Bạn đang đọc Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite – Chương 393: Hội Binh 3
Tiếng la hét, chém giết vang vọng một góc rừng, quân Chiêm dùng thế công mãnh liệt nhất, tổn thất cả 300 binh sĩ, cũng mới chỉ tiêu hao phân nửa quân địch, nhưng chúng vẫn giữ rất chắc đội hình.
Vị trí quân cảm tử chọn là nơi tiệ nhất để đuổi theo, nếu đi vòng qua, phải đi thêm một tới hai ngọn núi nữa, quá mất thời gian.
– Khốn kiếp, tại sao chưa phá được phòng tuyến, mi làm trễ mất hai canh giờ rồi.- Một viên tướng được cử tới xem xét tình hình trách cứ kẻ dẫn quân.
– Tiểu tướng đã tận lực rồi, kẻ địch đã liều chết, quân ta không thể đột phá.
– Liều chết thì đúng là một chọi 10 cũng không phải không được, nhưng hiện tại ta cho mi gấp địch tới 20 lần binh sĩ, liên tục có cung tên vận chuyển tới giúp mi mài mòn kẻ địch, mà mi vẫn không thể tiến lên, chứng tỏ là mi vô năng.
– Tướng quân, tiểu tướng.
– Lôi tên vô dụng này cút đi cho khuất mắt ta.
Ai dám nhận việc phá cái ổ này.
Viên tướng vừa nói, các viên phó tướng nhìn nhau một hồi.
Ai cũng biết đây là cơ hội tốt, nhưng cũng sợ nếu đứng ra mà không làm được việc thì tới lúc đó lại sẽ bị nhắm vào ghê gớm.
Sau cùng, có kẻ tài cao gan lớn, dám đứng ra lãnh việc.
– Con mẹ nó chứ, lũ ngu các người nghe ta nói đây, xử được một tên quân Hoài Nhân thưởng một trăm tiền, xử lý được tên tướng, thưởng ba ngàn tiền!
Lời vừa dứt, tất cả giáp sĩ quân Chiêm nghe được sĩ khí lập tức dâng cao.
– Giết sạch mọi rợ Hoài Nhân, tướng quân nói, giết một tên thưởng một trăm tiền!
– Ba ngàn tiền!? Con mẹ nó, ba ngàn tiền này thfi tha hồ mà tiêu nắm chắc rồi!
– Tướng giặc kia là của ta, ai cũng không được đoạt của ta!
Đứng trước đồng tiền, con người bị mê hoặc, binh sĩ quân Chiêm lập tức một đám đều đỏ mắt, nhằm hướng đội cảm tử của quân Hoài Nhân mà lao vào.
Quân số áp đảo, cung tên trang bị nhiều, tinh thần hăng hái, chẳng mấy mà ổ phòng ngự hoàn toàn bị nhổ bỏ.
Tất nhiên, không phải tất cả đều bị giết hoặc dám tự sát giữ khí tiết, một số người bị bắt sống hoặc đầu hàng, quân Chiêm tra hỏi tức thì xem còn ổ đề kháng nào cứng như này không.
Biết đây là một ổ cảm tử, tên tướng Chiêm mới được lên thay không khỏi kính phục, có điều hắn cũng thấy bản thân đánh bại được, thì cũng là tài mình hơn.
Tên này đề đạt với cấp trên, nếu còn gặp thêm các ổ cảm tử như này, sẽ gây quá nhiều tổn thất, nên tốt nhất là phải hạn chế đánh, chủ động gọi hàng.
– Gọi hàng, mi nghĩ chúng chịu nghe sao?
– Tôi xin lệnh của tướng quân là chém lấy đầu tất cả mang đi, để nếu gặp ổ nào thế này thì dùng đống đầu này là đồ để đe dọa.
– Có sợ bi binh tất thắng.
– Còn tùy do ta nói năng nữa.
Chứ chúng đã là quân cảm tử, thì chỉ có đánh tới chết, không có biện pháp chiêu hàng mạnh tay là không được.
– Ngươi làm rất khá, quả nhiên không phụ công ta trao quyền cho mi.
Giờ làm ngay đi.
– Rõ!
Quân Chiêm lập tức hì hục chặt đầu binh sĩ Hoài Nhân đã chết, treo lên giáo để thị uy cũng là để trả thù.
Từ sáng tới trưa họ đã bị đám người này ngăn chặn, gây tổn thương nghiêm trọng, giờ không phát tiết một phen chịu không nổi.
Chúng không chỉ chặt đầu, còn vứt xác người lung tung, với kẻ bị thương cũng lôi ra chém giết, chỉ còn một số kẻ viên tướng kịp bảo hộ còn sống, với lý do làm kẻ báo tin thôi.
Vì bọn lính mải trả thù, nên việc diễn ra chậm, trời hơi về chiều mới xong việc, nên bị chậm trễ.
Nhưng trễ cũng đã trễ, đi đêm quá nguy hiểm, chỉ một ít thám báo mới có khả năng đi.
