Bạn đang đọc Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite – Chương 4: Thâm canh tại làng (2)
Quyển I: Khởi nghĩa Hồng Bàng
Chương 4: Thâm canh tại làng (2)
Khó khăn trong khâu thực hiện, luôn là vấn đề xuất hiện trong việc hiện thực hóa một kế hoạch. Nhưng Kiệt, một người từng sống ở thế kỉ 21 tại nước Việt Nam, đất nước với một lịch sử thăng trầm đủ để làm thành những tác phẩm để đời- trong trường hợp có ai đủ bút lực mà viết, thì vẫn đối phó nổi. Không cần thực hiện cái gì xa xôi, ngay từ hồi học tiểu học, những câu chuyện về Hồ Chủ tịch cũng đủ để áp dụng vào thế giới này rồi.
Hoàng Anh Kiệt tự mình đứng ra làm cán bộ chỉ huy. Một phần vì cậu mới 6 tuoir, cũng chả làm được gì nhiều, phần là vì cậu là người nghĩ ra, nên tự đứng ra cầm tay chỉ việc sẽ hiệu quả hơn. Kiệt chia đám nhóc ra làm 3 tổ công tác: Tổ Bếp, Tổ Thỏ Và Tổ Chim. Mỗi tổ có một tổ trưởng chuyên môn báo cáo cho Kiệt, 2 tổ phó là tổ phó nhân sự lo việc kiểm tra về sĩ số mỗi buổi, ai đi sớm ai đi muộn, ai về sớm và tổ phó sản xuất chuyên kiểm tra năng suất làm việc. Tất nhiên tổ trưởng và tổ phó vẫn làm việc như mọi người, chỉ được ăn thêm cái công chỉ huy. Nhưng bù lại, nếu làm ăn gian dối, thì cứ liệu hồn.
Sau những buổi làm, đến giữa trưa, sau vài phút nghỉ ngơi và lúc chiều, trước khi mặt trời lặn, Kiệt bắt tất cả lũ nhóc phải bắt đầu học. học từ những cái đơn giản như « O tròn như quả trứng gà, Ô thì đội mũ, Ơ thì thêm râu… » tới việc cộng trừ nhân chia. Lấy một tấm phản nhỏ làm bảng, một mẩu than làm phấn, việc học và kiểm tra diễn ra rất thường xuyên như thời bình dân học vụ, tranh thủ từng phút từng dây. Bác Hồ từng nói thế này: Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, nói ở phạm vi nhỏ hơn thì, một dòng họ mà không có kẻ biết chữ, không có tri thức thì họ đó muôn kiếp chỉ có thể là dân mạt hạng.
Chú trọng việc dạy chữ là một chuyện, chú trọng giữ cho cái chữ trong đầu mọi người mới khó. Ngày trước, không việc gì là không cần chữ nghĩa, đọc sách bào, truyện tranh,… nhưng ở đây, giấy đắt hơn gạo, bút quý như châu ( châu báu), không thể làm gì khác, Kiệt đành phải dùng chính công việc hàng ngày để làm tài liệu học: dùng bảng điểm danh bằng chữ quốc ngữ, sáng sớm viết một bài thơ nho nhỏ, ca dao để tối về bắt viết lại,… Việc này tuy bị oàn thán ít nhiều, nhưng Kiệt là chủ, xết vao vế là anh, xét họ lại là trưởng họ tương lai, quyền to ép xuống ai dám không nghe.
Nhớ lại thời điểm đó, Hoàng Anh Kiệt cũng phải khâm phục bản thân khi đã dùng hết toàn bộ trí tuệ của mình, mới bắt được bọn nhóc học chữ. May mà sau này mấy ông tướng đó toàn bộ đều trở là cán bộ chủ chốt. Coi như hồi được ít vốn.
Việc tương lai thôi thì tương lai nói tiếp vậy, ta quay lại công việc của Kiệt lúc này. Hoàng Anh kiệt đang cùng bố mẹ vào nhà họ Đỗ tìm mối bán hàng. Những mối hàng khó kiếm không phải ở chỗ không có, mà là ở việc họ đã có mối trước đó. Việc cướp mối làm ăn, nếu không có tay cứng thì khó lắm. Nhà của Kiệt vốn là nhà quê, việc này lại càng khó khăn hơn.
