Hãy Cứu Em

Chương 3


Đọc truyện Hãy Cứu Em – Chương 3

Cứu sống một con người cũng giống như khi yêu:

không có thứ ma túy nào hảo hạng hơn thế.

Sau đó, trong suốt nhiều ngày,

khi đi trên phố tất cả những gì anh nhìnthấy đều biến đổi hoàn toàn.

Anh tưởng như anh bất tử, như anh đã cứu sống bản thân mình.

Trích từ phim Tốc độ tử thần,

đạo diễn Martin Scorsese

Bệnh viện St. Matthew

17h15

Như mỗi buổi tối, Sam kết thúc một vòng thăm bệnh nhân vẫn tại hai phòng ấy. Bao giờ anh cũng đến thăm hai bệnh nhân này cuối cùng, có lẽ vì anh đã theo dõi họ từ rất lâu và, mặc dù không nói ra, anh đã dần dần coi họ như chính gia đình của mình.

Anh nhẹ nhàng đẩy cánh cửa phòng 403 của khoa ung thư nhi.

– Chào cháu Angela.

– Chào chú, bác sĩ Sam Galloway.

Một cô bé mười bốn tuổi, gầy gò và nhợt nhạt, đang ngồi xếp bằng trên chiếc giường duy nhất trong phòng. Một chiếc máy tính xách tay màu vàng chanh đặt trên đùi cô bé.

– Hôm nay có gì mới không ?

Angela kể kể cho anh nghe về ngày hôm nay cảu cô bằng giọng châm chọc. Luôn ở thế tự vệ, cô căm ghét sự thương cảm dưới mọi hình thức và từ chối người ta thương hại cho bệnh tình của cô. Cô bé không có gia đình thực sự. Ngay khi mới ra đời cô đã bị bỏ rơi trong nhà hộ sinh của một thành phố nhỏ ở New Jersey. Là một đứa trẻ ngỗ nghịch, không mấy cởi mở, cô đã bị đẩy từ nhà tình thương này sang trại mồ côi khác và Sam phải mất nhiều thời gian mới chiếm được lòng tin của cô. Vì cô bé đã từng phải vào viện rất nhiều lần nên đôi khi anh khuyến khích cô bé an ủi những đứa trẻ bé hơn phải vào viện điều trị hay phấu thuật.

Mỗi lần thấy cô bé cười, anh nghĩ thật khó có thể tưởng tượng được những tế bào ung thư lại đang sinh sôi nảy nở trong máu của cô.

Cô bé bị mắc một trong những dạng ung thư máu hiểm nghèo. Cô đã trải qua hai lần ghép tủy nhưng đều không tương thích.

– Cháu suy nghĩ gì về lưòi đề nghị của chú chưa?

– Về chuyện phẫu thuật thêm một lần nữa ạ?

– Phải.

Căn bệnh đã tiến triển đến giai đoạn mà nếu không thử thêm một lần ghép tủy nữa thì các di căn sẽ tấn công buồng gan, lá lách của cô bé và Angela sẽ chết.

– Cháu chẳng biết mình có đủ sức hay không, bác sĩ ạ. Liệu có phải dùng hóa trị nữa hay không?

– Rất không may là có. Và còn phải đưa cháu vào phòng tiệt trùng thêm một lần nữa.

Một vài đồng nghiệp của Sam cho rằng anh đã sai lầm khi cứ khăng khăng làm chuyện này và theo họ, điều tốt nhất bây giờ là để cho Angela sống thanh thàn quãng thời gian cuối đời cô bé. Cơ thể cô bé đã mệt mỏi tới mức tỉ lệ phần trăm thành công của một ca mổ mới không thể vượt quá năm phần trăm. Nhưng Sam gắn bó với cô bé tới mức anh không định để mất cô.

Dù chỉ còn một phần triệu cơ may, mình cũng sẽ thử, anh nghĩ.

– Cháu sẽ suy nghĩ tiếp việc đó, bác sĩ ạ.

– Tất nhiên rồi. Cháu cứ từ từ suy nghĩ. Quyền quyết định thuộc về cháu mà.


Cần phải thiến từng bước một. Angela là một cô bé dũng cảm song không phải sắt đá.

