Phật, các cố các.

(Ðại Bồ Tát, chẳng xen vào chuyện người.

A Di Ðà Phật, ai lo chuyện nấy!)Luôn luôn canh gác thân tâm, không nghĩ loạn xạ, đó tức là chân chính tu Ðạo.

Kẻ không chân chính tu Ðạo thì lúc nào cũng nghĩ này nọ loạn xạ, lúc nào cũng tìm phương cách để làm lợi cho mình.

Vì thế kẻ chân chính tu hành thì phải: Vạn duyên phóng hạ, Nhất niệm bất sanh.

(Buông xả mọi chuyện, Một niệm không khởi.)Buông xả tất cả danh lợi, tiền tài, sắc đẹp, ăn uống, ngủ nghỉ.

Không khởi ý niệm nên không có ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả; luôn luôn tự tại an lạc.Chân chính tự tại là gì? Tức là không khởi vọng tưởng!Nếu tối ngày cứ khởi vọng tưởng thì mình không có tự tại; tư tưởng loạn xạ của mình sẽ tới khắp cùng hư không, Pháp Giới.

Nếu không muốn tu thì chẳng cần nói làm gì, bằng nếu muốn chân chính tu hành thì đừng nghĩ loạn xạ, hãy đem tâm mình cột chặt một chỗ, nhất tâm chuyên niệm.

Hễ chuyên nhất thì mới linh ứng; hễ tâm phân tán thì trở nên u mê.

Cho nên người muốn tu thì phải biết đạo lý này vậy.15.

NHỮNG CON TRÙNG TÁC QUÁI TRÊN THÂN CỦA MÌNH(Vạn Phật Thành ngày 8 tháng 5 năm 1982)Người đến Vạn Phật Thành xuất gia đều là tự ý, không phải bắt buộc.

Hoặc là người Mỹ, hoặc là người Hoa, các vị đó đều tự nguyện, khẩn cầu nhiều lần rồi mới được hứa khả cho xuất gia.Người quy y cũng vậy, họ tới Vạn Phật Thành đều do tự ý muốn quy y.

Nếu họ không muốn thì cũng không ai ép buộc họ cả, bởi vì ép buộc không phải là Pháp cứu cánh; cho nên nói: Cưỡng trích chi qua bất điềm.

(Dưa mà hái một cách miễn cưỡng thì không ngọt.)Nếu người không tự ý xuất gia thì dù bạn có cho họ đi tu cuối cùng họ cũng hoàn tục.

Có kẻ chân chính muốn xuất gia, nhưng sau thời gian lâu dài còn thối tâm hoàn tục, huống gì kẻ không thật tâm đi tu.

Ðó là những trường hợp có thể xảy ra.Xuất gia là chuyện quang minh lỗi lạc, là việc của bậc đại trượng phu, không phải chuyện của kẻ đạo tặc, hèn hạ nhỏ mọn, hay làm việc tiểu nhân.


Làm người xuất gia thì phải rõ bổn phận của người xuất gia, nhận thức rõ ràng địa vị và tông chỉ kẻ tu hành, đừng a dua với đám đông giống như kẻ thế tục vậy.

Ðừng có người ta nói dạ thì mình dạ, người ta nói đi thì mình đi, tự mình không có tông chỉ, không nhận thức rõ ràng.Quy y Tam Bảo hay hộ trì Tam Bảo thì cũng vậy; khi các vị quy y Tam Bảo thì cần phải hộ trì Tam Bảo, không phải là mình quy y Tam Bảo rồi thì muốn Tam Bảo hộ trì mình.

Ðừng tìm tiện nghi ở trong Phật Giáo, nếu như vậy thì sau này sẽ chịu thiệt thòi, có hối hận thì đã trễ rồi đó.Chúng ta người nào cũng đầy dẫy vọng tưởng, vọng tưởng nhiều như hạt bụi.

Tại sao có vọng tưởng nhiều như vậy? Là bởi vì trong thân mình có rất nhiều vi trùng, có con lớn, có con nhỏ, có con già, có con trẻ.

Những con vi trùng đó có con thì có thần thông, có con thì có quỷ thông, có con thì có nhân thông, có con thì có thiên thông, có con thì có địa thông.

Lũ trùng ấy ở trên thân ta thi triển pháp thuật, tác yêu tác quái.

Chúng nó cũng biết đánh điện tín! Hễ chúng đánh điện tín tới tâm mình một cái, thì mình khởi lên một cái vọng tưởng! Cho nên vọng tưởng của mình thật không lúc nào ngừng nổi.

Hễ vọng tưởng này vừa xẹp xuống, thì một điện tín kia truyền lại, khiến mình lại nổi lên vọng tưởng khác.Ðó đều là do lũ trùng trong thân mình tác quái.Những thứ trùng này tuy là trùng nhưng nó là đặc vụ! Có thứ thì có thiên thông, tức là đặc vụ trên trời xuống; có thứ thì biết thần thông, tức là đặc vụ của mấy ông thần; có thứ thì biết nhân thông, tức là đặc vụ của loài người; có thứ thì gọi là quỷ thông, súc sinh thông.

Có thứ trùng trợ giúp mình tu hành để phát Bồ Ðề tâm thì đó là thứ trùng có Phật thông; có thứ trùng kêu gọi người ta làm chuyện thiện, tức đó là Bồ Tát thông.

Tóm lại trong trời đất thiên địa, sâm la vạn tượng, ở trong phòng ốc, xá trạch, tận hư không biến Pháp Giới, không có một loài nào mà chẳng sinh ra ở nơi thân của mình cả.Vì sao chúng ta uống vitamin? Là vì mình muốn nuôi dưỡng những thứ vi trùng đó; nuôi dưỡng chúng cho mập mạp ra.

Tuy rằng mình không có thể ăn những thứ trùng đó nhưng chúng có thể ăn thịt của mình.Trong Kinh Hoa Nghiêm nói rằng: “Thân người là do vô lượng, vô số vi trùng tích tụ thành.” Các vị thử nghĩ coi: Thân mình là do từng con vi trùng này hợp thành; bây giờ mình lại đi làm tôi tớ cho chúng, muốn ăn ngon mặc đẹp, ở nhà sang trọng, thế chẳng phải là điên đảo sao? Có lần những thứ vi trùng này họp hội nghị, làm cho mình sinh bịnh.

Bác sĩ tới trị, trị cũng không lành.

Lúc đó lũ trùng này mới vỗ tay, cười ha hả.

Chúng rất hứng thú bởi vì mình phải đầu hàng chúng.

Vì vậy những người không thích làm chuyện thiện, chỉ muốn làm chuyện xấu, muốn chiếm tiện nghi, đều do lũ trùng xấu ác dẫn dắt.

Chúng làm mình không phát Bồ Ðề tâm được, vì muốn làm mình đọa lạc, muốn làm mình mất tin tưởng.Nếu các vị không tin thì cứ thử dùng dao xẻ thịt mình coi! Qua vài ngày bọn trùng này sẽ lại ra hoạt động.

Thế nên loài người thật đáng thương xót! Coi thân thể mình như trân bảo ngọc ngà, nuôi dưỡng các thứ trùng đó, thật là chuyện sai lầm.

Các vị tin tôi cũng nói, mà các vị không tin tôi cũng nói.

Tôi nói ra là để cho bọn vi trùng này nghe để cho chúng biết rằng trên thế giới nầy cũng có người biết được các hoạt động vi tế của chúng!.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.