Hai Vạn Dặm Dưới Biển

Chương 23: Cơn ngủ không thể giải thích được


Đọc truyện Hai Vạn Dặm Dưới Biển – Chương 23: Cơn ngủ không thể giải thích được

Hôm sau, mùng 10 tháng giêng, tàu Nau-ti-lúx ra khơi. Nó chạy với tốc độ ba mươi nhăm hải lý một giờ. Chân vịt quay nhanh đến nỗi tôi không thể tính được bao nhiêu vòng trong một phút. Nhưng khi tôi nhớ tới sức điện, cái sức mạnh thần kỳ chẳng những đẩy tàu chạy, sưởi ấm và chiếu sáng tàu mà còn bảo vệ tàu chống lại sự tấn công từ bên ngoài, biến tàu thành một vật bất khả xâm phạm. Và những ý nghĩ của tôi bất giác lại hướng về người đã tạo ra sức mạnh thần kỳ đó! Chúng tôi đi thẳng về hướng tây và ngày 11 tháng giêng vòng qua mũi Oét-xen. Đảo này rộng một ngàn sáu trăm hăm nhăm dặm vuông, do những tù trưởng Rát-giơ cai trị. Những tù trưởng này tự nhận là con trai của cá sấu, nói khác đi là xem mình thuộc loài thượng đẳng. Tổ tiên của họ -cá sấu -rất nhiều ở các con sông vùng này và được tôn sùng đặc biệt. Chúng được bảo vệ, chiều chuộng, cho ăn và được hiến dâng cả những cô gái đẹp. Rủi ro cho những thổ dân nào dám động tới con vật linh thiêng này! Nhưng tàu Nau-ti-lúx không chạm trán với chúng. Tàu chạy ngang qua đảo Ti-mo lúc giữa trưa, khi viên thuyền phó lên quan sát như thường lệ…

Đến đây, tàu Nau-ti-lúx hướng về phía tây nam và tiến vào ấn Độ Dương. Thuyền trưởng Nê-mô định đưa chúng tôi đến phương trời nào đây? ông ta có quay lại bờ biển châu á không? Hay ông ta đến bờ biển châu Œu? Chắc không! Kẻ đang trốn tránh những lục địa đông người đi về phía đó làm gì? Hay Nê-mô sẽ vòng qua mũi Hảo Vọng và mũi Hoóc? Liệu ông ta có dám cho tàu đi Nam Cực không? Hay ông ta lại quay về Thái Bình Dương mênh mông, nơi tàu Nau-ti-lúx có thể tha hồ vùng vẫy? Tương lai sẽ giải đáp những câu hỏi này! Ngày 14 tháng giêng, tàu đã ra tới giữa biển khơi. Nó chuyển sang tốc độ trung bình và theo lệnh thuyền trưởng, lúc thì lặn xuống sâu, lúc thì nổi lên mặt nước. Trong khi tàu chạy, Nê-mô tiến hành những cuộc đo nhiệt độ đại dương ở những độ sâu khác nhau. Tôi theo dõi việc nghiên cứu đó một cách hết sức thú vị. Nê-mô rất say 81 82 sưa với những thí nghiệm của mình. Tôi thường tự hỏi: ông ta nghiên cứu khoa học để làm gì? Để phục vụ loài người ư? Chắc không phải, vì sớm muộn những công trình nghiên cứu của ông ta cũng sẽ chết theo ông ta ở một vùng biển nào đó không được ghi trên bản đồ!… Tuy vậy, thuyền trưởng Nê-mô vẫn giới thiệu với tôi những số liệu thu được về kết quả nghiên cứu độ đậm đặc của nước ở những vùng biển chủ yếu nhất trên trái đất. Qua câu chuyện, tôi được biết Nê-mô không lảng tránh những vùng biển nhộn nhịp của châu Œu. Từ đó, tôi kết luận rằng sẽ có lúc

