Khai Thị Quyển 2- Hòa Thượng Tuyên Hóa

Chương 23: 47 Năm Mươi Thứ Ấm Ma Trong Kinh Lăng Nghiêm


Đọc truyện Khai Thị Quyển 2- Hòa Thượng Tuyên Hóa – Chương 23: 47 Năm Mươi Thứ Ấm Ma Trong Kinh Lăng Nghiêm


47.

NĂM MƯƠI THỨ ẤM MA TRONG KINH LĂNG NGHIÊMHiện tại chúng ta đang nghiên cứu Năm Mươi Thứ Ấm Ma, nhưng sợ rằng có đến năm trăm loại Ấm Ma sẽ xuất hiện cả đây! Cho nên các vị đừng mở cửa để hoan nghinh chúng làm loạn!Tuy nói là ma, song nhìn bề trái của nó thì chúng đến để giúp đỡ sự tu Ðạo của mình, xem chí nguyện của mình kiên cố hay chẳng kiên cố.

Nếu kiên cố thì dù ngàn con ma tới mình cũng không thay đổi lập trường, vạn con ma tới mình cũng không thối lui, cái gì mình cũng không sợ cả! Nếu mình không có sở cầu, thì tức là: “Ðáo vô cầu xứ, tiện vô ưu.” (Khi lòng không mong cầu, tâm sẽhết âu lo.)”Vô sở cầu” tức là không có điều gì sợ hãi.

Sợ cái gì? Cũng giống như người sợ quỷ, nghĩ rằng quỷ hết sức ghê gớm, xấu xí.

Người nào cũng nghĩ rằng người chết thì biến thành quỷ, nên họ sợ.

Nhưng không ai sợ thần.

Ông thần Kim Giáp là kẻ hết sức lợi hại mà chẳng ai sợ ông ta!Khổng Tử từng nói rằng: “Kính quỷ thần nhi viễn chi.” (Kính quỷ thần nhưng lánh xa họ.) Song, mình đừng sợ quỷ cũng đừng sợ thần.

Mình cung kính họ nhưng không cần phải thân cận với họ.Ma là thứ đến thử thách người tu Ðạo nên các vị đừng có lòng khủng khiếp, lo sợ.


Nếu mình sợ sệt, thì dù không muốn kêu ma lại, nó cũng sẽ tới.

Nếu mình không sợ, thì nó muốn lại cũng không được.

Ðó là mật quyết vô cùng trọng yếu: Ðừng sợ hãi! Khi mình không khiếp nhược, không lo sợ, thì tự nhiên mình sẽ chánh.

“Chánh” thì có thể hàng phục mọi thứ, vì lẽ “tà bất thắng chánh.” Ma sợ nhất bốn chữ: Chánh Ðại Quang Minh.

Nếu mình mà “chánh đại quang minh” thì ma sẽ nép giữ quy củ, chúng sẽ hướng về mình mà đảnh lễ.Bây giờ hãy nghiên cứu cảnh giới Năm Mươi Thứ Ấm Ma.

Năm mươi thứ đó tức là Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức.

Ðây bất quá là nói sơ lược cốt tủy mà thôi.

Kể tường tận thì cảnh giới của chúng thật vô số, không thể kể hết được, nên Phật chỉ nói có năm mươi thứ là để giúp người đời hiểu và quán sát dễ dàng.

Khi sáng tỏ được đạo lý của Năm Mươi Thứ Ấm Ma thì mình sẽ không bị cảnh giới đó làm dao động, đó là điều hết sức quan trọng.Nếu muốn đừng bị cảnh giới làm dao động thì đầu tiên mình phải trì giới.

Giới là căn bản của tất cả các Ðịnh; Ðịnh là căn bản của Trí Huệ; Huệ là căn bản để thành Phật.

Nếu muốn thành Phật thì nhất định phải tu Giới, Ðịnh, Huệ.

Tu mà không tương hợp với Giới, Ðịnh, Huệ tức là mình tìm cầu pháp ở bên ngoài tâm, tức là đã “hướng ngoại truy cầu”! Khi có Giới lực thì mình sẽ đắc Ðịnh lực; có định lực thì mình sẽ có Huệ lực, vì chúng là tương sinh.

