Kẻ cắp tia chớp

Chương 5


Đọc truyện Kẻ cắp tia chớp – Chương 5

5. Tôi Chơi Bài Pinoch Với Ngựa
Tôi có một giấc mơ rất kỳ lạ: tôi bị lạc vào trại nuôi gia súc đông đảo. Đa phần bọn chúng muốn giết tôi. Số còn lại đòi “thức ăn” liên tục.
Chắc chắn tôi tỉnh nhiều lần, nhưng những gì tôi nghe và thấy đều mơ hồ thế nên tôi lại thiếp đi. Tôi nhớ được nằm trên giường êm, được bón cho thứ gì có vị giống bỏng ngô rang bơ nhưng lại là bánh ngọt. Cô bé tóc uốn lọn cúi xuống giường, bĩu môi lau thức ăn rớt xuống cằm cho tôi.
Vừa thấy tôi mở mắt, bạn ấy hỏi ngay:
– Hạ chí năm nay có chuyện gì xảy ra vậy?
Tôi thều thào :
– Gì cơ?
Bạn tóc vàng nhìn quanh như sợ ai nghe lén:
– Chuyện gì đang xảy ra? Vật gì bị đánh cắp thế? Chỉ còn mấy tuần nữa là đến hạn rồi.
Tôi lí nhí:
– Xin lỗi bạn. Tôi không…
Có tiếng gõ cửa. Cô bé ấn vội miếng bánh to tướng vào miệng tôi.
Lần sau, lúc tôi mở mắt, cô bé không còn ở đó.
Một gã tóc bạch kim bảnh trai, vạm vỡ như vận động viên lướt sóng đứng cuối giường nhìn tôi chằm chằm. Mắt anh ta xanh biếc – ít nhất anh ta có hơn chục con mắt – mọc trên má, trán và mu bàn tay.
Cuối cùng, khi tôi bình phục, cảm giác lạ lẫm với một môi trường xung quanh tan biến. Thậm chí họ còn thân thiện hơn những nơi tôi từng đến. Tôi ngồi trên ghế xếp ngoài một mái hiên lớn, ngắm nhìn đồng cỏ và dãy đồi xanh phía xa. Gió nhè nhẹ thổi mang theo mùi dâu ngọt lịm.
Chân tôi đắp chăn ấm, lưng lót chiếc gối êm.
Mọi thứ đều tuyệt, duy chỉ có miệng tôi như bò cạp chiếm làm tổ. Lưỡi vừa hôi vừa đắng nghét hai hàm răng nhức nhối không chừa chỗ nào.
Trên mặt bàn cạnh chỗ tôi ngồi có chiếc ly cao. Nước trong ly giống nước táo ép. Trong ly có ống hút và chiếc dù giấy cắm xuyên qua quả anh đào giống Maraschino.
Tay tôi yếu đến nỗi suýt làm đổ ly khi vừa kịp nắm lấy nó.
Một giọng nói thân quen vang lên:
– Cẩn thận chứ!
Grover đứng dựa lan can quanh thềm. Hình như cả tuần rồi nó không chợp mắt thì phải. Nó cắp hộp giày dưới nách.
Nó mặc quần jean xanh, áo thun màu cam in dòng chứ: TRẠI CON LAI. Grover lấy lại diện mạo cũ, không còn nửa người nửa dê nữa.
Vậy có lẽ đêm rồi tôi gặp ác mộng do ăn quá nhiều kẹo xanh biển.
Chắc mẹ tôi không sao. Chúng tôi vẫn đang trong kỳ nghỉ, nên rẽ vào thăm người quen của mẹ là chủ nhân ngôi nhà rộng lớn này. Và…
Grover bảo:
– Cậu đã cứu sống tớ. Không trả hết công ơn trời biển ấy tớ nghĩ ít nhất cũng nên quay lại đồi. Chắc cậu muốn giữ cái này.
Nó cung kính đặt hộp giấy vào lòng tôi.
Trong hộp là chiếc sừng bò đen vân trắng, gốc sừng lởm chởm do bị bẻ gãy, đầu nhọn của sừng còn dính máu khô.
Đó không phải ác mộng.
Tôi hồi tưởng:
– Con quỷ đầu bò.
– Ừm… Percy, nói thế không hay đâu…
– Chẳng phải trong thần thoại Hy Lạp, người ta gọi thế là gì? Thứ nửa người, nửa bò là quỷ đầu bò, không đúng sao?
Grover sốt ruột đổi tư thế:
– Cậu bất tỉnh suốt hai ngày trời. Cậu nhớ được gì nào?
– Mẹ tớ! Có thực là…
Grover rưng rưng lệ, giống hồi bị bắt nạt trong căng tin trường.
