Hồng Mông Linh Bảo

Chương 9


Đọc truyện Hồng Mông Linh Bảo – Chương 9


Chương 9 Luyện đao pháp
Hôm nay Minh được mẹ đưa cho một thanh đao giống như trong họa đồ Minh đã vẽ lại. Màu đao cũng giống màu con dao quắm, dài ba mươi phân hai, rộng mười phân, nặng một ký sáu. Minh đem cuốn Tạc-Đao ra luyện chân khí, Minh vận chân khí chuyển vào các kinh mạch theo đồ hình, mạch nào chưa thông Minh liền tập trung dẫn chân khí đả cho thông, đả thông xong một kinh nạch Minh liền xả công nghỉ ngơi, thì thấy đã mất hai tiếng đồng hồ, trời đã khuya, vừa tỉnh dậy mẹ Minh đã ở gần bên cạnh mỉm cười. Minh nói:
– Luyện đao pháp này khó hơn luyện Kê quyền nhiều, hôm nay con chỉ có thể đả thông một kinh nhỏ, kinh này có bảy huyệt được con mở, cộng với 3 kinh phụ đã được thông trước là bốn kinh trong số 9 kinh đã thông. Nếu cứ đà này thì khoảng một hai tuần mới đả thông tất cả kinh mạch cần thiết cho hoàn thành luyện tầng thứ nhất.
– Hai tuần là ít rồi, mẹ còn dự định con cần nửa năm đến muời tháng. Con nhớ khi luyện công điều tối kỵ là nóng lòng, vì sẽ dễ đi vào đường rẽ gây nên tẩu hỏa nhập ma. Con phải cẩn thận. Hôm nay đã mệt nhọc con đi ngủ cho sớm mai còn đi học.
Qua nhiên Minh cẩn thận luyện trong hai tuần thì hoàn thành tầng nhất. Mỗi ngày Minh chỉ đả thông một kinh mạch, mỗi khi gặp khó khăn Minh kiên trì đả xong kinh đó sau đó nghỉ ngơi một hai ngày. Ngoài ra những lúc rảnh Minh đem chiêu số, bộ pháp ra tập cho thuần thục nên khi nội kình tần thứ nhất luyện xong Minh cũng thành thục các chiêu số tầng thứ nhất. Xong tầng thứ nhất Minh có thể dùng nó để tạc những tượng đơn giản.
Sẵn có cây mít bị gẫy Minh lấy gỗ của nó để thí nghiệm. Mẹ của Minh cũng đã vào tiệm mua chẩn bị cho Minh một bộ tượng hang đá Chúa Giáng-Sinh để Minh làm mẫu. Bộ này gồm có mười hai tượng lớn nhỏ. Đầu tiên Minh thử tạc một con chiên, khi thành hình thì bốn chân không đều, làm lại thì lại bị lỗi đần cổ thân không cân đối. Làm gần một tiếng mất mười hai khúc gỗ không vừa ý con nào hết cuối cùng phải bỏ qua một bên vì cánh tay đã mỏi rã rời. Ngày hôm sau lại thử nữa, lần này lại chọn tượng con bò làm mẫu vì nghĩ con bò to hơn chắc dễ làm hơn nhưng sau một giờ thì cũng thất bại, hôm sau Minh lại chọn tượng Mẹ Maria, có lẽ dễ hơn vì vưà lớn hơn con cừu vừa là một bà Mẹ. Minh nhìn qua tượng một lần rồi nhắm mắt lại, nếu là người mẹ thì phải có biểu tượng dịu hiền, xinh đẹp, từ ái. Sau đó Minh tưởng tượng đến mẹ của mình, từ nét mặt, cử chỉ, cách ăn mặc vv…
