Khai Thị Quyển 2- Hòa Thượng Tuyên Hóa

Chương 25: 51 Ít Phiền Não Ít Tư Dục


Đọc truyện Khai Thị Quyển 2- Hòa Thượng Tuyên Hóa – Chương 25: 51 Ít Phiền Não Ít Tư Dục


51.

ÍT PHIỀN NÃO, ÍT TƯ DỤC(Vạn Phật Thành ngày 24 tháng 6 năm 1983)Người tu Ðạo sợ nhất là có phiền não, cho nên nói rằng:”Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn.”Ðoạn phiền não là việc rất khẩn cấp, chuyện gì tới mà mình không sinh phiền não thì đó là có định lực.

Không sinh phiền não tức là không có tư dục.

Tư dục là gốc sinh phiền não, sinh ra đủ thứ ngu si và do đó sinh ra đủ thứ bịnh tật.Không phiền não chẳng phải là vì không ai làm phiền nên mình không có phiền não; mà là có người tới nhiễu loạn, phiền hà, trở ngại, đánh mắng, chưởi bới, nhưng mình không sinh phiền não.

Ðó mới thật là có định lực vậy!52.

NHÂN ÐỊA BẤT CHÂN, QUẢ THỌ KHỔ(Vạn Phật Thành ngày 8 tháng 7 năm 1983)Câu “nhân địa bất chân, quả thọ khổ” này rất có ý nghĩa; bởi vì bất luận chuyện gì mình làm, hãy làm chân thật.

Nếu không chân thật, chuyên dùng thủ đoạn mánh khóe lừa bịp kẻ khác, thì cũng như bịt tai mà ăn cắp chuông, tự mình lừa mình thôi!Vô luận là người xuất gia Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, hay tại gia Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di, hoặc Lạt Ma, bất luận làm gì nếu có tâm lừa người thì tương lai nhất định sẽ rớt xuống địa ngục.


Ở đời mà không chân thật thì sẽ chiêu cảm quả báo quanh co, rắc rối, tương lai sẽ chịu đủ điều khổ.Ở Vạn Phật Thành, trong mọi thời khắc, mình phải chú ý đến nhân, quả.

Ðừng làm điều sai trái với luật nhân quả.

Nếu mình biết rõ luật lệ mà còn cố phạm thì nhất định sẽ thọ lãnh quả báo rất nghiêm trọng.

Cho nên các vị phải để ý, đừng làm chuyện sai trái với nhân, quả!53.

NẾU PHẬT GIÁO ÐỒ KHÔNG TRÌ GIỚI TỨC LÀ MẠT PHÁP(Vạn Phật Thành ngày 10 tháng 6 năm 1983)Câu đối liễn ngày hôm nay là: “Phật Giáo đồ nhược bất trì giới tức Mạt Pháp”; nghĩa là nếu tín đồ Phật Giáo không trì giới thì tức là Mạt Pháp.”Phật Giáo đồ” có nghĩa là Tăng Sĩ hay người xuất gia.

Phật giảng Pháp, Tăng theo Pháp tu hành rồi truyền cho người khác.

Tăng nhất định phải trì Giới, không trì Giới thì đó là Mạt Pháp; nên nói: “Nếu Phật Giáo đồ không trì giới tức là Mạt Pháp.”Hễ mình tùy tiện nói láo, sát sinh, làm chuyện tà dâm, trộm cắp, uống rượu tức là phạm vào năm giới căn bản, tức là Mạt Pháp.Dù Phật Pháp trụ thế mà mình không trì Giới, thì ngay chính bản thân mình đây đã tạo nên Mạt Pháp.

Pháp nhờ vào Tăng mà truyền đạt, song phải cần lấy Giới làm gốc; Giới là nền tảng để thành Phật.

Nền tảng này cũng giống như cái móng khi xây nhà.

Bây giờ mình xây móng để dựng nhà Phật Pháp, thì chắc chắn phải lấy trì Giới làm bước khởi đầu.Các vị phải đặc biệt chú ý! Ðừng nên sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói láo, uống rượu.

Không phải là mình không muốn làm mà vì bản tính mình không làm.


Chẳng phải là do người ta ép buộc, mình mới không làm; mà vì trong thâm tâm mình luôn luôn thật thà tự ý nghiêm trì năm giới căn bản!Chú thích: Hàng tuần, Hòa Thượng Tuyên Hóa đều có dạy lớp làm đối liễn cho tứ chúng ở Vạn Phật Thành.

