Đọc truyện Hợp Đồng Hôn Nhân: Yêu Bất Chấp – Chương 11
Tôi gọi nhưng anh ta không thèm có phản ứng, coi thường lời nói của tôi đến thế là cùng. Tôi ức đến nghẹn họng, và thế rồi tôi ngồi luôn xuống bên cạnh anh ta, tay khoác lấy tay anh ta, đầu cũng dựa vào vai anh ta. Lúc này thì anh ta đã bắt đầu có phản ứng, mà không, phải nói là phản ứng siêu cấp.
– cô bị điên à? Đang dưng ngồi xuống cạnh tôi làm gì?
– Ai bảo tôi gọi mà anh không trả lời.
– cô có thấy là tôi đang tập trung Đọc báo không? Cô đến đây không ai nói cho cô biết giờ giấc sinh hoạt hàng ngày của tôi à?
– mấy ngày rồi giờ mới nghe anh nói nhiều như vậy đấy. Tôi còn tưởng anh không biết nói nhiều cơ.
Nghe xong mấy câu ấy của tôi anh ta lại ngồi xuống, tiếp tục cầm lấy tờ báo. Một vài người làm nhìn tôi bằng ánh mắt em ngại, giống như kiểu cậu chủ của họ là một người rất đáng sợ. Tôi thấy anh ta cũng bình thường mà, trừ những lúc nóng giận ra thì cũng rất ấm áp.
Tôi đang định mở miệng nói thì đã bị Anh ta chặn họng.
– một là cô ngay lập tức rời khỏi chỗ này và chuẩn bị ăn sáng. Hai là cô sẽ không bao giờ có cơ hội lảng vảng xung quanh tôi nữa.
Tự ái, tôi chẳng qua cũng chỉ là có ý tốt muốn sống hòa thuận với anh ta cho đến khi hết hợp đồng. Muốn nói chuyện với anh ta để cho không khí bớt ngột ngạt, để anh ta đi làm về cảm nhận được không khí gia đình. Anh ta không biết cảm ơn tôi thì thôi lại còn thái độ. Từ giờ trở đi có cho kẹo cũng không thèm nói chuyện nữa.
Và rồi bữa ăn hôm ấy diễn ra đúng như tiêu chuẩn. Từ lúc ngồi xuống cho tới lúc đứng lên không một tiếng nói cũng không một tiếng động.
Tôi ăn cơm xong thì đi lên trên phòng trước, cũng không thèm đợi anh ta đi làm rồi chào hỏi như mọi ngày. Anh ta cũng chẳng ý kiến gì cả, vẫn cái khuôn mặt lạnh băng ấy. Đúng là cái đồ đáng ghét, khó ưa mà.
cả một ngày dài cứ ăn xong ở trong nhà thì sẽ rất chán. Tôi bắt đầu lên mạng học làm những món đồ handmade, học cách tự cắm hoa. Tôi đi ra ngoài mua những thứ cần thiết, trở về nhà lòng cảm thấy nhẹ nhàng hơn một chút. Thì cứ tạm thời Coi Nơi này là nhà đi, dù gì cũng ở cả năm cơ mà.
Những chú hạc giấy nhỏ nhỏ xinh xinh tôi Treo khắp trong phòng. Tôi dành cả một ngày hôm ấy quên ăn quên ngủ chỉ để gấp hạc giấy, hoa giấy. Đến buổi tối, khi tất cả mọi thứ hoàn thành thì ở phía bên ngoài có tiếng gõ cửa, giọng nói nghiêm nghị quen thuộc của bà quản gia.
– Cậu chủ về rồi, cô còn định ở trong phòng đến khi nào?
Thì ra là cậu chủ của ngôi nhà này đã đi làm về. Mỗi khi anh ta đi làm về là tất cả mọi người ra chào đón cứ giống như là đi mấy tháng mới về vậy. Quy định này là do bà quản gia đặt ra, chứ không phải là do anh ta bắt. Nhưng nghĩ đến chuyện lúc sáng tôi vẫn còn cảm thấy bực mình.