Hiện tại, trời đã tối, phải hạ trại.
Quân Chiêm tốn kha khá thời gian với quân cảm tử, vượt cả tưởng tượng của bên quân Chiêm lẫn quân Hoài Nhân, cho nên chính quân Hoài Nhân lại không kịp tận dụng ưu thế này.
Họ dự đoán là giữa đường bị bắt kịp nên, không gia tốc hành quân, mà từ từ đi để giữ sức.
Tới khi thám báo báo lại tình hình, trời cũng tối, quân Hoài Nhân không thể đi bộ trong đêm được, quân lính lạc nhau chết.
– Thật không ngờ lính của ta lại có thể anh dũng mà hi sinh, quân Chiêm cũng thật tàn độc, chặt đầu phá xác….
Đặng Lượng vừa cảm thán tinh thần chiến đấu của binh sĩ, lại vừa chửi bới quân Chiêm.
Đây vừa là phát tiết thực tâm, cũng là muốn kích động tinh thần của binh sĩ.
Quân Chiêm ngoan độc, không thể đầu hàng, đầu hàng sẽ chết.
Đặng Toán đợi con trai phát tiết cơn giận và kích động binh lính, tướng sĩ xong, mới đứng ra phân phối công việc.
Lần này ông không để con trai dẫn đoàn trinh sát, mà kéo nó về hậu quân.
Lần trước địch ta chưa khai chiến tới mức này, Đặng Lượng đi trước không ai cảm thấy có việc, nhưng giờ địch nhân hung tàn, nếu Đặng Toán để con trai đi trước mở đường, không khác gì để con trai có cơ mà chạy trốn, còn để binh lính ở sau lưng làm đệm chắn tê.
Một khi tinh thần không giữ được, chắc chắn là mất.
Mà kẻ địch ắt cũng sẽ nghĩ tới, đợi lúc chúng dùng, chẳng bằng phòng trước.
Đặng Lượng ở đây, cho thấy ông muốn cùng họ chiến đấu, chẳng tiếc máu xương con trai.
Binh lính sẽ trụ lại được.
Theo bố trí mới, quân trinh sát phải khẩn cấp tìm đường bắt liên lạc với cánh quân miền tây, để họ cho quân tới ứng cứu.
Tốc độ phải nhanh, phải chuẩn.
Rất may trước khi bày kế hại các làng, Đặng Toán đã tranh thủ mượn vài người thạo đường từng đi buôn lên miền tây.
Thấy làng bị phá, nhưng bản thân còn sống, lại không tận mắt nhìn hết thảy, nên thù hận của kẻ dẫn đường không vượt nổi nỗi sợ hãi cái chết.
Cuối cùng chấp nhận dẫn đường.
Đội ngựa chiến được chia ra, các tay nài ngựa giỏi nhưng chưa thạo chiến đấu đi ngựa tìm viện binh trước.
Ở trung quân, nhiệm vụ chính là vừa đi vừa bố trí các điểm chặn địch, để phòng địch bắt kịp là có chỗ mà tựa lưng mà chiến.
Đa số hậu cần là do trung quân đảm nhiệm bởi hậu quân có nhiệm vụ là đi cuối, chuẩn bị chiến đấu làm chậm địch, lùi tới điểm phòng ngự để lấy thế đấu lại.
Hậu quân sẽ đi chậm nhất, đồng thời rải lại thám báo để phát hiện mũi truy kích của địch.
Không chỉ để báo động, còn để tụ binh kịp thời.
Đặng Toán không muốn bị động phòng ngự, thấy giặc là chạy tới điểm phòng ngự.
Ông nghĩ rằng nên chặn đánh, phá hủy một vài mũi tiên phong của địch, đặc biệt là phải đánh ở nơi khác với hướng đi chính, cốt là làm chúng bị nhầm lẫn rằng ta đi hướng đó, đồng thời nghi ngại thực lực bên ta trước, thế là chúng tất phải điều tra thêm, càng kéo dài được thời gian.
Nội trong ngay 2 ngày hôm sau, bố trí đã phát huy tác dụng.
Vào buổi sáng hôm thứ 2, kẻ địch dần đuổi kịp họ.
Một mũi quân của địch tiến vào vị trí của thám báo.
Vị trí đó có một tuyến đường đi khá thuận lợi, họ có bố trí giả tượng ở đó để dụ địch đuổi theo, rồi lại vòng hướng khác đi về.
Ngay lập tức, hậu quân do Đặng Lượng chỉ huy chia một phần tới, bao vây tiêu diệt mũi tiến công đó.
Việc quân Hoài Nhân đột kích ngược khiến quân Chiêm cho rằng đó là vị trí quân Hoài Nhân đi.
chúng try kích.
Hậu quân dụ địch đi, không phải lo địch đuổi theo trung quân, nên anh đuổi tôi chạy, muốn kéo quân Chiêm đi xa nữa.
