Hậu Anh Hùng Xạ Điêu

Chương 35: Cướp lương địch, nữ hiệp xuất kỳ mưu


Đọc truyện Hậu Anh Hùng Xạ Điêu – Chương 35: Cướp lương địch, nữ hiệp xuất kỳ mưu

Thì ra Hoàng Dung y theo lối trận pháp “Bát trận Vũ Hầu” bày ra, anh em
Cái bang tuy chỉ có lối một ngàn hai trăm người đổi lại, nhưng lối đánh
này đã ngàm có “tám sáu tư cửa” nghĩa là có mười sáu lối biến hóa cả
thảy, hễ quân địch xáp vào trận lập tức sẽ đụng độ ngay với “Ngũ hoa bát môn” của trận đồ ngay, chỉ nội về điểm này cũng đủ rối trí loạn mắt
rồi, huống hồ các anh em Cái bang, ai ai cũng tinh thông về võ nghệ, một tên hành khất trong Cái bang, ít lắm cũng đánh nổi ba bốn mạng lính
Mông là ít, khi người ngựa của quân Mông đã bị hãm vào trận, tứ phía đều có đao thương quất đâmm tới ngay, hề ngựa bị chém gãy cẳng tên kỵ binh
thế nào cũng bị chết về loạn đao thương, chớp nhoáng đoàn quân này cũng
bị tiêu hết luôn!

Nhưng quân Mông Cổ lại xua thêm một đoàn kỵ binh hai ngàn người, chia
thành tả hữu hai cánh rầm rộ tiến như vũ bão vào trận, đoàn kỵ binh hai
ngàn này có vẻ nghiêm khắc vô cùng, tiến theo lề lối chỉnh tề, khác hẳn
với hai đoàn trước, nhưng “Vũ Hầu bát trận” của Hoàng Dung, chẳng khác
nào như chiếc lồng vô hình, khi hai đoàn kỵ binh vừa xông vào trận, anh
em Cái bang nổi ngay một tiếng sáo, lập tức chia ngay thành ba đội, do
ngay tam trưởng lão Lỗ, Giản, Lương thân hành chỉ huy, hình như biến
ngay lối “Thiên, Địa, Nhân tam tài trận”, và vây ngay hai cánh tả hữu
quân Mông.

Quân Mông vốn xưa nay thiện về lối dã chiến, tuy Hốt Tất Liệt có nhóm
người Hán Lưu Đạo An trợ giúp, đối với lối đánh giặc theo trận pháp rắc
rối này, binh sĩ vẫn cảm thấy không quen, bởi tính của chiến sĩ Mông Cổ, không bao giờ chịu bị hạn chế về cái hăng của mình khi xáp trận, khi họ thấy trận đồ anh em Cái bang thình lình thay đổi, cũng chẳng kể ba bẩy
hai mươi mốt gì, vung ngay thương lên đâm quất túi bụi, nào hay chính
lối trận “Võ Hầu bát trận”, chuyên dùng ít thắng nhiều, chẳng thế mà xưa kia Gia Cát Lượng lục xuất Kỳ sơn sao có thể dùng thiểu số binh lực,
đánh tơi bời đại quân của Tư Mã Ý nhà Ngụy! Quân Mông sau khi xông vào
trận bỗng cảm thấy mắt hoa lên, đối phương chia ngay thành tả, trung,
hữu ba đường đánh tới, và mỗi tên quân Mông đều thấy mình bị đánh một
lúc ba mặt với ba loại binh khí khác nhau, chỉ nghe reo ngựa hí hỗn độn, đám quân Mông thi nhau ngã xuống yên ngựa, anh em Cái bang lại tha hồ
chém giết, chẳng bao lâu, hai ngàn quân Mông này cũng bị xóa hẳn luôn
tại chiến trận!