Thế rồi đột nhiên, ông con rể út nhà họ Đỗ về làng, nghe bảo trúng quả rất đậm, giờ đang chuẩn bị mở quán ăn trên chợ huyện. Ngày xưa hai vợ chồng môn không đăng hộ không đói, vợ là con nhà địa chủ, chồng là dân ngụ cư, phải làm tá điền. Hai người dấm dúi yêu nhau, rồi bỏ làng đi biệt xứ, thế nên bây giờ có tiền bạc rủng rỉnh, anh chồng quyết về làng chứng tỏ một phen.
Ban đầu cả họ Đỗ không vừa lòng, nhưng nén bạc đâm toạc lòng người, anh kia mang sính to lễ nặng đến xin cưới chậm, ho Đỗ vừa hay cũng đang có chút việc gấp. Thế là đành đồng ý. Bữa cưới lại diễn ra linh đình, cả làng được mời, thậm chí cả trẻ con.
Lần này, vì bố mẹ Kiệt sang giúp làm việc từ sớm, nên Kiệt được nghỉ học, thế là cậu lén đi cùng ông nội sang. Trưởng họ Đỗ là Đỗ Kính Cung, vốn là một ông già 50 tuổi, bằng tuổi ông nội Kiệt. Ông ta ngày trẻ từng đi học nghề mộc, để về làm thêm khung dệt, chứ không cần phải mua thêm mỗi khi đồ hỏng.
– Chào ông Cung!
– Ôi ông Ngang( ông nội Kiệt là Hoảng Văn Ngang) đấy hả? Sang đây sớm thế?
– Ấy chết, sang xem người làng người nước với nhau, có gì cần giúp sức không ấy mà- Ông nội Kiệt cười to. Trong khi đó, Hoàng Anh Kiệt lại đi chú ý tới một bé gái đang ngồi chơi ở góc nhà.
– Chào bạn! Tên mình là Hoàng Anh Kiệt, bạn tên gì vậy, sao mình chưa gặp bao giờ?- Hoàng Anh Kiệt thấy bé gái lạ mặt, nên thấy lạ, hơn nữa ở đây không có chỗ để cậu xen miệng vào, nên đánh quay sang nói chuyện với cô bé.
– Mình là Trần Phương Nhung, cháu ngoại của ông.- Cô bé ỏn ẻn trả lời, có vẻ ngượng khi gặp bạn mới.
– Mình là Kiệt, Hoàng Anh Kiệt. Đích tôn họ Hoàng. Bạn có ở đây lâu không, nếu ở lâu, mai xin phép ông bạn sang nhà bọn mình coi đi, ở đó có nhiều thỏ lắm nha.
– Thỏ hả?- Cô bé mắt sáng rực lên, nhưng rồi lại ỉu xìu liền.- Bố mẹ chỉ về thăm ông ngoại hôm nay thôi, mai lại đi luôn rồi.
– Thế bố mẹ bạn làm gì?
– Bố tớ là chủ một quán rượu trên chợ huyện. Quán thì nhỏ, nhưng nấu ăn ngon lắm.
– Thế quán của bố cậu có nấu thịt thỏ hay thịt bồ câu không?
– Thịt thỏ ấy hả, không, quán của bố chỉ nấu thịt lợn thôi. Thỏ con đang yêu sao ăn được!
– Thỏ con thì không ai ăn, ăn thỏ lớn chứ. Hay lát cậu nói với bố mẹ một câu, biết đâu được sang nhà mình mang một con thỏ về nuôi cũng nên!
Hoàng Anh Kiệt biết làm thế này hơi không hay, nhưng quả thực số lượng thỏ và chim câu nuôi đã nhiều quá rồi, phải tìm mối bán, moi được tí thông tin nào thì hay tí nấy. Bằng cách kết thân, hứa tặng thỏ, Kiệt biết rằng ở ngoài chợ huyện mức sống kha tốt, thịt thỏ và thịt bồ câu thắng ở chỗ lạ miệng, nếu có thể chế biến tốt sẽ nhanh chóng có thị trường.
Cơ hội xuất hiện ngay khi Hoàng Anh Kiệt thấy có người kêu phiền về việc nước mãi không sôi. Nhìn qua cũng biết, nồi nước lớn thế phải chuẩn bị luộc cái thủ lợn to tướng, ngoài ra các bếp khác cũng tỏ ra kém hiệu quả. Rõ ràng một bữa tiệc lớn thế này đã không được chuẩn bị kĩ.
