Huynh sủng

Chương 23


Bạn đang đọc Huynh sủng – Chương 23:

Thôn Long Đường so với trong thôn làng xung quanh mười dặm tám hương là thôn trang lớn nhất. Nhân khẩu đông đúc, nhưng theo đó ruộng đồng lại không đủ rộng lớn, cho nên ruộng đồng mỗi nhà đều có giới hạn.
 
Phụ thân Hứa Hưng Xương vốn cũng không phải là người thôn Long Đường, năm đó cũng nhờ lão tộc trưởng yêu thích người tài, cùng Hứa phụ mới quen đã thân, trò chuyện với nhau xong, một lòng muốn mời Hứa phụ đến học đường thôn Long Đường làm tiên sinh dạy học. Về sau thấy ông cưới nữ tử của thôn làm vợ, có ý muốn để ông ở luôn chỗ này, sau một hồi suy nghĩ, cố ý chọn một mẫu đất tốt gần nửa mẫu cho ông. Vườn rau cũng cho một mẫu khác.
 
Người dân thôn Long Đường đều được tính một người giỏi một mẫu đất như nhau, thế này vừa so sánh, Hứa phụ đã xem như được lợi.

 
Cũng không phải không có thôn dân phản đối. Nhưng lúc đó lão tộc trưởng còn tại thế, đem những lời phản đối này áp xuống. Thêm nữa lúc ấy người trong thôn tin vào lời lão tộc trưởng nói, nói thôn Long Đường là vùng đất quý, có một năm nọ có một thầy phong thủy đi ngang qua nơi này lúc đó từng sợ hãi thán phục, nói nơi này về sau sinh ra nhân vật đáng gờm.
 
Lúc ấy, lão tộc trưởng từng hỏi, sẽ là nhân vật đáng gờm như thế nào? Thầy phong thủy chỉ mỉm cười.
 
Lão tộc trưởng liền hỏi lại làm quan? Tri huyện? Tri phủ? Hay là quan ở kinh thành? Có thể làm được mấy phẩm?
 
Thầy phong thủy vuốt chòm râu dài trắng tuyết, chỉ nói cao quý không tả nổi.
 
Trong lòng lão tộc trưởng liền cho rằng chắc chắn sẽ là đại quan không thể tưởng tượng được. Cũng là từ khi thầy phong thủy rời đi, ông bắt đầu trù tu sửa chữa từ đường trong thôn, định thông ba gian phòng lớn phía Tây để làm học đường, bảo đệ tử thôn Long Đường đủ tuổi đều tới đọc sách.
 
Cả thôn đều họ Diệp, vô luận cuối cùng là ai làm đại quan, họ Diệp bọn họ đều được nở mày nở mặt. Mà lại làm đại quan, có thể quên xuất thân của mình? Chỉ cần chịu ra tay giúp Long Đường thôn một cái, sinh kế đời sau không cần phải lo lắng nữa.
 
*sinh kế: kiếm kế sinh nhai
 

Học đường có rồi, kế tiếp chính là phải mời tiên sinh có học thức cùng phẩm đức tốt trở về.
 
Đám người trong thôn không thể trông mong được, người biết chữ tổng cộng đều không có mấy người. Đành phải ra ngoài hỏi thăm.

 
Sau một thời gian nghe ngóng, thì nghe được có người nói trong thôn có vị lão gia họ Triệu mời một vị gia sư. Triệu gia có ba vị thiếu gia, đều nhờ hắn dạy vỡ lòng, hiện tại ngay cả vị thiếu gia nhỏ nhất nhà hắn cũng được dạy học nữa. Khiến cho Triệu lão gia vui vẻ, trong nhà mời một gánh hát hát hí khúc, mời vị gia sư kia ngồi ở vị trí đầu, gọi ba con trai mình tới dập đầu với ông.
 
Vị này gia sư nhà Triệu lão gia chính là phụ thân Hứa Hưng Xương rồi.
 
Nghe lão tộc trưởng nói gần đây xây dựng một học đường, muốn mời ông qua dạy cho con em đủ tuổi trong thôn, Hứa phụ chỉ nói đây là chuyện lớn công đức lớn lao, sau một hồi trò chuyện, vui vẻ đáp ứng.
 
