Huynh ấy không yêu ta

Chương 20


Bạn đang đọc Huynh ấy không yêu ta – Chương 20

CHƯƠNG 20
Đợi đến mấy hôm sau, nhân lúc mọi người chưa tỉnh, ta rón rén thay bộ y phục thời còn là tiểu thư Đinh gia, đứng trước gương, ta hào húng xoay một vòng, bộ váy áo màu hồng nhạt, dây lưng có thêu một đóa mẫu đơn nhỏ, chính Tiểu Ái thêu cho ta, sờ gương mặt tiều tụy vì thức đêm của mình. Ta lại thoa thêm chút son, gương mặt trắng nhợt bấy giờ mới hồng lên một chút. Ta đúng là Đinh Mẫn Mẫn hoạt bát của một năm trước, lần này, chắc chắn Diệp Tuệ sẽ nhận ra ta!
Thà rằng đánh liều một phen để biết người đó có thích mình hay không còn hơn cứ cam chịu cả đời, để rồi cuối cùng vẫn không biết người đó đối với mình thế nào!
Ta đắp lại chăn cho Tiểu Ái, đặt một vài chiếc màn thầu ở bàn, sợ nó dậy không thấy mình sẽ lo lắng ta còn cẩn thận viết một mẩu giấy để lại, nói rằng có việc gấp cần giải quyết! Trưa sẽ về ngay!
Ta đến thẳng một trà quán, vì quá vội vã nên chưa kịp ăn điểm tâm sáng. Ta gọi một bát cháo trắngđơn giản, vừa ăn vừa nghe vị tiên sinh tóc đã bạc phơ kể chuyện thái úy Tô Châu rất sinh động, người vây xung quanh luôn tay luôn chân phụ họa theo!
Thái úy Tô Châu là Diệp Nhân Cảnh, Diệp phủ giàu có vô cùng, nghe nói số đinh nạm vàng gắn trên cổng chính đúng 64 cái, đủ thấy chủ nhân đức cao vọng trọng đến thế nào, trong triều, Diệp Nhân Cảnh nổi tiếng mưu mô xảo quyệt. Ông ta là quan thái úy cấp bậc nhị phẩm, chuyên thu nạp các sản vật quý hiếm trong nhân gian làm cống phẩm cho vua chúa. Tiên đế đã băng hà rất sủng ái Diệp Nhân Cảnh, còn cấp riêng cho ông ta một cửa hàng ở Hàng Châu cho ông ta mặc sức buôn bán kiếm lời. Ai ngờ, tiên đế vừa tạ thế chưa lâu, ông ta đã cấu kết với bọn gian thần loạn đảng, tính kế đục đẽo ngân khố của triều đình. Diệp Nhân Cảnh là một con con cáo già khôn ngoan, chưa chín muồi ắt chưa manh động, ông ta yêu của cải vật chất đến phát điên, gặp cơ hội là vơ vét của cải của dân chúng. Đã nhiều lần dâng sớ đòi trị tội nhưng Diệp Nhân Cảnh luôn luôn có lý lẽ của riêng mình, hoàng đế mới đăng cơ cũng đành ngậm bồ hòn. Mới đây ông ta còn độc ác hơn nữa, đem đứa con trai độc nhất của mình đi làm vật cầu thân, bắt vị công tử đó kết duyên với tiểu thư Sảnh gia, cô nương ấy vừa chua ngoa lại hay ghen tuông. Diệp Nhân Cảnh sẵn sàng đánh đổi tất cả để có chỗ dựa vững chắc trong triều, tiện thời cơ ăn hối lộ thỏa thích!
Đó chẳng phải là cha của Diệp Tuệ, thái úy Tô Châu hay sao?
Ta chưa ngồi vững thì một vị công tử khác đã xen vào:

– Đại thiếu gia Diệp Tuệ đó chẳng phải rất thân thiết với tân hoàng đế ư?
Vị tiên sinh chiêu một ngụm trà, lắc đầu:
– Cậu ta mất mẫu thân từ nhỏ, nghe nói do Diệp Nhân Cảnh hại chết. Thật đáng tiếc ột thiếu niên tài mạo song toàn, lẽ ra có thể làm một vị quan tốt , lại có người cha quá tham lam vô đạo. Hôn sự là việc của đấng sinh thành. Hoàng thượng sao có thể lấy danh nghĩa thiên tử ra giúp được, vả lại Diệp công tử đó đã chấp nhận hôn sự này rồi, cậu ta bắt được tú cầu của vị cô nương họ Sảnh đó!
Diệp Tuệ chấp nhận hôn sự rồi ư? Với vị cô nương chua ngoa, hau ghen ghét đó?
Ta sốt sắng rót trà cho vị tiên sinh, hỏi dồn:
– Vậy xin hỏi Diệp phủ ở hướng nào?
Tiên sinh kể chuyện hốt hoảng nhìn ta, chân thành khuyên bảo:
– Vị cô nương trẻ tuổi này, cô nghe ta nói, Diệp phủ quanh năm vắng lặng, con dân không dám ghé qua, có lỡ đi qua cũng chẳng dám thở mạnh. Tên hoạn quan Diệp Nhân Cảnh đó mà nghe được sẽ lập tức chồm ra vơ vét của cải, tại sao ấy à, hắn có trăm ngàn cái cớ, tội trạng không thiếu. Người anh em của ta có dạo gánh hàng rong qua đó, chỉ là làm ăn nhỏ, vậy mà đám thuộc hạ của hắn vu ngay tội phá rối trật tự trị an, xàm tấu, bán hàng rong rao có vài tiếng, lấy gì phá rối chứ? Bọn súc sinh, cuối cùng người anh em của ta đành tay trắng trở về. Cô có muốn trả nỗi nhục cho dân chúng Tô Châu, cũng không nên liều mạng như thế!
Vị tiên sinh này đúng là quá giỏi suy diễn rồi, ta mặc dù rất căm phẫn trước hành vi vô nhân tính của gã thái úy đó nhưng trước mắt, Diệp tuệ của ta còn đang bị ép hôn, ta phải cứu chàng. Thử hỏi nếu ta đột nhập phủ Diệp, bị đám tùy tùng róc sạch xương cốt còn có thể cứu Diệp Tuệ được không?
Vì không tiện giải thích với bọn họ nên ta đành mượn danh đại hiệp ra tay trượng nghĩa, hùng hồn đáp:
– Các vị đừng ngăn cản tiểu nữ, thân làm người Tô Châu không thể chứng kiến cảnh dân chúng bị oan ức mãi được!
Sở trường diễn kịch của ta một lần nữa phát huy tác dụng, các bậc trưởng bối, công tử trong trà quán đều tròn xoe mắt nhìn ta, ai nấy đều lộ rõ vẻ thán phục!
Ra khỏi quán trà trước con mắt khâm phục của dân chúng thiên hạ, ta hả hê tiến về hướng Đông, vị tiên sinh kia nói rằng, chỉ cần đi thẳng theo hướng đông, chưa đầy nửa canh giờ sẽ thấy một viên phủ cao to sừng sững, xung quanh không có lấy một bóng người, hoa cỏ bốn mùa chẳng thèm nở, chim muông bốn mùa không thèm hót!
Họ có cần phóng đại mức độ kinh dị của Diệp phủ như vậy không. Ta mồm miệng mấp máy: “quá khen, quá khen!” thực sự chân tay đã mềm oặt như cái màn thầu nhúng nước rồi!

Sau khi cẩn thận đếm lại số đinh nạm vàng trên cổng chính (đúng 64 cái), xác định chính là nơi ở của Diệp Tuệ. Ta bèn tìm một chỗ mát mẻ chờ chàng ra, vị tiên sinh vừa rồi không dối ta, xung quanh đúng là vắng lặng không một quán xá nào hoạt động, từ lúc tới đây đến giờ chỉ có hai con sư tử đá chồm hỗm nhìn ta chòng chọc. Thật là chán muốn chết, ta ngồi bệt xuống bậc thềm, chán nản đếm từng con kiến chạy qua!
Tới khi đếm đến con thứ 230, cơ miệng dần như tê liệt, một đôi giày gấm thêu bỗng xuất hiện trước mắt ta, chết tiệt, con kiến thứ 231 của ta đang bẹp dí dưới đế giày của hắn!
Cổ mỏi nhừ nhưng ta vẫn ngước lên mắng theo thói quen:
– Tránh ra cho bản cô nương xem con 231 nào!
Vừa thấy khuôn mặt quen thuộc đó, tim ta nhảy bình bịch lên như đánh trống, nó đập liên hồi, vừa rộn rã lại vừa lo sợ!
Chàng đứng rất gần nên cơ hồ mùi cỏ đã xộc thẳng vào mũi ta, chỉ có điều khuôn mặt chàng không vui vẻ khi thấy ta chút nào, đôi môi mỏng mím chặt, đường viền môi nhạt màu cũng thẳng tắp theo.
Chàng nói:
– Lại là cô!
Ta chống gối đứng lên, mắt đã hoa đến nỗi có thể nhìn thấy hai Diệp Tuệ rồi, ta vỗ đầu rồi đáp:
– Đúng! Chàng nhận ra chưa? Ta là Đinh Mẫn Mẫn, hôm trước ta cải trang, hôm nay chàng nhận ra rồi chứ?

Diệp Tuệ cười khẩy, bộ trường bào đen bay nhẹ trong gió:
– Cô quá ngây thơ đấy, Đinh cô nương, cô nghĩ cô cải nam thì ta sẽ không nhận ra à?
Ta đúng là rất vui, cười đáp:
– Thế thì hôm trước chàng tỏ thái độ như thế làm gì, muốn ta tới tận đây tìm chắc?
Ta vừa cười vừa nghĩ chàng thật trẻ con, sực nhớ tới câu nói lạ lùng của chàng, ta nghiêm mặt nói:

– Chàng không được gọi ta là Đinh cô nương nữa, ta thích chàng gọi ta là Mẫn Mẫn, nếu chàng còn gọi, ta sẽ không nói chuyện với chàng nữa!


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.