Hàng Xóm Bá Đạo

Chương 15


Bạn đang đọc Hàng Xóm Bá Đạo – Chương 15

Chương 15

Không biết qua bao lâu, Thư cứ ngồi đấy, tựa vào vách đá nhìn bầu trời không một vì sao. Nó nghĩ đến những hành động ngu ngốc của mình hôm nay mà không khỏi thở dài. Nó thật sự là đần độn! Chứng bệnh đần độn giai đoạn cuối và sắp thành một đứa đao!
Sợ sệt, khóc lóc. Thư dường như đã quên mất rằng mình là đội trưởng của một đội bóng nam, thần tượng của nhiều bạn nữ, là người mạnh mẽ và hoạt bát. Suy cho cùng, có lẽ nó đã tự hoang tưởng về bản thân mình, nó rốt cuộc cũng chỉ là một đứa vô dụng!
Soạt!
Tiếng bước chân vội vã vang lên trên đỉnh đầu, truyền vào tai Thư làm nó có cảm giác ớn lạnh.
Móng tay cắm sâu vào mặt đất gồ ghề, Thư nín thở lắng nghe tiếng động lạ vừa phát ra.
Là ai?
Ai còn đi lại ở đây giờ này?
Tràm Cổ là một bãi biển hoang sơ vắng khách lai vãng, kiếm đâu ra người lảng vảng ở đây?
Thư cố gắng để không bật khóc lên vì hoảng sợ.
Nó muốn kêu cứu, nhưng lỡ như là con nghiện hay yêu râu xanh thì sao giờ?
– Thư! Đây rồi! Tốt quá, tìm thấy rồi!
Đột nhiên, nó nghe thấy một giọng nói mừng rỡ xé tan cái im lặng đáng sợ của đêm rừng tối tăm.
Ngay khi bước chân kia tiến lại gần phía Thư, nỗi sợ hãi của nó vỡ òa trong nước mắt:
– Ba!!
Ông Tuyên dang tay ôm lấy Thư, dịu dàng xoa đầu nó:
– Ừ, ba đây, Thư ngoan đừng khóc ba đã ở đây!
Nó dụi dụi mặt vào bờ vai ba mình, ôm chặt ông mà nức nở đầy tủi thân:
– Huhu… Con sợ lắm…đau lắm…lạnh lắm! Cứ tưởng sẽ không ai đến!
Ông Tuyên cười hiền từ vỗ lưng trấn an con gái mình:
– Ba biết mà. Ngoan nào đứng lên đi, chúng ta ra ngoài. Mọi người đang lo lắng lắm đấy! Mà giọng con sao vậy?
– Híc, nhưng chân con bị trật rồi! Vừa trượt từ trên kia xuống, may mà vách đá không cao nên chỉ bị trật chân. Con gào khàn cả cổ
Ông nâng chân nó lên, nhìn cổ chân đã bầm tím thì lắc đầu thương xót:
– Bị bong gân rồi! Haiz!
Ông xoay lưng về phía Thư, cúi người xuống mà bảo:
– Leo lên lưng ba đi con!
Thư với tay, vòng qua cổ ba mình, để ông cõng trên vai.

Ông Tuyên ngước nhìn phía trên vách, Thư cũng nhìn theo, nó lo lắng thở dài thườn thượt:
– Vừa cõng con vừa leo lên, sẽ khó lắm ba ơi!
Ông Tuyên không mảy may nhụt chí, đi xung quanh tìm nơi dễ đi nhất rồi leo lên. Ông một tay đỡ lưng Thư, một tay bám vào những tảng đá trồi lên trên vách.
Thư hoảng sợ nắm lấy vai áo ba:
– Như vậy ổn không ba? Lỡ tượt tay chúng ta sẽ ngã mất!
– Cứ ôm chặt ba vào!
Hai mắt Thư nhắm tịt lại, nó nghe lời run rẩy bám trụ lấy cổ ông Tuyên. Run do một phần vì lạnh, một phần vì sợ trường hợp xấu xảy ra.
Đổ biết bao mồ hôi và kiên nhẫn, cuối cùng hai ba con cũng leo lên được. Ông Tuyên thở phào nhẹ nhõm, mừng rỡ hô lên:
– Ye! Đã xong!