Tôi mở cửa phòng rồi đi xuống, đứng ngay bên cạnh bà quản gia, anh ta vừa từ cửa bước vào thì tất cả mọi người cúi đầu chào. Tôi cũng chào anh ta cho nhanh.
– Anh đã đi làm về rồi.
Bình thường thì tôi sẽ nhìn anh ta và sẽ nói một hai câu, nhưng hôm ấy thì khác, sau khi chào anh ta xong thì tôi đi lên phòng, tiếp tục những thứ còn đang muốn làm.
Còn chưa làm được gì thì có tiếng gõ cửa, lần này là tiếng của cô giúp việc.
– cô Trinh ơi. Cậu chủ bảo cô qua phòng làm việc, cậu chủ có chuyện muốn nói.
Đã tránh mặt rồi lại còn có chuyện muốn nói. Anh ta định nói gì với tôi cơ chứ. Mặc dù không muốn gặp nhưng tôi vẫn phải đi qua đó, bởi vì chúng tôi có một cái bản hợp đồng to tướng ràng buộc mà.
Tôi gõ cửa phòng làm việc của anh ta, mới hôm qua còn bảo tôi không được phép bước chân vào trong căn phòng này vì có rất nhiều tài liệu mật. Bây giờ Lại gọi tôi vào. Anh ta đúng là làm việc đến mức có vấn đề về đầu óc luôn rồi.
– vào đi..
Hai cái từ này được phát ra sao nghe nó lại lạnh lẽo đến như thế. Không có lấy một chút nhiệt độ nào, y như chủ nhân của nó vậy. Tôi từ từ đẩy cửa bước vào bên trong, đúng như những gì mà tôi dự đoán, anh ta vẫn đang chăm chú làm việc.
– anh gọi tôi vào đây có việc gì?
– cô ngồi ở đó chờ một lát.
Tôi ngồi xuống ghế, theo phản xạ Đưa mắt nhìn xung quanh. Người ta nói giá sách của một người thường thể hiện tính cách của người đó. Sách của anh ta nếu không phải liên quan đến công việc thì cũng là chính trị hoặc là khoa học. Bảo sao mà tính cách của anh ta lại cứng nhắc đến như vậy.
5 phút rồi 10 phút trôi qua, anh ta vẫn chưa rời khỏi bàn làm việc. Tôi cứ thế ngồi như một con ngốc ở trong căn phòng đó. 15 phút nữa trôi qua, lúc này thì tôi đã bắt đầu cảm thấy bực mình. Chẳng lẽ chỉ vì lúc anh ta đi làm về tôi không chào hỏi anh ta tử tế nên anh ta mới bảo tôi vào trong căn phòng này để biến tôi thành trò đùa?
Tôi đứng dậy, hùng hổ tiến về phía của anh ta. Ngay giây phút ấy tôi quên béng mất anh ta chính là người đã đưa em trai tôi ra nước ngoài chữa bệnh, quên luôn số tiền mà anh ta chuyển vào tài khoản cho tôi. Tôi hét toáng lên.
– Này anh kia? Anh tưởng chỉ có mỗi anh là có việc để làm thôi à? Anh tưởng tôi rảnh rỗi đến mức dư thừa thời gian để đến đây ngồi xem anh làm việc à? Nửa tiếng rồi, đến một câu anh cũng không thèm nói. Đến cả lý do gọi tôi vào đây anh cũng không thèm nói. Tôi là trò đùa của anh đấy à?
Trái lại với thái độ bực tức của tôi thì anh ta lại vô cùng bình thản.
– đợi tôi 3 phút nữa.
Chẳng hiểu trong mấy cái chữ ấy có sức mạnh gì mà lại khiến tôi im luôn. Đến một câu cũng không dám nói thêm. À mà cũng phải, cái ánh mắt của anh ta nó đáng sợ thế kia cơ mà.