Trận thế của anh em Cái bang do Hoàng Dung chỉ huy, chẳng khác nào như
một chiếc võng vô hình, kể địch vô một trăm chết một trăm, tiến vào một
ngàn chết một ngàn, quân Mông lúc này tuy đông đến cả vạn, nhưng thấy
tình hình dữ vậy, cũng bàng hoàng đâm do dự, không dám tiến. Hoàng Dung
thấy trận pháp của mình đã khiến cho địch mất tinh thần khiếp vía, thấy
vậy cũng thuận buồn thu gió, ngừng tay ngay. “Kỳ môn bát trận” tuy biến
hóa ảo diệu, nhưng nếu mấy vạn binh mã của địch cùng một lúc xông bừa
qua, con số ngan của Cái bang đây khó má không bị đối phương tiêu diệt,
nàng lập tức ra lệnh cho anh em Cái bang, đổi ngay hậu trận lên trước,
rút ngay tiến về phía sau, từ từ lui dần ngay về cửa thành Tương Dương,
mặc dù quân địch vẫn bám theo sát, nhưng cuộc rút lui vẫn trật tự và oai nghiêm! Ngột Lương Hạ Đài thấy vậy bất giác thở dài :

– Không ngờ bên Nam triều lại có những kẻ tài giỏi như vậy, cứ tình trạng này thành Tương Dương khó mà đánh chiếm được!

Tướng Lã Văn Hoán thấy Hoàng Dung đón được Quách Tỉnh về, bất giác cả
mừng, lập tức hạ lệnh mở ngay cửa thành, anh em Cái bang rút sách, ngay
vào thành, vậy là cuộc đổi tù bình của Quách Tỉnh chỉ bị kinh hoảng chứ
không hề bị nguy! Vợ chồng vui mừng vô tả!

Nói về Hốt Tất Liệt thấy Quách Tỉnh rút được vào thành, biết vô hy vọng
công hãm thành Tương Dương, mặt mày ủ rũ không vui, Lưu Đạo Anh thấy vậy hiến kế rằng :

– Đại Hãn cũng chẳng nên buồn lòng làm gì, phàm chuyện gì cũng không nên quá gấp rút, Tương Dương tuy phòng vệ kiên cố, trong cấp bách không thể nào hạ ngay được, vậy chúng mình động binh đi đánh các châu quận khác,
cắt đứt đường ngoại viện của thành Tương Dương, khiến thành bị cô lập,
mặt khác bao vây chặt chẽ như vậy, thành Tương Dương sẽ trở thành thế:
bên ngoài không có viện quân, trong mất tiếp tế, không chóng thì chầy,
thế nào cũng phải cúi mình đầu hàng, dù Quách Tỉnh có mạnh đến đâu, đó
chỉ là việc cá nhân không đáng kể!

Hốt Tất Liệt nghe vậy chuyển buồn sang vui rằng :

– Kế này hay đấy, vậy cứ y kế thi hình!


Từ hôm đó, Hốt Tất Liệt không công đánh thành Tương Dương, mà cho đào
ngay những chiến hào cách, thành mười dặm xa trong công việc này Hốt Tất Liệt đã dùng đến ba chục ngàn quân, ngoài ra còn trưng dụng những dân
phu các nơi đến mấy vạn người, ngày đêm gánh đất đào hào, làm thành ba
đạo hào vĩ đại vây xung quanh thành Tương Dương, khoảng rộng của hào hơn hai trượng, chiều sâu sáu bảy trượng, một mặt khác, Hốt Tất Liệt căn
dặn vương đệ Ngột Lương Hạ Đài, đem theo hai chục ngàn tinh binh, đi
đánh các châu quận miền hạ du phi giang của Tương Hán, chỉ trong vòng
một tháng, đoàn quân Mông như thế nước vỡ đê, tiến đánh luôn một dãy Gia Ngư, Khảo Cảm, Lão Hà Khẩu, Võ Thắng Quan, trên mười lăm châu quận,
đoàn quân đi tới nơi nào, máu chảy thành sông, xương chất thành núi nơi
đó, trời sầu đất thảm, không thể nào tưởng được cảnh tàn nhẫn lúc bấy
giờ!