Nội dung của lớp là Hòa Thượng viết ra một câu, có khi dài 4 chữ, 7 chữ, hoặc nhiều chữ, hoặc một bài thơ, rồi đại chúng căn cứ vào câu ra đề ấy để làm một câu đối lại.

Bài trên trích ra từ một trong những lớp dạy làm đối liễn ấy.

Xem bài #77.54.

LÀM NGƯỜI CẦN PHẢI HIẾU THẢO VỚI CHA MẸ(Vạn Phật Thành ngày 16 tháng 9 năm 1983)Con người và thú vật khác nhau ở điểm là con người có trí huệ, biết hiếu thảo, biết giữ tục lệ nề nếp, biết quý trọng lễ, nghĩa.

Không hiểu quy củ, không biết hiếu thảo với cha mẹ, không hết lòng trung thành với tổ quốc, không biết những điều kiện căn bản làm người, thì mình với ngựa, dê, trâu, bò có khác gì? Nên mình phải chú ý! Nhất là học sinh trong thời đại này càng phải chú ý hơn nữa!Hiếu thảo với cha mẹ là biết vâng lời cha mẹ và làm cho cha mẹ được vui vẻ, tinh thần được an ổn; chứ không phải là nuôi dưỡng cha mẹ, cho cha mẹ áo quần đẹp để mặc, rồi cho là đã hết lòng hiếu thảo rồi! Không phải như vậy!Thế nào là trọn vẹn chữ hiếu? Ðầu tiên mình phải biết nghe lời dạy dỗ của cha mẹ, không chống đối, không làm ngược lại lời cha mẹ.

Phải hết sức cung kính nghe theo lời cha mẹ dạy; lúc đối đáp với cha mẹ thì phải hết sức “hòa nhan duyệt sắc,” nhỏ nhẹ, ngoan ngoãn.

Cha mẹ sai bảo điều gì thì phải làm ngay, không được lười biếng hoặc tỏ thái độ không vui, không thích.

Nếu mình có điều gì sai lầm, bị cha mẹ rầy la, thì phải hết sức vui vẻ mà tiếp nhận, không được có thái độ cứng đầu, không chịu lãnh hội lời chỉ bảo.Trong thiên hạ, ai ai cũng muốn con cái trở nên người tốt nên mới dạy dỗ một cách nghiêm khắc.


Trong Tam Tự Kinh có câu:”Tử bất giáo phụ chi quá,Giáo bất nghiêm sư chi đọa.” Nghiã là:”Không dạy dỗ con cái là lỗi của cha,Dạy mà không nghiêm khắc là lỗi của thầy.”Người xưa cũng dạy rằng: Bổng hạ xuất hiếu tử! (Dưới lằn roi vọt mới đào tạo được người con hiếu thảo!)Ðó là quan điểm thời xưa, hiện tại có nhiều chỗ không hợp thời; nhất là ở nước Mỹ này, người Tây phương chưa hề nghe qua.

Bởi vì ở Mỹ người ta nói giáo dục là phải thân ái, không được đánh đập con cái, phải để cho con cái tự do phát triển! Nói tóm lại, nếu quá nghiêm khắc thì cũng không tốt, mà quá phóng túng, tùy tiện, thì cũng không tốt; mình phải giữ trung dung thì mới hợp lý.Người Trung Hoa vốn chú trọng về đạo hiếu.

Ông Tăng Sâm, một đệ tử của Ðức Khổng Tử, có nói rằng:”Phụ mẫu tại bất viễn du, du tất hữu phương.”Nghĩa là: “Khi cha mẹ còn thì mình không nên đi xa nếu đi thì phải có nơi có chỗ.” Ðại ý là cha mẹ còn sống thì con cái không nên tìm cách đi chỗ nầy chỗ nọ; nếu có chuyện gì cần thiết phải đi đến những nơi xa xôi, thì phải cho cha mẹ biết địa chỉ chính xác để cha mẹ khỏi lo nghĩ.

Làm cho cha mẹ lo nghĩ là không hiếu thảo.

Cho nên tục ngữ có câu: Nhi hành thiên lý mẫu đảm ưu.

(Con đi ngàn dặm, ở nhà mẹ lo âu.) Ðó là hình dung lòng mẹ rất quan tâm đến con cái vậy..


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.