Tôi day mặt ra hướng đồng cỏ. Ở đó có những cánh rừng nhỏ, có dòng suối uốn lượng và ruộng đất bát ngát trải tận chân trời. Thung lũng này lọt dưới quần thể đồi phủ cây xanh. Trước mặt chúng tôi là cây thông to lớn mọc sừng sững trên đỉnh đồi. Dù là cái cây đẹp đẽ được tắm mình trong nắng vàng như mật ong, trông nó vẫn ngạo nghễ thế nào ấy.
Tất cả chỉ tại mẹ tôi không còn. Đáng lẽ cả thế gian phải chìm trog đêm tối lạnh lẽo. Không có bất cứ thứ gì được khoe sắc tươi đẹp cả.
Grover sụt sịt:
– Tớ xin lỗi cậu. Tớ kém cỏi, tớ… là thần rừng tệ hại nhất trên đời.
Nó khóc lóc, dậm chân mạnh đến nỗi bàn cân rụng ra. Ý tôi là một bên giày Converse tuột ra vì bên trong nhồi toàn bọt biển, chỉ chừa lỗ cắm móng guốc vào.
Nó lẩm bẩm:
– Ôi, sông mê Styx!
Trời xanh trong chợt vang tiếng sấm rền.
Lúc nó vất vả nhét chân trở lại giày, tôi nghĩ bụng: “Thế là rõ rồi nhé.”
Grover là thần rừng, nửa người nửa dê. Tôi cam đoan là nếu cạo trọc cái đầu tóc nâu lượn sóng kia, tôi sẽ thấy cả cặp sừng nhỏ xíu.
Nhưng tôi chẳng lấy thế làm lạ. Tôi quá đau lòng nên chẳng buồn quan âm đến thần rừng, hay thậm chí là quỷ đầu bò nữa. Tâm chí tôi chỉ còn hình ảnh mẹ bị bóp nghẹt đến đọ tan thành không khí, thành vầng sáng màu vàng dịu.
Giờ tôi tứ cố vô thân, là trẻ mồ côi rồi. Tôi sẽ sống với Gabe Cóc Chết ư? Không đời nào. Có lẽ trước mắt tôi sẽ lang thang đầu đường xó chợ ít bữa, sau đó khai man mình mười bảy tuổi để xin đăng lính. Phải nghĩ cách thôi.

Grover sụt sịt hoài. Tội nghiệp thằng bé, hay tôi nghiệp con dê, hay thần rừng đáng thương gì đó… Nó co rúm người lại, tưởng tôi sắp trút giận lên người nó bằng cách nện cho nó một trận.
Tôi bảo:
– Đó không phải lỗi của cậu!
– Có mà. Đáng lẽ tớ phải bảo vệ cậu.
– Mẹ tớ nhờ cậu trông nom tớ à?
– Không, nhưng đó là nhiệm vụ của tớ. Hay ít nhất trước đây tớ được giao công việc ấy.
– Nhưng tại sao…
Tự nhiên tôi xây xẩm mặt mày, mọi thứ trước mắt đảo lộn cả.
– Đừng căng thẳng quá. Đây, cầm chặt vào.
Nó giúp tôi giữ chặt cái ly và đưa ống hút vào miệng tôi.
Mới nhấp một ngụm, tôi vội nhả ống hút ra ngay vì tưởng mình uống nước táo. Hóa ra, nó không giống nước táo chút nào. Nước này có vị bánh quy sôcôla. Nó giống với vị bánh quy mẹ làm – bánh quy sôcôla màu xanh, mềm mại và nóng hổi với các hạt chip đang tan chảy. Uống chất lỏng đó, người tôi ấm lên, cảm giác khoan khoái và tràn đầy sinh lực.
Tôi vẫn đau xé lòng, tâm trạng ủ ê không vui lên được. Tuy nhiên, tôi có cảm giác được mẹ vuốt má, giúi vào tay chiếc bánh quy như hồi bé và an ủi bảo với tôi rằng rồi mọi chuyện sẽ đâu vào đấy.
Nháy mắt, tôi đã uống cạn ly nước. Tôi tiếc rẻ nhìn chiếc ly. Rõ ràng, nước tôi vừa uống ấm ấm, thế mà đá dưới đáy ly còn nguyên, không tan.
Grover hỏi:
– Ngon không?
Tôi gật.
Giọng nó thèm thuồng làm tôi hối hận vì không mời bạn một miếng:
– Nó có vị gì?
– Xin lỗi. Đáng lẽ mình nên uống chung.
Nó trợn tròn mắt:
– Không! Tớ có muốn uống đâu. Chỉ tò mò thôi mà.
– Mùi bánh quy sôcôla, thứ mẹ tớ tự tay làm.
Nó thở dài:
– Cậu thấy trong người thế nào?
– Đủ sức quăng con nhỏ Nancy Bobofit ra xa trăm mét.
– Thế tốt. Tốt đấy. Nhưng chớ liều uống thứ ấy lần nữa nhé!
– Sao lại thế!
Nó lấy ly trên tay tôi, nhẹ nhàng đặt lên bàn như người tháo kíp thuốc nổ.