Nói về nhóm Quách Tỉnh trong thành Tương Dương, các anh hùng già trẻ
trong thành đã hết lòng canh giữ chống cự với quân Mông liên miên suốt
ba tháng trời, trong ba tháng này, quân Mông cũng không chính thức mở
trận đánh lớn nào, trái lại, quân trong thành đã do nhóm Toàn Chân lực
tự, Tam trưởng lão Cái bang, lâu lâu mở cửa thành ra đánh phá doanh trại địch vào những đêm tối không trăng, tuy sự đột kích thành công, nhưng
không làm sao đánh tan được đám quân vây đông như kiến cố! Tình hình
chiến sự chỉ thu được những hiệu quả khuấy phá địch mà thôi! Nhưng trong phía thành Tương Dương, dần dần đã nổi lên cơn lo âu cho mọi người, đó
là vấn đề lương thực, mỗi ngày một it dần, thành Tương Dương vẫn cũng là một thành trì có tiếng giầu có, tướng thủ thành Lã Văn Hoán cũng đã
tích trữ nhiều lương thực trước khi quân Mông mở cuộc Nam xâm, nhưng số
quân dân trong thành có đến trên trăm ngàn người, lại cộng thêm những
dân chạy loạn quanh vùng hai chục vạn người, dưới tình trạng không có
ngoại viện, biến ngay thành canh “Tọa thực sơn không” (ngồi ăn không núi cũng hêt), sự tồn lương của thành tuy phong phú, nhưng ăn mãi cũng hao, quân Mông đã lợi dụng chiến thuật vây hãm này để gây tình trạng cạn
lương trong thành Tương Dương. Lã Văn Hoán khi nghe quan kiểm lương báo
cáo, bất giác cau mặt buồn rầu, bèn cho mời ngay vợ chồng Quách Tỉnh vào Anh phủ sứ nha môn, thảo luận về tinh hình :

– Nếu tình hình kéo dài hai ba tháng nữa như vậy, khi lương hết, quân sĩ chúng ta không thể nào dự trận với địch được, không biết hiền mãnh
lương có kế sách gì đối phó không!

Quách Tỉnh trầm ngâm rằng :

– Tục ngữ có câu: “Thị phúc bất thị họa, thị họa đảo bất qua!” (nếu đã
may thì không có rủi, mà đã rủi để tránh khỏi). Vậy nay chúng ta nên
động viên dốc hết toàn lực trong thành ra quyết chiến một phen với quân
địch!

Chàng chưa nói hết, Hoàng Dung đã lắc đầu rằng :

– Không thể thế được!

Quách Tỉnh ngạc nhiên :

– Kìa em, binh pháp chả nói: phải đặt trong cái chết để tìm cái sống đó
sao! Chờ gì chúng mình không liều chết với quân Mông một trận!

Hoàng Dung rằng :

– Khi đại quân Hốt Tất Liệt mới vây hãm thành, kẻ ấy còn có thể dùng
được, nhưng nay cách vây của chúng đã kiên cố, nội mấy chiến hào của
chúng ta đã đào ấy, đủ biết Hốt Tất Liệt đã lộ liệu vụ liều chiến của
mình từ lúc đầu rồi, lại nữa binh sĩ có thể dự trận của Tương Dương,
cũng không đầy con số năm chục ngàn, trong khi ấy đại quân vây thành của địch có đến mấy trăm ngàn, mạnh yếu đã hiển nhiên trông thấy, nếu xuất
trận đánh liều khác nào khác khác dê trêu cọp! Nếu thất trận, thành
Tương Dương sẽ mất là cái chắc!

Lời phân giải của Hoàng Dung khiến Lã Văn Hoán phải gật gù phục là cao luận!

Quách Tỉnh nghe vợ nói xong, bèn lên tiếng :

– Nếu nói vậy, chúng mình đành bó tay chịu chết sao!


Hoàng Dung háy mắt không vừa lòng câu nói của chồng.

– Nào người ta có nói là bó tay chịu chết đâu! Nay có hai kế để giải quyết nỗi nguy khốn cho thành Tương Dương.

Lã Văn Hoán sáng ngời mắt lên vội hỏi :

– Thưa Quách phu nhân, kế gì xin phu nhân chỉ ngay cho.

Hoàng Dung nói :

– Kế thứ nhất chỉ có tính chất tạm thời, chúng ta phái người dò la lương thảo của quân địch xem họ tập trung đâu, rồi cho quân ta đến đánh úp,
đoạt lương về, còn kế thứ hai, cho người đi Lâm An cầu cứu!