Nhưng tướng quân Chiêm không hoàn toàn mắc bẫy, đuổi hai ngày chưa gặp trung quân Hoài Nhân, hắn nảy sinh nghi ngờ, cho kiểm tra lại dấu vết, phát hiện không có dấu vết đại quân đi qua nên lập tức cho truy lùng lại.
Phát hiện mình bị lừa, viên tướng mới rất giận, nhưng cũng không thể làm khác được, phải đuổi lại từ đầu.
Lần này, biết không thể dấu nổi, Đặng Toán để trung quân chọn một địa điểm tốt ở xa phía trước theo thám báo báo lại, đó sẽ là nơi để đại chiến, xong lại tự dẫn một đội quân quay lại tiếp ứng với con trai Đặng Lượng.
Sách lược của ông là đón đánh kẻ địch một lần nữa.
Hậu quân của Đặng Lượng từ hai sườn, quân Đặng Toán nghênh chiến trước mặt, ba mặt cùng đánh, rồi mới rút.
Đặng Lượng không hiểu lắm, nhưng Đặng Toán bảo cứ làm.
Hai cha con tổ chức đánh lớn rồi rút.
Quân địch lần này truy kích, nhưng đuổi được một ngày, lại dừng lại.
Không phát hiện được dấu vết của trung quân hoạt động ở đây.
E rằng lại rơi vào cái bẫy dẫn sai hướng, quân Chiêm phải cho trinh sát lại, càng giúp kéo dài thời gian.
Để tới khi khẳng định đúng đường, quân Hoài Nhân đã rút tới vị trí thuận lợi mà mình đã chọn.
Đây là nơi nằm gần về phía tây nhất mà họ có thể kịp thời hành quân tới lúc này, lại còn phải gấp rút xây nên hệ thống phòng thủ để chống lại cuộc tấn công của địch sắp tới.
Khi quân Chiêm đuổi kịp, xác định quân Hoài Nhân đóng quân tại đây, chúng cũng suy nghĩ.
Địch với chúng đấu trí bấy lâu nay, giờ này lại ở đây tử thủ là có ý gì.
Các tướng lĩnh chỉ huy quân truy kích không vội tấn công ngay, mà cho người do thám cẩn thận, đảm bảo đây là ổ thật, lại báo lên xin vây công.
Rùng rĩnh, mất thêm ba ngày, đại quân mới đuổi tới, tiến hành bao vây.
Lúc này, quân Chiêm phải vây hai mặt, mặt trong vây quân của Đặng Toán, mặt ngoài chuẩn bị đón quân cứu viện từ miền tây, cánh quân của Kiệt, Minh và Tài.
Tướng chỉ huy của quân Chiêm trên đường tới đã luận ra chỗ dựa của bọn Đặng Toán.
Maha Shila ngày xưa cũng bại bởi anh em Kiệt, Minh.
Vì quân cứu viện có thể tới bất cứ khi nào, nên Maha Shila không đặt nặng việc toàn diệt hay bắt sống, mà chú trọng việc tiêu hao được càng nhiều địch càng tốt.
– Tướng quân, nếu đã lo bọn quân miền tây có thể xuống phối hợp, sao không ngừng lại?
– Quân ta để địch an toàn rút chạy, tất cả sẽ bị luận tội.
Chưa kể, tên Minh, tên Kiệt giờ tuy ở trên đó, nhưng tên Minh chỉ huy quân Nam Bàn ở xa xôi tới, khó cơ động, Hoàng Anh Kiệt là kẻ thạo kỹ xảo, không phải tướng giỏi cho cam, tên tướng thực tế ở miền tây là một thằng cướp, khó tin là hắn sẽ chi viện toàn lực.
– Vậy tướng quân còn cho người đi chống viện binh làm gì?
– Ai dám nói không có chuyện bất ngờ.
Tên Đặng Toán giảo hoạt, dùng kế lừa ta đánh dân của hắn, ai dám nói hắn không thể mời bọn cướp miền tây ra tay.
Các ngươi cũng an tâm, ta cũng cho sứ giả qua gặp đám quân miền tây rồi.
Nếu chúng không làm gì, ta hứa sẽ nói đỡ, cho phép chúng tự giữ miền đất này.
Maha Shila đã cho người qua gặp kẻ mà hắn cho là đầu não tụi cướp- Trần Thanh Toàn để bàn điều kiện.
Hắn muốn Toàn bị lời ngon ngọt bên mình làm mất cảnh giác, trì trệ, không kịp thời ứng cứu Đặng Toán.
Chứ còn nếu đến khi bên hắn hoặc đánh cho bọn Đặng Toán bị thương nặng, thì mọi thứ sẽ quay lại hết, chính Maha Shila sẽ dẫn quân lên miền tây mà đánh bọn Toàn, Kiệt, Minh.
Quân Chiêm tổ chức cường công liên tục trại của quân Hoài Nhân bất chấp ngày đêm, bất chấp thương vong, bất chấp, tổn thất.