Đúng 3 phút sau anh ta rời khỏi bàn làm việc đến ngồi đối diện với tôi.
– Hai ngày nữa đám cưới.
– tôi biết.
– đã nhận được đồ trang sức rồi?
– bà quản gia đã đưa rồi.
– Tại sao không đeo nó?
Lúc này tôi bắt đầu cảm thấy bối rối. Sao tôi cứ có cảm giác anh ta đang nghĩ tôi khinh thường món đồ ấy nên mới không đeo vậy. Nhìn thái độ của anh ta lúc này, rất lạnh lẽo, rất cô độc.
Mọi cảm xúc của tôi đối với anh ta đều không quan trọng. Thứ quan trọng duy nhất với anh ta chính là cảm xúc của anh ta. Còn nhiệm vụ của tôi chính là hoàn thành tất cả để khiến cho anh ta cảm thấy hài lòng.
Tôi là ai cơ chứ? Tôi lấy tư cách gì để mà giận với dỗi? Tôi đúng là nực cười mà. Còn đang hoang mang trong chính suy nghĩ của bản thân mình thì lại nghe tiếng của anh ta.
– Nếu cô cảm thấy không thích bộ trang sức đó thì cứ nói với tôi. Tôi sẽ đổi cho cô bộ khác.
Tôi vội vàng xua tay.
– Không phải đâu, chỉ là tôi nghĩ đến ngày cưới mới đeo. Tôi xin lỗi.
Tôi cũng chẳng biết tại sao tôi lại xin lỗi nữa. Có lẽ ngay thời khắc ấy tôi đã nghĩ tới anh ta mất đi tình thương của mẹ, chắc cũng cảm thấy đau đớn tủi thân giống như khi tôi mất đi bố. Bộ trang sức ấy đối với anh ta chắc chắn là một thứ bảo vật Vô Giá. Vậy nên khi tôi giữ chúng anh ta cũng muốn tôi nâng niu và quý trọng.
Tôi còn đang cảm thấy đồng cảm sâu sắc thì anh ta lại tiếp tục lên tiếng phá tan đi cảm xúc của tôi.
– cô có điều gì không hài lòng với tôi à?
– sao anh lại hỏi vậy?
– nghe quản gia nói trưa nay cô không ăn cơm, tối nay cô cũng không ăn. Nhìn thấy tôi có vẻ như cô cũng cảm thấy rất chướng mắt.
– Tất nhiên là không phải như thế rồi. Đối với một người như anh sao tôi có thể chướng mắt được.
Tôi nhìn anh ta nở nụ cười tươi nhất có thể, nhưng mặt anh ta càng lúc càng đen, càng lúc càng tối. Tôi đành phải nói thật.
– Thực ra thì tôi có giận anh một chút. Nhưng bây giờ thì hết rồi.
– con gái mỗi khi giận dỗi thường hay trốn ở trong phòng khóc. Chẳng lẽ cô cũng như vậy?
– Anh bị điên à?
Nói xong cô ấy tôi mới biết mình hơi hớ. Vội vã sửa lại.
– Hôm nay tôi ở trong phòng là để trang trí lại căn phòng của tôi. Khóc cái gì cơ chứ. Một chút bực tức sao có thể lấy đi được giọt nước mắt quý giá của tôi.
– trang trí?
– tôi đưa anh đi xem.
Sau đó chẳng cần biết anh ta có muốn xem hay không tôi lập tức nắm lấy tay anh ta rồi kéo đi. Bao nhiêu bực tức trong lòng chẳng biết biến đi đâu hết, bàn tay ấy thực sự rất ấm.
Tôi đẩy cánh cửa phòng rồi kéo anh ta vào bên trong. Hoa giấy ở trên bàn, hạc giấy treo ở cửa sổ, ở tivi, quanh tủ lạnh, cả tủ quần áo cũng có. Tôi vui vẻ hỏi anh ta.