Thư nghe một câu này thì như trút được gánh nặng trong lòng, nó cười khan dùng tay áo lau mồ hôi lấm tấm trên trán ông:
– Ba giỏi quá!
Ông không ngượng nghịu chút nào, hất cằm tự tán dương:
– Há há, ba bây không giỏi thì bố con thằng nào dám lấn đất ở đây kia chứ!
Nó nhịn cười, bĩu môi nói:
– Xuỳ! Bệnh cuồng tự kỉ của ba nó ngày càng lên “lê vồ” đó!
Ông kìm chặt đầu gối con gái, vững chãi tiến lên phía trước:
– Đi thôi!
Đột nhiên, cơn nhức nhối từ cổ chân Thư truyền đến làm nó đau nhói rên rỉ một tiếng:
– Ui da, chân con…
Ba Thư thấy vậy thì xuýt xoa vuốt nhẹ cổ chân nó, đọc câu thần chú quen thuộc mà từ lâu nó không còn được nghe đến nữa:
– ” Đau ơi ngủ đi, đau ơi ngủ đi. Ru ngủ cơn đau chìm vào quên lãng. Bé cưng đừng khóc, nước mắt càng rơi, cơn đau càng tỉnh. Ru ngủ cơn đau chìm vào quên lãng. Đau ơi ngủ đi, đau ơi ngủ đi… “
Câu thần chú này, hồi nhỏ ba vẫn thường hay nói với Thư mỗi khi nó bị thương hay bị đau bụng, giãn cơ. Lúc ấy, nó còn ngu ngơ hỏi: ” Đau biết ngủ hở ba? “. Ba luôn trìu mến xoa đầu nó và bảo rằng: ” Mọi vật đều có linh hồn ngự trị “. Ba còn kể cho nó nghe rất nhiều những câu chuyện về thế giới thần tiên, những đứa trẻ không bao giờ lớn, những ánh sáng sẽ không bao giờ vụt tắt.
Thư cứ vậy lạc vào thế giới viễn tưởng của những câu chuyện chẳng bao giờ kết thúc những điều cần nói kia mà không hay biết rằng bàn tay ba cứ không ngừng lẳng lặng xoa dịu vết thương của nó, cho đến khi nó đem chúng vào quên lãng trong những giấc mộng.
Nghĩ đến tuổi thơ, Thư mỉm cười ngọt ngào hôn lên gò má ba mình:
– Đau ngủ rồi.
Giờ nó đã đủ lớn để không tròn mắt lắng nghe những câu chuyện xưa kia nữa, và càng đủ lớn để hiểu những gì ba đã làm cho nó.
– Ba ru thì loại đau gì nó không lành chứ! – Ông Tuyên thè lưỡi làm mặt quỷ – Con bôi hết nước miếng vào mặt ba rồi!
Nó bật cười đấm vai ông:

– Ba nói gì ghê quá! Mà làm sao ba tìm được con?
Ông chậm rãi bước từng bước vững vàng, vừa nhìn ngắm xung quanh vừa đáp lại:
– Ba thông thuộc nơi này lắm! Nơi này nhiếu bụi gai, cây cao san sát, có mỗi mấy con đường mà vòng vèo, quanh co. Hồi mới đến đây do công tác, ba cũng bị lạc ở rừng, may sao sắp chết kho quăn đến nơi thì dân làng chài người ta đến cứu. Sau đó cũng có nhiều cơ hội đến đây, được người nơi đây chỉ đường, với lại đi nhiều thì cũng quen.
Nó chớp chớp mắt đan hai tay ngay dưới cổ ba mình, cúi xuống ghé sát tai ông:
– Ba vĩ đại thật đấy!
Tuyên nghe con gái khen, mũi ông cũng dài ra mấy thước, ông cười hề hề:
– Giờ mới nhận ra sao? Đáng lẽ điều này con phải biết từ trước khi ra đời rồi chứ!
– Ờ, ba vĩ đại nhứt!
Thư không biết nói gì hơn, nó hết trò quay sang nghịch ngợm lọn tóc ba. Phát hiện tóc ông sợi bạc ngày một nhiều, điều đó khiến nó không khỏi nhíu mày muốn nhổ bằng sạch chúng đi.