Minh cầm trong tay thanh Tạc đao tại một khối gỗ đá cao khoảng bao mươi phân không ngừng đẽo gọt, Tạc đao như múa lúc chậm lúc nhanh có khi nhanh đến nỗi đao thành một mảnh ảo ảnh, trước tiên khi Tạc đao lướt qua, các vỏ cây, những phế liệu không ngừng bị cắt gọt đi, sau đó hình dạng phôi thai của tượng người cũng dần dần có bộ dáng đại khái. Từ trưa cho đến đêm tối, tượng người càng ngày càng rõ ràng. Minh ánh mắt hoàn toàn ngưng tụ tại thạch điêu, toàn thân giờ khắc này giống như chìm đắm trong tự nhiên quên hết cảnh vật chung quanh, cùng quên cả không gian thời gian. Tình trạng này kéo đến nửa đêm, trong thời gian này mẹ của Minh suốt ruột, nàng đã mấy lần đến xem nhưng thấy Minh cứ đắm chìm trong trạng thái mê mang. Nàng cũng không dám gọi sợ ảnh hưởng đến việc luyện đao của Minh mà chỉ nhìn vào bức tượng gỗ đang được hình thành, có lúc được nâng lên cao, có khi đặt trên thớt, có khi xoay tròn, có khi lộn ngược, và tốc độ đao lúc nhanh lúc chậm, nhanh đến độ chỉ thấy một tàn ảnh rồi nối tiếp tàn ảnh, chậm đến độ có thể nhìn thấy như Minh mới lúc luyện chiêu đao, chưa biết đường phải dò xét, rồi Tượng ảnh càng lúc càng rõ rệt, nàng nhân ra đây là tượng Mẹ Maria trong bộ tượng Giáng-Sinh. Vừa tỉnh lại Minh liền thấy mẹ đang ở bên cạnh nhìn mình. Minh vội cầm bức tượng xem qua loa rồi đưa cho Mẹ xem nói:
– Cuối cùng tạm thành công một phần nào.
– Đẹp lắm, sống động lại có hồn.
– Thôi con đi ngủ sớm, mai còn phải đi học. Bây giờ đã mười hai giờ đêm rồi.

– Vâng!
Nghe Mẹ nói nửa đêm Minh bây giờ mới thấy chung quanh đã trở thành màn đêm, chỉ còn tiếng côn trùng ở chung quanh vọng lại.
Minh dọn dẹp qua loa rồi đem tất cả các phế phẩm vào nhà, tắm rửa xong mới đi ngủ.
Nằm trên giường một lúc lâu rồi mà Minh vẫn không ngủ được, trong đầu cứ quanh quẩn những đao pháp hôm nay đã sử dụng nhất là lần tạc cuối cùng đã thành công, chẳng lẽ dùng đao pháp tạc tượng phải đem cả tâm tình đắm chìm trong tạc tượng hình. Đáng tiếc mình không có ai để hỏi, không biết anh Giang-Vân có trở lại không, có lẽ chỉ mình anh ta có thể giải thích, hai bộ sách của anh ta thật lợi hại mà dường như anh cũng không xem nó vào đâu, tuỳ tiện đổi lấy con quay tầm thường của mình. Suy nghĩ lung tung một hồi Minh vào giấc điệp lúc nào không hay.
Trong giấc ngủ đêm, trong tiềm thức Minh vẫn quanh quẩn nhiều thắc mắc về hai cuốn sách cổ. Bỗng Minh nghe thấy có tiếng ai gọi mình.
– Minh! Minh.
– Ai đang gọi con vậy!
– Minh, Thanh Minh……
– Con đây, xin Ngài chỉ dậy vì con đang nghe.
– Trong người con đang giữ một bảo vật, một kho tàng vô giá, con sau này phải dùng nó làm lợi ích cứu vớt nhiều người.

– Bảo vật, con có bảo vật gì đâu.
– Bây giờ còn sớm lắm, con đã được bảo vật nhận làm chủ, trong quá trình đó vô tình đã làm năng lực trí nhớ của con trong thức của bị che mờ đi. Con muốn vén màn che này thì chỉ cần linh hồn trong sáng, tinh thần lẫn thân thể của con cường mạnh lên thì màn sương mờ này sẽ biến mất và có thể bắt đầu liên thông với bảo vật để sử dụng nó. Thân thể con từ nhỏ vẫn được Bảo vật trong người con không ngừng cải tạo, tu bổ biến cường còn phần tinh thần thì con phải chuy luyện rồi bồi bổ linh hồn mới cường mạnh lên được.
– Vậy con phải làm thế nào để chuy luyện tinh thần.
