Bạn đang đọc Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite – Chương 17: Nghĩa binh xuống núi
Quyển I: Khởi nghĩa Hồng Bàng
Chương 17: Nghĩa binh xuống núi
Quân Chiêm Thành co cụm phòng thủ đã khiến chúng đủ sức tự bảo vệ, nhưng đồng thời cũng trúng đúng kế của Kiệt. Ban đầu thì Kiệt muốn đánh phủ đầu để dọa chúng rút về, song nhờ tình báo từ họ Bùi, Kiệt được biết rằng quân Chân Lạp cũng đang có ý rút lui. Chân Lạp chỉ đang kì kèo hòng đòi được thêm vàng bạc cống nạp từ tay người Chiêm Thành mà thôi.
Hoàng Anh Kiệt từng có ý đánh xuống, song ý kiến đó được loại bỏ sau khi kiểm tra lại quân đội: Quân của cậu có 4500 quân, song 1500 quân là thu lại từ quân Vua Gió, lực lượng này chưa thể hoàn toàn tin tưởng. Đã thế dịa bàn của Kiệt giáp ranh nhiều tiểu quốc người thượng. Tuy lúc này họ rất nể cậu nhưng một khi có sự biến thì họ chưa chắc đã bỏ qua miếng thịt mỡ kia, và thế thì Kiệt coi như mất đi căn cứ địa.
Vì thế, thay vì tiến hành các hoạt động quân sự như đã dự định, Kiệt chuyển sang công tác tuyên truyền vận động và ổn định lòng dân. Cùng với chú mình là Hoàng Mạnh Hưng, Kiệt mang hai Tiểu Đoàn cùng với 300 kị binh của Xủ Lu, ngoài ra là các trợ lý cho Cố Vấn và bản thân những Cố Vấn đang rảnh ở các nông nghiệp, ngư nghiệp, y tế, an ninh, xây dựng… được điều đi xuống.
Công việc của họ lúc này không phải là đánh nhau, mà là cứu đói, chữa bệnh và đảm bảo an ninh cho toàn huyện Hồng- khu vực bị tàn phá nặng nề nhất từ việc cướp bóc của người Chiêm.
Tiểu Đoàn thứ nhất do Hoằng Mạnh Hưng chỉ huy nhanh chóng án ngữ khu đối diện với chiến lũy và đại đồn người Chiêm đang xây dựng, ngăn không cho quân Chiêm có thể tấn công. Đồng thời Xủ Lu và đội kị binh của cậu ta liên tục tuần tra các nhanh đường gần biên giới Chiêm, để tránh việc quân Chiêm dùng đường bộ đưa quân sang trong bí mật. Còn đường biển, Kiệt nhờ họ Bùi để ý giùm. Việc này Kiệt trực tiếp nhờ Võ Tông Khải, nên vẫn có thể trông cậy được.
Còn số còn lại, gồm 1 tiểu Đoàn toàn là lính của Vua Gió được Kiệt điều đi cùng mình. Bọn này tiếng xuôi chưa sói, Kiệt may còn nghe được chứ dân xuôi thì chịu, nên không lo chúng nó tiếp xúc nhiều với dân. Bọn này chia ra có nhiệm vụ giữ trị an và diệt bọn phỉ đang nổi lên ở huyện Hồng, hoặc bảo vệ các đoàn vận lương từ trên xuống.