– Ta đi thôi. Chiron và Ngài D. Đang chờ.
Mái hiên rộng chạy vòng quanh nhà, từ trước ra sau thành vòng khép kín.
Cặp chân yếu ớt của tôi gắng sức đi gần hết chiều dài của thềm gỗ. Grover bảo đưa sừng quỷ đầu bò nó cầm cho nhưng tôi cứ ôm khư khư. Tôi đã phải trả giá quá đắt cho món đồ kỷ niệm này nên sẽ giữ nó bên mình, không lúc nào rời.
Khi ra đến mé sau nhà, tôi mệt đứt hơi, phải dừng lại để thở.
Tôi đoán chắc mình đang ở bờ bắc đảo Long Island. Bởi đứng từ đây, tôi thấy thung lũng trải dài đến bờ biển. Mặt biển lấp lánh cách nhà chừng hai cây số. Tôi không tin vào mắt mình khi ngắm quang cảnh từ đây đến đó. Rải rác trên bãi đất trống là những tòa kiến trúc xây theo lối Hy Lạp cổ: một nhà rạp giữa đồng trống, một khán đài vòng và một đấu trường hình tròn. Chỉ có điều, chúng đều rất mới. Những chiếc cột đá sáng bóng dưới nắng rực rỡ. Trong hố cát rộng gần đó, khoảng chục thiếu niên đang chơi bóng chuyền với các thần rừng. Trên mặt hồ nhỏ có vài chiếc xuồng máy đang lượn vòng. Đằng kia có lũ học trò mặc áo thun màu cam giống áo Grover đuổi nhau đùa nghịch quanh khu nhà gỗ lẩn khuất trong rừng thưa. Tôi còn thấy mấy tấm bia cho người tập bắn cung nữa. Xa xa có mấy người cưỡi ngựa đi xuống con đường mòn. Chắc tôi bị ảo giác hay sao mà thấy vài con ngựa còn mọc cánh nữa.
Dưới chân thềm có hai người đang chơi bài ngồi đối diện nhau qua chiếc bàn. Bạn gái tóc vàng cho tôi ăn bánh ngọt mùi bỏng ngô rang bơ đang dựa lan can của mái hiên ngay cạnh họ.
Người quay mặt lại phía tôi có vóc người nhỏ nhưng chắc nịch. Ông này mũi đỏ, mắt ươn ướt và có mái tóc đen bóng, đen đến nỗi gần như chuyển màu tím. Trông ông ta giống mấy bức vẽ thiên thần bé như hài như. Họ gọi là gì nhỉ? À, tiểu thiên sứ! Nét mặt ông ngây thơ như đứa trẻ đang chơi đùa trong công viên thiếu nhi vụt biến thành đàn ông trung niên. Mặc áo sơ mi sặc sỡ in hình chúa sơn lâm, ông này sẽ rất hợp với xới bạc nhà dượng tôi. Tôi tin chắc riêng về khoản bài bạc, ông ta còn “trên tài” cả dượng tôi nữa kìa.
Grover rỉ tai tôi:
– Ngài D. đấy. Ông ta trông nom trại này. Nhớ cư xử cho phải phép, nghe chưa? Con bé kia là Annabeth Chase. Tuy chỉ là thành viên của trại nhưng chưa ai ở đây lâu bằng nó. Còn Chiron thì cậu biết rồi…
Nó chỉ ông xoay lưng lại phía tôi.
Điều đầu tiên đập vào mắt tôi là ông ta ngồi xe lăn. Sau đó tôi thấy chiếc áo khoác bằng vải tuýt, mái tóc nâu thưa thớt và bộ râu quai nón tua tủa kia quen quá…
Tôi gọi to:
– Thầy Brunner!
Thầy giáo Latinh quay lại nhìn tôi mỉm cười. Cặp mắt ông tinh nghịch giống đôi lần trong lớp, ông bất thần cho lớp làm bài kiểm tra đột xuất, hoặc soạn lựa chọn đúng cho mọi câu hỏi đều là B.
– Percy đến đây à? Tốt quá. Đang thiếu tay chơi bài đây.
Thầy chỉ tôi ghế bên tay phải Ngài D.. Ồng này lừ mắt nhìn tôi và thở dài sườn sượt:
– Dù chẳng muốn nhưng tôi vẫn phải chào mừng cậu đến Trại Con Lai. Đây, cầm bài lên đi. Mà này, đừng tưởng tôi vui đến độ nhảy cỡn lên khi nhìn thấy bản mặt cậu đâu nhé!
– Vâng… cảm ơn ạ.
Nhìn cặp mắt vằn đỏ của ông ta, tôi vội nhích ghế ra xa. Nhờ chút kinh nghiệm sống chung với dượng Gabe, tôi biết người lớn bia rượu vào hay thích đánh đấm lung tung. Nếu Ngài D. đây làm mặt lạ với rượu, chắc tôi đi bằng đầu.
