Bạn đang đọc Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite – Chương 21: Lên núi đánh hổ
Quyển I: Khởi nghĩa Hồng Bàng
Chương 21: Lên núi đánh hổ
4000 đánh 800, tức là cứ 5 người lính huyện Hồng chống lại 1 tên phỉ trong khi đang phòng ngự ở một vị trí khá tốt. Quân của Kiệt đã may mắn khi đẩy được địch lại khá sâu đến nỗi Kiệt cũng phải bất ngờ trước độ chậm chạp của lũ phỉ này, và thậm chí khi công sự đã phần nào hoàn thành, thì quân địch mới phản công.
Cuộc công phòng chiến diễn ra hết sức quyết liệt, quân phỉ vốn thiện chiến, liều mạng đánh xuống, khiến tân quân rối. Nhưng chỉ được một lúc thôi, quân phỉ bị tân quân lấy thịt đè người, đẩy lui lại. Vốn bị đánh bất ngờ, hơn nữa cũng chưa có kế hoạch cụ thể, nên phỉ nhanh chóng bị đẩy lùi vào núi, tân quân vẫn giữ vững được phòng tuyến.
– Tình hình thế nào rồi!- Nguyễn Vĩnh, Vĩnh Cóc Điên bắt đầu điên lên vì giận. Lão thật không ngờ săn dê có ngày bị dê húc lòi ruột, từ bao giờ băng Động Thạch Hổ của lão có thể bị tấn công chứ.
– Thưa đại ca, anh em đã tấn công rất dữ dội, nhưng bọn nó đánh công phòng rất chắc tay, ta không tài nào phá được phòng tuyến chúng đang dựng lên.
– Khốn kiếp! Triệu tập ngay hội nghi các thủ lĩnh đi, còn đợi tao phải nói lại nữa à!
– Vậy thưa đại ca, có cần gọi Đạo Đại Sư không ạ.- Tên lâu la khẽ hỏi.
Nguyễn Vĩnh trầm tư giây lát rồi cũng gật đầu. Đạo Đại Sư, chính là gã thầy địa lý đã hiến kế cho bọn người Chiêm cũng như giật dây quân phỉ Động Thạch Hổ ra tay quấy phá, gã tên là Chu Xuân Đạo. Đạo từng đi học nghề thợ nề trên Đông Đô khi xưa, nhưng rồi quân Hoa đến, nghề nghiệp của lão cũng khó lòng trọng dụng nên đành đi tha phương cầu thực. Trên đường đi, vì tình cờ ra tay cứu một vị dị nhân khỏi cơn nguy hiểm, lão ta được vị này cho chọn hoặc người ấy sẽ giúp lão xem một thế đất đẹp đặt lại mộ cho cha mẹ lão, để lão có cuộc sống khấm khá hơn, hoặc theo ông ta học chút đỉnh nghề địa lý, thì về sau không bao giờ được chuyển mộ cha mẹ.
Chu Xuân Đạo chọn con đường thứ hai, sau nhiều năm tu nghiệp lão tự thấy đã đủ tài, nên từ biệt sư phụ tự đi kiếm ăn. Đúng lúc đi qua huyện Hồng đang bị người Chiêm đánh phá, để tự bảo vệ, lão phải khai thực tài năng, thế là tướng Chiêm liền trọng dụng lão. Được ăn ngon mặc đẹp, lão cũng cố dốc hết tài năng ra để không phụ sự đãi ngộ.
Lần này, nghe tin bọn Nguyễn Vĩnh bị mưu lược của Hoàng Anh Kiệt cầm chân, lão vội thân hành tới, những mong tìm được cách hóa giải. Tất nhiên khi lão tới cũng không vội nhảy vào làm việc ngay, cũng phải để bọn Nguyễn Vĩnh cho vài em xinh tươi ra hầu rượu, để làm tiệc tẩy trần cho vị đặc sứ.
Tiếc là cuộc vui chửa tàn thì cơ trời đã đổi, nghe bọn lâu la báo tin quân huyện Hồng kéo tới, lão già rụng rời cả tay chân. Lão vội chạy tới chỗ mấy tên thủ lĩnh đang bàn chuyện, mong sao có thể khiến chúng tìm cách đưa mình về chỗ quân Chiêm.
– Quân giặc đông đảo, thanh thế không thể coi thường. Các anh em có cao kiến gì để trại ta vượt qua được nạn này, xin hãy nói thẳng.- Nguyễn Vĩnh là thủ lĩnh lớn nhất, bình thường e rằng sẽ chả bao giờ nhã nhặn thế này cả. Tiếc là lúc này nước đã dâng tới cổ, không thể không nhún nhường.