Thấy con gái cứ trầm ngâm mò mẫm gì trên đầu mình, ông Tuyên dù biết nhưng vẫn cợt nhả hỏi:
– Con đang bắt giận hay trấy trên đó hử?
Nó chu môi mắng mỏ:
– Ba toàn nói gì ghê ghê à! Con đang nhổ tóc bạc đó!
Ông vẫn không gỡ xuống vẻ cợt nhả, tiếp tục trêu chọc Thư:
– Vẫn lệ cũ năm trăm một sợi hở?
Nó nhíu mày thấp giọng làu bàu:
– Ba cứ trêu con hoài! Ai chơi nhổ tóc bạc ăn tiền nữa, con còn bé đâu! Tóc bạc lắm, về nhà con sẽ nhổ giúp!
Lúc này, ông mới cười nhạt mà nói bâng quơ:
– Nhổ tóc bạc đâu kéo được thời gian trôi. Chỉ là che mắt tạm thời để không biết rằng thời gian của mình đang sắp trở về ranh giới của khởi đầu và kết thúc. Cái gì tự nhiên thì cứ để nó tự nhiên tiếp tục làm nhiệm vụ của nó. Không có gông nào xích được dòng thời gian cả!
Động tác của Thư khựng lại, tay nó đờ ra giữa không trung. Nó rũ mắt xuống yếu ớt gọi:
– Ba à, không vui chút nào…
Hai ba con im lặng, nó tì cằm lên đỉnh đầu ông, mắt nhắm hờ lại cố cắn răng chịu đựng cái lạnh đêm rừng. Nó còn nghĩ, nghĩ rất nhiều về ba nó, gia đình nó.
Đi được một khoảng, Thư chịu không nổi buồn chán ngáp dài. Mắt nó đã mờ đi, không nhìn rõ nổi mình đang ở đâu. Nó uể oải tựa đầu vào lưng ba mình, lí nhí hỏi:
– Con đói lắm, lạnh lắm, bao giờ mới về đến nơi hả ba?
– Sắp rồi, Thư của ba chắc mệt lắm rồi ha? Con cứ ngủ trên lưng đi!
– Nhưng…

– Ngủ đi con.
Thư ngoan ngoãn nhắm nghiền mắt lại, hai tay ôm cổ ba mình cũng từ từ buông xuống.
Ông Tuyên hơi cúi người xuống để con gái mình có thể yên tâm ngả đầu trên vai. Xong, ông tiếp tục bước đi nhanh nhẹn mà chắc nịch trên con đường khúc khuỷu.
Trời càng lúc càng lạnh, có thể nghe được tiếng gió rít gào qua từng thân cây khô cằn, tiếng bước chân nhọc nhằn nặng trĩu vẫn cố giẫm trên những chiếc lá khô rụng dưới lối mòn một cách vội vã.
Trên bờ biển, các thành viên trong lớp đang sốt ruột ngồi trên bàn ăn chờ đợi tin tức của người mất tích.
Phong cũng ở trong đó. Tay gã bóp chặt chiếc cốc thuỷ tinh, hàm năng cắn chặt vào nhau, vầng trán đã đầm đìa mồ hôi.
Phong trầm mặc nãy giờ, gã chỉ im lặng ngồi đấy giống như đang suy nghĩ. Thực chất, gã đang muốn điên lên!
Kể từ sau khi bước ra khỏi phòng, Phong đã đứng ở bờ biển để gió biển thổi đóng băng lại ngọn lửa đang rạo rực trong cơ thể.
Gã nóng, rất nóng!
Nếu như lúc đó không nhanh chóng bước ra khỏi phòng chắc chắn sẽ không cách nào kiểm soát được tia lý trí cuối cùng của bản thân.
Phong rất sợ nếu như nhìn Thư tiếp sẽ lại nghĩ đến hình ảnh biết bao người vây quanh nó, lại nghĩ đến những gì gã làm đối với nó, gã kinh tởm với bản thân!
Nhưng cũng chính vì thế, tình cảnh mới ra thế này!