Thầy Brunner gọi cô bé tóc vàng:
– Annabeth?

Bạn gái bước lên. Thầy Brunner giới thiệu:
– Percy, bạn trẻ này chăm sóc em đến khi bình phục đấy. Annabeth thân mến, phiền em xem qua chỗ nghỉ ngơi cho Percy nhé? Tạm thời ta bố trí Percy ở lều Số Mười Một.
Annabeth đáp:
– Vâng, ngài Chiron.
Trạc tuổi tôi, Annabeth cao hơn tôi chừng năm phân nhưng trông khỏe mạnh hơn tôi nhiều. Với làn da rám nắng và tóc vàng uốn lọn, Annabeth gần giống mẫu con gái California tôi hay hình dung, chỉ tội mắt khác hẳn. Đôi mắt xám trông như màu mây lúc trời dông bão: đẹp nhưng dữ dội, thông minh nhưng không hiền cho lắm, như thể cô ấy đang cân nhắc nên ra đòn thế nào để tôi nốc ao lập tức.
Annabeth hết nhìn sừng quỷ đầu bò lại nhìn tôi. Tôi thầm mơ người đẹp sẽ trầm trồ: “Trời, bạn hạ quái vật đầu bò cơ à?” hoặc “Ôi, bạn thật dũng mãnh!” hay câu gì tương tự.
Ngược lại, Annabeth “bóc mẽ”:
– Cậu này nhểu dãi lúc ngủ, xấu quá!
Dứt lời, cô đi nhanh xuống bãi cỏ, làn tóc bay trong gió.
Cố giữ thể diện, tôi lập tức nói lảng:
– Vậy, thầy Brunner… thầy làm việc ở đây ạ?
Người trước kia là thầy Brunner bảo:
– Đừng một điều thầy Brunner, hai điều thầy Brunner nữa. Ta e đó chỉ là biệt danh. Giờ ta là Chiron.
– Nếu thế, em sẽ gọi là thầy Chiron ư!
– Không, cứ gọi là bác Chiron được rồi.
Tôi chẳng hiểu gì cả, đành quay sang ông quản lý trại:
– Vâng ạ. Thưa… chữ D. viết tắt của tên gì ạ?
Ông ta ngưng tráo bài, nhìn tôi như thể tôi vừa vô ý ợ rõ to.
– Này anh bạn trẻ, tên gọi có quyền năng riêng. Đừng vô duyên vô cớ bói bô bô tên người ta, nghe chưa?
– À phải. Em xin lỗi.
Ông Chiron, trước là thầy Brunner, xen vào:
– Phải nói bác thật lòng vui sướng khi thấy cháu còn sống đến được đây. Đã lâu lắm rồi bác mới tiếp nhận trại viên tiềm năng. Cứ phí hoài thời gian cho hết năm này đến năm khác thật chẳng thích thú gì.
– Tiếp nhận ư?
– Năm qua bác ở Học viện Yancy là để dẫn dắt, định hướng cho cháu. Hầu như trường học nào cũng có thần rừng của trại. Ngay khi gặp cháu, Grover báo ngay cho bác. Cậu ấy cảm nhận ở cháu có điều gì đó rất đặc biệt nên bác quyết định đến khu thượng Manhatta. Bác thuyết phục thầy giáo dạy tiếng Latinh tạm… nói thế nào nhỉ… lánh mặt một thời gian.
Tôi cố nhớ lại ngày đầu năm học. Chưa đầy một năm nhưng tưởng chừng đã lâu lắm, trí nhớ tôi mờ nhạt cả. Tuy nhiên, tôi mang máng nhớ tuần đầu ở Yancy, tôi học tiếng Latinh với một giáo viên khác. Thế rồi, người ấy biến mất không một lời giải thích và thầy Brunner tiếp nhận lớp tôi.
– Có nghĩa bác đến Yancy chỉ để dạy cháu thôi ư?
Ông Chiron gật đầu:
– Thật ra, lúc mới gặp cháu, bác chưa chắc chắn lắm. Bác và mọi người liên lạc vơi mẹ cháu, thông báo trại sẽ theo sát cháu để nếu cần đưa ngay cháu đến đây. Nhưng cháu cần được trang bị kiến thức trước đã. Cũng may mà vào đến trại, cháu vẫn bảo toàn mạng sống. Nhập trại luôn là thử thách đầu tiên đôi với mỗi trại viên.
Ngài D. sốt ruột:
– Kìa Grover, cậu có định chơi bài không thế?
– Dạ có.
Nó run rẩy ngồi xuống chiếc ghế thứ tư. Tôi thật không hiểu sao Grover lại sợ cái ông béo quay, lùn tịt mặc áo sơ mi sặc sỡ in hình mấy con hổ vằn vện này.
Ngài D. nhìn tôi hồ nghi:
– Cậu có biết chơi bài không đã?
– Không biết.
Ông ta nhắc:
– Phải nói là “Không biết, thưa ngài”.