– Lão đại, mình sợ gì chứ. Chúng tuy đông, vây được ta lại, nhưng chỗ này là chỗ ta đứng chân đã lâu, địa hình địa lợi ta chiếm hết. Chúng lên một người chết một người, lên một cặp chết một cặp.- Cáp Trọng Đại Dương liền cười hề hề coi thường.
– Lên một người chết một người, lên một cặp chết một cặp. Nhưng mà lên vài ngàn thì e là ta chết hết.- Trần Thanh Toàn liền phản bác ngay. Thứ suy nghĩ ngu xuẩn thế mà cũng dám nói ra miệng.
– Lão huynh nói thế là hạ uy mình mà nâng tài địch rồi. Địa thế nơi đây hiểm trở, khó công dễ thủ, ta dựa vào 800 người vẫn thừa sức cản địch.
– Cản địch thì dễ, cản mình lại khó.- Đinh Văn lên tiếng- Suốt tháng qua, trong khi người dân trong huyện thu hoạch vụ mùa, ta không thể lấy được của họ. Số lương ta cướp được từ 3 tháng trước nay đã gần cạn. Đệ dám hỏi lương cạn lấy gì mà đánh.
– Việc này ông bạn Đinh Văn không biết đó thôi. Bọn dân đen đó lại sắp trồng lúa, vụ màu này tuy có thu hoạch, nhưng nếu bỏ vụ lúa thì vẫn đói dài dài. Thế nên không chóng thì chày chúng sẽ rút thôi.- Trần Minh Châu vội vã đứng lên nói, y là kẻ đã mang ý tưởng đánh huyện Hồng ra đầu tiên. Giờ mà có tư tưởng hàng thì y chết đầu nước.
– Đúng vậy, ta cố thủ ở đây, quân chúng tất phải chịu rút.- Lý Chí Vượng cũng góp lời.
– Vậy các anh em khác nghĩ sao?
– Ta nên đầu hàng sớm, may ra còn được khoan hồng.- Ngụy Quốc Công im lặng hồi lâu, rồi bình tĩnh phát biểu. người nói thì bình tĩnh, song người nghe chẳng ai bình tĩnh nổi.
– Ngươi định làm phản sao?
– Đầu hàng cái gì chứ! Anh cả sao lại phải chịu lép vế thằng oắt con đó chứ!
– Đầu hàng bâu giờ liệu họ có tha cho mình không?
– Đầu hàng thì cũng được, nhưng xong rồi tòng quân hoặc về vườn làm việc thì phiền phức lắm. Chi bằng ta cứ tiêu diêu tự tại như thế này có phải hơn.
Kẻ nói đông, người nói tây, nhưng tựu lại thì họ không muốn đầu hàng. Kẻ thì lo bị trả thù, người thì không muốn xa cuộc sống ăn chơi kiểu cũ, kẻ thì chưa dám đi về hướng đi mới,… Kể cả Trần Thanh Toàn tuy có ý hàng, nhưng cũng bị áp đi hết trước mặt các tướng.
– Các vị xin nghe lão nói một lời!- Đạo vội lên tiếng. Tình hình này phải khiến bọn chúng nhất tâm quyết chiến mới xong.- Lão bây giờ sẽ cho người phá vây chạy đi báo tin cho tướng quân Masa xin ông ấy lập tức cử quân tới tiếp viện.
– Ông có thể gửi tin ư? Sao không nói sớm!
– Quân Chiêm mà đánh vào, thì lũ nông dân này sao chịu được.
– Các vị, phú quý không phải dễ kiếm cũng như trước bình minh phải là đêm đen. Nếu các vị có thể vững lòng, thì phần thưởng có được e rằng vô cùng to lớn đấy.
– Anh Vĩnh, tôi mong anh có thể nghĩ lại. Ta đã chót sai nhiều, nhưng bây giờ vẫn còn có thể quay đầu…
– Chú em Ngụy Quốc Công, ta nói thật. Chẳng lẽ chú lại muốn thấy vị anh hùng như Nguyễn Vĩnh đây bị một thằng oắt con như Hoàng Anh Kiệt. Ta xin cam đoan nếu các vị có thể cố thủ tới khi đại quân đánh tới, huyện Hồng này, các vị và người Chiêm sẽ phân đôi.
– Được! Không làm thì thôi, làm thì phải làm lớn một chút! Chu Xuân Đạo, lão mau viết thư, ta sẽ cho tử sĩ mang đến cho người Chiêm. Trong khi đó, phiền lão ở đây giải thích cho ta mấy vấn đề mà bấy lâu nay ta vẫn thắc mắc.