– Điều quan trọng là con phải nuôi dưỡng linh hồn và giữ cho trong sạch. Mỗi khi con làm những việc tốt lành thì linh hồn được bổ sức nuôi dưỡng và khi con làm chuyện bất lương thì linh hồn sẽ bị ô nhiễm, nghiệp hỏa sẽ cuốn quanh thân. Khi con dùng hết tâm trí của con để học hỏi hay làm việc ví dụ từ việc nhỏ cho con dễ hiểu như con tìm tòi nghiên cứu tìm tòi huýt sáo theo tiếng chim hót, hay tìm cách hoàn thiện đẽo con quay của con, hay khi học tạc tượng con quên mình đắm chìm trong từng thế gọt thế đẽo, hợp làm một với thiên địa, nhờ đó hiểu biết ngộ được những điều thần kỳ của tạo hoá, trong lúc đó tinh thần được tăng trưởng, thăng tiến mạnh mẽ. Mỗi khi con chịu đau khổ trên thân xác hay đau khổ trong tâm trí, trong linh hồn thì con kiên trì thì tinh thần của con cũng được tôi luyện và trở nên cường mạnh. Con học Tạc-Đao là một phương tiện tốt để tăng trưởng tinh thần cần phải nỗ lực hơn nữa.
– Hôm nay gặp mặt ta cho con một món quà, nó có thể phụ giúp cho con nhớ phải giữ kỹ. Đây là một cái nhẫn chỉ, con nhỏ trên nó một giọt máu. Khi muốn sử dụng nó con tập trung tinh thần trên nó, cứ mạnh dạn thử đi.
Tiếng nói chưa dứt Minh đã thấy một chiếc nhẫn màu đỏ đang lơ lững bay đến trước mặt mình liền lấy tay nắm lấy.
– Thôi ta đi đây.
– Cám ơn Ngài. Vậy Ngài là ai?
– Đừng hỏi nhiều, sau này con sẽ biết….
Minh đem chiếc nhẫn đeo vào thì thấy nó biến mất nhưng vẫn cảm thấy nó còn đang trên ngón tay thì lấy làm lạ. Minh sờ thử thì đụng vào nhẫn, thì ra khi đeo vào thì nhẫn đã biến từ màu đỏ thành không màu. Minh thích thú lấy ra khỏi ngón tay thì nhẫn đã trở thành màu đỏ. Minh đem nhẫn chơi một hồi rồi làm theo vị kia nói, đem một giọt máu nhỏ lên nhẫn. Chiếc nhẫn liền toả ra năm màu sắc sáng chói rồi tắt. Minh lại tập trung tinh thần vào chiếc nhẫn thì thấy trước mắt tối sầm thì giật mình tự hỏi đây là đâu, nhìn phía trước lờ mờ. Minh nhắm mắt vào một lúc rồi mở ra thì mới thấy sáng hơn và có thể thấy chung quanh rộng khoảng ba mươi mét vuông khoảng phòng khách nhà mình. Phía góc có hai cái hòm gỗ và một cái đỉnh lô mầu tím có ba chân. Minh mở một cái hòm ra thì thấy năm thanh Đao giống như trong hình vẽ cuốn Tạc-Đao. Hòm kia chứa đựng đầy sách nói về luyện đan, luyện bảo và luyện trận. Minh xem hết một vòng rồi nghĩ mình làm sao ra khỏi đây trở về thì cảm thấy chung sáng lên thì ra mình đã ra khỏi chỗ đen tối kia, và chung quanh đúng là nhà mình lại nghe tiếng Mẹ gọi thì tỉnh lại mở mắt thấy mẹ đứng trước mặt.

– Minh dậy chuẩn bị đi học.
– Thì ra một giấc mơ đẹp!
Minh vội đưa tay ra tìm chiếc nhẫn thì không thấy, rồi nhớ lại cái gì liền lấy tay sờ thử thì thấy chiếc nhẫn vẫn còn trên tay.
– Thì ra là sự thật chứ không phải giấc mộng.
Mẹ Minh thấy Minh ngủ còn chưa tỉnh thì nói giấc mơ, lúc thì lại nói không phải cũng chẳng biết Minh làm gì.