Tôi nhắc lại, bụng càng lúc càng không thích người quản lý trại hè:
– Không biết, thưa ngài.
Ông ta quay sang tôi giảng giải:
– Ngoài trò chơi điện tử Pacman và màn chọi cá sấu, bài bạc là một trong những thú tiêu khiển hay nhất loài người từng sáng tạo nên. Theo ta, hễ ai tự xưng là người văn minh đều phải rành luật chơi.
Ông Chiron đỡ lời:
– Tôi chắc Percy nắm luật chơi nhanh thôi.
Tôi nói:
– Hai ông làm ơi cho biết đây là đâu? Sao cháu phải đến đây? Thầy Brunner, à quên, bác Chiron, sao bác đến Học viện Yancy dạy cháu?
Ngài D. bĩu môi:
– Đến tôi còn không biết tại sao nữa là.

Người quản lý trại chia bài. Mỗi khi một lá bài bay đến chỗ nó, Grover lại co rúm người lại.
Bác Chiron nhìn tôi cười thông cảm hệt như hồi còn dạy tiếng Latinh. Không cần biết điểm của tôi tệ cỡ nào, thầy Brunner vẫn coi tôi là học trò cưng. Ông luôn mong tôi có đáp án đúng trong tiết học của mình.
Ông bảo:
– Percy này, thế mẹ cháu không kể gì à?
Tôi nhớ mắt mẹ buồn thăm thẳm mỗi lúc ngắm biển xanh dào dạt:
– Mẹ nói… Bà sợ phải đưa cháu đến Trại này, nhưng đó là ý nguyện của cha cháu. Bà bảo nếu đã đến đây, cháu phải ở lại luôn, không được đi đâu hết. Mẹ muốn hai mẹ con ở với nhau.
Ngài D. bảo:
– Các bà mẹ giống nhau ở điểm ấy. Chính vì thế họ thường phải chết. Này cậu, xuống bài đi chứ?
– Sao cơ ạ?
Ông ta nóng nảy giải thích luật chơi. Tôi bèn làm theo.
Bác Chiron bảo:
– Còn phải giải thích nhiều. Bài học định hướng bình thường của trại tôi e không đủ.
– Kiểu như xem phim hướng nghiệp trong trường học ư?
– Không. Percy này, cháu đã biết Grover là thần rừng. Cháu vừa (ông chỉ cái sừng trong hộp) hạ quỷ đầu bò. Không phải chuyện nhỏ, đúng không nào? Thực tế là có nhiều thế lực lớn tác động lên đời sống của cháu. Các vị thần mà cháu tưởng chỉ có trong thần thoại Hy Lạp chính là thế lực đó. Họ có thật và hiện còn tồn tại.
Tôi trố mắt nhìn ba người ngồi quanh bàn, chỉ chờ có người hét lên: “Không phải thế!”. Nhưng chỉ có ngài D. reo lên:
– Tứ quý. Ăn điểm rồi.
Ông vừa chặc lưỡi khoái chí vừa tính số điểm cộng.
Grover rụt rè hỏi:
– Ngài D., nếu ngài không ăn thì cho cháu lon Coca Ăn Kiêng này nhé?
– Hả? Ừ, lấy đi.
Grover cắn một miếng lon nhôm rỗng nhai lúng búng.
Tôi bảo ông Chirron:
– Hượm đã. Bác vừa bảo Thượng Đế có tồn tại ư?
– Đấng Tối Thượng là vấn đề hoàn toàn khác. Ta sẽ không bàn đến khái niệm trừu tượng đó.
– Trừu tượng ư? Bác nói…
– Ta nói đến thánh thần, những nhân vật vĩ đại kiểm soát các thế lực tự nhiên và sức mạnh con người. Đó là những vị thần bất tử trên đỉnh Olympia. Rõ ràng vấn đề ta đang bàn tới nhỏ hơn khái niệm về Đấng Tối Thượng nhiều.
– Chà, nhỏ quá nhỉ!
– Phải. Chính là những vị thần mà ta giới thiệu trong lớp học tiếng Latinh.
– Là thần Dớt, nữ thần Hera, thần Apollo… phải không?
Một lần nữa lại có tiếng sấm ì ầm dù trời trong xanh không một gợn mây.
Ông quản lý nhắc:
– Này, nếu là cậu, tôi sẽ không bừa bãi gọi tên thần thánh đâu.
– Nhưng có cả kho truyện về họ cơ mà. Họ là… truyền thuyết dân gian dùng để giải thích các hiện tượng thiên nhiên như sấm chớp, hay các mùa trong năm… Hồi khoa học chưa ra đời, người ta mới tin thần thánh.
Ngài D. giễu cợt:
– Khoa với chả học! Này Perseus Jackson…
Tôi nhăn mặt khi ông gọi đúng tên tôi. Tôi có khoe với ai đâu nhỉ?