Việc Hoàng Anh Kiệt và người của cậu tổ chức phát lương, nhanh chóng lan ra khắp huyện. Nạn dân ùn ùn kéo tới, ai cũng mong được phát lương thực. Số lượng nạn dân ngày một đông, khi mà không chỉ huyện Hồng mà gần như dân toàn bộ mạn nam Châu Nam Bình đổ về đây. Người nào cũng mong được phát lương thực. Quân Chiêm đã làm quá tốt vai trò được giao, nên từ nhà nghèo rớt mồng tơi đến bá hộ, phú nông, trung nông, kể cả gia đình quan lại cũng mất trắng tài sản và lương thực. Đã thế, người Chiêm còn tận thu tài sản bằng cách bán lại gạo với giá cực cao, nhưng dân không thể một ngày không ăn, thế là đành phải bán hết tài sản, tiền bạc, đồ thừa tự, đồ hồi môn, … để có tiền đong gạo cầm hơi. Nhiều người cũng định lên mạn bắc để ăn xin, nhưng lính canh không cho họ qua nếu không đóng thuế. Hoằng Hạo đang cần chiến phí để chống lại khởi nghĩa hai họ Dương- Triệu với cả để chống quân Đại Hoa nên lạm thu tiền bạc trắng trợn.
Sự loạn lạc của huyện Hồng và mạn nam Châu Nam Bình khiến những cải cách sau đó của Kiệt trở nên dễ hơn. Đầu tiên là thành phần thống trị cơ bản của khu vực này: quan lại cũ, địa chủ và phú thương đã thoát đi hầu hết, những người ở lại hoặc thực lòng có tâm, hoặc cũng cực chẳng đã.
Việc trước tiên, Kiệt yêu cầu tổ chức lại làng xã y như cấp Tiểu Khu trên miền thượng, đặc biệt là với các chức vụ cần lấy sự nhiệt tình làm đầu như Cố Vấn Xây Dựng, Cố Vấn Giao Thông- Vận Tải, Cố Vấn Văn Nghệ,… thì Kiệt còn cho người dân được tự do bầu bán, chọn lấy người đựa dân tin, hoặc biết làm cho dân tin tưởng. Với các chức vụ rất quan trọng, cần kiến thức chuyên môn: Cố Vấn Nông Nghiệp, An Ninh, Y Tế, Giáo Dục, Tài Chính,.. thì bắt buộc phải dùng người trên làng Bàng. Để thuyết phục mọi người, không cho họ nói quàng nói xiên gì vào, Kiệt cho tổ chức thi tuyển hẳn hoi, ra đề mục sát với thực tiễn để người dân tận mắt thấy, làm họ biết cậu làm thế không phải để giữ quyền lực cho người trong làng, mà là để công việc được thuận lợi.
Tổ chức chính quyền địa phương xong xuôi, việc cấp phát lương thực và tổ chức lại sản xuất mới diễn ra thuận lợi. Các xe lương được phát tới từng nơi, cân đo trực tiếp trước mặt dân chúng, để họ tin là không có sự gian lận gì. Sổ sách cũng được minh bạch hóa, viết song song hai thứ ký tự là chữ Đại Hoa và chữ quốc ngữ.
Với lương dân, thế là ổn, song với lũ côn đồ, bọn phỉ, hoặc những kẻ có ý định mượn gió bẻ măng, thì việc trằng trị tỏ ra khó khăn hơn rất nhiều. Một mặt, đám người này cũng từng là lương dân, vì tình cảnh mà phải đi cướp giật, làm bậy để nuôi miệng mình và gia đình. Mặt khác, vốn là dân trong vùng, họ quen địa hình địa lợi, nếu khiến họ chó cùng dứt dậu, chuyển sang chống đối quyết liệt, đánh du kích với quân của Kiệt, sẽ rất bất lợi.
Tuy nhiên, trong khi Kiệt còn đang phân vân phương án đối phó, đội tải lương đã bị tấn công. Cuộc tấn công bài bản, đánh vào lúc trời tờ mờ sáng, khi ngày mới sắp lên, cũng là lúc lính canh lơi là sau một đêm canh phòng mệt mỏi. Chưa hết, quân phỉ còn biết đánh vào những con voi kéo hàng, khiến chúng chạy loạn và xông cả vào lính, gây khó khăn cho họ. Tuy nhiên, đạo quân này không đông, có lẽ ý thăm dò là chính, nên khi quân lính bình tĩnh và tổ chức đánh lại bài bản, và quân tiếp viện là đội kị binh phi tới trợ giúp, thì chúng lui liền.
