Khai Thị Quyển 1- Hòa Thượng Tuyên Hóa

Chương 14: Ðừng Chờ Tới Lúc Già Mới Học Ðạo


Đọc truyện Khai Thị Quyển 1- Hòa Thượng Tuyên Hóa FULL – Chương 14: Ðừng Chờ Tới Lúc Già Mới Học Ðạo


Ðừng Chờ Tới Lúc Già Mới Học ÐạoTại sao mãi tới hôm nay mình vẫn chần chờ, chưa chịu tu?Sinh ra ở thế gian này, chúng ta phải biết mau mau tu hành, đừng nên chờ đợi.

Lúc trẻ không tu, chờ đến khi đầu bạc mới tu thì nhiều khi không còn kịp nữa, cho nên có câu rằng:Mạc đãi lảo lai phương học Ðao, Cô phần tận thị thiếu niên nhân.Nghĩa là:Ðừng chờ đến già mới chịu tu,Mộ hoang lắm kẻ tuổi còn xanh.Người trẻ nhưng cũng mau đi đến chỗ chết.

Con quỷ vô thường đâu cần biết người già hay trẻ, khi thời điểm đến, thì nó không khách sáo với ai cả, nó sẽ lôi mình tới gặp Diêm-la-vương.

Cho nên:Dương gian vô lão thiếu.Âm gian thường tương phùng.Nghĩa là:Trên dương thế, kể gì già trẻ.Dưới âm phủ, thường đụng mặt nhau.Các vị nên chú ý: Thời gian rất quý báu.

“Một chút thời gian là một chút mạng sống.” Cho nên chớ tùy tiện để cho thời gian trôi qua lãng phí.

Chờ đến lúc tam tai (nạn lửa, nạn nước, nạn gió) tới, mình tránh được chăng? Vì vậy lúc trẻ mình cần phấn tấn tu hành, đừng chờ tới ngày mai mới tu.

Hôm nay, tức thời tu hành, đó là thượng sách.Có người nghĩ rằng: “Ngày hôm nay mình khoan tu đã, chờ đến ngày mai hãy tu.” Nhưng ngày mai đến, mình lại hẹn đến ngày mai nữa, hẹn hoài hẹn mãi, hẹn đến lúc đầu bạc, mắt mờ, tai lạng, răng long.


Lúc đó dù muốn tu, mà tứ chi chẳng còn linh hoạt, thân nào có nghe lời mình.

Bấy giờ, khổ vô cùng vậy!Các vị nên nhớ rằng, chúng ta sống trên đời nầy cũng giống như con cá nằm trên vũng nước nhỏ, không bao lâu nước sẽ cạn.

Có câu:Thị nhật dĩ quá, mạng diệc tùy giảm,Như thiểu thủy ngư, tư hữu hà lạc; Ðại chúng!Ðương cần tinh tấn, như cứu đầu nhiên; Ðản niệm vô thường, thận vật phóng dật.Nghĩa là:Một ngày đã hết, mạng cũng giảm dần, Như cá cạn nước, thử hỏi vui gì?Ðại chúng!Hãy siêng tinh tấn, như đầu bị đốt,Chỉ nhớ vô thường, chớ mặc buông lung.Từ vô lượng kiếp đến nay, chúng ta không biết làm sao tu, nên sinh rồi lại chết, chết rồi lại sinh, đó là điều mà mình phải hết sức đau lòng.

Tại sao tới ngày hôm nay mình vẫn còn chần chờ, chẳng chịu tu? Quý-vị nghĩ xem, thời gian không chờ đợi ai, trong nháy mắt thì sinh mạng mình đã kết thúc rồi.Tình Ái và Dục Vọng là Tảng Ðá Buộc Chân Người Tu ÐạoCho đến hơi thở cuối cùng, cũng nên đối xử tốt với mọi người, nhưng đừng để tình ái xen vào.Trong nghiệp sinh tử, tình ái và dục vọng là gốc chướng Ðạo.

Là người tu Ðạo, bất luận đối với người hoặc đồ vật, nếu sinh ra lòng ái dục thì sẽ chướng ngại sự tu hành, làm mình không phát triển được.

Nói một cách rõ ràng hơn, ái dục là sinh tử, sinh tử chính là ái dục.