– Hai ngàn năm nữa, người ta sẽ nghĩ gì về thứ cậu gọi là “khoa học” bây giờ? Hả? Họ sẽ bảo đó là bộ đồ thờ của người nguyên thủy. Thế đấy. Ôi, người phàm trần mới đáng yêu làm sao. Cứ như ếch ngồi đáy giếng. Họ tưởng mình tiến bộ, văn minh lắm lắm. Này Chiron, người phàm trần văn minh cỡ nào? Có giống cậu bé này không?
Dù không ưa gì Ngài D. nhưng tôi không thể không chú ý cách ông ta gọi tôi là người phàm trần, làm như… ông ta thì không! Riêng điều đó khiến tôi kinh ngạc quá đỗi, nhất là ngay trước mặt tôi, Grover đang ngoan ngoãn phục vụ thú chơi bài của ông và vờ nhai lon nhôm ngon lành để không bị hỏi tới.
Ông Chiron bảo:
– Cháu muốn tin hay không thì tùy nhưng thực tế bất tử là… còn sống mãi. Có khi nào cháu thoáng nghĩ tới khả năng không bao giờ chết, không bao giờ già yếu chưa? Thần thánh tồn tại, như cháu bây giờ, cho đến đời đời kiếp kiếp.
Tôi vừa nghĩ ra câu bông lơn: “Bất tử lợi quá đi!”, nhưng giọng bác Chiron buộc tôi phải suy nghĩ thấu đáo hơn.
– Có nghĩa dù người đời có tin hay không, các vị thần vẫn tồn tại?
Bác Chiron đồng tình:
– Chính xác. Giả sử là thần, cháu có thích được coi là huyền thoại, giống chuyện cổ tích giải thích hiện tượng sấm chớp không? Hoặc giả mai sau, cháu có thích người đời coi Perseus Jackson là huyền thoại nhằm giải thích cách nam thiếu niên nói chung vượt qua nỗi đau mất mẹ?
Trống ngực tôi như trống trận. Bác Chiron cố tình khích bác tôi nhưng tôi sẽ không cho ông toại nguyện:
– Cháu không thích. Mặt khác, cháu không tin có thần thánh.
Ngài D. làu bàu:
– Tin đi, trước khi họ nổi giận thiêu đốt cậu ra tro.
Grover lắp bắp:
– Cháu xin ông… xin ông lượng thứ. Percy vừa mất mẹ. Cậu ấy bị sốc ạ.
Ngài D. nhấm nhẳng quăng lá bài xuống bàn:
– May mắn gớm nhỉ! Làm công việc khốn khổ này sao chán thế không biết. Phải dạy dỗ đám năm sinh còn không tin có mình trên đời!
Ông phấy tay. Tức thì chum rượu hiện ra trên mặt bàn như thể trong nháy mắt. Tia nắng uốn lượn trong không trung tạo thành hình ly nhỏ. Trong ly có sẵn rượu nho đỏ.
Tôi há hốc miệng, nhưng ông Chiron còn không buồn rời mắt khỏi quạt bài. Ông chỉ cảnh cáo:
– Kìa Ngài D., phải biết kiếm chế trong giờ!
Ông quản lý trại nhìn ly rượu vờ ngạc nhiên:
– Chết tôi rồi. – Ông ngửa mặt nhìn trời nói lớn. – Chỉ là thói quen cũ thôi mà. Xin lỗi đấy!

Sấm lại nổ vang rền.
Ngài D. phẩy tay. Ly rượu biến thành lon nước ngọt. Ông thở phào, thích thú mở nắp rồi chơi bài tiếp.
Ông Chiron nháy mắt với tôi:
– Ngày xưa, ngài D. đây làm cha ông ấy bực mình vì đem lòng yêu nữ thần cây, người đáng lẽ ông ta không nên động vào.
– Cái gì cơ?
Tôi lẩm bẩm, mắt vẫn không rời lon nước như thể nó là vật thể ngoài vũ trụ.
Ông quản lý công nhận:
– Đúng vậy. Làm như trừng phạt được ta, cha khoái lắm không bằng! Hình phạt đầu tiên: cấm uống rượu. Thật kinh khủng. Mười năm ấy chẳng khác cực hình! Lần thứ hai thì… Thử hỏi nàng xinh đẹp thế, ta cầm lòng sao đặng? Lần thứ hai, cha nhốt ta ở Đồi Con Lai, trại tiếp nhận mấy đứa hỗn xược như cậu đấy, Percy ạ. Cha bảo ta: “Phải gây ảnh hưởng tốt. Chuyên tâm dạy dỗ lớp trẻ chứ đừng làm hư chúng nhé”. Trời đất! Nói thế mà nghe được.
Ngài D. nói năng như đứa trẻ lên ba: hờn dỗi, vùng vằng như trẻ con.
Tôi lắp bắp:
– Vậy ra… cha ngài là…
Ông quản lý kêu trời :
– Chiron ơi là Chiron! Tôi tưởng anh dạy gã trai này mọi kiến thức tối thiểu rồi chứ. Cha ta là thần Dớt chứ còn ai nữa!
