Đọc truyện Hắc Thiên Kim – Chương 37: Bài văn của chi chi
Ban đêm, nằm cạnh trường Tiểu học Lục Phong là một căn nhà mái bằng yên tĩnh, từ trong trường học nối qua một cái dây điện mang bóng đèn 15 oát, sáng rực.
Dưới ánh đèn là một cái bàn học cũ. Trên mép bàn học là cuốn tiểu thuyết “Tiếng chim hót trong bụi mận gai” mà thầy Tiểu La thích nhất, đã phủ một lớp bụi dày.
Gần đây thầy quá bận rộn, nên không có thời gian để đọc nữa. Anh viết thư cho người bạn thân thiết trước đây, không tán gẫu về phong cảnh nơi3này ra làm sao, mà nói về chuyện tự học của chính mình, giúp bạn học mua sách, còn hàn huyên về cách giáo dục học sinh như thế nào, công tác nhà trường ra sao, đã gặp phải những khó khăn gì…
Một người có thái độ lạc quan, tất nhiên sẽ thu hút nhiều người ở bên cạnh.
Trước đây anh cảm thấy những người bạn được bố trí tới thành phố liền tự cho mình hơn người, nên Tiểu La cũng tự tạo khoảng cách với bạn học. Nhưng bạn học lại liên tục trả lời thư cho2Tiểu La, giúp đỡ thầy rất nhiều, còn gửi sách cho thầy, còn tâm sự với anh về những vấn đề xảy ra lúc dạy học. Tuy rằng vẫn có nội dung khoe khoang, thế nhưng thầy giáo Tiểu La lại không ghen ghét những người kia, trái lại từ đó còn học được một số phương pháp dạy học.
Thu được những hồi âm này, thầy giáo Tiểu La lại càng tràn đầy nhiệt huyết. Anh tự sắp xếp thời gian rất chu đáo, ban ngày ở trong phòng làm việc chuẩn bị bài giảng, chữa bài tập cho0học sinh. Buổi tối ở kí túc xá chủ yếu là tự học, còn phải phê và chữa số bài tập tự làm thêm của Tiểu Chi Chi, tự sắp xếp bài tập giao cho Tiểu Chi Chi.
Mặc dù mỗi lần được giao bài tập, cô bé đều bĩu môi, làm bộ không muốn, nhưng mỗi lần nộp lại bài tập đều khiến cho thầy Tiểu La phải ngạc nhiên.
Lần này anh nghe bạn học nói trong thành phố có tổ chức cuộc thi viết văn, chủ đề bảo vệ môi trường, cũng là đề mục mà trên tỉnh0đã phát xuống. Nghe nói mấy năm gần đây nhà nước đã dần dần coi trọng vấn đề bảo vệ môi trường rồi.
Mặc dù vậy nhưng ở cái thị trấn Lục Phong nghèo khó như thế này, bảo vệ môi trường là cái gì, mọi người chẳng ai rõ. Đâu đâu cũng thấy núi, đâu đâu cũng thấy suối, cây trong núi còn chẳng kịp chặt hết, cứ chặt xong là lại nhanh chóng lớn lên, lợn rừng trong núi cũng thường xuống phá hoại hoa màu, căn bản là giết thịt không hết, cứ ăn xong một con3là lại thấy xuất hiện thêm nhiều con khác…
Thầy giáo Tiểu La đã từng học đến hết đại học, cũng hiểu khái niệm về bảo vệ môi trường, nhưng khi áp dụng vào thực tế thì không biết phải làm như thế nào. Ở cái thị trấn Lục Phong nghèo nàn lạc hậu này, thì thứ cần nhất là phát triển kinh tế chứ không phải là bảo vệ môi trường.
Thế nhưng khi nghe bạn học nói vậy, anh lại đem chủ đề này đưa cho Chi Chi, để cho cô bé viết một bài văn.
Bức tường của căn nhà mái bằng nhỏ đã ố vàng, trần nhà cũng bong tróc ra từng mảng, cửa sổ không đóng chặt, gió thổi vào khiến chiếc bóng đèn tròn đung đưa.
Thầy giáo Tiểu La đã rất quen với mấy điều này rồi, ôm một chiếc cốc giữ nhiệt, ngồi trên băng ghế cũ, thẳng lưng, tay cầm bài văn của Tiểu Chi Chi, bắt đầu đọc.
[“Bố của tôi”
Ăn xong cơm tối, chú trưởng thôn Vương phát loa gọi mọi người đến nhà văn hóa của thôn để họp.
Bố đi rồi, tôi cũng đi rồi. Bố đi họp, còn tôi thì cùng các bạn đi chơi.
