Hai Tờ Di Chúc

Chương 31


Bạn đang đọc Hai Tờ Di Chúc: Chương 31

nuôi cá, góc nào cũng có ghế đá, tượng đá, voi sành nhan nhản khắp nơi, không theo hàng lối hay góc độ kỷ hà gì hết. Những tác phẩm mỹ thuật ấy, đem lại thoải mái cho trí óc và làm vui mắt đâu chẳng thấy, trái lại, chỉ tổ làm vướng lối đi và chướng ngại cho việc nhìn ngắm hoa cỏ thiên nhiên tươi đẹp rực rỡ trong vườn.
Ái Lan thầm thì tự nhủ :
– Vườn tược gì mà ngổn ngang loạn xạ !
Và chân em bước đĩnh đạc trên lối đi lát gạch bông trắng. Trước khi nhấc cái búa đồng xinh xinh bóng loáng để cho nó gõ xuống cái khay đồng, bộ đồ nghề thay thế nút chuông điện cũng lại nặng tính chất khoe khoang hơn là để tiện dụng, Ái Lan hơi khựng lại một chút khi chợt nghĩ đến giây phút hội kiến gay go. Nhưng chỉ mấy phút sau, em đã bình tĩnh… gõ búa đồng. Em thích thú với ý nghĩ tinh nghịch :
“Mình phải trổ tài ngoại giao cho cứng mới được. Nếu không cuộc mạo hiểm này sẽ chẳng đem lại được cái gì hay hết. Để họ thoáng nghi ngờ chủ ý của mình một chút là lập tức bị tống cổ ra ngay !”
Ngay lúc đó, một tay gia nhân quần trắng áo trắng, cổ cồn, là thẳng nếp, nét mặt lạnh lùng, mở cửa, tay còn đặt lên quả núm sứ, không nói không rằng, giương đôi mắt trâng tráo nhìn Ái Lan như muốn hỏi : “Đến có việc gì ?”

Ái Lan nói ngay :
– Anh nói giùm bà Phàm là tôi, tên Ái Lan, muốn gặp bà để bán mấy tấm vé số lấy tiền cứu trợ bão lụt !
Tên gia nhân quay vào, không quên khép cánh cửa lại, thông báo, và em phải đứng ngoài chờ có lệnh mới được vào.
Khi được đưa vào tới phòng khách, Ái Lan không ngăn được một cái mỉm cười tinh quái : “Cung cách đài các rởm, trưởng giả học làm sang phách lối này vẫn không khiến cho gia đình nhà ông Phàm được giới gồm những người đáng kính trọng tại Đà Lạt chấp nhận giao du thân mật, một điều mà hai vợ chồng và hai cô con gái trọc phú hằng mơ tưởng suốt ngày đêm”.
Ái Lan loáng tia mắt quan sát gian phòng khách trang trí lòe loẹt như một cái sân khấu phường tuồng. Những tấm thảm Lào rất đẹp nhưng giăng mắc la liệt trông hoa cả mắt. Trên tường treo đầy những bức tranh đắt tiền khiến người ngó thấy có cái cảm giác như đang đứng trong một gian phòng triển lãm hội họa. Đồ đạc, bàn ghế, sa lông pha Tàu pha Tây lẫn lộn hợp với các món kể trên, biến cái phòng khách rộng mênh mông thành một gian hàng bán đồ tập tàng.
Ái Lan cũng chẳng cần để ý đến tính chất thiếu mỹ thuật của gian phòng khách. Ngay sau khi tên gia nhân vừa đi khuất, em đã đưa nhanh mắt nhìn bao quát mọi thứ đồ đạc bao quanh. Một cái đồng hồ treo trên tường làm em chú ý. Và Ái Lan tự nhủ thầm :
– Đồng hồ của cụ Doanh đây chắc ?
Nhưng em lại tự trả lời ngay :
– Ồ ! Không phải !
Quả thật, tuy cái đồng hồ cũng mặt vuông, nhưng kiểu mới trông rất tối tân, không có một điểm nào giống hình dáng cái mà bà cụ Sáu Riệm đã mô tả. Định tiến sát lại gần để coi cho rõ, đột nhiên có tiếng chân bước ở trong nhà làm em khựng lại. Nhanh nhẹn, Ái Lan ngồi ngay xuống một chiếc ghế ở kế bên, nét mặt thản nhiên bình tĩnh vô cùng.
Bà Phạm Văn Phàm bước vào, xúng xính trong chiếc áo kimônô bằng lụa đen điểm những bông cúc vàng to bằng bàn tay một. Mặt bà ta hất lên, tia nhìn lạnh lẽo, chiếu thẳng mặt Ái Lan, không một chút thiện cảm :

– Cái gì ? Cô muốn hỏi gì thế ?
– Chúng tôi đến mời bà mua giùm mấy tấm vé số giúp bão lụt miền Trung…
Bà chủ nhà cắt ngang lời cô bé :
– Hả ? À, không, không bao giờ tôi lại phí tiền cho các người đi quyên giáo hết á !
Hơi giận bừng lên khiến Ái Lan nóng mặt :
– Thưa bà ! – Giọng nói Ái Lan sắc như thanh nứa cật, – tôi không quyên giáo mà tôi bán vé số giúp bão lụt miền Trung kia mà, thưa bà ! Chắc bà chưa biết tôi là con cái nhà ai nên có vẻ nghi ngại. Xin bà yên tâm ! Thưa, tôi là con của luật sư Đặng Quang Minh !
Bà Phàm đổi hẳn sắc mặt. Nội thành phố Đà Lạt này, ai còn không biết luật sư Minh. Gia đình Phạm Văn Phàm lại còn biết rõ hơn ai hết, vì tài năng đức độ của ông Minh và nề nếp giáo dục con gái ông hấp thụ, đã khiến ông được mọi người trọng vọng như thế nào. Sự trọng vọng mà ông Phàm cùng bà vợ và các cô con thèm muốn như người khát ao ước một ly nước cam tươi mát, nhưng chưa có hay không thể có được.

Bà ta giọng nói đổi khác hẳn :
– Chết chưa !… Vậy ra cô em đây là con gái yêu của luật sư Minh đấy ! Khổ, tôi đâu có dè… Cô tha lỗi cho tôi nhé ! Chỗ bà con quen biết cả đây mà ! Thế nào ! Cô em cần tôi giúp cái gì đấy ?
– Dạ ! Xin mời bà mua giùm ấy tấm giấy số giúp đồng bào bão lụt miền Trung đó thôi ạ !
Bà chủ nhà lúng túng :
– À, à… tức là mua mấy tấm giấy số này đây ! Ồ ! Chậc ! Chậc ! – Bà tắc lưỡi thay cho lời nói không tìm ra ; – chẳng hiểu… không biết, ông nhà tôi…


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.