Đáng tiếc trẻ con nông thôn ngang bướng, trong nhà phụ mẫu cũng không coi trọng chuyện đọc sách của con em, dạy gần một hai chục năm, vậy mà không có một người năng lực vào học. Lòng tôn kính mà người trong thôn đối với Hứa phụ dần phôi phai theo thời gian. Cho đến khi lão tộc trưởng và Hứa phụ lần lượt qua đời, mắt người trong thôn trong còn có thể có Hứa Hưng Xương sao?
 
Song đối với Hứa Hưng Xương mà nói, sinh ra ở nơi này, lớn lên ở nơi này, ruộng đồng cũng có, phòng ốc cũng có, nơi này đã coi như là nhà của ông, chắc chắn sẽ không tuỳ tiện rời bỏ nơi này .
 
Hiện tại nghe Diệp Tế Muội hỏi ông chuyện ruộng đồng và vườn rau, Hứa Hưng Xương suy nghĩ một chút mới trả lời.
 
Trước kia phụ thân chỉ cho ông đọc sách, những việc khác không bao giờ để ông nhúng tay, cho nên Hứa Hưng Xương cũng không biết làm ruộng, cũng không biết trồng rau. Trước kia đám ruộng một hộ gia đình thuê để trồng, một năm cho ông chút lương thực thôi. Vườn rau cũng thế, cho người ta thuê, cũng chỉ cho ông một chút rau quả cuối mùa đủ ăn.
 
Diệp Tế Muội hỏi một phen, cho dù trong lòng coi ông là nam nhân của mình, hiểu biết rằng nhất định phải yêu thương ông, nhưng lúc này cũng bị chọc tức nhịn không được âm thầm mắng một tiếng con mọt sách.
 
Trong thôn Long Đường cũng không phải không có chuyện đem ruộng đồng, vườn rau nhà mình cho người ngoài thuê, nhưng thuê không những phải thu lương thực cùng rau quả, mặt khác còn phải thu chút tiền. Con mọt sách này ngược lại tốt rồi, một đồng tiền cũng không thu không nói, chính là lương thực và rau quả kia, thu cũng chỉ bằng một nửa người bên ngoài. Còn chưa đủ cho cha con bọn họ hai người dùng hàng ngày, không đủ phải bỏ tiền ra mua.
 
Nhưng cũng may khối ruộng đất và vườn rau cuối năm nay là đã đến kỳ hạn, đến lúc đó có thể không cho hai gia đình nọ thuê nữa, thu về để nhà mình trồng lương thực trồng rau.
 
Hơn nữa bây giờ Diệp Tế Muội cũng có ruộng và vườn rau của mình, lại thêm bà trồng cây vụ hè và ngày mùa thu hoạch để dành làm lương thực dự trữ, vẫn đủ cho cả gia đình ăn.
 
Trong lòng hạ quyết tâm, liền đuổi Hứa Hưng Xương đi ra cửa đến học đường dạy học, chính mình ở nhà thu thập sắp xếp một lúc.

 
Hôm qua bà mang tới đồ cưới bên trong có mấy cái rương tủ, bởi vì thấy trong phòng Hứa Du Ninh không có rương quần áo, liền dời một cái qua đó. Lại đánh giá trong sân, liền ra ngoài kêu thợ nềtrong làng tới, ở một góc viện tử dựng cái chuồng gà đơn giản. Ban đầu gian phòng trong viện dùng để chất củi cũng chia làm hai, dùng gạch đất ngăn cách, nửa gian dùng để đống củi, nửa gian dùng để chăn heo.
 
Bận rồi như thế, nửa ngày nhanh chóng trôi qua, đã đến lúc ăn cơm trưa.
 
Diệp Tế Muội chắc là đã sớm đoán được hôm nay một ngày đầy bận rộn, cho nên buổi sáng nấu cháo tìm hai cái hủ, vo gạo bỏ vào. Lại cắt rất nhiều thịt khô, rửa một nắm đậu hà lan bỏ vào.
 
Buổi sáng nấu cháo cũng không phải dùng rơm rạ, mà dùng cây gỗ đun để có thể giữ được nhiệt. Cháo nấu xong, liền đem hai cái hũ bỏ vào trong lòng bếp, xung quanh tém than củi đỏ rực than củi bao xung quanh, nhờ than củi từ từ hầm chín gạo và thịt nguội.
 