Kiệt chợt mỉm cười. Cơ hội đến rồi. Cậu vội lẻn tới chỗ mẹ, nói khẽ khàng vài câu. Chỉ mấy phút sau, gia chủ bắt đên bảo với Kiệt mang vài cái bếp đến xem thử. NHưng chiếc bếp mà Kiệt thiết kế, vốn đang đắp chiếu đợi ngày bán được mang, tầm 20 chiếc. việc chất bếp diễn ra nhanh chóng, củi lửa sẵn sàng làm việc. Đúng như Keiejt tư duy, nhưng chiếc bếp này có đầy đủ lý do để vượt trội: cháy nhanh, hổi nóng ngưng tụ, không có khói nhiều, hơn nữa khi làm cậu cũng đã chế thêm quạt khò- tuy vẫn p=cnf thô sơ, quay bằng tay, song hiệu quả hơn chán quạt nan, quạt mo. Lửa bốc lên phừng phừng làm ai cũng thích.
Người con rể họ Đỗ, Trần Quan Nam, lập tức tỏ vẻ muốn mua lại mấy cái bếp này để lên chợ huyện dùng. Dưới sự thỏ thẻ của Kiệt, bố mẹ Kiệt không chỉ bán bếp, còn khiến lão Nam chấp nhận mua thỏ và bồ câu. Không chỉ bằng mồm mép, nhà Kiệt còn đứng ra làm mấy món nhậu với thịt thỏ, thịt bồ câu. Bao nhiêu món ngon, lại được nấu nướng hợp lý, khiến ông ta lập tức nhảy ra sống chết đòi ký hợp đồng độc quyền- như lời Kiệt nói. Thế là chỉ sang tháng sau, họ Hoàng đã có thể xuất ra cho Trần Quan Nam 5 cái bếp, 100 cân mộc nhĩ, 100 con thỏ, 100 con bồ câu( vì đây là món mới, lượng tiêu thụ chưa cao) tổng giá là 20 lạng bạc trắng, còn lợi nhuận vào khoảng 5 lạng bạc trắng.
Trần Quan Nam tuy là một tay con buôn, xong không phải là hạng chỉ biết nhìn cái lợi trước mắt. Khi biết tất cả mọi thứ từ bếp, quạt, thỏ, bồ câu và cả mộc nhĩ đều đến từ thằng nhóc Hoàng Anh Kiệt, ông ta tỏ vẻ hào sảng liền, mời Kiệt cùng ông lên huyện ở, học trường tư thục trên huyện vẫn hơn chứ.
Có điều Trần Quan Nam tính sai hai việc. Thứ nhất, là học thức của Văn Nguyệt- mẹ Kiệt quá cao, thậm chí mấy tú tài chưa chắc đã nhiều chữ như thế, mà những thứ mẹ cậu biết, lại nhiều hơn hẳn, đầy đủ và trọn vẹn hơn. Sau khi Kiệt chứng minh tài học, Trần Quan Nam chẳng nói chẳng rằng, cho luôn con gái mình theo mẹ cậu, không phải ông ta quá mức tiên tiến định cho con gái đi học, mà vì ông ta biết tính toán. Con gái có học, ắt kiếm được mối tốt. Còn thứ hai, Kiệt đã suy tính rất rõ, làng Bàng tuy nhỏ, nhưng có nhiều tiềm lực, toàn bộ họ hàng của cậu đều ở đây, nó sẽ là nơi để khởi nghiệp.
Thời gian tiếp theo, mọi việc đã đi vào quỹ đạo, Kiệt được rảnh tay, lại có bạn mới- Trần Phương Nhung nên rất vui. Cô bé cùng bố mẹ đi nhiều, nên cũng biết nhiều, kể chuyện cho bọn trẻ ở làng nghe, đứa nào cũng há hốc mồm. kiệt nhìn mà thèm, không phải là vì thèm đi, mà thèm được kể chuyện của mình. Tất cả mọi thứ về cuộc đời trước của cậu, dù chỉ là chuyện nghe kể lại, e rằng cũng hay hơn đây vô số lần. Tiếc là nếu nói ra, cậu không chắc mình có còn mạng nữa không, hay là được mời lên giàn thiêu vì bị quỷ nhập.
Nhưng cũng nhờ mấy câu chuyện, Kiệt tự nhiên nhớ tới cái truyện Thần Đồng Đất Việt. Đúng vậy, thần đồng hoàn toàn có thể làm những việc khác người mà không ai hỏi han gì, họ sẽ đổ ngay cho hai chữ « thần đồng », và thế là bạn tự do làm mọi việc. Bây giờ cái thế đó đã thành, cậu cũng nên bắt đầu quy hoạch lại việc phát triển một chút.