Sam kiểm tra tờ phiếu thoi dõi bệnh án hàng ngày và đặt bút kí lên. Anh chuẩn bị đi ra thì cô bé gọi anh.

– Khoan đã, bác sĩ ơi.

– Gì vậy cháu?

Cô bé nhấp chuột lên màn hình máy tính rồi bật máy in để in ra một hình vẽ kì quặc. Để làm cô bé lãng quên căn bệnh, Sam đã động viên cô theo đuổi một vài hoạt động nghệ thuật và thời gian gần đây, hội họa cùng cùng tranh vẽ đã giúp Angela chịu đựng được sự buồn tẻ trong cuộc sống hàng ngày của cô.

Cô chăm chú nhìn thành quả của mình rồi với vẻ hài lòng, chìa nó cho Sam.

– Đây, cháu vẽ cho chú đấy.

Anh cầm lấy tờ giấy và ngạc nhiên xem xét. Những vòng xoáy to, đỏ tía và đỏ chót lan khắp bề mặt gợi anh nhớ tới một vài bức tranh của Federica. Theo anh biết, thì đây là lần đầu tiên Angela vẽ một cái gì đó mang tính trừu tượng. Anh định hỏi bức tranh này có ý nghĩa gì, nhưng rồi đổi ý vì sực nhớ ra vợ anh rất ghét bị hỏi như vậy.

– Cảm ơn cháu, chú sẽ treo nó trong phìng làm việc.

Anh gấp bức tranh lại, nhét nó vào túi áo blouse. Anh biết cô bé không thích người ta khen ngợi mình và anh tránh làm việc đó.

– Chúc cháu ngủ ngon, – anh nói đơn giản rồi đi về phía cửa.

– Cháu sẽ chết, phải không ạ?

Anh đứng sững lại ở phía cửa và quay lại nhìn cô bé. Một lần nữa, Angela hỏi:

– Nếu chúng ta không tiến hành cái ca ghép chết tiệt ấy, cháu sẽ chết đúng không?

Anh chậm rãi bước lại gần cô bé và ngồi xuống cạnh giường. Cô bé nhìn anh với vẻ vừa ngỗ ngược vừa mòng manh, và anh bết rõ đằng sau cái vẻ thách thức ấy ẩn chứa một nỗi lo âu.

– Phải, đúng thế, cháu có thể chết. – anh thừa nhận.

Anh để vài giây trôi qua, rồi nói thêm:

– Nhưng điều đó sẽ không xảy ra.

Rồi:

– Chú hứa với cháu.

° ° °

Quán cà phê Starbucks – Đại lộ số Năm

– Làm ơn cho một cốc Cappuccino to và một bánh nướng nhân dâu đen.

– Có ngay đây.

Vừa thực hiện yêu cầu của khách hàng, Juliette vừa nhìn qua lớp kính: dù tuyết đã ngừng rơi từ giữa buổi sáng nhưng cả thành phố vẫn như tê liệt trong gió lạnh.

– Đây rồi.

– Cảm ơn cô.


Cô đưa mắt liếc về phía chiếc đồng hồ treo tường: chỉ còn một phút nữa thôi là cô hết ca làm việc.

– Một espresso macchiato và một chai Evian.

– Có ngay.

Khách hàng cuối cùng, ngày làm việc cuối cùng và, hai ngày nữa thôi, bye-bye New York.

Cô đưa nước cho một working girl hoàn hảo vừa quay gót đi không một lời cảm ơn.

Mỗi lần gặp những cô gái New York ở quán cà phê hoặc trên phố, Juliette lại nhìn họ với vẻ tò mò và ghen tị. Làm sao có thể đấu lại được với những người phụ nữ có thân hình cao ráo và tânh mảnh, ăn mặc đúng như trong các tạp chí thời trang và biết rành rẽ mọi quy tắc và luật lệ này?

Họ có tất cả những gì mà mình không có, cô nghĩ, thông minh dáng dấp thể thao, tự tin…Họ biết cách nói chuyện mạnh dạn, biết cách tự tôn giá trị bản thân và biết cách làm chủ cuộc chơi…

Và nhất là, họ luôn trong trạng thái finacially secure, hay nói cách khác, họcó việc làm tốt và các khoản thu nhập tương xứng.