Tuy không có số liệu chính xác, nhưng từ thông tin thu thập được, thì tổng quân số của đạo phỉ này có thể lên đến trên 1000 người. Nếu có thể tận dụng thì sẽ là đòn bẩy tốt. Tuy nhiên, Kiệt không dám chắc là có thể thu phục được chúng hay không
——
Động Thạch Hổ là hang động lớn nhất trong hệ thống hang động nằm ở chân núi Trâu. Vì thế, bọn phỉ biến nơi đầy thành chỗ tụ họp. Sau trận cướp thất bại, quân phỉ rút lui về đây. Chỉ huy đợt tấn công, là Trần Minh Châu- thủ lĩnh thứ tám của Động Thạch Hổ đang mang theo một tay thầy địa lý tới để nói chuyện với các thủ lĩnh còn lại của băng cướp Động Thạch Hổ.
Băng cướp Động Thạch Hổ vốn là những tay giang hồ vì nhiều lý do mà phải trốn xuống huyện Hồng khỉ ho cò gáy này. Bọn này trước chỉ có trên 200 người, nhưng từ khi quân Chiêm Thành tấn công, dân chung bỏ chạy tứ tán, chúng cũng ra tay thu nhận đệ tử và người nhà, cho ăn cho uống, đổi lại phải liều mạng chiến đấu vì chúng. Sau khi tụ họp được khoảng 800 tay liều mạng, để dễ bề quản lý, chúng chia ra 10 đạo phỉ, do 10 tay thủ lĩnh đứng đầu. Hễ có con mồi lớn, không tài nào tự nuốt trôi thì họp nhau lại mà đánh rồi phân chia.
Hôm nay, sở dĩ chúng tụ họp nhau lại, chính là vì một mối làm ăn. Quân Chiêm Thành đã cho lão thầy địa lý- chính là người đã khuyên và chỉ cho quân Chiêm cách xây chiến lũy và đại đồn, tới bàn chuyện.
– Thưa các vị thủ lĩnh, hôm nay lão tới đây chính là mang cho các vị một mối làm ăn lớn?
– Nghe nói mi chỉ cho bọn người Chiêm cách xây thành, nên chúng mới tin tưởng giao phó cho người nhiệm vụ này. Một thằng phản lại cả dân tộc như mi bọn ta nghe để làm gì chứ.
– Mấy vị sao lại nói thế! Xưa nay người Đạo Gia chúng tôi có câu “ Chết đạo hữu không chết bần đạo” và “ Người không vì mình trời tru đất diệt”. Nếu các vị thực lòng muốn giúp dân, sao không bỏ giáp quy hàng bọn làng Bàng kia. Biết đâu lại chẳng được phong chút chức tước.
– Phi! Tên thầy địa lý đừng có nói khích, bọn ta mà làm thật thì mi không còn mạng để về được đâu.
– Vậy thì chúng ta phải nói về thù lao gấp đôi số vàng này này như thế nào đây?- Vừa nói, lão thầy địa lý vừa mở một hòm vàng to tổ bố ra trước mặt đám cướp.
Nhìn số vàng, hơi thở của bọn cướp bắt đầu dồn dập. Kể cả tên Trần Minh Châu dù đã được biết trước thù lao cũng khó lòng kìm chế khi tận mắt nhìn.
– Vô sự hiến ân cần, vô gian tất đạo. Người Chiêm muốn bọn ta bán mạng sao?
– Bán mạng hay không còn phải xem các vị có dám hay không, chứ tiền mua mạng các vị, chúng tôi có rất nhiều.
– Rốt cục chúng ta phải làm gì?
– Đánh phá các cuộc vận lương của bọn làng Bàng tới cho dân chúng, cướp lương bán cho bọn ta.
– Chỉ có thế thôi sao.
– Chỉ thế thôi.- Lão thầy địa lý tuyên bố.