Đây chính là cái hũ cơm hầm. Chẳng những ăn ngon, quan trọng nhất chính là tiết kiệm thời gian tiện lợi.
 
Đợi Hứa Hưng Xương trở về, Diệp Tế Muội liền lấy hai miếng khăn ướt trùm tay, từ bên trong lòng bếp lấy hai hũ cơm hầm ra.
 
Một mở cái nắp, liền thấy cơm đã ninh chín, từng hạt óng ánh long lanh. Mặt trên còn có màu nâu đỏ của thịt khô thái hạt lựu, xanh lục đậu hà lan. Ngửi một chút, hương thơm ngập tràn hai lỗ mũi.
 
Thật sự là muốn chảy nước bọt.
 
Đời trước Diệp Trăn Trăn cũng nghe bạn học nói qua, đến trong tiệm cơm ăn cơm hầm, ăn ngon tới mức kém chút nữa ăn hết cả cái hũ. Lúc ấy nàng còn cảm thấy vị kia bạn học kia nói quá, nhưng bây giờ mới biết kỳ thật không nói quá chút nào.
 
Ăn xong lần này, thật sự là hận không thể ngày ngày ăn (cơm hầm).
 
Lại nhìn Hứa Hưng Xương và Hứa Du Ninh, một người bình thường có vẻ cổ hủ, một người bình thường có vẻ ôn nhã, nhưng lúc này chắc hẳn cũng đều quỳ dưới món cơm hầm thịt khô và đậu hà lan của Diệp Tế Muội.
 

Bởi vì sau khi ăn cơm xong, Diệp Trăn Trăn nghe được Hứa Hưng Xương nói chuyện với Hứa Du Ninh giống như là đang hát sau rèm, lời trong lời ngoài ý tứ đơn giản là trưa mai cũng muốn ăn món cơm hầm thịt khô đậu hà lan này.
 
Diệp Trăn Trăn ở một bên cười thầm trong lòng, mặt khác cũng mở miệng ồn ào.
 
Bởi vì nàng cũng rất muốn trưa mai ăn tiếp nha.
 
Diệp Tế Muội chưa từng được ba người bọn họ dùng lời trong lời ngoài tâng bốc bà như vậy. Vui vẻ một lát, lập tức bảo buổi trưa ngày mai cũng ăn món này.
 
Ba người đều rất phấn khích, nhìn nhau một cái, phát hiện trên mặt mỗi người đều chứa ý cười.
 
Mà rất hiển nhiên, bởi vì cùng nhất trí trong việc ăn uống, ba người trong nháy mắt đều thân thiết không ít.
 
Ăn cơm trưa xong nghỉ ngơi một hồi, Hứa Hưng Xương tiếp tục đi học đường dạy học, Hứa Du Ninh giúp Diệp Tế Muội thu dọn bát đũa mang tới phòng bếp, nói với Diệp Trăn Trăn hai câu, rồi cũng trở về phòng tiếp tục điêu khắc bức tượng gỗ đang làm dở. Diệp Trăn Trăn thì là dời ghế trúc con ra sân rồi, một bên phơi nắng một bên nhìn Diệp Tế Muội rửa chén.
 
Những ngày nàng xuyên qua này, biết mặc dù Diệp Tế Muội là người không dễ ức hiếp, nhưng cũng không giống như bây giờ thấy thấy trên mặt bà luôn nở nụ cười.
 
Từ trong ra ngoài, nụ cười thật lòng, rất hạnh phúc.
 
Rất hiển nhiên trước kia Diệp Tế Muội cũng bị ép phải mạnh mẽ, bà là một quả phụ nếu không như vậy rất dễ dàng bị người khác bắt nạt, cuộc sống thêm phần khó khăn hơn. Nhưng hiện tại, bà đã gả cho người, trượng phu và con riêng đều đối xử với bà rất tốt, trong nội tâm bà cảm thấy thỏa mãn, trên mặt tự nhiên sẽ mang theo ý cười.
 
Nhìn thấy Diệp Tế Muội vui vẻ, Diệp Trăn Trăn cũng cảm thấy vui vẻ.
 