Cô bước vào phòng thay đồ, cởi bỏ bộ đồng phục bồi bàn rồi quay lại gian phòng lớn của quán, dù sao cô cũng hơi thất vọng vì chăng ai trong số các nhân viên ở đây tặng cô một lời good luck trước khi cô ra đi.

Cô đưa tay vẫy chào về phía quầy song họ cũng chỉ đáp lại một cách nhạt nhẽo. Vẫn luôn là cái cảm giác như người vô hình ấy.

Cô đi qua căn phòng dài rộng ấy lần cuối. Lúc cô chuẩn bị bước ra, một giọng nói ở ngay gần cửa gọi cô lại bằng tiếng Pháp:

– Cô ơi!

Juliette ngước mắt nhìn về phía người đàn ông có mái tóc muối tiêu và bộ râu được tỉa rất chỉn chu đang ngồi bên bàn cạnh cửa sổ. Dù ông ta đã có tuổi, song toàn bộ vẻ bề ngoài của ông ta vẫn toát lên sức mạnh. Đôi vai rộng và thân hình cao lớn khiến bàn ghế trong quán dường như trở nên nhỏ xíu. Cô gái người Pháp biết vị khách này. Thỉnh thoảng ông vẫn đến đây, chủ yếu vào lúc trời đã tối muộn. Nhiều lần, khi người quản lí không có mặt, Juliette còn để ông dẫn theo chú chó của ông vào, một chú chó dogue có bộ lông đen tuyền với cái tên rất lạ là Cujo.

– Tôi tới để tạm biết cô, Juliette ạ. Tôi được biết cô sắp về Pháp.

– Sao ông biết?

– Tôi nghe nói, – ông đáp vỏn vẹn.

Người đàn ông này khiến cô thấy yên tâm song cũng làm cô sờ sợ. Một cảm giác kì lạ.

– Tôi đã tự cho phép mình goi cho cô một cốc rựơu táo nóng, – ông vừa nói vừa chỉ tay vào chiếc cốc đặt trước mặt.

Juliette đứng sững ngạc nhiên vì người đàn ông tỏ ra biết rõ cô, trong khi trước kia cô chưa bao giờ thực sự trò chuyện với ông. Trước mặt ông, cô cảm thấy mình như một cuốn sách mở toang.

– Cô ngồi xuống một lát đi, – ông đề nghị.

Cô ngần ngừ, thử nhìn thẳng vào mắt ông và hoàn toàn không thấy chút đe dọa nào trong ánh mắt ấy. Chỉ có một sự nhân hậu sâu thẳm và một sự mệt mỏi vô cùng. Giống như một ngọn lửa cháy bỏng mà cô không thể nào hiểu nổi.

Cuối cùng, cô quyết định ngồi xuống đối diện với ông và nhấp một ngụm rượu táo.

Người đàn ông biết rằng dưới vẻ bề ngoài vu vẻ và năng động, cô gái người Pháp che dấu một cá tính mỏng manh và thiếu quyết đoán.

Ông không muốn làm cô bị bất ngờ. Nhưng ông chỉ có ít thời gian. Cuộc sống của ông đầy phức tạp. Những ngày tháng cảu ông dài đằng đẵng và công việc của ông không phải lúc nào cũng dễ chịu. Vì vậy ông đi thẳng vào vấn đề chính:

– Ngược lại với những gì cô nghĩ, cuộc sống của cô không phải là một thất bại…


– Sao ông lại nói với tôi điều đó?

– Bởi vì đó là điều sáng nào cô cũng cảm thấy khi đứng trước gương.

Rất ngạc nhiên, Juliette hơi lùi về phía sau một chút.

– Làm thế nào mà ông biết….?

Nhưng người đàn ông không để cô nói hết câu.

– Thành phố này rất khắc nghiệt, – ông tiếp tục.

– Đúng vậy, – Juliette thừa nhận. – Ai cũng cũng chạy trong góc riêng của mình mà chẳng quan tâm tới người bên cạnh. Mọi người bị dông chồng chất lên nhau song lại vô cùng đơn độc.

– Thế đây, – ông vừa phụ họa vừa dang rộng hai tay.