Quách Tỉnh rằng :

– Triều quan gia vô quân vô tài, Thừa tướng Giá Tự Đạo là một tên đại
gian thần, trước kia Tương Dương chưa bị vây Lã tướng quân đã ba lần
phát văn tự về Lâm An cấp báo nhưng tên Giá Tự Đạo dìm hết công văn, xem tình trạng này chúng mình có cầu cứu với Lâm An chắc cũng uổng công hao sức mà thôi!

Hoàng Dung nói :

– Dù sự thể ra sao, những nước cờ thứ nhất, chúng hãy cho người dò la lương thảo quân địch trước đã rồi tính!

Lã Văn Hoán lập tức phái liền mười tân binh lanh lẹ ăn mặc giả theo lối
quân Mông để tiện bề hành động. Sau hai ngày chúng quay về báo cáo.

– Thưa chủ tướng, quân lương của Hốt Tất Liệt đều đồn trú nơi thượng du
Lão Thiết sơn, doanh trại nối liền có đến mấy dặm, ít ra cũng có đến năm sáu ngàn quân canh giữ tại đó!

Hoàng Dung nghe xong gật đầu nói với Lã Văn Hoán :

– Thưa Lão tướng quân, phiền ngài cho tôi mượn “Tương Dương phủ chí”
(bản đồ thành Tương Dương), xem thử điạ thế vùng Lão Thiết sơn ra sao để liệu!

Lã Văn Hoán lập tức cho người vào kho lấy “Tương Dương chủ phí” giao cho Hoàng Dung nghiên cứu địa hình địa thế, sau khi xem kỹ, Hoàng Dung biết Lão Thiết sơn còn có tên là Lão Đầu sơn, tọa lạc cánh hướng Bắc thành
Tương Dương năm mươi dặm, nằm trên vùng bình nguyên là một dẫy núi bơ vơ trống trọi, cách hướng Đông năm dặm là con sống Tương giang, nước chảy
cuồn cuộn, Hoàng Dung suy cả nửa buổi, mới tìm ra được một kế sách cướp
lương địch, nàng quyết định điều động ba ngàn quân ra thành, ngoài ra
tuyển lựa thêm năm trăm người tinh thông võ nghệ trong Cái bang để trợ
thêm sức, ngoài việc xuất binh này, nàng còn cho chuẩn bị năm trăm chiếc thuyền nhẹ, hai trăm cân thuốc súng và lưu hoàng, dây mỗi lửa, dầu cá,
toàn những vật dụng dẫn hỏa bén nhạy, những vật này, trong thành cũng
không khó kiếm lắm, nhưng cũng có một vật mà nàng không sao tìm kiếm ra, đó là thứ đỉnh hình tam giác, loại đinh này nàng lại cần dùng đến năm
mươi thùng lớn. Lã Văn Hoán hạ lệnh cho tìm khắp trong thành, nhưng cũng chỉ có mười thùng là cùng, dành trưng dụng ngay thợ rẻn cho làm gấp
rút, suốt hai ngày hai đêm, mới rèn đủ số đinh năm mươi thùng! Hoàng
Dung thấy mọi vật dụng đã chuẩn bị đầy đủ, bèn triệu Lỗ, Giản, Lương tam trưởng lão đến phân phối kế hoạch, mọi cùng việc tuần tự tiến hình như
kế đã dự định trước!