Ái dục là nguồn gốc của sinh tử.

Nếu không phá vỡ tình ái dục vọng vô minh, thì mình sẽ không thể ra khỏi biển lớn sinh tử.

Làm sao để thoát sinh tử? Rất giản dị, chỉ cần “đoạn dục khử ái,” nghĩa là dứt dục vọng, trừ ái tình, chẳng cách nào khác hơn.Người tu Ðạo đừng nên suy nghĩ về tình ái dâm dục, càng không nên có hành vi yêu đương.

Ðối với bất cứ người nào, không nên sinh lòng yêu đương; hễ có lòng yêu đương thì gốc khổ không thể tránh được; vì có lòng yêu đương thì khó thoát vòng sinh tử.Có người nói: “Con người là động vật có tình cảm, chuyện ăn uống và dâm dục là việc tự nhiên.” Chính bởi vì nhân duyên đó, nên cần phải tu Ðạo.

Trong Kinh Tứ-Thập-Nhị-Chương có dạy rằng:Mình xem những người già như mẹ mình, những người lớn tuổi như chị, những cô trẻ là em và những đứa nhỏ là con.

Hãy Sinh ra lòng độ thoát họ và diệt trừ những niệm ác.Là kẻ tu đạo mình phải luôn luôn quán tưởng như vậy.

Nếu quả không có ái, phải chăng khi gặp người khác mình cứ ngậm miệng chẳng để ý đến họ? Không đúng! Mình không chấp trước vào tình ái, không sinh lòng yêu đương, nhưng không sinh ra lòng ruồng ghét kẻ khác, cũng không thể nói rằng: “Bởi vì tôi không thương người ta nên tôi phải ghét họ.” Ðó là điều sai lầm.


Như vậy thì thế nào là đúng? Tức là không thương mà cũng chẳng ghét ai.

Không thương, không ghét chính là Trung-đạo.Tu hành là tu cái gì? Chính là tu pháp Trung-đạo.

Ðối đãi với người mình luôn luôn bình đẳng, dùng tâm từ bi; nhưng phải luôn cẩn thận, chớ để rớt vào cạm bẫy ái tình.Quý-vị nên chú ý! Ðừng nên bị tình ái làm cho mê hoặc.

Nếu có người gởi cho quý-vị phong thơ tình, quý-vị cảm thấy lòng mình vui mừng, giống như có con thỏ nhảy nhót, con tim hết sức hoan hỉ, cho rằng hễ có kẻ yêu mình, là chuyện tốt.

Sự thật là người yêu quý-vị chỉ muốn kéo quý-vị đọa lạc mà thôi.Quý-vị thiện-tri-thức nên tựa vào chỗ này mà dụng công phu, phải thật sự hiểu rằng: “Ái tình là thứ phiền hà vô cùng.” Từ vô lượng kiếp tới nay, sở dĩ sanh tử không thể chấm dứt được là vì sao? Chính là bị hai chữ “ái tình” làm hại.

Nếu như mình có thể “đoạn dục khử ái” thì mới có thể siêu thoát Tam-giới, không còn sanh tử nữa.Thứ mình thích thì mình yêu, không thích thì ghét bỏ.

Hễ khi thích, tức là mình đã sinh lòng yêu thương.

Hễ khi ghét lòng mình sinh ra sự ghét hận.


Cả hai thứ, yêu, ghét đều là do tình cảm mà có.

Người tu hành xử lý sự việc không dựa vào tình cảm.

Tuy nhiên cũng không thể giống như ông Quan Công, ngồi chễm chệ trên bàn xử lý, người ta đảnh lễ, ông cũng không thèm nhìn tới.

Ðối với người, mình phải có sự hòa nhã, lễ độ, không nên cống cao, ngạo mạn, coi thường kẻ khác.Tóm lại, đối với người khác mình phải có lòng từ bi, tìm phương tiện giúp đỡ họ.

Lúc nào cũng nên nghĩ đến người khác và khiến họ sinh lòng hoan hỉ.

Cho đến hơi thở cuối cùng, cũng nên đối xử tốt với mọi người, nhưng đừng để tình ái xen vào.

Các vị nhớ lấy! Ðó là pháp môn vô cùng trọng yếu..


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.