– Thế giới là như vậy chứ không đươc như chúng ta mong muốn: một thế giới công bằng chỉ có toàn điều tốt đẹp xảy đến với những con người tốt đẹp…

Người đàn ông ngừng lại một vài giây rồi nói tiếp:

– Nhưng cô, cô là một người tốt, Juliette ạ: có hôm tôi thấy cô phục vụ cả một khách hàng không đủ tiền trả, mặc dù biết số tiền đó sẽ bị trừ vào lương của cô…

– Đáng bao nhiêu đâu, – Cô gái người Pháp phản bác và nhún vai.

– Không đáng bao nhiêu sông lại là rất nhiều. Chẳng có gì là không đáng kể nhưng không phải lúc nào con người ta cũng đánh giá đúng kết quả hành động của mình.

– Tại sao ông lại nói với tôi những điều này?

– Bởi vì cô cần phải biết trước khi cô ra đi.

– Trước khi về Pháp ư?

– Hãy chăm sóc bản thân mình, Juliette ạ, – ông vừa nói vừa đứng lên mà không thực sự trả lời câu hỏi.

– Khoan đã! – cô thốt lên.

Cô không biết vì sao, song nhất định cô phải giữ ông lại. Cô chạy theo ông, nhưng thật không may là ông đã rời khỏ quán cà phê.

Một chút tuyết đã tan nhưng vẫn chưa được quét sạch khỏi ngưỡng cửa xoay. Lần thứ ba trong ngày, Juliette trượt chân. Cô mất thăng bằng, ngã người vè phía sau, chỉ vừa kịp túm lấy cánh tay một ngưòi đàn ông cầm một cái khay và đang tìm một chỗ để ngồi xuống. Thật không may, cô kéo anh ta chúi xuống theo mình và cả hai ngã sóng soài ra đất, áo quần bị tưới đầy cappuccino nóng rãy.

Thế đấy, đúng là mình rồi! Con bé muôn đời hậu đậu lại muốn duyên dáng như Audrey Hepburn và cuối cùng luôn chúi mũi xuống vũng nước.

Đỏ bừng mặt vì xấu hổ, cô cuống quýt đứng lên, lịch sự xin lỗi người khách – anh này đang cáu điên và bắt đầu đe dọa sẽ kiện cô trước tòa – rồi vội vàng chạy ra ngoài.

Trên phố, Mahattan đã lại trở nên sôi động như thường lệ. Thành phố tiếp tục đông đúc, hối hả. Ngay trước quán cà phê, âm thanh phát ra từ động cơ của chiếc xe quét tuyết hòa lẫn trong tiếng ồn ào của xe cộ. Juliette vớ lấy kính và dõi theo đại lộ về hướng Bắc rồi về phía downtown .

Song người đàn ông đã biết mất.

Cùng lúc đó, Sam bước vào thang máy bệnh viện, lên bốn tầng gác và dừng lại trước cửa phòng số 808.

– Chào bác Leonard.

– Mời bác sĩ vào.

Người cuối cùng mà Sam tới thăm trong ngày không hoàn toàn là bệnh nhân của anh. Leonard McQueen là một trong những người cư trú lâu năm nhất ở bênh viện St. Matthew. Sam gặp ông hè năm ngoái trong một ca trực đêm. Lúc đó, ông già McQueen không thể nào chợp mắt nổi và nằm dài trên mái của sân hiên bệnh viện để hút thuốc. Tất nhiên điều này tuyêt đối không được phép. Chưa kể ông già McQueen còn bị ung thư phổi gia đoạn cuối. Khi Sam gặp ông trên tầng mái, anh đã phải cố kìm mình để không mắng mỏ ông già như mắng một đứa trẻ không vâng lời. Anh chỉ ngồi xuống bên cạnh ông, và trong bầu không khí mát mẻ cảu buổi đêm, họ tán gẫu với nhau một lát. Từ đó Sam thường xuyên thăm hỏi ông và hai người luôn dành cho nhau những tình cảm quý mến.

– Thế nào, hôm nay bác sĩ thấy trong người ra sao?

Ông già McQueen hơi nhổm người dậy trên giưưòng và nói bằng giọng bông lơn:

– Anh biết không, bác sĩ ? Người ta không cảm thấy mình sống động hơn lúc nằm trên cửa tử.

– bác đã đến giai đoạn đó đâu, Leonard.