Hôm đó, khi trời vừa đổ tới, nơi cổng thành phía Nam của Tương Dương, âm thầm mở ngay một cánh cổng, xuất hiện ra một đoàn người, đoàn người này toàn bộ binh, mười người một nhóm, tám người một tụ, trên vai khiêng
thuyền nhắm ngay hướng sông Tương Giang tiến bước, chẳng bao lâu thuyền
hạ sông, quân lính leo lên, thuận theo giòng đi luôn. Quí vị độc giả sẽ
ngạc nhiên, bộ quân Mông đều đui điếc hết sao mà để cho quân nhà Tống
ung dung chuyển binh như vậy? Thì ra đại quân của Hốt Tất Liệt vây thành Tương Dương, tuy cuộc vây vĩ đạị, nhưng đều cách thành trì đến mươi dặm xa, mà nơi đây mới có chiến hào thứ nhất ngăn chặn cuộc đột kích của
quân Tống, nên sau xung quanh mười dặm của thành đều trở thành cảnh
hoang vu không người, trong tình trạng này, dù cho quân Tống có ra thành cũng chẳng làm gì được, nên quân Mông càng không thèm để ý vùng hoang
vu này, bởi vậy cuộc xuất binh lén này, quân Mông hoàn toàn không hay
biết, chẳng bao lâu, ba ngàn quân và năm trăm anh em Cái bang đều xuôi
thuyền đi theo giòng sông dưới sự chỉ huy của vợ chồng Quách Tỉnh. Ông
trời cũng như có mỹ ý góp phần vào cuộc điều binh này, đột nhiên gió
Đông phong thổi lên, thuyền tiến nhanh như tên bắn, lộ trình năm dặm

đường, chả mấy chốc đã đến nơi, khi thấy rõ Lão Thiết sơn, Hoàng Dung
lập tức hạ lệnh cho các binh sĩ độ bổ ngay lên bờ, bao nhiêu thuyền cho
tấp vào bến Lư Hoa Đống, cắt lại trăm quân sĩ lo giữ thuyền, còn lại sổ
ba ngàn bốn trăm người chia thành nhiều toán, tiến thẳng về phía Lão
Thiết sơn!

Quân Mông có nằm mộng cũng không thể nào ngờ rằng quân Tông lại dám đi
xa cả năm dặm đến cướp lương như vậy, cũng do đó mà công việc bố phòng ở đây chểnh mảng, từ bờ sông đến Lão Thiết sơn quân canh ít ỏi, chẳng mấy chốc Hoàng Dung đã bắt sống hải quân canh gác, và biết rõ hư thực của
địch, lựa chọn ngay mười người bản lãnh cao cường trong nhóm Cái bang
cho đã dẫn đường trước, nghĩa là chuyên về nhiệm vụ thủ tiêu lèn các
quân canh, cuộc “giết ngầm” này đã hoàn toàn thành công! Đoàn quân nhà
Tống đã tiến sát nơi kho trữ lương thảo của địch, quân Mông đang lúc
ngon giấc trong làng mộng, Hoàng Dung cho lệnh nhóm Cái bang nổi ngay
lửa lên; tiếng hò hét vang trời chuyển đất từ bốn phương tám hướng đánh
tung ngay vào doanh trại địch!

Quân Mông chợt tỉnh, chỉ thấy khắp tứ phía ánh lửa bừng bừng, quân nhà
Tống đánh vào như nước lũ vỡ đê, hăng như cọp vào đàn dê, nhiều quân
Mông chết còn nằm ngủ trong chăn ấm, cả đám hốt hoảng, không hiểu quân
địch từ đâu mà đến, số lượng địch là bao? Đâu đâu cũng chỉ thấy quân nhà Tống, thế là năm ngàn quân giữ lương thảo tại Lão Thiết sơn, không đầy
nửa canh thời gian, đã bị anh em Cái bang và ba ngàn quân Tống tiêu diệt trọn vẹn!

Hoàng Dung thấy chiến trận đã giải quyết xong, lập tức cho lệnh anh em Cái bang phóng hỏa, Quách Tỉnh giật nẩy mình hỏi :

– Ơ kìa! Sao lại phóng lửa vậy! Chúng mình còn phải vận lương thực chứ!
Hơn nữa, em cho phóng hỏa như thế, không phải nhử thêm quân Mông đến nữa sao!

– Anh biết gì! Chính em muốn nhử quân Mông đến để giết chúng cho bằng thích tay!

Dứt lời nàng ra lệnh cho nhóm Cái bang, khiêng hết năm mươi thùng đinh
hình ba góc rải khắp xung quanh trại, rồi động viên mọi người khuân vác
lương thảo. Lão Thiết sơn đây là một đại bản doanh trữ lương của Hốt Tất Liệt, không thiếu gì gạo! Dưới sức chuyển vận nhanh như thoi đưa của ba ngàn quân nhà Tống, chẳng mấy chốc, trên năm trăm thuyền đã chất đầy
nhóc lương thảo, vậy mà mới chỉ hai có hai phần mười của kho lương, chớp nháy ánh lửa ngợp trời, trong ngọn lửa cháy ngùn ngụt ấy, các đoàn quân Mông đóng kế cận Lão Thiết sơn bèn huy động kéo binh đến tiếp viện!