-chẳng biết sớm hay muộn

-chúng tôi sẽ tới gần bờ những lục địa văn minh hơn. Tôi nghĩ Nét Len chắc sẽ mừng lắm trước khả năng này. Tôi và thuyền trưởng Nê-mô có khi bỏ ra mấy ngày liền để nghiên cứu khoa học: xác định các độ sâu khác nhau của nước biển, xác định độ sâu của ánh sáng xuyên qua nước biển. Trong mọi trường hợp, Nê-mô đều tỏ ra có đầu óc sáng tạo lạ thường. Sau đó, ông ta lại biến mất và tôi lại trở về tình trạng cô đơn trên chiếc tàu ngầm của ông ta. Ngày 16 tháng giêng, tàu Nau-ti-lúx dường như chìm trong giấc ngủ say dưới mặt biển mấy mét. Các máy điện ngừng chạy, chân vịt ngừng quay, để mặc con tàu trôi theo dòng nước. Tôi đinh ninh rằng các thủy thủ đang bận chữa máy vì vừa qua tàu đã chạy quá nhanh. Cũng hôm đó, tôi và các bạn tôi được chứng kiến một hiện tượng kỳ lạ. Cánh cửa sắt ở phòng khách mở ra. Chiếc đèn pha không bật sáng. Bầu trời bị mây dông bao phủ đang chiếu ánh sáng yếu ớt xuống lớp nước trên cửa đại dương. Tôi đang ngắm nhìn vùng nước xung quanh và những con cá lớn bơi ngang qua tàu thì bỗng rơi vào một dải ánh sáng chói lòa. Thoại tiên tôi tưởng rằng đèn pha vừa bật lên, nhưng khi nhìn kỹ hơn, tôi hiểu là mình đã lầm. Tàu Nau-ti-lúx bị dòng nước cuốn vào vùng nước sáng. ánh sáng đó do hằng hà sa số những cơ thể li ti dưới biển phát ra và càng được tăng lên khi gặp vỏ tàu bằng kim loại phản chiếu. Suốt mấy giờ liền, tàu chạy trong vùng nước đó. Chúng tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy những con cá lớn vùng vẫy trong đó! Trong ánh sáng sinh động ấy tung tăng những chú cá heo, những anh “hề” không biết mệt mỏi của biển cả, và loài cá kiếm -báo bão -dài tới ba mét, nhiều khi chạm kiếm vào ô cửa kính của tàu. Sau đó xuất hiện hàng trăm loài cá nhỏ. Có lẽ phía trên đại dương đang có dông, nhưng ở dưới sâu mấy mét này thì không cảm thấy gì. Tàu vẫn bệp bềnh giữa những làn sóng biển. Những cảnh kỳ diệu nối tiếp nhau hiện ra trước những con mắt kinh ngạc của chúng tôi. Cuộc sống trong chiếc tàu ngầm đối với chúng tôi hình như có vẻ tự nhiên và dễ chịu hơn trước nhiều. Chúng tôi bắt đầu quên rằng có một cuộc sống khác trên trái đất này. Nhưng một chuyện bất ngờ đã xảy ra kéo chúng tôi trở lại thực tế. Ngày 18 tháng giêng, tàu Nau-ti-lúx chạy ngang qua 105 độ kinh và 15 độ vĩ. Mây đen kéo đến, biển động.


Phong vũ biểu mấy ngày qua xuống dần, báo trước một cơn bão. Tôi lên boong đúng lúc viên thuyền phó đang quan sát chân trời. Tôi chờ ông ta nói lên câu nói thường lệ. Nhưng lần này ông ta lại nói một câu khác mà tôi cũng chẳng hiểu gì. Thuyền trưởng Nê-mô lập tức xuất hiện trên boong. ông ta đưa kính lên quan sát chân trời. Mấy phút liền ông ta chăm chú theo dõi một chấm đen ở phía xa. Sau đó, ông ta quay lại trao đổi mấy câu với thuyền phó. Thuyền phó tỏ vẻ rất xúc động tuy đã cố giữ bình tĩnh. Nê-mô tự chủ hơn. Chắc ông ta vừa phát biểu một ý kiến gì mà viên thuyền phó không tán thành. Tôi đoán như vậy là căn cứ vào giọng nói và cử chỉ của hai người. Tôi căng mắt nhìn về phía xa mù sương nhưng chẳng thấy gì. Chân trời vẫn hoang vắng. Thuyền trưởng Nê-mô đi đi lại lại trên boong và không nhìn về phía tôi. Bước chân Nê-mô vẫn chắc nịch nhưng có vẻ không đều đặn như lúc thường. Đôi khi ông ta dừng lại và khoanh tay trước ngực nhìn ra biển. ông ta tìm gì trong đại dương mênh mông này? Tàu Nau-ti-lúx còn cách bờ hàng trăm hải lý. Đến lượt viên thuyền phó đưa ống kính lên quan sát. ông ta bồn chồn, nôn nóng ra mặt, khác hẳn với thuyền trưởng. Câu chuyện khó hiểu này cũng sắp được sáng tỏ vì theo lệnh Nê-mô, máy móc trên tàu bắt đầu hoạt động khẩn trương. Viên thuyền phó lại lưu ý Nê-mô về một chấm đen phía chân trời. Nê-mô dừng lại rồi đưa ống kính về phía đó. ông ta quan sát rất lâu. Còn tôi vì bị kích thích ghê gớm bởi chuyện đó nên xuống phòng khách lấy một ống kính rất tốt mà tôi vẫn dùng rồi mang lên boong. Nhưng tôi chưa kịp đưa ống kính lên mắt thì nó đã bị giật ra khỏi tay tôi. Tôi quay lại. Trước mặt tôi là thuyền trưởng Nê-mô. Tôi không nhận ra ông ta nữa. Mặt ông ta biến dạng đi: hai mắt đỏ ngầu, lông mày nhíu lại, hai bàn tay nắm chặt, đầu rụt lại