Nàng chính là người như vậy, người đối tốt với nàng, nàng cũng hi vọng bọn họ có thể thật tốt, thật vui vẻ.
 
Quay đầu quan sát gà chạy kiếm ăn khắp nơi trong sân, ánh mắt chợt thấy phía dưới hàng rào trúc trồng một lùm hoa cúc.
 
Là một lùm hoa cúc dại. Đóa hoa màu vàng, nho nhỏ, mùi rất nồng nặc, cách xa cũng có thể nghe được.
 

Có hai con gà mái lúc này đang mổ vào bụi hoa dại, mắt thấy đã mổ đoạn mất mấy đóa, Diệp Trăn Trăn liền vội vàng đứng lên chạy qua đuổi gà. Sau đó nhặt được một chút gạch đất tàn tạ buổi sáng thợ nề dựng chuồng gà còn dư lại, cẩn thận vây xung quanh lùm hoa, miễn cho lại có gà tới mổ.
 
Về phần mấy cây hoa cúc bị gãy kia, nàng cũng cẩn thận nhặt lên. Nhìn thấy đóa hoa vẫn tốt, nâng ở trên tay mùi hương vẫn ngấm người, không đành lòng cứ như vậy mà vứt bỏ.
 
Nghĩ một chút, liền đi hỏi Diệp Tế Muội một cái bình gốm nhỏ, đổ nước khoảng nửa bình, sau đó đem cắm mấy bông hoa cúc dại này vào.
 
Nàng chưa từng học cắm hoa, chỉ bằng sở thích của mình, chiều cao mấy đóa hoa không giống nhau. Bất quá hoa vàng, lá xanh, phối thêm bình gốm nhỏ màu nâu nhạt, nhìn xem cũng là rất có mấy phần thú vị, hoang sơ.
 
Trong lòng Diệp Trăn Trăn vui vẻ, hai tay nâng nâng bình hoa muốn mang về phòng mình. Nhưng bỗng nhiên cách cửa sổ nhìn thấy Hứa Du Ninh tay cầm đao khắc, cúi đầu chuyên chú điêu khắc theo đường nét đã vẽ trên gỗ, nghĩ nghĩ, liền mang cái bình này đi tìm hắn.
 
Bắt đầu kế hoạch, mỗi ngày Hứa Hưng Xương dạy học. Cho dù hiện tại trong học đường đệ tử không nhiều, nhưng sau một năm cũng có thể kiếm mấy lượng bạc thúc tu*. Diệp Tế Muội thì không cần phải nói, công việc trong nhà bên ngoài không ngừng. Chính là Hứa Du Ninh, nói đến cũng mới mười lăm tuổi, thậm chí còn đi đứng hành động bất tiện, nhưng cũng không chịu nhàn rỗi, khắc gỗ điêu khắc (theo) tranh kiếm tiền.
 
*Ðời xưa dùng nem làm quà biếu gọi là thúc tu 束脩 vì thế tục mới gọi món tiền lễ thầy học là thúc tu.
 
Tính cả nhà, vậy chỉ có nàng – một người ăn không ngồi rồi rảnh rỗi.
 
Cho nên cái bình hoa cúc này nào không biết xấu hổ mang về trưng phòng mình chứ?
 
Diệp Trăn Trăn cũng không bước vào phòng Hứa Du Ninh. Trong phòng hắn có cửa sổ, ở bên bên trên tường mở ra. Cửa sổ mở cách mặt đất cũng không phải rất cao, lại không có hàng rào.
 
Liền rón rén đi đến trước cửa sổ, sau đó kiễng chân lên, hai tay dâng cái này bình hoa xuyên qua cửa sổ, đặt ở trên thư án.
 
Hứa Du Ninh đang cúi đầu chuyên chú khắc gỗ điêu họa, trong tầm mắt bỗng nhiên xuất hiện một bình hoa dại màu vàng, hắn kinh ngạc, ngẩng đầu nhìn sang.
 
Chỉ thấy một đôi mắt trong suốt, đen láy của Diệp Trăn Trăn cũng đang nhìn hắn. Chạm phải ánh mắt kinh ngạc của hắn, trên mặt Diệp Trăn Trăn còn nở nụ cười tinh khiết rạng rỡ.
 
“Ca ca, cho huynh hoa.”


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.