Hai tuần sau Minh mới hoàn thành bộ tượng gỗ đầu tiên, khi tạc con vật trước đó Minh đã phải đi kiếm con vật để xem tận mắt, trong xóm cũng có mấy nhà nuôi bò Minh cứ thoải mái đến xem, mấy đứa chăn bò cũng khoảng tuổi Minh, rủ Minh đi chăn bò ra đồng xem cho kỹ, còn cho Minh cưỡi lên con to nhất một hồi. Minh muốn xem cừu đáng tiếc ở đây không có, chỉ có dê, ngỗng, heo bụng chõng vv… Mấy tượng gỗ Minh làm thì chi có tượng Mẹ Maria là đẹp nhất, có lẽ nhờ tâm tình Minh đối với Mẹ mình mà suy ra, nên khi tạc bức tượng này Minh đã mê mẩn xuất thần lâu nhất, đến mười tiếng. Minh đưa cho Mẹ bộ tượng gỗ Giáng-Sinh để mẹ đem đi bán. Làm xong một bộ, nguyên liệu gỗ cây mít lớn như thế mà đã hết.
Mẹ của Minh đi khắp trong vùng xem ai có cây mít nào trái xấu, hay không sai trái hỏi mua gỗ thì mua được mười chín cây, có người tốt bụng biết hai Mẹ con Mai-Nhị tặng không nhưng phải tự chặt và dọn dẹp cho sạch sẽ. Khi chặt cây Minh không dùng Tạc đao pháp mà mượn rìu của ông Ngoại đi chặt vì một hôm Minh thấy một anh tên K Sun chuyên đi chặt đốn cây mướn. Mấy trăm cây cà phê già của hàng xóm mướn đốn trong vòng nửa ngày. Minh đã chú ý đến K Sun đã dùng rìu để chặt, mỗi nhát rìu là một cành, bất kể cành lớn nhỏ, vết cắt xéo thẳng bằng nhẵn như mặt bàn còn có hiển hiện những đường vân vòng tròn. Minh dùng rìu chặt cây mít, phần nhiều cây mít có gốc to hai mươi đến bốn mươi phân, Minh vận khí dồn vào cánh tay dùng bốn thành sức lực chặt mỗi cây chỉ cần ba đến bẩy nhát là đổ, còn cành cây chỉ cần một nhát. Nếu chung quanh không có người Minh liền thu gỗ mít thẳng vào nhẫn chỉ. Điều Minh ngạc nhiên, cây mít nặng đến thế nhưng khi đưa vào nhẫn đeo không cảm thấy nặng tí nào.
Hết mùa Giáng-Sinh Minh lại đủ các tượng, tượng ông Táo, tượng Phúc, Lộc, Thọ, Phật Bà Quan Âm, Phật Di Đà vv…. Có người thấy vừa ý hỏi Minh có thể khắc tranh không? Minh ngẫm nghĩ một lúc rồi nhận lời, khách đưa hình mẫu đến Minh vẫn chọn gỗ mít cứ như thế Tranh khắc của khách được Minh khắc hoàn thành. Xem ra khắc tranh dễ hơn khắc tượng rất nhiều vì khắc tượng phải phối hợp hình với ba không gian, còn tranh bất quá mặt phẳng thêm một ít chiều sâu, nên không kể là ba chiều.
Minh vừa tạc tượng, điêu khắc tranh gỗ song song luyện tập đao pháp. Hết năm học hè đến, Minh được mẹ dẫn đi thành phố lớn chơi. Trước hết hai mẹ con đi thành phố Buôn Ma Thuột. Đây là lần đầu tiên Minh lên thành phố nên thấy cái gì cũng mới lạ, đẹp nhất là cảnh đường nhựa rộng thênh thang, dầy đặc xe Honda, xe hơi, xe ô tô buýt vận tải và xe đạp. Những căn nhà cao lớn đẹp nguy nga lộng lẫy, còn có công viên đi dạo. Mẹ dẫn Minh vào những tiệm tạp hóa, tiệm tranh ảnh ở đây cũng có bán tượng gỗ, đủ các loại, họ không chỉ dùng gỗ mít như Minh mà dùng đủ loại gỗ, gỗ đỏ, bàng lăn, gỗ lim, gỗ thông vv… Vào tiệm sách Minh thấy có bán các loại sách giáo khoa cùng nhiều loại sách báo khác. Sách báo Minh không có hứng thú mấy vì Minh mới biết đọc biết viết mà thôi nên phần nhiều các sách Minh đọc không hiểu. Minh nghĩ cũng may mắn hai cuốn sách cổ của mình không phải viết chữ phổ thông, mà chữ giáp cốt và nhiều hình vẽ và mình xem là hiểu, không biết tại sao.