– anh thấy có đẹp không?
Anh ta đưa mắt nhìn quanh một vòng rồi nói với tôi.
– vẫn còn thiếu một chỗ.
Tôi nhìn đi nhìn lại chỗ nào cũng có hạc giấy rồi mà, còn thiếu chỗ nào nữa nhỉ?
Chắc nhìn cái dáng vẻ đang ngơ ngác tìm kiếm của tôi khiến anh ta buồn cười, anh ta đưa tay lên gõ nhẹ vào đầu tôi.
– chỉ còn thiếu ở trước cửa nhà vệ sinh nữa là vừa đẹp.
Cái hành động ấy, cái nụ cười ấy khiến cho tôi ngây ngốc đến mức quên cả mình đang bị anh ta cà khịa. Anh ta biến tôi thành con ngốc rồi vô trách nhiệm quay lưng rời khỏi phòng, đóng cửa lại. Tôi cứ đứng như thế đến cả mấy phút, rồi cuối cùng cũng giật mình.
Lần đầu tiên kể từ khi tôi gặp anh ta mới thấy anh ta cười. Nụ cười ấy chẳng phải rạng rỡ cũng chẳng phải một nụ cười vui vẻ. Chỉ đơn giản là môi khẽ nhếch lên, một nụ cười không trọn vẹn nhưng đẹp đến hoàn hảo.
Hai ngày nhanh chóng trôi đi, tôi cũng chính thức trở thành cô dâu của người đàn ông ấy. Đám cưới của người có tiền dường như chính là bộ mặt để xã hội nhìn vào. Gia đình anh ta tự sắp xếp cho tôi một thân phận cao quý, có bố mẹ giàu có ở bên nước ngoài. Tôi cũng chẳng trách móc gì họ, bởi vì chuyện này vốn dĩ chẳng liên quan gì đến tôi cả.
Những vị khách có mặt ở đám cưới đều là những người có tiền, nếu không phải quan chức thì cũng là giới thượng lưu. Nếu như những người khác thì chắc chắn sẽ có cảm giác sợ bắt gặp người quen, hoặc là bắt gặp một vị khách nào đó đã từng qua đêm với mình. Nhưng tôi thì khác, bởi khi còn làm cái công việc thấp hèn ấy thì tôi luôn trang điểm lòe loẹt, mục đích chính là để sau này sẽ chẳng ai nhận ra mình. Nghĩ lại cảm thấy thật sự may mắn vì đã có sự đề phòng.
Cô dâu thì cố gắng cười cho đẹp lòng quan khách, chỉ có chú rể là vui hay buồn cũng chẳng ai biết, mặt cứ lạnh như tảng băng vậy.
Khách mời của bố mẹ anh ta thì không sao, còn khách mời của anh ta thì 10 người cả 10 người mặc đồ đen. Nhìn người nào Người đấy vô cùng dữ tợn. Tôi đứng gần anh ta hơn một chút rồi hỏi nhỏ.
– Sao mấy người anh mời đến nhìn cứ như xã hội đen thế?
Tôi hỏi có như vậy thôi mà cũng khiến cho lông mày của anh ta nhíu chặt, nét mặt cũng lạnh thêm vài phần.
– không phải thì thôi. Dù sao hôm nay cũng là đám cưới anh không thể nào vui vẻ hơn một chút được à?
– cô Im lặng một chút đi. Cố diễn cho tốt, kết thúc đám cưới tôi sẽ cho cô đi nước ngoài du lịch.
– anh cho tôi ra nước ngoài du lịch á?
– Thực ra là có công việc tiện thể đưa cô theo cùng.
Tôi nhìn anh ta đầy bất mãn. Chỉ có như vậy chứ làm gì có chuyện anh ta tốt đến mức đưa tôi đi hưởng tuần trăng mật.