Khi Phong đã bình ổn tâm trạng và quay trở lại, gã thấy cả nhà nghỉ tối om. Dự cảm có chuyện không lành, gã tức tốc chạy thẳng đến cửa phòng mình, run rẩy cầm chìa khóa mở cửa ra. Nhưng đập vào mắt lại là một căn nhà trống với đống đồ đạc lăn long lóc trên sàn nhà, cửa sổ của căn phòng thì bị mở toang ra.
Phong tiến về phía cửa sổ, ngó ra ngoài và thấy những bước chân trên con đường mòn vòng vèo.
Gã biết mình không thể chạy theo những bước chân đó vì sẽ đuổi không kịp, cũng không thuộc đường, gã vội vã đi tìm ba Thư, gã biết ông rất thông thuộc đường nơi đây và cũng đoán khi mình nhờ việc đó, chắc chắn ông sẽ mất lòng tin với gã. Nhưng tìm Thư là trên hết, cho dù sau này cấm gã gần Thư cũng được, chỉ cần có thể thấy nó trở về an toàn!
Nhưng nơi đây hoang vắng, địa hình hiểm trở, chẳng may xảy ra chuyện gì thì Phong không biết gã sẽ đối mặt thế nào. Gã đã ước giá như mình làm trò ngu ngốc kia!
Gã còn nhớ rất rõ những gì ông Tuyên đã nói:
” Mọi người đừng báo cho bảo vệ hay bất cứ ai, tôi sẽ tìm được, chắc chắn! Còn Phong, mày ở yên đây cho bác! Mày đi chỉ tổn thêm một người lạc, chẳng có ích gì đâu! “
Chẳng có ích gì!
Chẳng có ích gì!
Câu này cứ văng vẳng mãi trong đầu làm Phong vò đầu tự trách không thôi.
Gã chẳng có ích gì cả! Lúc nào cũng chỉ gây ra một đống hậu quả!
Đúng như ông nội Phong từng nói, gã là một đứa trẻ không chịu lớn chỉ đứng mãi giữa ranh giới thành công hoặc thất bại, được và không được, mất và còn. Lúc nào cũng bó buộc cuộc sống, ép bản thân đi theo một quỹ đạo, khiến mọi người xung quanh cũng phải xoay chuyển cùng với quỹ đạo đó.
Chỉ cần Thư yên ổn, gã sẽ không làm bất cứ việc gì ảnh hưởng đến cuộc sống của nó nữa. Gã sẽ cố gắng hoàn thiện bản thân, sẽ im lặng, và chờ đợi.
– A, họ về rồi kìa!
– Tốt quá rồi!
– Tìm được Thư rồi!
Những âm thanh vui mừng vang lên phá vỡ không khí trầm mặc bao trùm nơi đây.
Phong giật mình chuyển mắt nhìn về phía xa, nơi có bóng dáng chững trạc đang cõng trên vai một người đã khiến gã giống như kiến bò chảo lửa nãy giờ.
Ông Tuyên trên mặt đã hiện rõ vẻ kiệt sức, cố gượng mình bước về phía bàn tiệc.
Lo lắng nãy giờ, khi nhìn thấy thì Phong lại chôn chân tại chỗ, gã không biết mình có nên chạy ra đỡ Thư hay không. Gã gây ra việc này nên không có tư cách đứng gần nó!
Mẹ Thư thấy hai ba con trờ về, bà mừng đến muốn rơi nước mắt, vội vàng tiếng về phía chồng mình mà hỏi han:

– Thư có sao không hả bố nó?
– Ổn. Nó vừa ngủ được một lúc – Ba Thư khẽ gật đầu mỉm cười với vợ mình, rồi sau đó bước về phía Phong, hơi khuỵ gối ra lệnh – Còn ngồi đó? Đỡ con bé đi nè!
Phong ngây như phỗng ngạc nhiên nhìn hai ba con, vẻ mặt mờ mịt không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Những người khác cũng nhìn chằm chằm vào gã.
Tuyên thấy gã không mảy may cử động, đến chớp mắt cũng không dám khiến ông rất muốn cười nhưng vẫn ráng làm bộ mặt khó đăm đăm nhắc nhở:
– Mày còn không nhanh lên hờ Phong? Bác mày sắp rạo cột sống, con bé cũng lạnh cóng sắp chết đến nơi, mày thủ phạm mà bình chân như vại vậy là sao? Không tính lập công chuộc tội à?