Giới sinh Ðịnh, Ðịnh phát Huệ, Huệ thành Phật; thiếu một thì chẳng thành được.Do đó, hiện tại mình phải dùng thái độ khách quan mà nghiên cứu, đừng có thái độ chủ quan.

Khi có thái độ chủ quan thì rất dễ có sự thiên lệch.


Mình cần phải dùng Trạch Pháp Nhãn (con mắt biết nhận định chân lý) mà quán sát, dùng Trí Diệu Quán Sát mà nghiên cứu, nhưng đừng chấp trước ở điều mình quán sát.

TríDiệu Quán Sát cũng giống như cái gương vậy, chẳng khác gì mấy với Trí Ðại Viên Kính.

Trí Ðại Viên Kính thì chẳng dao động mà có thể hiện ra tướng thật của mọi sự; còn Trí Diệu Quán Sát thì có năng lực quán sát mọi vật khiến mình biết được mọi vật một cách rõ ràng.Phải dùng thái độ khách quan, không thiên lệch, thì mới nhận thức được cảnh giới một cách rõ ràng.

Các vị mà nhận thức thấu đáo được cảnh giới thì sẽ không bị nó làm cho mê loạn!48.

LĂNG NGHIÊM ÐẠI ÐỊNHVì sao Chú Lăng Nghiêm có nhiều điều tốt đẹp như vậy? Bởi vì niệm Chú Lăng Nghiêm thì có thể nhập Lăng Nghiêm Ðại Ðịnh.

Lăng Nghiêm Ðại Ðịnh này không phải là định mà cũng chẳng phải là không định, song không lúc nào là chẳng định (vô định, vô bất định, vô hữu bất định thời).

Cho nên nói rằng: “Na-già thường tại Ðịnh, Vô hữu bất định thời.” (Na-già, tức là rồng, lúc nào cũng ở trong Ðịnh, không bao giờ chẳng định.)Lăng Nghiêm Ðịnh là định hết sức kiên cố, phát sinh ra vô lượng trí huệ, các thứ thiên ma, ngoại đạo không thể nào phá hoại nổi.Nhưng nhập Ðịnh để làm gì? Ví như tới Disneyland vậy, nơi đó có đủ trò vui, đồng thời cũng có đủ trò kinh dị, mình sẽ thấy những điều chưa từng thấy, nghe những điều chưa từng nghe.

Cũng vậy, khi nhập Ðịnh, mình sẽ trải qua những cảnh giới chưa từng thấy hay nghe qua.

Nếu như trong Ðịnh mà “như như bất động, liễu liễu thường minh,” không bị cảnh giới làm cho dao động, thì mình có thể xoay chuyển tất cả cảnh giới.

Ðó chính là sự kỳ diệu khi nhập Lăng Nghiêm Ðịnh.Không có Lăng Nghiêm Ðịnh thì mình sẽ tùy theo cảnh giới mà xoay chuyển, cái gì lại thì mình chạy theo cái đó, luôn luôn bị cảnh giới dắt dẫn.


Khi mình có Lăng Nghiêm Ðịnh này thì mình không còn bị cảnh giới xoay chuyển nữa.

Mắt mình nhìn hình sắc mà bên trong tâm không có rung động; tai mình nghe tiếng nhưng lòng không bị lôi cuốn theo.

Khi thấy việc gì xảy ra mà mình tỉnh giác thì sẽ ra khỏi vòng phiền trược; nhưng nếu gặp việc mà mê muội, không tỉnh giác, thì mình sẽ rớt vào vòng luân hồi.Ở trong Ðịnh mình có thể phát sinh vô lượng trí huệ, cho nên nói rằng Ðịnh sinh Huệ.

Nếu không nhập Ðịnh thì không thể khai được trí huệ, cũng giống như chưa tới Disneyland thì không biết trong đó có gì.

Cho nên có một vị cư sĩ mời tôi đi Disneyland chơi, muốn tôi coi đây coi đó; họ cho rằng tôi chưa từng thấy qua những chuyện đó bao giờ.

Thật ra những hình sắc hay tất cả những đồ vật đều không có gì đặc biệt cả.

Chúng ta từ vô lượng kiếp đến nay đã thấy qua không biết bao nhiêu thứ, không biết bao nhiêu chuyện nữa, bất quá mình đã nhìn qua rồi quên mất đi.

Nếu như mình nhớ được một cách rõ ràng thì không cần phải coi lại làm gì nữa..


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.