Hai Tờ Di Chúc

Chương 33


Bạn đang đọc Hai Tờ Di Chúc: Chương 33

Mấy phút sau, em đành lên tiếng :
– Xin phép ông bà ! Và cố gắng làm cho giọng nói thật tự nhiên, – À, dạ thưa… bây giờ mấy giờ rồi ạ ?
Bích Mai giọng mỉa mai châm biếm :
– Trời ! Đồng hồ ngay trước mắt đó kìa !
Ái Lan cười :
– À, vâng ! Tôi sơ ý quá !

Rồi đưa mắt lên chiếc đồng hồ treo trên tường mà em đã thấy từ lúc mới bước vào, làm ra vẻ như mới nhìn lần thứ nhất, và quay lại ngó bà Phạm Văn Phàm :
– A, dạ thưa đây có phải là cái đồng hồ cổ của cụ Doanh không ạ ? Tôi thích sưu tầm đồ cổ các loại lắm, thưa bà !
Bà Phàm giọng khinh bạc :
– Không, không phải ! Cái này đâu phải đồng hồ của bác Doanh ! Cái bác để lại cũ mèm so với cái này, mười phần không được một !
Ái Lan khôn khéo lựa lời cố gợi cho bà chủ nhà nói thêm nữa về chuyện đồng hồ :
– Thế à ! Vâng, kể thì lắm khi cũng khó mà lưu giữ các đồ vật kỷ niệm của người thân sao cho khỏi áy náy ! Trưng bày thì cũ kỹ khó coi, mà cất biến đi vào xó xỉnh nào đó thì lại không nở, vâng !
– Cô em nói đúng đấy ! Nhưng cái gì kia, chớ cái đồng hồ cũ rích của ông anh chúng tôi thì thiệt tình nhét xó là tốt nhất, cho nó gọn mắt !
Bích Mai phụ họa :
– Úi chao ! Mẹ chất đống trong nhà kho những cái gì của bác Doanh mà tùm lum, mỗi lần phải vào lấy cái gì là ngại muốn chết luôn vậy đó !
Bà Phàm vẫn thao thao :
– Bởi thế cho nên, mẹ đã bảo tụi nó đem cái đồng hồ cũ của bác cùng một lô bát đĩa cổ là những đồ dễ vỡ xuống biệt thự ở Prenn rồi còn đâu !

Trừ Ái Lan ra, chắc tất cả mọi người hiện diện trong phòng khách lúc bấy giờ không ai ngờ rằng câu nói vừa rồi đã có một giá trị như thế nào : nó đã cho Ái Lan một tin tức thật quý báu trong việc truy lùng tung tích cái đồng hồ cổ của cụ Phạm Tú Doanh.
Ái Lan một lần nữa, lễ phép cáo từ ông bà chủ nhà và cám ơn sự giúp đỡ đồng bào lũ lụt miền Trung của gia đình ông. Mấy phút sau, em đã chễm chệ ngồi trên chiếc vespa xinh xắn, trong lòng thư thái nhẹ nhàng. Em mỉm cười thầm nghĩ :
– Gia đình ông này khôn lắm, tính toán cũng khiếp lắm. Nhưng lần này mạt cưa gặp mướp đắng, kẻ cắp gặp bà già. Bốn tấm vé số này mới có 500… đồng bạc, mà đã la đắt. Không hiểu bà ta sẽ la trời cách nào nữa đây, khi nó làm tiêu luôn cả cái tài sản mà họ chiếm hữu của cụ Doanh ?
11 – ÁI LAN ĐI CẮM TRẠI
Hân hoan nhờ cái kết quả tốt đẹp trong cuộc tới nhà ông Phàm bán vé số, nhưng Ái Lan vẫn băn khoăn tự hỏi :
– Thế là biết chắc được cái đồng hồ của cụ Doanh hiện để ở biệt thự tại thác Prenn rồi. Nhưng làm cách nào mò vào cái biệt thự đó được đây ? Mà ngay đến địa điểm nó tọa lạc mình cũng chưa biết nốt. Ấy là chưa nói đến chuyện nếu bọn nhà Phàm lỡ bắt chợt mình lò mò lại đó dò hỏi tìm biệt thự của ông ta thì biết giải thích cách nào đây ? Bài toán chưa tìm ra đáp số ! Vả lại sự ham thích tập sự làm nữ thám tử cộng thêm với lòng tự ái, khiến Ái Lan không dám hỏi ý kiến một ai, ngay cả với cha. Trong thâm tâm em nhất định sẽ một mình đảm đương công việc điều tra. Chỉ khi nào đạt được kết quả, em mới sẽ ca khúc khải hoàn, hiên ngang đem lại cho cha… chìa khóa để mở cánh cửa bí mật trong vụ gia tài cụ Doanh. Và em sung sướng hình dung nét mặt luật sư Minh nhìn em ngạc nhiên xen lẫn niềm kiêu hãnh.
Chiều hôm đó, trong bữa cơm tối, luật sư Minh hơi lấy làm lạ vì thái độ im lặng khác thường của con gái yêu :

– Bữa nay sao con ít nói vậy, cưng của ba ? Con đau ốm hay sao vậy, Ái Lan ?
Ái Lan bật cười lớn :
– Trái hẳn thế, ba ! Không bữa nào con lại cảm thấy được khỏe khoắn bằng bữa nay, ba à !
– Nhưng mà… à, này con ! Theo ba, thì con nên nghỉ ngơi đi chơi ít ngày đi. Ba thấy rằng ở cái tuổi non nớt của con mà phải điều khiển công việc của cả cái nhà rộng lớn như nhà ta này thì thật vất vả cho con quá. Vậy, con cũng nên nghĩ đến chuyện đi chơi…
Không kịp để cha nói hết, Ái Lan chợt thẳng ngay người, buột miệng nói to :


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.