Tôi lục tâm trí tìm chữ D. viết tắt cho tên gì trong thần thoại Hy Lạp: rượu nho, da hổ, nhân viên trại toàn thần rừng… Còn nữa, Grover khúm núm như thể ông ta là chủ nhân của nó.
– Vậy ra ngài là thần rượu vang Dionysus.
Ngài D. tỏ vẻ chán nản:
– Grover, thời nay trẻ con hay nói thế nào? “Phải, có thế cũng không biết à? ”
– V… vâng ạ.
– Vậy thì, thưa anh Percy Jackson, có thế mà anh cũng không biết à? Hay cậu tưởng tôi là Aphrodite? Nhầm tôi với nữ thần của sắc đẹp, tình yêu và dục vọng thì quá thể lắm!
– Ngài là thần ư?
– Phải rồi, nhóc tì.
– Ngài! Là thần!
Ông ta quay sang nhìn thẳng mắt tôi. Nhìn lửa, ngọn lửa xanh lè nhảy múa bên trong đôi mắt ấy, tôi biết Ngài D. đang cảnh cáo tôi cho tôi thấy phần nhỏ nhất trong bản tính thực của ông. Trước mắt tôi hiện lên cảnh dây leo của cây nho siết cổ những kẻ không tin vào thần thánh cho đến chết, các chiến binh say xỉn phát điên vì khao khát chiến tranh, những thủy thủ gào thét trong lúc tay họ biến thành vây, mặt họ dài ra thành mõm cá heo. Tôi biết nếu tôi còn làm quá, ông ta sẽ trừng phạt tôi ra trò. Ông ta có thể gieo rắc bệnh tật vào não bộ tôi đủ khiến tôi bị mặc áo trói nằm nhà thương điên đến hết đời.
Ông ta gằn giọng:
– Này, định thử tôi chắc?
– Không! Dạ không, thưa ngài.
Ngọn lửa dịu đi. Ông quay sang quạt bài:
– Thôi, tôi thắng ván này nhé!
– Gượm đã, Ngài D. – Bác Chiron lật ngửa quạt bài xuống bàn, lẩm nhẩm tính điểm. – Ván này phần thắng thuộc về tôi.
Tôi những tưởng Ngài D. sẽ cho bác bốc hơi ngay trên xe lăn. Ai dè, ông chỉ thở dài thườn thượt, như thể việc ông ta thua thầy giáo dạy Latinh đã thành lệ. Ông đứng dậy, Grover cũng đứng lên theo.
– Mệt rồi. Tôi ngả lưng lấy sức quản trò tối nay. Nhưng trước hết, Grover này, cậu theo ta vào trong bàn lại chuyện trong nhiệm vụ vừa rồi, cậu làm chưa được tốt lắm.
Mặt Grover lấm tấm mồ hôi:
– V… vâng, thưa ngài.
Ngài D. quay sang tôi:
– Percy Jackson về lều Mười Một. Và nhớ chính đốn cách cư xử, thái độ cho đúng mực, nghe chưa?
Dứt lời, ông bước nhanh vào nhà. Grover thiểu não theo sau, mặt xanh như tàu lá.
Tôi quay sang hỏi bác Chiron:
– Liệu Grover có sao không?
Ông lắc đầu, dù nét mặt thoáng chút âu lo:
– Ông bạn già Dionysus không giận ai hết. Chẳng qua ông ta không thích công việc này. Ông bị… nói theo cách của cậu là: bị phạt cấm túc. Thần Dionysus chỉ bất mãn vì còn cả trăm năm nữa, ông ấy mới được phép quay về đỉnh Olympia.
– Thế có cung điện trên đỉnh Olympia thật à?
– Nghe này, đỉnh Olympia ở xứ Hy Lạp. Nhà của các thần, nơi hội tụ sức mạnh của họ chính là đnh Olympia. Ngày nay, do tôn trọng truyền thống, ta vẫn gọi nơi hội tụ sức mạnh thần thánh là Olympia. Tuy nhiên cung điện đã chuyển sang chỗ khác. Đương nhiên, các thần cũng “chuyển nhà” luôn.
– Các thần Hy Lạp đã chuyển đến… Mỹ ư?
– Đúng vậy. Họ mang theo trái tim của phương Tây.
– Sao cơ ạ?