-tất cả đều toát lên sự căm giận cao độ. Nê-mô không nhúc nhích! ống kính nằm lăn dưới sàn. Vì sao Nê-mô nổi giận? Hay ông ta cho rằng tôi đã khám phá ra điều bí mật mà với tư cách là tù nhân của tàu Nau-ti-lúx tôi không được đụng chạm tới? Không! Nê-mô không nổi giận vì tôi! Thậm chí ông ta chẳng nhìn tôi nữa. ông ta đăm đăm nhìn chân trời. Cuối cùng Nê-mô đã tự chủ được. Mặt ông ta trở lại lạnh lùng như lúc thường. ông ta trao đổi vài lời với viên thuyền phó. Rồi ông ta nói với tôi như ra lệnh:

-Ngài A-rô-nắc, ngài cần tuân theo điều kiện đã ràng buộc ngài với tôi.

-Thưa thuyền trưởng, điều kiện gì vậy?


-Ngài và hai người cùng đi phải ở trong phòng kín cho tới khi tôi thấy có thể phóng thích được các ngài. Tôi trả lời, mắt nhìn đăm đăm vào Nê-mô:

-ở đây ngài là chủ. Nhưng xin phép ngài cho hỏi một câu.

-Không hỏi gì hết, thưa ngài! Tranh cãi lúc này là vô ích. Tôi đành phục tùng. Tôi vào phòng của Nét Len và Công-xây báo cho họ biết ý định của thuyền trưởng. Các bạn thử hình dung xem mệnh lệnh đó đã gây ấn tượng thế nào đối với Nét! Nhưng còn đâu thì giờ để lý sự nữa! Bốn thủy thủ đã chờ chúng tôi ở cửa. Chúng tôi được đưa sang đúng cái phòng mà họ đã giam giữ chúng tôi ngày đầu tiên trên tàu Nau-ti-lúx. Nét Len định phản đối, nhưng cánh cửa đã sập lại.

-Thưa giáo sư, ngài có hiểu vì sao lại xảy ra chuyện này không?


-Công-xây hỏi. Tôi kể lại tất cả những điều đã thấy. Nét và Công-xây cũng ngạc nhiên như tôi và cũng chẳng đoán ra chuyện gì. Vẻ mặt giận dữ của thuyền trưởng vẫn ám ảnh đầu óc tôi. Tôi suy nghĩ mung lung và đề ra những giả thiết vớ vẩn. Tiếng reo của Nét kéo tôi ra khỏi sự suy nghĩ:

-Kìa, trên bàn có thức ăn sáng! Mệnh lệnh này chắc đã được thi hành lúc thuyền trưởng ra lệnh cho tàu phóng nhanh. Công-xây bảo tôi:

-Xin giáo sư cho phép tôi khuyên một điều.

-Anh bạn cứ nói.


-Giáo sư nên ăn sáng cho chắc dạ. Vì chưa biết sẽ xảy ra chuyện gì.

-Anh nói đúng.

-Chao ôi, người ta lại cho ăn món cá!

-Nét Len phàn nàn.

-Anh bạn Nét ơi, nếu không được ăn sáng thì sao hả anh? ý kiến của Công-xây làm Nét hết kêu ca. Chúng tôi ngồi vào bàn và ăn một cách lặng lẽ. Tôi ăn ít. Công-xây thì tự ép mình ăn đề phòng bất trắc. Còn Nét thì chẳng bỏ phí một chút nào! †n xong, chúng tôi tựa vào các góc phòng mà thiu thiu ngủ. Bóng đèn bán cầu tắt đi khiến chúng tôi chìm trong bóng tối. Nét thiếp đi ngay. Tôi ngạc nhiên vì Công-xây cũng vậy! Cái gì đã gây cho anh ta cơn ngủ bất ngờ ấy? Cả tôi nữa cũng bắt đầu buồn ngủ díp mắt. Tôi chống lại. Nhưng hai mí cứ trĩu xuống và khép lại. Tôi bắt đầu thấy ảo ảnh. Đúng là thức ăn vừa rồi có trộn lẫn thuốc ngủ! Chẳng lẽ Nê-mô đã nhốt chúng tôi vào phòng kín lại còn bắt chúng tôi dùng thuốc ngủ nữa sao? Tôi thu hết sức lực còn lại để chống chọi với cơn ngủ. Nhưng không nổi nữa rồi! Ngày càng khó thở hơn. Chân tay tôi bị lạnh cứng ra như bị liệt. Mi mắt nặng như chì khép chặt lại không sao mở ra được. Tôi thấy ác mộng. Nhưng mộng mị bỗng chấm dứt. Tôi ngất đi.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.