– Anh đừng nhọc công nữa, bác sĩ ạ, tôi biết rõ mình đang đến gần đoạn kết rồi.

và như để chứng minh lưòi nói của mình, ông bật lên một tràng ho dài cho thấy tình trạng sức khỏe của ông ngày càng trở nên tồi tệ.

Sam giúp ông ngồi vào xe lăn và đẩy ông tới gần cửa sổ.

Cơn ho của ông già McQueen đã dịu đi. Ông nhìn như bị thôi miên cảnh thành phố trải dài phía dưới. Bệnh viện nằm dọc bên bờ East River và từ đây, người ta có thể thấy rất gần trụ sở của Liên Hiệp quốc mọc lên thẳng đứng, toàn bằng đá hoa cương, kính và thép.

– Thế nào, bác sĩ, vẫn độc thân ư?

– Vẫn góa bụa, bác Leonard ạ, hai điều đó không giống nhau đâu nhé.

– Anh có biết anh cần gì bây giờ không, một ván chổng vó lên trời. Tôi nghĩ như thế anh sẽ bớt bi quan hơn. Ở tuổi anh, để súng ống quá lâu không dùng đến là không tốt đâu, nếu anh hiểu tôi nói gì…

Sam không thể nhịn được cười.

– Quả thực, cháu nghĩ không đến mức phải vẽ hình ra đâu.

– Nghiêm túc đấy, bác sĩ ạ, anh cần có một ai đó trong cuộc sống cảu anh.

Sam thở dài:

– Vẫn còn quá sớm. Kỉ niệm với Federica…

Nhưng ông già MacQueen không để anh nói hết câu.

– Dù rất tôn trọng anh, bác sĩ ạ, tôi vẫn thấy mệt mỏi với Federica của anh. Tôi đã ba lần kết hôn và tôi có thể đảm bảo với anh rằng nếu anh đã yêu ai đó chân thành một lần trong đời thì anh vẫn còn mọi cơ may để có thể yêu thêm lần nữa.

– Cháu không biết nữa…

Ông già đưa tay chỉ xuống thành phố đang nhộn nhịp bên dưới.

– Đừng nói với tôi rằng, trong số hàng triệu người ở Manhattan, anh không thể yêu nổi một ai như từng yêu vợ anh.

– Cháu nghĩ mọi chuyện không đơn giản thế, bác Leonard.

– Còn tôi, tôi nghĩ chính anh mới làm mọi chuyện trở nên phức tạp, bác sĩ ạ. Nếu tôi còn ở tuổi anh và có sức khoer như anh, tôi sẽ không lãng phí những buổi tối của mình để tiếp chuyện một lão già như tôi.

– Chính vì thế mà cháu sẽ tạm biệt bác đây, bác Leonard.

– Trước khi anh đi, tôi có cái này cho anh đây, bác sĩ. – Ông lục tìm trong túi áo và chìa ra cho anh một chùm chìa khóa nhỏ.

– Nếu trong lòng anh muốn, hãy đến nhà tôi bất cứ ngày nào. Hầm rượu nhà tôi chứa đầy những chai rượu vang hảo hạng trứ danh mà thay vì uống chúng, tôi lại ngu ngốc cất giữ cho những dịp đặc bệit.

Ông ngangf lại vài giây rồi thì thầm như nói với chính mình.

– Đôi khi con ngưòi cũng ngu thật.

– Bác biết không, cháu không phải là người sành sỏi lắm…

– Khoan nhé, không phải đò vớ vẩn đâu, – ông già McQueen đáp, vẻ tự ái. – oôi đang nói với anh về những chai rượu ngàn năm của Pháp đáng giá cả một gia tài đấy. Ngon hơn hết thảy rượu cảu California hay Nam Mỹ. hãy cụng ly vì sức khỏe của tôi, như thế tôi sẽ thích hơn, thật lòng đấy. Hãy hứa với tôi là anh sẽ làm thế.

– Cháu hứa, – Sam vừa đáp vừa mỉm cười.

Ông già McQueen tung chìa khóa lên trung và Sam bắt lấy nó khi nó cong đang bay.

– Tạm biệt, bác Leonard.

– Tạm biệt anh, bác sĩ.

Lúc rời khỏi phòng, Sam nghĩ lại điều mà ông Leonard đã nói với anh: “Người ta không bao giờ cảm thấy sống động hơn khi nằm bên cửa tử.”


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.