– Cố gắng hiểu đi, Percy. Thế theo cháu, nền Văn minh Phương Tây là gì? Chỉ là khái niệm trừu tượng thôi ư? Không, nó là thế lực sống rất năng động. Nó là tri thức tích lũy từng chiếu sáng nhiều thiên niên kỷ. Các vị thần ta đang nói tới là một phần của nền văn minh ấy. Có người còn bảo họ là cha đẻ của Văn minh Phương Tây, hay ít nhất họ gắn bó quá mật thiết với vần hào quang của nó nên hình ảnh họ luôn chói sáng. Chỉ khi nền Văn minh Phương Tây bị phá hủy hoàn toàn, ảnh hưởng của các vị thần ấy mới mất đi. Xứ Hy Lạp là nơi nhen nhóm ngọn lửa đầu tiên. Sau đó… ta hy vọng trò còn nhớ vì trò đã qua được môn của ta mà… phần tinh túy nhất của nó chuyển tới La Mã. Các vị thần chuyển theo. Có thể tên tuổi thay đổi: chẳng hạn Jupiter thay cho Dớt, Venus thay cho Aphrodite… nhưng vẫn là thần thánh cũ, thế lực cũ.
– Rồi họ cũng chết mà.
– Chết ư! Không bao giờ. Phương Tây có bao giờ chết? Họ chỉ đổi chỗ thôi: khi ở Đức, lúc ở Pháp hay Tây Ban Nha. Nơi nào ngọn lửa văn minh chói sáng nhất, ở đó có các vị thần. Họ ở Anh quốc cả mấy thế kỷ ấy chứ! Trong ba thiên niên kỷ gần đây nhất, họ đều để lại dấu ấn tại nơi họ trị vì: trong hội hoạ, điêu khắc và kiến trúc. Hãy nhìn những tòa nhà đẹp nhất mà xem. Percy ạ, giờ tất nhiên họ đang ở Mỹ. Hãy nhìn quốc huy của Hoa Kỳ xem: là đại bàng của thần Dớt đó. Cậu có thấy tượng thần lửa Promethe ở trung tâm RockefellerCenter, mặt tiền xây theo kiến trúc Hy Lạp của các tòa nhà trụ sở cơ quan hành chính Hoa Kỳ ở Washington chưa? Thách cháu tìm được một thành phố của Mỹ không có đầy rẫy hình ảnh cư dân đỉnh Olympia đấy! Cháu thích hay không thì tùy vì nhiều người cũng chẳng ưa gì La Mã cổ đại. Nhưng hãy tin bác. Giờ nước Mỹ là trái tim của ngọn lửa thiêng, là cường quốc phương Tây. Thế nên đỉnh Olympia mới ở đây, chúng ta mới ở đây.
Tôi như vừa hứng quả bom tấn, đặc biệt là hình như tôi vừa được nhập vào nhóm bác Chiron gọi là “chúng ta”, như thể tôi là thành viên câu lạc bộ gì gì đó.
– Bác Chiron, vậy bác là ai? Và cháu… cháu là ai?
Ông mỉm cười, nhúc nhích như thể sắp đứng lên rời xe lăn, nhưng tôi biết không bao giờ có chuyện đó. Ai cũng biết Brunner-Chiron bị liệt nửa người, từ eo trở xuống. Bác trầm ngâm:
– Ai cũng muốn tìm lời giải cho câu hỏi: “Thực ra Percy là ai?” Nhưng tạm thời chúng tôi sắp xếp một giường trong lều Mười Một cho cháu. Cháu còn gặp nhiều bạn mới, chuẩn bị cho thời khóa biểu dày kín ngày mai. Chưa hết, đêm đốt lửa trại tối nay hứa hẹn nhiều điều thú vị. Bác thích sôcôla nhất đấy.
Ông đứng lên rời khỏi xe lăn theo cách rất lạ lùng. Tấm chăn tuột khỏi chân, nhưng ông không động đậy. Phần eo phía trên thắt lưng của ông dài mãi, cao lên thêm. Lúc đầu tôi tưởng ông mặc quần lót dài bằng vải nhung trắng, nhưng khi ông cứ cao lên mãi, cao hơn chiều cao bình thường của con người, tôi mới biết bác Chiron không mặc quần lót nhung. Đó là ức của một loài vật toàn cơ và gân được phủ một lớp lông trắng mịn. Xe lăn biến thành chiếc rương kim loại lớn có bánh xe. Chắc chắn phải có phép màu chi đây vì rương nhỏ thế không thể nhét cả thân hình kềnh càng của ông vào được. Ông bước một chân lên trước: chân này có đầu gối xương xẩu và móng guốc cựa to đánh bóng loáng. Chân trước cùng cặp bước lên theo, rồi đến hai chân sau. Chiếc rương trống trơn, chỉ còn cái vỏ sắt bên trong đựng cặp chân người giả.
Tôi ngạc nhiên nhìn con ngựa vừa rời xe lăn: một con ngựa đực màu trắng to lớn khác thường. Tuy nhiên, đó không hẳn là ngựa đơn thuần bởi chỗ đầu ngựa là nửa người phía trên của thầy giáo dạy tiếng Latinh nối với phần thân ngựa.
Nhân mã Chiron bảo:
– Dễ chịu quá đi mất. Bác bị giam trong xe đẩy này lâu đến nỗi mê mụ cả người. Giờ mình đi ngay thôi. Percy, đến gặp gỡ và làm quen với các trại viên khác đi nào.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.