Mẹ lại dẫn Minh vào chợ xem quần áo, hàng trái cây Minh xem qua loa không có gì thích, đến trưa mẹ dẫn vào quày cơm trong chợ ăn, ở đây cơm tính theo bữa, Minh ăn một lúc sáu chén làm cho chủ quán và người chung quanh giật mình, họ thấy Minh còn nhỏ người hơi gầy không ngờ sức ăn nhiều như vậy.Tuy vậy chủ quán vẫn vui vẻ dù cơm bán cho Minh tính theo bữa kể như lỗ vốn nhưng trên đời có mấy người như Minh nên không sao cả. Chú nhỏ tên gì, chú ăn khoẻ thật.
– Cháu tên Minh! Quán ông chủ bán cơm ngon đến thế, nếu không ăn nhiều lần sau khó có dịp mà thưởng thức.
– Khéo nói, nếu thấy ngon lần sau nếu đến cứ ghé vào đây ăn.

– Ông chủ không sợ lỗ vốn à? Lần sau có thể cháu không chỉ ăn sáu chén như bữa nay đâu.
– Không sợ! Dễ gì gặp được người đặc biệt như cháu nên cứ đến đi.
Khi hai mẹ con Minh trả tiền ăn chuẩn bị tiếp tục đi thì Minh nhìn lên trên thấy tên quán Bình-Dân.
Đi đến bốn giờ chiều mẹ dẫn Minh đến võ đường Vovinam, nơi đây Mai-Nhị đã tập luyện võ một thời gian dài. Nàng đã trả đai từ lâu vì ở nhà tự luyện thêm mấy môn võ cổ truyền khác, Vovinam cũng có một số bài quyền cổ truyền nàng đã luyện sơ qua thấy không hợp nên không luyện đến tinh thông. Minh nhìn từ xa thấy các võ sinh, các huấn luyện viên đã đến đầy sân. Ai cũng vận võ phục màu xanh dương, bụng thắt đai, đi chân không, phần nhiều đeo đai xanh lam đậm, những đứa bằng với lứa tuổi của Minh phần nhiều mang đai xanh lam nhạt. Một số ít mang đai vàng và có hai người mang đeo đỏ. Minh đi theo mẹ đến chào hai vị mang đai đỏ, một nam một nữ, tuổi khoảng ba mươi Minh thấy vậy cũng khép tay chào theo kiểu Vovinam một cách thuần thực tự nhiên như đã chào hằng ngày.
Vừa tập họp, vị võ sư mang đai đỏ hai vạch vàng giới thiệu cùng toàn thể võ sinh:
– Đây là hai mẹ con chị Mai-Nhị trước đây hai mươi năm trước là đồng môn, cùng tập dợt với chúng ta, nay chị dắt con trai đến xem chúng ta tập dợt, nếu chị Mai-Nhị có hứng thú xin chị chỉ dậy cho lớp đàn em, con cháu một hai chiêu.
– Tôi lâu nay tự luyện tập Vovinam, sợ rằng đã tụt hậu đàng xa so với các vị. Lần này tôi đem thằng Minh đến trước là để thăm quý vị sau là trao đổi một chút võ học.
Mai-Nhị ngẫm nghĩ con mình đến bây giờ cứ theo sát bên mình ngoại trừ đi học lại chưa bao giờ đụng chạm với người học võ hôm nay có cơ hội cho nó đụng chạm một chút nên nói nhỏ với võ sư nam tên Hoàng:
– Thôi vậy đi, anh chọn ra từ lam đai đến lam đai ba gạch mỗi bậc một võ sinh xuất sắc, biển diễn quyền một lượt, Thập tự quyền, Long hổ quyền, Tứ Trụ quyền, một số đòn chân, sau đó Minh ra biểu diễn quyền, cuối cùng có thể chọn người đấu thử một chút.
– Nhưng Minh của chị mới trình độ lam đai như đã nói, sau để đấu với lam đai đến ba gạch được.
– Thì cứ xem nó diễn quyền liền biết. Không sao đâu.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.