Người lớn đi họp hết sức nhàm chán, đều là ngồi một chỗ cãi nhau. Thỉnh thoảng họ cãi nhau rất hăng, còn mắng nhau, thỉnh thoảng lại rất vui vẻ, cùng cười ha ha.
Tối nay thì tranh cãi dữ dội, chúng tôi ở bên ngoài chơi đều có thể nghe thấy. Thế là chúng tôi liền tò mò chạy tới cửa sổ để xem cảnh tượng náo nhiệt. Ở bên trong, từng các bác các chú đều đang nói, hoàn toàn không nghe ra là họ đang tranh cãi cái gì, thế là trưởng thôn Vương liền kêu từng đại biểu phát ngôn.
Chú Thúy Sơn bán quà vặt giơ tay cao nhất như lúc chúng tôi ở trên lớp. Sau đó trưởng thôn cho chú ấy đứng lên nói. Thịt Đường Tăng* của chú Thúy Sơn ăn rất ngon, hai đồng một gói, tôi liền một lúc có thể ăn được hai gói, nhưng mà bố bảo ăn cái này nhiều không tốt, sẽ bị đau bụng.
* Một loại đồ ăn vặt của Trung Quốc, gần giống như sợi cay. Việt Nam còn gọi là thịt hổ.
Chú Thúy Sơn đứng dậy, ho khan một tiếng rồi nói: “Chu Mộc (Bố của tôi) muốn xây một hầm an toàn vì sự an toàn của mọi người, hơn nữa muốn mua thêm nhiều máy móc. Hiện tại ở dưới mỏ than còn an toàn hơn là lúc chúng ta tự mình đi vào núi. Mặc dù tốn nhiều tiền, nhưng vì nghĩ cho chính bản thân chúng ta, chúng ta đều nhận thức được điều này, có điều…”
Chú Thúy Sơn ngừng lại một chút rồi nói tiếp: “Có điều, anh bỏ ra nhiều tiền để mua nhiều máy móc vượt mức quy định như thế để xử lí ô nhiễm. Còn nói cái gì mà bảo vệ môi trường, chúng tôi đều cảm thấy không cần thiết, mọi người đều không khai thác như thế này, chúng ta lại không phải xí nghiệp lớn của nhà nước. Hơn nữa đây lại là núi, là đất của thôn chúng ta, chúng tôi cảm thấy tốn nhiều tiền như thế này là rất uổng phí, nên tiêu ít đi một chút.”
Chú Thúy Sơn vừa nói xong, tất cả mọi người đều vỗ tay khen hay.
Lúc này bố của tôi cũng đứng lên. Bố của tôi không cần ho khan, ông đứng dậy, các bác các chú liền không nói nữa, dường như muốn đợi bố tôi nói xong mới mắng ông ấy.
“Thôn Bình Khẩu là nơi mà tôi lớn lên, cũng là nơi mà con gái tôi lớn lên. Tôi kiếm tiền để mở mỏ than chính là để cho con gái tôi được hưởng cuộc sống tốt đẹp. Dù mỗi ngày đều phải chịu bao nhiêu vất vả, trở về nhà được nhìn thấy nụ cười của con gái, thấy con chơi trượt ván trên đường thôn, thấy con chơi ầm ĩ trên sân, thấy con trốn trong núi, tôi liền cảm thấy thật đáng giá.”
Nói tới đây, bố đưa mắt nhìn ra ngoài cửa sổ, dường như bố đã nhìn thấy tôi.
“Tôi sẽ không vì kiếm tiền mà phá hủy mảnh đất này, trước đây thôn Bình Khẩu đẹp dường nào, sau này sẽ càng đẹp hơn. Tôi hi vọng chỗ bùn đất nơi con tôi chơi, nước con tôi uống, đều phải được sạch sẽ, đều có thể yên tâm.”
Bố tôi nói xong, nhà văn hóa trở nên yên tĩnh, các bác các chú không vỗ tay, nhưng tôi lại cảm thấy bố mình nói rất hay, vì vậy đứng bên ngoài vỗ tay. Tôi vừa vỗ một cái, các bạn của tôi liền vỗ tay theo.
Lúc này các bác các chú ở trong nhà văn hóa nhìn thấy chúng tôi, ánh mắt kì lạ, nhưng rồi cũng nhanh chóng vỗ tay theo.
Bố của tôi là một người rất vĩ đại. Để tôi được nghịch bùn mà bố có thể tìm ra nhiều cớ như thế này, cùng các chú các bác cãi nhau, thật không dễ dàng gì.]
Dưới ánh đèn, thân mình của thầy Tiểu La run lên, anh cười ngây ngô một lúc lâu rồi đem bài văn này để vào trong phong thư để gửi cho bạn học.