Quách Tỉnh thấy binh mã Mông Cổ kéo đến, oán trách Hoàng Dung đã “vẽ rắn còn thêm chân”, khác nào như tự mình trói buộc mình! Nào hay đoàn quân
tiến gần đến trại, chỉ thấy ngựa lăn người ngã kêu inh ỏi, trật tự rối
loạn tơi bời!

Thì ra Hoàng Dung đã khéo bày ra “Thiết Đinh trận”, khắp xung quanh
trại, trong vòng ba dặm đều rắc đầy đinh, quân Mông mỗi lần tác chiến
đều dùng kỵ binh làm chủ lực, mà đoàn binh đến cứu Lão Thiết sơn đây đều toàn thuộc kỵ binh, sau khi lọt vào “Thiết Đinh trận” vó ngựa đạp phải
đinh, ngã lăn ra vì đau, kỵ binh ngã xuống cũng bị gây thương tích cùng
mình, một cảnh lăn lóc đau đớn vang rền chiến địa!

Lúc này Quách Tỉnh mới phục vợ cơ trí tính toán thần tốc hơn mình nhiều! Quân Mông bị trúng “Thiết Đinh trận”, cả thảy đến hai ngàn quân, số
quân còn lại không dám tiến liều vào trận, đánh đứng kinh ngạc chứng
kiến cảnh thảm bại của phe mình! Hoàng Dung đắc ý cười khanh khách, chỉ
huy quân mình đem theo lương thảo ngược dòng thẳng tiến hướng Nam! Trong chớp mắt, quân Tống đã bình an đi xa, chỉ dành lại cho quân Mông tất cả những cái “dám” chửi, rủa, hăm doạ, nhưng lại không dám vượt trại đuổi
theo truy kích!

Trong chiến địch cướp quân lương của Mông Cổ, Hoàng Dung đã thành công
một cách thuận lợi, cướp được cả thảy trên năm ngàn bao lương lớn, có
thể tạm nuôi quân dân trong thành Tương Dương trong một thời hạn!

Ngay đêm đó Lã Văn Hoán mở tiệc lớn để tạ công lao vợ chồng Quách Tỉnh, trong bàn tiệc, Hoàng Dung bổng nói :

– Thưa Lã tướng quân, nếu Tương Dương thành không có viện binh lại cứu, cứ tình thế này, liệu có thể giữ nổi mấy tháng!

Lã Văn Hoán ngẩn người cau mày rằng :

– Nếu cứ theo tình trạng này, giỏi lắm chúng mình chỉ giữ nổi trong nửa năm là cùng!

Hoàng Dung đưa tay tính nhẩm rồi nói :

– Nếu có thể kiên thủ trong nửa năm thời gian như vậy thì hay lắm!…
Anh Tỉnh, vậy vài hôm nữa, anh lên đường đi Lâm Anh cầu viện ngay!

Quách Tỉnh ngạc nhiên hỏi :

– Chỉ riêng mình anh đi sao!

Hoàng Dung nghiễm nhiên gật đầu :


– Đúng như anh đoán! Chỉ riêng mình anh mà thôi, sau khi anh đến Lâm An
gặp Triệu quan gia, anh cố tả hết các nỗi cơ cực toàn quân dân thành
Tương Dương đã quyết chiến ra sao cho họ biết, và xin họ phái ngay viện
binh lại cứu cấp!

Quách Tỉnh ngồi vợ nói cũng cảm động mủi lòng, chàng thừ ra một lúc, rồi nghiễm nhiên nói :

– Được! Tối mai anh sẽ đi ngay, nếu anh xông khỏi vòng vây của địch càng hay, còn không, có hy sinh cho cả ngàn vạn dân quân thành Tương Dương
cũng đáng!