Nghe đến Thư lạnh cóng sắp chết đến nơi, Phong vội vội vàng vàng đứng dậy ôm Thư vào lòng.
Ông Tuyên được giải phóng, vặn người crắc một tiếng, cầm bình nước trên bàn đổ vào cốc tu ừng ực rồi đặt cái phịch xuống.
– Mọi người cứ tiếp tục vui chơi đập phá đi! Mọi việc để thằng nhóc này lo! – Ông phẩy phẩy tay với những người kia, rồi nháy mắt với Phong, giơ tay lên xoa đầu gã – Mày đừng quên mày là người quản lý Thư nhà bác đấy! Trách nhiệm thuộc về mày héng!
Phong giống như chú cún nhỏ được chủ dặn dò, tin tưởng lập tức ngoan ngoãn hào hứng gật đầu.
Sau đó, gã liền ôm chặt Thư, đi trở về phòng nó.
Đặt Thư nằm lên giường, Phong vuốt tóc rũ trên trán nó về phía sau.
Thư hình như sốt cao, người nó rất lạnh nhưng trán lại nóng ran. Khuôn mặt nó nhem nhuốc, môi hơi tái nhợt, hai hàng lông mày nhíu lại, mắt nhắm nghiền mà hàng mi còn lay động cho thấy nó đang rất khó chịu.
Phong đi xả nước nóng vào chậu, cầm khăn vò qua nước lau mặt, cổ và cánh tay Thư. Gã tình cờ phát hiện được mép mu bàn tay nó có vài vết xước. Bởi vậy, gã lại càng đau lòng muốn tự đánh chính mình.
Lôi dụng cụ y tế cá nhân trong túi đồ ra, Phong cầm cồn và bông thấm nhè nhẹ trên vết thương.
Thấy Thư nhăn mặt, gã cúi đầu hôn phớt trên trán nó, nhỏ giọng trấn an bên tai:
– Phong ở đây nè.
Thư dãn mày ra, yên tâm chìm vào trong giấc ngủ.
Rồi, Phong cứ thế ngồi bên cạnh nắm tay Thư, mím môi yên lặng coi nó ngủ.** *
Trong khi đó, ngoài bờ biển cả đám con trai đang bàn tán sôi nổi. Chủ yếu thành viên của đội bóng rổ là to mồm nhất. Và tất nhiên, chuyện của đội bóng rổ thì chỉ xoay quanh đội bóng rổ rồi!
Chả là cuối tháng trước, đội bóng của trường đã thắng dễ dàng một trường khác để thẳng tiến vào vòng bán kết. Trận bán kết này là trận tranh đấu quyết liệt giữa bốn đội đại diện cho bốn bảng.
Mới đây, họ đã nhận được tin mình sẽ thi đấu với trường N – một trường đã thắng quán quân trong cuộc thi diễn ra vào mùa hè vừa rồi.
Tuy nhiên, mọi người sẽ chẳng ai quan tâm nếu như một thành viên trong lớp không kể về uẩn khúc đằng sau sự chiến thắng.
Chiến thắng này liên quan đến cái tên “kẻ gác cổng” đã làm lộn ngược dòng chuyển bại thành thắng.
Do đội kia thua quá nặng không gỡ được nấy một quả, các cao thủ chủ chốt đều bị chấn thương khá nặng nên chẳng ai ho he một lời. Thậm chí còn bằng mọi giá cấm những người xem trong trận đó đồn ra ngoài vì họ cảm thấy nhục nhã khi bản thân giống như con cá nằm trên thớt chỉ chờ bị chém. Chỉ biết rằng, đây là một cuộc thi đấu mà cả hai bên đều có chiêu trò, chỉ là thi thố xem ai thủ đoạn hơn, và cụm từ “kẻ gác cổng” vẫn còn là một ẩn số.
_____________________
Xì poi chút về chap tiếp.
Chap 16, mọi người sẽ được xem một trận bóng rổ kịch tính và bất ngờ.
Những rắc rối, những bất hòa, những thay đổi.
Sự tự tin, sự đoàn kết.
Sự thật về “Kẻ gác cổng”.
Ranh giới thắng bại.
Và có thể chúng ta sẽ chào đón một vài “liệt sĩ”.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.