– Đại Thủ Lĩnh…
– Người anh em, ý ta đã quyết, không nên nhiều lời nữa. Từ nay, kẻ nào bàn ra tán vào, sẽ như chiếc bàn này!- Nguyễn Vĩnh nói xong, liền đứng bật dậy, dùng cây đại đao của mình chém mạnh xuống chiếc bàn. Không dùng lưỡi, Nguyễn vĩnh dùng sống đao đánh xuống, làm cái bàn thay vì đứt đôi thì nát thành muôn mảnh.
– Thư nói gì?
– Là thư cầu cứu tới quân Chiêm! Trong thư nói bọn phỉ sẽ quyết chiến tới cùng, mong quân Chiêm mau tới đánh úp sau lưng chúng ta.
– Thưa Tổng Chỉ Huy Anh Kiệt, ta có cần bố trí lại phòng ngự không ạ?
– Từ mai, cho quân chia ca ra đánh làm 3 ca, mỗi ca 8 tiếng. Đánh tuy hứng. Bất kể quân đang làm gì, hễ trong ca là phải sẵn sàng đánh ngay khi có tiếng báo động. Hai ca còn lại một nghỉ một phòng ngự.
– Vâng!
– Cho ngựa đi báo với Chỉ Huy Hưng, dặn ông ta nếu giặc Chiêm vượt sông chạy qua, cứ liều mình quấn chặt giặc, quấn được bao nhiêu thì quấn, không miễn cưỡng, cũng không được đuổi theo.
– Rõ!
– Lệnh cho Xủ Lu quay về bảo vệ trại của Chỉ Huy Hưng. Kiên quyết không được để có chuyện gì xảy ra.
– Giết!- Đinh Võ là người mở đầu trận đánh.
Ngay trong đêm, quân phỉ đã tổ chức phản công, hòng đánh bật đạo quân mới chân ướt chân rao lên đây, chưa quen địa hình, chưa thể hồi sức. Quân phỉ có sức mạnh, liều lĩnh, tinh thông địa hình, lại quen đánh đêm, nên tân quân huyện Hồng có những lúc tưởng không thể cản lại được, trận hình tan vỡ tới nơi rồi. Thế nhưng, các Chỉ Huy của Hoàng Anh Kiệt thì không như thế.
Việc đầu tiên các Chỉ Huy làm không phải là ra lệnh củng cố đội hình, mà là ra lệnh cho đội xạ thủ phóng hết tên vào nơi quân phỉ đang chạy đến. Chiến thuật này gọi là rút củi đáy nồi. Tên phỉ đang đánh tới trước mặt tuy có mạnh, nhưng hắn nhất định vẫn là con người, tất nhiên càng đánh lâu sẽ càng mệt. Không có quân tiếp viện, xem hắn có thể đánh sâu vào tới đâu.
Bị tên bắt rát quá, quân phỉ đến tiếp ứng không tiến lên được. Toàn bộ số quân phỉ đã xông lên trước lập tức rơi vào tình trạng bị cô lập. Thấy địch ít hơn, tân quân cũng phần nào lấy lại được tinh thần, họ liền an tâm thực hiện đúng bài học đã được dạy. Thay vì xông lên một cách rối loạn, họ nhanh chóng xếp thành tổ tự vệ, và khi thấy đối phương lao tới, họ lấn lượt phi cây giáo trên tay vào phía kẻ thù. Thế rồi họ rút đoản đao ra, nhảy vào chém túi bụi. Hễ mà quân địch mạnh tới mức không thể dứt điểm khi lao lại chém, thì họ nhanh chóng chạy ra, để toán khác xông tới phi giáo, rồi lao vào chém tiếp.
Hành động này làm quân phỉ cũng phải ngạc nhiên. Cách đánh này Kiệt tìm ra là nhờ xem phim Troy mà có cái ông Brad Pitt đóng vai Achiless, trong trận đánh lớn đầu tiên giữa hai phe, khi quân Hi Lạp đánh sâu vào thì quân Troy phi giáo vào để làm quân Hi Lạp bị thương.
Khi huấn luyện cho tân quân, Kiệt đặc biệt yêu cầu phải huấn luyện đòn phóng lao, vì cậu đã có dự định tấn công lên núi Trâu. Phỉ chắc chắn sẽ kháng cự mạnh, nên phải có đòn đánh mang hiệu quả lớn ở tần gần. Người xưa hay bảo, ba mũi tên khó gây được thương tích bằng một nhát chém của đao, ba nhát chém của đao không lại với một cú xọc của thương. Với trang bị thô sơ của quân phỉ, một cú ném thương mạnh ở tầm gần, chả cần chính xác thì thương tích cũng chả dễ chịu.