Nhóm Toàn Chân lục tử nghe Quách Tỉnh nói khẳng khái như vậy đều nâng chén rượu cầu chúc may cho chàng!

Má Ngọc đột nhiên hỏi :

– Tỉnh nhi, với võ công hiện có của con, nhất định là xông khỏi dược
trùng vây của địch, nhưng sau khi tới Lâm An, con tính cầu cứu về mặt
nào!

Sau câu hỏi này, mọi người đưa mắt nhìn nhau, vì ai cũng biết rằng,
đương kim Hoàng thượng Lý Tôn hoàng đế, chẳng qua mới có mười sáu mười
bảy tuổi, đối với tât cả chánh sự trong triều đình chưa có sức hiểu nổi, mọi quyền binh lớn lao đều bị Thừa tướng Giá Tự Đạo nằm trọn vẹn hết,
nói trắng ra là Giá Tự Đạo không khác nào Thái thượng hoàng đế (cha
vua), nay muốn triều đình phát binh cứu Tương Dương, thế nào cũng phải
thông qua với Giá Tự Đạo, nhưng lão đại gian thần thừa tướng này, đã
quen thói khi quân, trước mặt vua luôn luôn giấu nhẹm hết về các tin tức quân Mông đang đánh nhà Tống, bề ngoài vẫn rêu rao thiên hạ thái bình,
nay muốn y phát binh cứu Tương Dương, khác nào như kẻ “đòi da trên mình
cọp”!

Lã Văn Hoán rằng :

– Lời Mã đạo trường tuy không sai, nhưng mà…

Quách Tỉnh cắt ngang ngay rằng :

– Nếu tôi may mắn đột khỏi vòng vây địch đến được Lâm An, đương nhiên
anh sẽ xin cứu viện thẳng với lão Giá Tự Đạo, nếu Thừa tướng từ chối,
tôi sẽ vào thẳng Hoàng cung gặp vua, vạch rõ hết các tội khi quân của
lão gian thần và cho nhà vua rõ tin về tình cảnh nguy ngập của thành
Tương Dương!

Hoàng Dung vỗ tay tán thành ý chồng :

– Diệu kế! Diệu kế! Vậy tối mai anh hãy lên đường đi ngay cho được việc!

Lã Văn Hoán đột nhiên rằng :

– Hãy khoan, cách thành mười dặm, quân Mông đã cho đào cả thay ba vòng
đai chiến hào, và đều có quân lính canh giữ nghiêm ngặt, Quách đại hiệp
làm sao mà phá được vòng vây đây?

Quách Tỉnh cười đáp :

– Xin Lã tướng quân yên trí, tôi sẵn có con “Hãn Huyết bảo mã”, dũng
mãnh như phi long, và còn đôi linh điêu, lo gì không được việc!

Lã Văn Hoán nghe vậy mới yên dạ, buổi tiệc vui vẻ đến khuya mới tan!

Đến tối hôm sau, Quách Tỉnh vào An Phủ sứ nha môn nhận văn thư cáo cấp
của Lã Văn Hoán, để tỏ rõ tình hình Tương Dương quá nguy cấp, Lã Văn
Hoán đã cắn dập đầu ngón tay cho chảy máu để ký lên văn thư cáo cấp bốn
chữ: “Thập vạn hỏa cấp!” (khẩn tuyệt mức). Quách Tỉnh chuẩn bị gọn gàng
và đem theo mấy ngày lương khô, cưỡi ngay bảo mã, nhân đêm mở thành ra
đi, Hoàng Dung, Toàn Chân lục tử, Cái bang tam trưởng lão, tiễn đưa
thẳng đến cửa thành, đôi bên trao đổi lời chúc may. Quách Tỉnh không
muốn kéo dài cảnh chia tay bịn rịn, chỉ nói với vợ: “Anh đi đây, thành
hay bại đều do ý trời, em ở lại ráng lo cho chu đáo!”

Dứt lời chàng thúc ngựa tung vó quấn mình vào trong cảnh đêm tối mịt mờ, đôi chim điêu bay trước dẫn lộ!

Thấp thoáng mọi cảnh lại trở về cảnh cô tịch của đêm trường!


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.